Xu Hướng 3/2023 # “Đẻ Mướn”: Câu Chuyện Mang Thai Hộ Lên Sóng Truyền Hình # Top 5 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # “Đẻ Mướn”: Câu Chuyện Mang Thai Hộ Lên Sóng Truyền Hình # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết “Đẻ Mướn”: Câu Chuyện Mang Thai Hộ Lên Sóng Truyền Hình được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(NTD) – Thông qua câu chuyện của cô gái Teni sẵn sàng mang thai giúp người khác để có tiền thực hiện ước mơ của mình, bộ phim truyền hình “Đẻ mướn” của hãng Shashi Sumeet đã khai thác vấn nạn mang thai hộ đang diễn ra một cách nhức nhối tại Ấn Độ.

Khán giả sẽ thấy rõ được sự phức tạp cũng như những hệ quả khó lường nếu như tình trạng này tiếp tục xảy ra một cách không có tổ chức và không được kiểm soát chặt chẽ bởi pháp luật. 

Ấn Độ được mệnh danh là “trung tâm đẻ thuê” của thế giới, công việc mang thai hộ đem về cho đất nước này từ 500 triệu đến 2,3 tỷ USD mỗi năm. Đánh đổi với điều đó chính là nỗi đau về mặt tinh thần lẫn thể xác của những người phụ nữ được xem là “máy đẻ”.

Luật cấm mang thai hộ đã được ban hành từ năm 2016 để bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ của phụ nữ. Theo đó, ai vi phạm sẽ bị phạt tù ít nhất 10 năm và phải đóng phạt với số tiền hơn 22.000 USD. Tuy nhiên, vì những khó khăn trong cuộc sống nên hiện nay tại Ấn Độ vẫn còn rất nhiều phụ nữ bất chấp pháp luật cũng như các rào cản khác về mặt xã hội, đã thực hiện việc mang thai hộ. Đây đang là vấn đề vô cùng nhức nhối tại Ấn Độ.

 Nhân vật chính trong phim “Đẻ mướn”

Hai nhân vật Sharvary và Parth yêu nhau nhưng vì Shavary chỉ là một người làm công, còn Parth lại là con trai kế thừa của gia đình giàu có Bhanushali nên cả hai không được phép đến với nhau. Parth đã chọn cách dọn ra ngoài để được sống cùng người yêu.

Sau một thời gian, Sharvary có thai và cô được thừa nhận là con dâu chính thức. Tai nạn bất ngờ xảy ra khiến Sharvary bị sẩy thai và sau này không thể tiếp tục mang thai, cả hai vợ chồng đều không muốn gia đình biết chuyện này nên đã tìm cách giải quyết. Họ quyết định sẽ tìm người mang thai hộ. Teni – cô gái được chọn để thực hiện việc này sẽ mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và sau khi kết thúc, Sharvary sẽ giúp cô ấy thực hiện ước mơ đi sang Mỹ.

 Diễn viên trong phim “Đẻ mướn”

Để tiện bề chăm sóc cho Teni, hai vợ chồng Parth đã rước cô về nhà với danh nghĩa là em họ Sharvary. Từ đó, câu chuyện về bi kịch gia đình bắt đầu diễn ra với hàng loạt các chi tiết rối rắm. Bắt đầu từ việc Teni bị nghi ngờ cho đến khi cô phải kết hôn cùng Aman – bạn thân của Parth, đồng thời Teni đã bắt đầu có tình cảm với Parth. Chưa dừng lại ở đó, hàng loạt các câu chuyện dở khóc dở cười khác sẽ xảy ra khi gia đình Bhanushali biết chính xác về cái thai mà Teni đang mang…

 Cảnh trong phim “Đẻ mướn”

“Đẻ mướn” không đơn thuần chỉ phản ánh bề nổi của chuyện mang thai hộ mà còn khai thác về chiều sâu của những hệ quả có thể diễn ra của vấn nạn này. Từ đó, giúp mọi người có cái nhìn chính xác hơn, khách quan hơn để hạn chế tình trạng mang thai hộ tiếp tục diễn ra một cách bừa bãi..

Bộ phim sẽ được phát sóng vào 19h30 hàng ngày trên YouTV, bắt đầu từ 24/8.

Ảnh: SD 24H – Hiểu Thiên

Cảm Động Câu Chuyện Chị Ruột Mang Thai Hộ Em Gái

“Chị Ellie ôm lấy tôi và tôi hoàn toàn sửng sốt khi chị ấy từ tốn nói ‘chị sẽ mang thai hộ em'”, Terry xúc động nhớ lại.

