“Với tôi thương trường chính là chiến trường, chỉ có điều trên chiến trường tôi không thể chủ động như trên thương trường để tôi có thể nhìn trước được những “hòn tên mũi đạn”,  né tránh hoặc  tính được đường đi nước bước để đi đến thành công …”. Cựu chiến binh, doanh nhân Nguyễn Văn Quỳnh – Phó CTHĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoàng Hà chia sẻ.


Doanh nhân Nguyễn Văn Quỳnh

Bản lĩnh người lính trên mặt trận kinh tế

Là một người lính với nhiều năm trên chiến trường nhưng khi trở về hoạt động kinh tế, anh đã trở thành một doanh nhân thành đạt trong ngành xây dựng. Anh có thể chia sẻ đôi chút về con đường đưa anh đến với Tập đoàn xây dựng Hoàng Hà?

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự và trở về năm 1982 giữa lúc kinh tế thị trường đòi hỏi con người phải có nghị lực, ý chí và sự quyết tâm cao. Bản thân tôi đã trải qua nhiều lĩnh vực kinh doanh từ đó tích lũy kinh nghiệm cho riêng mình. Trước  khi về Tập đoàn Hoàng Hà, tôi đã có kinh nghiệm khoảng 15 năm trên tất cả mọi mặt trận kinh tế.

Với Tập đoàn Hoàng Hà đó là một sự lựa chọn chủ động của tôi. Vào năm 1992 từ lúc đầu chỉ có 1 công ty TNHH Hoàng Hà chuyên đi xây dựng thuê cho các đơn vị khác và đang gặp khó khăn nhất về con người, cơ sở vật chất, về quản lý điều hành thì tôi đã lựa chọn về Tập đoàn Hoàng Hà. Tôi nghĩ mình phải về những nơi khó khăn để khẳng định năng lực bản thân và trưởng thành đồng thời khi về phải có sự tự tin là mình làm được bằng kinh nghiệm và trải nghiệm.

Khi về đây tôi được phụ trách công tác quản lý phụ trách điều hành tài chính và công tác nhân sự. Một đơn vị có thành hay bại trước tiên là do công tác quản lý nhân sự. Nếu biết quản lý điều hành thì tập đoàn đó sẽ thành công và thành công về con người rồi thì mỗi DN hoạt động phải có kinh tế. Không doanh nghiệp nào có đủ tài chính để hoạt động. Mình phải xây dựng nguồn tài chính như thế nào? Điều hành và sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích. Tôi đã làm được điều đó. Và góp phần đưa Hoàng Hà trở thành tập đoàn xây dựng như ngày nay.

Tâm nguyện lớn nhất của anh khi tham gia nghiệp kinh doanh đặc biệt khi bước chân vào lĩnh vực xây dựng cùng Tập đoàn Hoàng Hà?

Ngành xây dựng mang đặc thù riêng. Nhiều người hiểu ngành này rất đơn giản nhưng khi tôi hiểu rõ về ngành xây dựng thì rất đam mê. Ngành này là một mối tổng hòa, gần như nó liên quan đến tất cả các ngành nghề và mỗi mảng có một đặc thù riêng.

Mỗi khi hoàn thành một dự án, nhìn lại sản phẩm tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng vì có biết bao gia đình đang sinh sống trong ngôi nhà mình đã xây… Sau mỗi công trình tôi cũng nhìn thấy những điều mình đã làm được, và những điều còn hạn chế từ đó đúc rút được kinh nghiệm thúc dục tôi làm những công trình khác. Đó là những trải nghiệm không có đồng tiền nào mua được, trải nghiệm này sẽ hằn sâu vào con người tôi, không bao giờ quên được. Đó là điều đam mê trong công việc của tôi.

Tập đoàn Hoàng Hà đã có hơn 20 hình thành và phát triển, cá nhân anh nhận thấy Hoàng Hà đã làm được những gì và mong muốn của ban lãnh đạo trong thời gian tới?

Hiện nay, CBCNV của Tập đoàn Hoàng Hà là khoảng 800 người có khi lên đến 1000 người và chúng tôi đã, đang  thực hiện được những dự án lớn. Trong năm 2015 – 2016 thực hiện dự án 68 ha, tổng mức đầu tư lên đến 17 nghìn tỷ. Đến nay Tập đoàn Hoàng Hà đã trưởng thành và vững mạnh về kinh tế tài chính. Đó là cái vĩ mô của Hoàng Hà đã đạt được trong đó có công sức của tôi cùng ban lãnh đạo.

