Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần Thứ 8 Và Những Lời Khuyên Cho Mẹ Bầu Cần Nắm Rõ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dinh dưỡng mang thai tuần thứ 8 và những lời khuyên cho mẹ bầu cần nắm rõ để giúp cơ thể mình nhanh chóng làm quen với những thay đổi thất thường ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Thai nhi được 8 tuần tuổi, tức là mẹ đã trải qua chặng hành trình 2 tháng bầu bí khá vất vả rồi, việc của mẹ lúc này là hãy chú ý quan tâm nhiều hơn về vấn đề dinh dưỡng. Ăn uống đúng chuẩn đúng cách sẽ giúp mẹ dễ dàng thích nghi và chống chọi lại với tình trạng ốm nghén nôn mửa liên tục hoành hành. Bằng không, một khi mẹ càng mệt mỏi càng nhịn ăn thì mọi thứ sẽ bị tuột dốc không phanh, kiệt sức kiệt quệ sẽ chẳng còn đủ sức khỏe đi tiếp chặng hành trình mang thai dài ngoằn phía trước nữa. Vậy đâu mới là nguyên tắc dinh dưỡng mang thai cần ghi nhớ ở thời điểm này?
1. Những thay đổi của mẹ trong tuần thứ 8 của thai kỳ
Sự phát triển của thai nhi: Trong tuần 8, thai nhi tăng trưởng nhanh chóng đặc biệt với sự xuất hiện của bộ phận não sau sẽ giúp đầu thai nhi to hơn hẳn. Các chi trên cơ thể cũng phát triển nhanh chóng. Đặc biệt ở tuần thai này, khuôn mặt sẽ có những chồi nhỏ và sẽ hình thành tai. Cơ quan sinh dục cũng bắt đầu phát triển.
Sự thay đổi ở người mẹ: Ở tuần thứ 8, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng và trái tim sẽ phải bơm máu nhiều hơn 50% so với bình thường để cung cấp cho em bé đang phát triển trong bụng mẹ. Mẹ cũng vẫn nhận thấy những dấu hiệu bầu bí như thay đổi tâm trạng, nhạy cảm với mùi vị…
2. Nguyên tắc dinh dưỡng mang thai tuần thứ 8 dành cho bà bầu cần ghi nhớ
Ăn uống khi mang thai bao giờ cũng hướng về việc bảo vệ thai nhi nhiều hơn là ăn sao cho ngon miệng và thỏa mãn sở thích cá nhân của mẹ. Vì vậy, các chị em hãy:
Nên ăn 6 bữa trong ngày: Thay vì ăn ba bữa lớn, kèm thêm vài bữa ăn phụ, bà bầu nên ăn 6 bữa/ngày. Dù muốn hay không, ở một thời điểm nào đó trong thai kỳ, bắt buộc bạn sẽ phải ăn thử theo cách này để giảm bớt những khó chịu do hormone nội tiết tố gây ra, đồng thời vẫn đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai. Những cơn buồn nôn bất thình lình sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu bà bầu ăn 6 bữa/ngày. Với phương pháp chia nhỏ khẩu phần ăn, dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng đầy đủ và không dẫn đến chuyện đình công.
Hạn chế thực phẩm giàu calo, chất béo và thực phẩm nhiều đường như các loại bánh kẹo, thực phẩm chiên, rán.
Luôn giữ các loại thức ăn vặt quanh mình phòng những lúc bạn cảm thấy chóng mặt. Chính vì có thể bạn đang ăn uống rất khó khăn, nên huyết áp của bạn thi thoảng sẽ xuống rất thấp. Đừng đứng dậy quá nhanh nếu bạn đã ngồi hơi lâu. Hãy để cho cơ thể có thời gian điều chỉnh huyết áp khi bạn chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.
Cố gắng uống nhiều sữa và canxi hơn trong tuần này. Chân răng của em bé đã được hình thành, vậy nên bất kỳ loại thức ăn nào chứa dưỡng chất quan trọng này đều có tác động tích cực đối với răng em bé. Cố gắng tránh để bị nhiễm trùng trong tuần này, bởi nhiễm trùng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng em bé.