Thực hiện hóa trị ung thư cổ tử cung là lúc Siobhan Terry đau đớn khi biết mình không thể tiếp tục sinh con. Nhưng ước mơ làm mẹ thêm một lần nữa của cô đã được chị gái biến thành sự thực.

Siobahn Terry và chị gái Ellie Fairfax lớn lên trong gia đình có 4 người con tại Backenham, Đông Nam London (Anh). Tình cảm giữa hai chị em vốn thân thiết từ lâu lại càng thêm gắn bó kể từ khi Terry phát hiện bệnh ung thư vào cuối năm 2012 trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Vì khối u phát triển rất nhanh chóng, Terry được yêu cầu hóa trị liệu ngay lập tức để giữ lại tính mạng. Nhưng việc điều trị đồng nghĩa với việc cô không thể tiếp tục thiên chức làm mẹ. Ý định giữ trứng đông lạnh cho Terry cũng không thể thực hiện vì thời gian quá gấp, bất cứ trì hoãn nào đều có thể nguy hiểm tới tính mạng.

“Có thêm một đứa con nữa luôn là khao khát của vợ chồng tôi”, người mẹ 31 tuổi chia sẻ. Cô và chồng đã có với nhau một bé gái được 2 tuổi tên Saoirse.

Đau khổ khi biết tin này, song vợ chồng cô không hề tính tới hành động bất ngờ của người chị gái. Ellie đã không ngần ngại đề nghị mang thai hộ ngay khi biết em gái sẽ chết nếu không được điều trị. “Chị Ellie ôm lấy tôi và tôi hoàn toàn sửng sốt khi chị ấy từ tốn nói ‘chị sẽ mang thai hộ em'”, Terry xúc động nhớ lại.

Sau hai tháng thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng của em rể, Ellie phát hiện mình đã mang thai. “Thật trùng hợp vì tin vui tới ngay vào ngày sinh nhật em gái tôi. Tôi đã hào hứng báo tin khi chúng tôi đang đi dạo trong công viên với bé Saoirse”.

Cô Terry đã điều trị thành công ung thư vào tháng 8 năm ngoái và đang đếm ngược tới ngày lâm bồn của chị gái vào tháng tới. Khi ấy, Ellie sẽ trao đứa con đầu tiên – một bé trai cho em gái mình.

“Mẹ và tôi sẽ ở bên cạnh Ellie khi chị ấy sinh. Tôi hoàn toàn không có ý định giấu diếm thằng bé về việc nó đã ra đời như thế nào, chắc chắn nó sẽ lớn lên hạnh phúc bên cả đại gia đình”, Terry cho biết. Cô cũng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới chị gái Ellie, người đã biến ước mơ thành sự thật.

Về phần mình, người chị chia sẻ: “Phải chứng kiến em gái chiến đấu mỗi ngày với ung thư đã rất khó khăn. Nhưng khi biết em ấy không thể mang thai được nữa lại càng buồn hơn. Quyết định này đến với tôi hoàn toàn dễ dàng và tự nhiên. Về mặt sinh học, đứa bé là con tôi, nhưng tôi chẳng ngần ngại gì khi trao bé cho em gái bởi tôi cảm thấy Terry mới chính là mẹ của bé”.

Hai chị em gái này đang kể lại câu chuyện của bản thân để nâng cao nhận thức về ung thư cổ tử cung cho cộng đồng.

Nguồn Vnexpress.net

Cảm Động Câu Chuyện Em Gái Mang Thai Hộ Cho Anh Trai Đồng Tính

Trong nhiều năm liền, David và Brendan đã tìm đủ mọi cách có thể để hiện thực hoá ước mơ về một gia đình trọn vẹn như bao cặp đôi khác. Thế nhưng, thần may mắn lại chưa hề mỉm cười với họ.

Cảm động trước tinh thần nỗ lực không ngừng nghỉ ấy, cô Ashlee Mataele, 30 tuổi đã tình nguyện mang thai hộ cho anh trai mình và hạ sinh thành công một em bé đáng yêu vào ngày 4/7 vừa qua.

Tuy nhiên, những cặp đôi đồng tính như trên lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận con nuôi hay tìm người chịu mang thai hộ. Mặc dù họ vẫn có thể chung sống hợp pháp thông qua luật kết hợp dân sự, song để tạo dựng niềm hạnh phúc trọn vẹn thì quả thực là rất nan giải.

Chính vì vậy, cặp đôi đã dần chấp nhận một sự thật phũ phàng: Đó là họ sẽ không bao giờ có một đứa con chung nào hết.