Mong muốn của tôi làm sao khi mình nhìn xuống CBCNV lúc nào cũng đoàn kết, năm sau có mức độ thu nhập cao hơn, cuộc sống mỗi ngày tốt hơn, công việc ổn định.

Với tốc độ xây dựng đến chóng mặt như hiện nay, những doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực này hẳn là … hốt bạc? Anh suy nghĩ sao về vấn đề này?

Sự phát triển của ngành xây dựng đi theo sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Mọi người nghĩ rằng ngành xây dựng phát triển có thể hốt bạc là không phải. Bởi tại sao vẫn có những doanh nghiệp vẫn phát triển vẫn thành công nhưng cũng có những doanh nghiệp phải khai tử? Thực ra ngành xây dựng nếu không biết cách làm thì chỉ đủ ăn nhưng nếu biết cách làm thì sẽ có sự phát triển. Nếu 1 đơn vị không có khả năng làm dự án thì nên  tổ chức một đội quân và công ty đó chuyên đi xây thuê, nhận lại thầu của chủ đầu tư. Còn nếu muốn phát triển phải biết cơ cấu tổ chức điều hành để làm sao đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng con người, tiết kiệm vật tư, không xảy ra tai nạn. Nếu đơn vị nào không làm điều đó, chỉ để thất thoát một cái là đã không thành công.

Thứ hai trong ngành xây dựng phải tận dụng cơ hội, nếu anh có đủ khả năng thì xin dự án, mua lại dự án để tự xây dựng, ra sản phẩm là nhà để bán. Như vậy mới thành công. Nếu nghĩ xây dựng là ngành hốt bạc, thì tất cả các DN sẽ phải hốt bạc được. Nhưng thực tế lại không.

Cuộc đời doanh nhân Nguyễn Văn Quỳnh là một quá trình học hỏi không ngừng

Cuộc đời anh là một sự học hỏi tìm kiếm không ngừng. Để làm giàu có hơn những giá trị sống, giá trị nào anh cho là quan trọng nhất?

Nếu nói thế này thì nó phải là cả hai góc độ. Một là nếu mình có học thì mình mới có kiến thức, nếu có kiến thức thì mới làm giàu được. Và làm giàu như thế này mới bài bản, mới có gốc rễ. Nếu anh có học biết vận dụng vào thực tế và thành công trong thực tế để làm giàu thì đấy là cái cốt lõi đến đâu cũng được trân trọng còn cái giàu thì nhiều người không có học vẫn giàu nhưng cái giàu đó không mang tính chất nhân văn.

Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình về sự học, phương pháp tư duy cách quản trị?

Tôi là người rất chịu khó học bởi bản thân tôi sinh ra khi đất nước có chiến tranh. Khi trở về làm ăn kinh tế, thì mỗi cái va vấp nhìn lại mới thấy mình bị thiếu hụt kiến thức. Chính lúc đó, tôi gặp PTI đúng lúc PTI bước vào đào tạo chương trình cho tất cả những người quản lý điều hành doanh nghiệp. Tôi nhận thấy những gì mình đang làm theo kiểu tự phát nhưng được học thì mình làm có bài bản. Kết hợp những điều mình đã từng làm với những điều các thầy giảng trên lớp để có một phương pháp phù hợp nhất. Tôi nhận thấy rằng với những người lãnh đạo kiến thức không bao giờ là đủ.

Suốt từ năm 2009 tôi liên tục tham gia các khóa học, có lẽ tôi là học sinh học nhiều nhất của PTI. Sau mỗi khóa học tôi điều rút được kinh nghiệm và kiến thức  từ đó vận dụng và đã thành công rất lớn trong thực tế công tác quản lý.

Tại tập đoàn Hoàng Hà, làm thế nào anh có thể truyền lửa, tạo nên một bộ máy tất cả cùng một ý chí với ban lãnh đạo?