Hãy thử uống trà thảo dược thay cho trà và cà phê có chất caffeine thường ngày của bạn. Thường thì các loại trà này tốt hơn cho sức khỏe và thay thế rất dễ dàng cho các thức uống nóng vốn khơi nguồn cảm hứng cho bạn. Theo kinh nghiệm dân gian, trà gừng luôn là lựa chọn tốt cho những bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Bởi trà gừng có tác dụng chữa ốm nghén vô cùng hiệu quả.
Lời Khuyên Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 6 Dành Cho Mẹ Bầu Cần Ghi Nhớ
Lời khuyên dinh dưỡng mang thai tuần 6 dành cho mẹ bầu cần ghi nhớ để có một thai kỳ ổn định, khỏe mạnh và vững vàng hơn trong những tuần tiếp theo. Tới tuần thai thứ 6 này rồi thì cơ thể người mẹ đã ra dáng mẹ bầu hơn rồi nên ngoài chế độ nghỉ ngơi tập luyện đi lại nhẹ nhàng thì không được lãng quên một chế độ ăn uống đủ chất và đặc biệt là phải biết bổ sung mọi dưỡng chất cần thiết. Cần nhớ rằng, bất cứ thời điểm mang thai nào đi chăng nữa thì khả năng bị sảy thai là rất cao mà phần lớn là do mẹ ăn không đúng cách, ăn phải những thực phẩm không nên ăn. Vì vậy, ngay bây giờ, nhằm cung cấp thêm kiến thức về thai kỳ cho bạn, chúng tôi xin đưa ra một vài lời khuyên chân thành nhất, hi vọng các chị em thai phụ có thể tham khảo và làm theo.
Nguyên tắc dinh dưỡng mang thai tuần thứ 6 và những điều mẹ bầu cần phải ghi nhớ
1. Tránh những thực phẩm có thể gây sảy thai
Quả dứa: Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm bà bầu sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.
Đu đủ xanh: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.
Táo mèo: Có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
2. Uống nhiều nước
Nhìn vào màu sắc nước tiểu có thể biết bạn có đang uống đủ nước hay không. Nước tiểu có màu sậm, tối và có mùi nồng là dấu hiệu “khẩn cấp”, báo hiệu cơ thể đang cần nạp thêm nước. Mẹ bầu nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày, tương đương khoảng 10-12 ly nước. Hơn nữa, sau mỗi giờ tập thể dục, bạn nên uống thêm ít nhất 1 ly nước. Đặc biệt, trong mùa hè, mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước để bù đắp lượng mồ hôi đã mất.
3. Bổ sung đầy đủ chất sắt
Phụ nữ mang thai cần lượng sắt nhiều hơn những phụ nữ bình thường. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 6, mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua chất này nếu không muốn xảy ra tình trạng thiếu máu, mất máu.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt cần được quan tâm cho một thai kỳ khỏe mạnh: các loại thịt đỏ, các loại hạt, trái cây sấy khô, rau có màu xanh đậm, bánh mỳ, ngũ cốc, gạo lứt…
4. Cung cấp axit folic
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Chất này rất quan trọng cho sự phát triển của em bé, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh gây chẻ đôi cột sống và hộp sọ không hoàn thiện. Các mẹ có thể tăng cường hấp thu axit folic ăn nhiều thức ăn có chứa chất này như: các loại rau xanh sẫm màu, ngũ cốc nguyên hạt, cam, bưởi, chuối, đậu và hạt đậu, sữa và sữa chua…
5. Đảm bảo đủ chất cần thiết
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa chua, phô mai.
Tinh bột: Có nhiều trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây và các loại hạt.
Đạm: Thịt, cá, đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá ngừ tươi…
Vitamin và chất xơ: Các loại trái cây như cam, quýt,… chứa nhiều vitamin C và các loại rau có màu sẫm…
Ngoài ra, tuần thai thứ 6 mẹ bầu vẫn còn bị cơn “nghén” hành hạ bằng những trận buồn nôn, khó tiêu kéo đến. Hãy hạn chế những thức ăn nặng mùi, có mùi tanh để xoa dịu cơn nghén này.
Thai Nhi Tuần Thứ 10 Và Lời Khuyên Dành Cho Mẹ Bầu
Kích thước thai nhi tuần thứ 10
Bước sang tuần thứ 10 em bé của mẹ phát triển rất nhanh chóng. Lúc này bé có chiều dài cơ thể khoảng 4 cm, ước tính bé bằng một quả quất. Bé yêu của mẹ lúc này đã có hình dạng của một em bé. Bé sẽ vẫn tiếp tục phát triển và thay đổi nhiều hơn vào các tuần tiếp theo.
Thai nhi tuần thứ 10 phát triển thế nào ?
Thai nhi bước sang tuần thứ 10 bé đã có sự phát triển nhanh chóng. Bé không ngừng vận động trong bụng mẹ. Bé liên tục xoay mình, đá chân … Tuy nhiên lúc này mẹ bầu vẫn chưa cảm nhận được vì bé còn khá nhỏ. Phải đến các tuần sau nữa khi bé lớn hơn mẹ mới cảm nhận được rõ ràng.
Xương bé bắt đầu cứng lại và dần dần rắn chắc hơn trong các tuần kế tiếp. Dưới nướu của bé sẽ dần xuất hiện những chồi răng nhỏ.
Não bé cũng phát triển và trán bắt đầu to lên.
Lúc này thận, não, ruột của bé cũng phát triển và làm tốt các vai trò và chức năng của mình.
Tủy sống của bé liên tục sản sinh ra bạch cầu trong tuần thai thứ 10 này.
Đôi mắt của bé được bảo vệ an toàn bởi các hàng lông mi được mọc và phủ đầy mắt bé.
Bên cạnh đó xương và sụn ở chân bé đang dần phát triển thành đầu gối. Tay, khuỷu tay và mắt cá chân dần được hình thành.
Mẹ bầu có thay đổi gì khi bước sang tuần thai nhi thứ 10 ?
Bụng mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 10 đã có sự nhô ra, tuy nhiên ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Ngực và bụng mẹ bầu xuất hiện các gân xanh. Các gân xanh này đang cung cấp máu và dinh dưỡng đến cho bé, giúp bé dần phát triển.Mẹ bầu đừng quá lo lắng về hiện tượng này. Sau khi mẹ bầu sinh thì các gân xanh này sẽ dần dần biến mất.
Tử cung mẹ dần tăng kích thước trong những tuần của tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu trước kích thước tử cung mẹ ước tính bằng quả lê thì giờ đây tử cung mẹ bầu ước tính bằng quả bưởi.
Vùng rốn dưới bụng mẹ bầu sẽ xuất hiện một đường màu sậm và kéo dài. Mẹ bầu đừng lo lắng vì đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ bé đang phát triển rất bình thường. Mụn của mẹ bầu cũng dần biến mất thay và đó là một làn da láng mịn và rạng rỡ hơn.
Một số triệu chứng khi mẹ bầu bước sang tuần thai nhi thứ 10
Tuần thai nhi thứ 10 mẹ bầu vẫn sẽ gặp phải một số chứng quen thuộc với các tuần trước. Một số chứng này sẽ luôn khiến mẹ cảm thấy thật khó chịu.
Cơ thể mệt mỏi
Ốm nghén
Ợ nóng và khó tiêu
Chóng mặt
Dây chằng đau
Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 10
Mẹ bầu hãy tìm hiểu và tham gia các lớp học tiền sản để có thêm kiến thức về mang thai. Có rất nhiều các thông tin bổ ích cần ghi nhớ đấy mẹ bầu.
Tuy rằng mẹ bầu mới chỉ bước sang tuần thai thứ 10 nhưng mẹ bầu hãy nhỉ ngơi nhiều hơn, tập thể dục hoặc đi bộ để giảm các cơn đau, bên cạnh đó còn giúp mẹ dễ ngủ hơn đấy.
Mẹ bầu hãy thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của bé cũng như nhận sự tư vấn giúp đỡ từ bác sĩ nếu có dấu hiệu gì bất thường.
Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 11
Thai 23 Tuần Lớn Lên Trong Bụng Mẹ Như Thế Nào? Lời Khuyên Dinh Dưỡng Cho Mẹ
Thai 23 tuần sẽ tăng hơn khoảng 100gam so với tuần trước đó. Lúc này mẹ bầu sẽ có các triệu chứng như hay quên, ngáy ngủ, ngứa tay,… Cần có chế độ ăn hợp lý cho sản phụ trong thời gian này.
Sự phát triển của thai 23 tuần
Thai 23 tuần nặng bao nhiêu? Trọng lượng thai sẽ tăng hơn khoảng 100gam so với tuần trước đó. Trung bình bé sẽ nặng khoảng 500gamvà có chiều bằng với một trái bắpvới chiều dài khoảng từ 26,6-30cm
Tuy đã tăng cân khá nhiều nhưng thai nhi tuần 23 có làn da còn nhăn nheo, chưa căng tròn như lúc sinh ra, nguyên nhân là do bé tăng cân chưa đủ và cần phải tiếp tục tăng cân cho đến khi chào đời.
Các bộ phận khác trên khuôn mặt đã phát triển và hình thành rõ nét, như mắt, môi, lông mày, lông mi… tuy nhiên, mắt vẫn chưa hoàn chỉnh, lòng đen vẫn chưa xuất hiện trên mắt thai nhi 23 tuần tuổi.
Những triệu chứng phổ biến của bà bầu 23 tuần
Nhận thấy những chuyển động của con yêu
Thèm ăn
Đầy hơi
Hay quên
Ngáy ngủ
Ngứa tay
Chảy máu nướu răng
Thay đổi ở mẹ bầu
Hầu hết các bà bầu 23 tuần tăng trung bình khoảng 450g/tuần. Vào cuối thai kỳ, Mẹ có thể tăng cân khoảng 11 -16 kg hoặc nhiều hơn. Đau lưng có thể tiếp diễn trong tuần thứ 23 của thai kỳ. Xương sống dưới tiếp tục cong ra phía sau để giữ thăng bằng trong khi vẫn chịu được sức nặng của bé đang lớn.
Lượng dịch âm đạo của bà bầu 23 tuần tiếp tục tăng, có màu trắng và lỏng – đây là hiện tượng bình thường. Nếu Mẹ bị ra máu âm đạo hoặc có sự bất thường dịch âm đạo, nên đi khám bác sĩ.
Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 23 tuần
Từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 23, đây là mốc quan trọng thứ hai trong quá trình mang thai, bà bầu nên đi khám thai kỹ càng để phát hiện sớm dị tật ở thai nhi từ tuần này. Có nhiều phương pháp phát hiện dị tật, nhưng thông thường, việc siêu âm sẽ cho kết quả chính xác và giúp bà mẹ có định hướng tốt hơn, biết chính xác tình hình sức khỏe của thai nhi.
1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn này
Trong tuần này, mẹ bầu nên hạn chế lượng natri hấp thu vào cơ thể. Hấp thụ nhiều natri trong suốt thai kì khiến khả năng giải phóng nước của cơ thể bạn bị hạn chế, dẫn đến hiện tượng phù nề đối với phụ nữ khi mang thai, đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Bạn nên tránh các loại thức ăn như muối lạc, muối vừng, đồ ăn nguội sẵn như xúc xích, nem chua rán, khoai tây chiên…
Thai 23 tuần nên ăn gì? Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp bạn giảm bớt được cảm giác nặng nề, tránh được nguy cơ bị phù nề, bệnh tiểu đường thai nghén…
2. Cẩn trọng với các chất kích thích
Thời điểm này là lúc mẹ cần tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích và thuốc lá. Kể cả khi mẹ không hút thuốc mà việc hút khói thuốc gián tiếp cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Ngoài ra khi mẹ uống trà, cà phê thường xuyên làm nhịp tim và trí não bé bị hỗn loạn.
Gợi ý cho bà bầu trong giai đoạn này
Thực hiện các kế hoạch cải thiện nhà cửa. Bố mẹ hãy xem xét việc sắp đặt trong nhà trước khi bé chào đời. Hãy để bố thực hiện các công việc này vì mẹ không nên tiếp xúc với hóa chất hoặc lên xuống cầu thang nhiều.
Chuẩn bị phòng cho bé, chọn màu sơn, giấy dán tường, treo rèm, chùm trang trí, lắp các vật dụng mới.
Sửa chữa hoặc tháo bỏ những đồ vật, thiết bị hư gãy.
Lắp đặt hoặc kiểm tra thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, thiết lập đường thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
Theo theAsianparent Singapore
Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần Thứ 8 Và Những Lời Khuyên Cho Mẹ Bầu Cần Nắm Rõ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!