Chứng kiến sự cố gắng kiên cường cùng tình yêu chân thành của người anh trai, cô Ashlee đã giúp đỡ họ hiện thực hoá ước mơ chính đáng ấy.

Bỏ mặc những lời bàn tán xung quanh, Ashlee vẫn quyết định sinh con cho anh trai mình và coi đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời này. Dẫu nhiều người vẫn hỏi cô có nỡ cho đi đứa bé do mình mang nặng đẻ đau hay không, song bà mẹ ba con cũng chẳng hề cảm thấy phiền lòng.

“Làm mẹ đã đem tới cho tôi thật nhiều niềm vui, vì vậy tôi muốn giúp David và Brendan cũng được tận hưởng niềm hạnh phúc như vậy. Hơn nữa, đứa trẻ đó là con của anh trai tôi, và tôi là dì của nó cơ mà”.

Phải mất vài ngày, David và Brendan mới dám tin lời đề nghị của em gái mình là sự thật. Họ đã cùng nhau bàn bạc và quyết định sẽ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm bằng tinh trùng của Brendan và trứng của một người cho khác, sau đó mới để Ashlee mang thai hộ.

Như vậy, đứa trẻ vừa có mối liên hệ mật thiết với cặp đôi trên, đồng thời cũng đảm bảo Ashlee sẽ không trở nên quá gắn bó với đứa trẻ.

Xác định xong kế hoạch, họ đã đăng thông báo tìm người hiến trứng trên một diễn đàn chuyên về mang thai hộ và nhận được một lời đề nghị chắc chắn chỉ sau vài ngày. Và điều bất ngờ là Corrinne Hocking, người đăng ký hiến trứng cũng đã từng làm việc tại nơi mà cặp đôi trên gặp nhau lần đầu tiên.

Tháng 11/2015, Ashlee tiến hành cấy chuyển phôi thành công ngay từ lần đầu tiên.

Kết quả là bé Rylee đã chào đời khỏe mạnh, nặng 4,28kg và được nâng niu trong vòng tay ấm áp của cả hai người cha vào ngày 04/07 vừa qua.

Ashlee cũng từng chia sẻ rằng “Nhìn thấy Rylee nằm ngoan ngoãn trên ngực Brendan, tôi đã rất hạnh phúc và cảm thấy quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn. Vợ chồng tôi đều vô cùng vui vẻ khi được tặng món quà tuyệt vời ấy cho David và Brendan, hai người mà chúng tôi vô cùng yêu quý”.

Bé Rylee hiện đã được 16 tuần tuổi và đang chung sống cùng hai người cha tuyệt vời tại một căn hộ nhỏ ở Australia.

Đồng thời, Ashlee cũng muốn chia sẻ câu chuyện của mình để mọi người có thể thấy được những ý nghĩa đặc biệt từ việc mang thai hộ.

Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình, một câu chuyện tích cực để mọi người thấy được ý nghĩa tuyệt vời từ việc mang thai hộ.

Và tôi – người dì đã góp phần mang Rylee tới thế giới này sẽ tiếp tục chứng kiến em bé lớn lên trong vòng tay yêu thương của hai người cha tuyệt vời ấy”.

Câu Chuyện Đằng Sau Ca Mang Thai Hộ Đầu Tiên Của Bv Phụ Sản Trung Ương

Sáng nay, Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ phẫu thuật cho trường hợp sinh con bằng phương pháp mang thai hộ đầu tiên của viện. Câu chuyện xung quanh hai bà mẹ đặc biệt này cũng được truyền thông chú ý.

Nỗi niềm hiếm muộn

Chị Nguyễn Thị M. quê ở Hà Nam là bà mẹ đầu tiên sắp được bế đứa con của mình được một người thân mang thai hộ. Gia đình chị M và gia đình người mang thai hộ đã lên nhập viện từ chiều 21/1. Đến hiện tại, sức khỏe của bà mẹ mang thai hộ vẫn ổn định. Dự kiến sẽ phẫu thuật vào 7h sáng 22/1.

Chị M. không giấu được niềm xúc động khi đếm ngược thời gian để được nhìn thấy mặt con mình. Chị kể, vợ chồng chị lấy nhau 16 năm đến nay chị mới được cơ hội làm mẹ. Chị M. và chồng kết hôn một thời gian dài nhưng không có con. Khi đi khám, bác sĩ kết luận chị bị nhỏ tử cung bẩm sinh còn chồng chị kết quả hoàn toàn bình thường.

Cái tiếng “cau điếc” khiến nhiều lúc chị rơi vào tuyệt vọng. Vì dị tật của chị là bẩm sinh nên việc có thai là điều không tưởng. Đã nhiều lần, vợ chồng chị bàn nhau xin con nuôi, thậm chí có lúc chị đã muốn li hôn. Trái với suy nghĩ bi quan của vợ, chồng chị M. vẫn một mực yêu thương vợ, nhờ thế, những tháng ngày mang tiếng “cau điếc” của chị cũng đỡ đi phần nào.

Hi vọng bất ngờ đến với vợ chồng chị là vào cuối năm ngoái khi có một người nhà đến bảo ti vi nói sẽ cho phép mang thai hộ với những trường hợp giống như chị. Vợ chồng chị M. vui sướng vô cùng. Thấy cơ hội đến rồi nhưng việc tìm người mang thai hộ lúc này cũng không dễ dàng. Chị M. kể hai vợ chồng chị bắt đầu tìm hiểu luật mang thai hộ. Khi biết luật chỉ cho phép người thân, cùng hàng với mình, vợ chồng chị cứ băn khoăn liệu có ai giúp không.

May mắn, một người thân trong họ đã bằng lòng mang thai hộ. Họ không cần anh chị nhờ vả hay giải thích mà hoàn toàn tự nguyện. Vợ chồng chị M. lên Hà Nội làm các xét nghiệm và tiến hành thủ tục xin mang thai hộ. Do cả hai bên đã chuẩn bị kỹ từ trước nên việc tiến hành thủ tục không quá khó khăn.

Suốt thời gian thai kỳ, chị M. và người mang thai hộ như ngồi trên đống lửa. Bất cứ ca mang thai nào nhờ hỗ trợ sinh sản đã khó khăn nên với trường hợp của chị M. càng khó khăn hơn gấp bội. Qua mỗi tuần thai kỳ, hai bà mẹ lại thở dài vì mọi chuyện đã qua. Nhưng đến tuần 25 của thai kỳ, người mang thai hộ bị dị ứng. Vậy là cả hai bà mẹ cũng lên viện điều trị đến 10 ngày. Mọi khó khăn cũng đã qua dần. Đến nay sắp được bế con trên tay, vợ chồng chị vừa vui, vừa lo lắng không chợp mắt được.

Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia- Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết hiện nay đa số những cặp vợ chồng vô sinh nằm trong độ tuổi trên 30. Nhóm trường hợp không có tử cung dao động từ 26 -29 tuổi, thời gian vô sinh từ 6 đến 10 năm. Cho đến hiện tại ở trung tâm có khoảng 18 trường hợp phải nhờ mang thai hộ do bệnh lý tử cung, trong đó 8 trường hợp không có tử cung, 5 trường hợp do tử cung bất thường, 4 trường hợp dính tử cung, có 3 trường hợp bệnh lý, 9 trường hợp là thất bại sau khi đã làm thủ thuật nhiều lần.

Theo các bác sĩ, tỷ lệ thành công ở những người vô sinh do bệnh lý tử cung cao hơn vì trứng của họ vẫn tốt. 8 trường hợp không có tử cung nhờ mang thai hộ thì có 6 trường hợp thành công. Trường hợp dính buồng tử cung cũng đạt tỷ lệ 4/5 trường hợp có thai. Bệnh lý của bà mẹ đạt tỷ lệ 2/3 trường hợp có thai. Tỷ lệ thất bại cao nhất rơi vào nhóm những người đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nhiều lần thất bại. Con số này thành công là 3/9 trường hợp bác sĩ đang nghi ngờ có thể do bất thường gen, nhiễm sắc thể chưa phát hiện ra được nên tỷ lệ có thai không cao.

Bác sĩ Hồ Sỹ Hùng cho biết thêm, để thực hiện mang thai hộ, các bác sĩ sẽ dự trữ buồng trứng của người mang thai (đa số đều có buồng trứng hoàn toàn bình thường) bởi đây là điều kiện bắt buộc để tạo ra noãn phôi. Phác đồ kích thích buồng trứng, số ngày kích thích buồng trứng khoảng 10 ngày, số noãn tạo ra khoảng trung bình 11,28 noãn, số phôi tạo thành 7,6 phôi

Còn với người mang thai hộ, bác sĩ phải chuẩn bị cho họ sử dụng estrogen, niêm mạc tử cung rất tốt vì họ có tử cung bình thường, độ dầy niêm mạc tử cung 8,97 mm kết quả mang thai hộ số phôi chuyển trung bình 3 phôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về “Đẻ Mướn”: Câu Chuyện Mang Thai Hộ Lên Sóng Truyền Hình trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!