Hoàng Hà là một tập đoàn lớn, đông người khi mình muốn truyền lửa cho nhân viên thì trước tiên mình phải làm được những việc hữu ích cho cuộc sống CBCNV –những người đang gắn bó với mình. Định hướng cho họ thấy những quyền lợi họ sẽ được hưởng. Hoàng Hà luôn mở cửa để đón những người có khả năng, có năng lực. Những người có năng lực luôn được xếp đặt vào các vị trí để tạo điều kiện cho họ phát triển và thành đạt. Tại Hoàng Hà luôn tạo ra không khí, sự công bằng và phát triển. Khi CBCNV còn lăn tăn điều gì đều được đưa ra các cuộc họp. Ban lãnh đạo lắng nghe và giảng giải cho họ hiểu. Người đứng ra truyền lửa trực tiếp phải là người có khả năng và tư cách. Khi bước lên bục là người ta tôn trọng rồi. Đó là cách truyền lửa của Hoàng Hà.

Theo anh, cơ hội và thách thức của doanh nhân Việt trong thời đại ngày nay là gì? Anh có thông điệp gì muốn nhắn gửi đến giới doanh nhân trẻ Việt Nam không?

Tôi cũng chỉ là một trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ của VN. Và trong thời gian qua, kinh tế có suy sụp nhiều DN đổ vỡ, khó khăn. Trong lúc đó, TTHH vẫn đứng vững. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải phát triển đúng năng lực và sở trường. Trong cơ chế thị trường khi phát triển bùng nổ ra thì phải co lại, không nên mở rộng chạy đua. Luôn phải xem lại khả năng năng lực thực tế của bản thân. Một là năng lực của công ty hai là của tất cả CBCNV. Nếu bộ máy cồng kềnh phải biết thay đổi ở từng bộ phận, thay đổi từng người, tìm người  khác thay vào. Khi nào đủ nội lực rồi thì mới phát triển mà phát triển theo khả năng không nên chạy đua theo xã hội. Đôi khi phải chấp nhận chịu thiệt để củng cố, xây dựng uy tín trong những lần sau.

Hoàng Hà đã có lúc chỉ đủ để trả lương cho nhân viên, không có phụ cấp, không có lương kinh doanh. Chúng tôi đã đưa ra thực tế của DN nếu CBCNV chia sẻ được thì họ sẽ đồng lòng. Lúc bùng nổ thì phải tìm đúng và chợp cơ hội. Đồng thời phải xây dựng thương hiệu công ty, nói đến công ty là phải được thừa nhận về nhân lực, phong cách chuẩn thì DN đó sẽ phát triển tồn tại.

Phải củng cố được uy tín, được đánh giá tốt. Tôi khuyên các DN trong kinh tế thị trường muốn làm gì để tồn tại phát triển được thì phải hiểu chính bản thân mình, sức mạnh và trí tuệ, năng lực tài chính sau đó lớn làm lớn, bé làm bé. Người lãnh đạo luôn phải giữ tư cách đạo đức tốt.

Anh có thể cho tôi biết về một Nguyễn Văn Quỳnh ngoài công việc?

Tôi luôn dành thời gian để giao lưu kết nối với các doanh nghiệp nhỏ hơn mình để xem ngày xưa ở cương vị này mình đã làm thế này vậy thì cũng ở cương vị này ngày nay họ làm thế nào, xem họ đúng hay sai nếu nhìn nhận được để chỉ bảo cho họ, đồng thời tôi cũng cũng kết nối với những người ngang tầm mình cùng chia sẻ, cùng làm cho ngày  mai. Và đặc biệt đối với những người ở trên mình về kiến thức học vấn tài chính, sức mạnh và uyên bác.. Như vậy sẽ cho bản thân những kiến thức mới. Đó là niềm đam mê của tôi.

Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này.Chúc anh luôn thành công và hạnh phúc!

DSB ( theo pti.deu.vn )

Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng thư ký Cộng đồng Doanh nhân PEC trong Đêm Đồng dao lần thứ 5

ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ TƯNG BỪNG KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2016 – 2017

BẢN CỦA LĨNH DOANH NHÂN

CHÚC MỪNG NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM (13/10/2016)

NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA STEVE PAUL JOBS VỚI CÁC BẠN TRẺ

10 ĐIỀU THÔNG THÁI CỦA BILL GATES NHÀ TRƯỜNG KHÔNG DẠY

PTI hướng nghiệp và đồng hành cùng các thế hệ “Nhà quản trị tương lai”

TRIỆU PHÚ DANIEL ALLY CHIA SẺ BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP

DOANH NHÂN ẤN TƯỢNG 2015

LÀM GIÀU BẰNG CÁCH BÁN KHÔNG KHÍ ĐÓNG CHAI SANG TRUNG QUỐC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *