Bạn đang xem bài viết Đôi Lời Về Chuyện Mang Thai Hộ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đôi lời về chuyện mang thai hộ
SGTT.VN – Mang thai hộ bị nghiêm cấm thực hiện tại Việt Nam từ năm 2003 theo nghị định của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học. Do nhu cầu mang thai hộ ngày càng có xu hướng tăng ở Việt Nam, việc xem xét cho phép và quản lý kỹ thuật mang thai hộ ở Việt Nam được đặt ra, cho thấy Nhà nước đã nhìn nhận một nhu cầu có thật của người dân và tìm cách đáp ứng nhu cầu này.
Cho – nhận tinh trùng, noãn: tôn trọng tập quán
Điều 63b của dự thảo quy định “việc cho và nhận tinh trùng, noãn, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc bí mật”. Theo tôi, về cho nhận tinh trùng nên chấp nhận cả hai hình thức vô danh (bí mật) hoặc hữu danh (công khai). Trong văn hoá, phong tục của người Việt, huyết thống, dòng tộc là một yếu tố rất nhiều người quan tâm; khi một người nam không có tinh trùng, nhu cầu xin tinh trùng của người trong dòng tộc cần được xem xét. Còn bí mật trong cho nhận noãn khó có thể thực hiện vì: người cho noãn phải đi khám, xét nghiệm, tiêm thuốc và chọc hút noãn với tổng chi phí có thể lên đến 30 – 40 triệu đồng, do đó gần như khó có người tự nguyện cho noãn; do đặc tính sinh học, việc đông lạnh noãn kém hiệu quả hơn nhiều so với đông lạnh tinh trùng và đông lạnh phôi, vì vậy thường phải thụ tinh noãn với tinh trùng chồng người nhận noãn để tạo phôi, sau đó mới chuyển phôi hoặc đông lạnh phôi. Trong một số trường hợp, có thể phải thực hiện quy trình theo dõi lấy noãn và chuẩn bị tử cung cho người nhận noãn cùng giai đoạn và cùng thời điểm. Theo quy định hiện nay, người có nhu cầu nhận noãn sẽ phải tự vận động người cho noãn tự nguyện để điều trị.
Quyền lợi và trách nhiệm của người mang thai hộ
Điều 63d của dự thảo quy định điều kiện về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đưa ra hai phương án, nên chọn phương án hai: người mang thai hộ có thể không phải là người thân, vì các lý do: việc xác nhận người thân thích sẽ phức tạp (cơ quan nào có nhiệm vụ xác nhận?), người nhờ mang thai hộ có thể làm giả hay chứng nhận không đúng về nhân thân mà tổ chức chuyên môn y khoa như bệnh viện không đủ chức năng và điều kiện xác nhận tính xác thực về quan hệ của người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Hơn nữa, chẳng lẽ nếu không có người thân hoặc người thân không đủ điều kiện mang thai hộ thì đương sự mất cơ hội được điều trị và có con?
Về nghĩa vụ, người mang thai hộ còn phải cam kết đảm bảo thời gian và quan tâm đến sức khoẻ của thai.
Nghĩa vụ của vợ chồng nhờ mang thai hộ
Việc mang thai hộ phát sinh là từ quyền lợi và nhu cầu của cặp vợ chồng người nhờ mang thai hộ và đứa trẻ sinh ra là con sinh học của cặp vợ chồng này. Do đó, cặp vợ chồng người nhờ mang thai hộ phải có trách nhiệm sau cùng đối với các trường hợp xảy ra đối với thai nhi và đứa trẻ sinh ra. Nếu trẻ sinh ra mới phát hiện bị khuyết tật, vợ chồng người nhờ mang thai hộ phải có nghĩa vụ chăm sóc.
Theo tôi, cặp vợ chồng người nhờ mang thai hộ phải cam kết có trách nhiệm đối với đứa trẻ từ lúc sinh ra, nếu không, đứa trẻ sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi. Ngay cả trường hợp ly dị trong lúc mang thai, hai người này phải chia sẻ trách nhiệm đối với đứa trẻ. Trong trường hợp cả hai người nhờ mang thai hộ chết, người mang thai hộ có quyền quyết định nuôi đứa trẻ hoặc cho con.
Quyền lợi của đứa trẻ sinh ra
Theo tôi, cần có những điều khoản về việc cả cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và cặp vợ chồng mang thai hộ cần phải có những cam kết rõ ràng để đảm bảo thai kỳ được chăm sóc tốt và đứa trẻ sinh ra được chăm sóc tốt và chịu trách nhiệm pháp lý với các cam kết này. Nếu không, sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ, sức khoẻ đứa trẻ sinh ra và các hệ luỵ sau này cho xã hội.
Theo các quy định trong dự thảo, nếu có sự bất đồng về thoả thuận giữa hai bên, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và cặp vợ chồng mang thai hộ, trong lúc thực hiện mang thai hộ và sau khi đứa trẻ sinh ra, rõ ràng là đứa trẻ sẽ bị nhiều nguy cơ về sức khoẻ và không được nuôi dưỡng tốt. Theo tôi, dự thảo cần chú trọng nhiều hơn quyền lợi của đứa trẻ vì bản thân trẻ không có khả năng tự bảo vệ.
Một số vấn đề khác cần quan tâm
Giấy khai sinh của trẻ phải ghi tên cặp vợ chồng mang thai hộ vì lúc này cặp vợ chồng mang thai có “quyền và nghĩa vụ như cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ” như nội dung trong dự thảo. Cần quy định rõ thủ tục chuyển giao đứa trẻ cho cha mẹ sinh học được thực hiện như thế nào về pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho các bên, đặc biệt là đứa trẻ sinh ra. Có nên quy định có thể sửa đổi khai sinh để đứa bé được công nhận là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ?
Người mang thai hộ cần phải đã từng có thai và sinh con để có đủ kinh nghiệm quyết định nhận mang thai hộ và kinh nghiệm chăm sóc thai tốt hơn.
Ngoài ra, cũng cần cân nhắc các vấn đề sau: Đứa trẻ sau này có quyền biết thông tin về người mang thai hộ không? Người mang thai hộ có thể tiếp tục liên hệ và tìm hiểu về đứa trẻ sinh ra? Trường hợp thai nhi có nguy cơ bị dị tật hoặc thai kỳ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người mang thai, ai là người có quyết định chấm dứt thai kỳ (bỏ thai)? Ai sẽ quyết định phương pháp sinh, khi cần: sinh thường hay sinh mổ?
THS.BS HỒ MẠNH TƯỜNG (TỔNG THƯ KÝ HỘI NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH TP.HCM)
Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)–Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Mang thai hộ được định nghĩa là kỹ thuật giúp người phụ nữ không có khả năng mang thai, có thể được làm mẹ với con của chính mình bằng cách lấy tinh trùng của người chồng và noãn của người vợ thụ tinh trong ống nghiệm để tạo phôi. Phôi sẽ được cấy vào tử cung một người phụ nữ khác, gọi là người mang thai hộ, để mang thai và sinh em bé. Đứa trẻ sinh ra sẽ được chuyển giao cho bố mẹ sinh học (cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ). Người mang thai hộ hoàn toàn không có quan hệ huyết thống với đứa trẻ sinh ra.
Những Bí Mật Khó Nói Lên Lời Về ‘Chuyện Ấy’ Khi Mang Bầu
Những sự thật thú vị về việc quan hệ khi mang bầu có thể các mẹ chưa biết.
1. Cậu bé của chồng không thể chạm vào em bé
Khi làm chuyện ấy trong thai kỳ, điều nhiều cặp vợ chồng lo lắng là cậu nhỏ của chồng cho thể chạm vào đầu em bé. Thậm chí nhiều ông chồng cho rằng mình thực sự đã chạm vào đầu con. Tuy nhiên, điều đó là không thể vì em bé được bảo vệ kỹ càng trong cổ tử cung, tử cung và màng ối.
2. Âm đạo hay ẩm ướt hơn
Do sự thay đổi của một số hoóc-môn trong thai kỳ, dịch âm đạo của mẹ có xu hướng tiết nhiều hơn bình thường. Vì vậy, khi lên đỉnh, mẹ bầu có xu hướng ‘ra’ nhiết tiết dịch hơn.
3. Bạn có thể không thích màn dạo đầu nữa
Khi mang thai, mọi vị trí trên cơ thể bà bầu đều trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, nhiều bà bầu cho biết họ không thích bị kích thích vào những điểm mẫn cảm trong màn dạo đầu như trước.
4. Cực khoái sẽ mãnh liệt hơn
Cảm giác ‘thăng hoa’ khi lên đỉnh của các chị em sẽ mạnh mẽ hơn khi mang thai. Nguyên nhân là do toàn bộ khu vực sinh dục và xượng chậu, bao gồm cả tử cung, có nhiều máu hơn và âm đạo trở nên nhạy cảm hơn. Bất kì kích thích nào cũng có thể khiến cho bạn “bùng nổ”.
5. Bạn sẽ khó kiểm soát việc đi tiểu
Một bà bầu ngượng ngùng chia sẻ việc mình đã từng tiểu lên người chồng khi đang làm chuyện ấy. Điều này khiến chị rất xấu hổ và không dám làm tiếp tục ‘yêu’ khi mang thai. Tuy nhiên, việc không kiểm soát được việc đi tiểu khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường. Bà bầu nên chia sẻ với chồng để cả hai cùng tìm cách ứng phó.
6. Bạn có thể thủ dâm nhiều hơn
Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, nhu cầu tình dục của phụ nữ sẽ tăng đáng kể. Thậm chí bạn sẽ muốn được ‘yêu’ mỗi ngày. Nếu không, phụ nữ thường có xu hướng tự thỏa mãn.
7. Bạn có thể ‘lên đỉnh’ khi ngủ
Giấc mơ tình ái của phụ nữ mang bầu sẽ thường đến hơn. Thậm chí bạn có thể ‘lên đỉnh’ ngay cả khi đang mơ.
8. Rò sữa khi quan hệ là bình thường
Sau khi quan hệ, nhiều bà bầu bất ngờ khi thấy sữa rò ra từ núm vú. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường và không phải dấu hiệu nguy hiểm gì.
9. Em bé chuyển động khi đạt cực khoái
Sau khi đạt cực khoái, bạn có thể cảm nhận được em bé chuyển động hoặc ‘đá’ bạn. Đó là do hoóc-môn hạnh phúc tiết ra và em bé cảm nhận được.
Theo Vân Anh (Theo Goodhousekeeping) (Khám Phá)
Chuyện Cảm Động Về Cặp Song Sinh Mang Thai Hộ Đầu Tiên Tại Việt Nam
Cặp song sinh mang thai hộ chào đời khỏe mạnh Mang thai hộ vì thương em
Những ngày vừa qua, Bệnh viện Từ Dũ rộn ràng hẳn lên vì vừa chào đón ca sinh hộ thứ 2 ở Việt Nam và cũng là ca đầu tiên ở khu vực phía Nam.
Trong niềm hân hoan chung ấy, bác sĩ Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, sản phụ Ngô Thị Mỹ (34 tuổi, ngụ huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) là người được vợ chồng chị H. (29 tuổi, cùng quê, em họ của chị Mỹ) nhờ mang thai hộ.
Do mang song thai nên từ tuần 29, thai phụ được chẩn đoán có nguy cơ sinh non và được tiêm thuốc hỗ trợ phổi. Đến tuần thứ 35 sản phụ vỡ ối sớm, các bác sĩ đã tiến hành mổ đẻ kịp thời.
Hai bé chào đời lúc 10 giờ 35 phút ngày 16/3/2016, cân nặng lần lượt là 2,1kg và 1,9kg. Hiện hai bé vẫn đang được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh của bệnh viện.
Nếu không có gì thay đổi, hai bé sẽ được xuất viện vào ngày 23/3/2016, sau đúng một tuần chào đời. Đây là cặp song sinh mang thai hộ đầu tiên ra đời tại Việt Nam.
Ths.BS Lê Thị Minh Châu, Trưởng khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, từ khi sinh ra cho đến thời kỳ phát triển, chị H. không trải qua thời kỳ kinh nguyệt mặc dù chị vẫn lớn lên như một thiếu nữ bình thường.
Sau khi kết hôn 5 năm, chị không có con. Qua thăm khám các bác sĩ phát hiện, chị không có tử cung bẩm sinh, tức là không thể mang thai. Tuy nhiên, buồng trứng của chị vẫn có chức năng tốt, có thể đáp ứng điều kiện mang thai hộ.
Sau khi luật pháp cho phép mang thai hộ, chị H. là một trong những người đầu tiên đến bệnh viện nhờ tư vấn.
Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, vợ chồng chị H. cùng với chị Ngô Thị Mỹ đã khám và theo dõi tại bệnh viện.
Các bác sĩ tiêm kích thích buồng trứng liều cao cho chị H. Buồng trứng có bảy nang nở và tỷ lệ trứng đạt 100%. Sau 10 ngày, trải qua chọc hút đã thu được sáu trứng, chất lượng đều tốt.
Các bác sĩ đã cho thụ tinh với tinh trùng của chồng chị H. trong ống nghiệm và tạo thành 6 phôi chất lượng tốt, trữ lại cho việc mang thai hộ.
Ngay lần chuyển phôi đầu tiên, sản phụ may mắn đậu thai với kết quả siêu âm song thai. Từ đó đến nay, sản phụ được theo dõi kỹ lưỡng tại bệnh viện.
Tại Khoa Hậu sản, Bệnh viện Từ Dũ, dù mới trải qua ca sinh nở nhưng nét mặt chị Mỹ lúc nào cũng vui tươi, phấn khởi bởi hai đứa con chào đời khỏe mạnh.
Chị kể rằng, việc mang bầu với một người phụ nữ đã mệt, nhưng với chị, khi biết thai đôi và thuộc trường hợp đặc biệt thì chị càng lo lắng hơn.
Chị chỉ mong rằng, thai được khỏe mạnh và phát triển bình thường. Niềm vui đó như vỡ òa khi chị biết ca sinh mổ thành công và hai bé khỏe mạnh.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Mỹ cho biết: “Mấy ngày nay chuyện tôi sinh em bé bằng phương pháp manng thai hộ dường như là đề tài bàn tán xôn xao trong bệnh viện. Người nhà đi mua đồ ăn, mua thuốc, đều được hỏi thăm.
Việc này tôi vẫn biết là khó khăn, nhưng cũng bởi thương hai đứa em họ không có khả năng sinh con nên tôi đã đồng ý giúp. Giờ đây mọi chuyện khá ổn, tôi vui mừng chẳng kém các em mình. Sau này con không được ở cùng tôi, nhưng tôi vẫn thương yêu nó. Ba mẹ chúng cũng sẽ kể cho con nghe về chuyện kỳ diệu này”. Chị Ngô Thị Mỹ kể lại hành trình mang thai hộ của mình
Cũng theo chị Mỹ, nhiều năm qua chị đã chứng kiến nỗi khổ tâm dằn vặt của em họ mình khi không thể sinh con do dị tật bẩm sinh không có tử cung.
Chị nói: “Ở ngay sát nhà H., tôi hiểu được rằng lấy chồng mà không sinh được con không chỉ khổ tâm mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Tôi thương em lắm. Tôi muốn giúp H. thực hiện ước mơ làm mẹ của mình.
Và khi biết pháp luật cho phép mang thai hộ, tôi cùng vợ chồng H. đã trải qua 12 bước khó khăn khác nhau để có thể thực hiện việc mang thai hộ này”. Niềm hạnh phúc cầu được ước thấy!
Trước đó, chị Mỹ đã có hai đứa con trai. Nhưng con trai đầu của chị qua đời khi mới 6 tuổi. Hiện chị đã chia tay chồng và làm thuê đủ thứ nghề để nuôi con trai nhỏ năm nay 10 tuổi.
Hoàn cảnh khó khăn, nhưng vì tương lai của con, chị đã làm việc không biết mệt mỏi. Chị làm công nhân nhưng khi có thời gian, ai thuê gì chị làm đó, không từ chối bất cứ việc gì.
Người phụ nữ tần tảo ấy dù vật lộn với cuộc sống mưu sinh nhưng vẫn nguyện dành thời gian giúp đỡ em mình.
“Bởi vì thương em nên tôi mới giúp chứ hoàn cảnh của vợ chồng H. cũng rất khó khăn. H. và chồng cũng chỉ là công nhân nên không có nhiều tiền. Việc tôi mang thai hộ cũng được trả công bình thường như là lao động hằng ngày của tôi thôi”, chị Mỹ cho biết thêm.
Nói về việc sau này hai đứa con sẽ về sống cùng gia đình chị H., chị Mỹ nhẹ nhàng: ” Từ trước khi sinh, chúng tôi đã được tư vấn rất kỹ nên tôi sẽ không cảm thấy quá sốc hay có cảm giác mất con.
Hơn nữa hai đứa con do tôi mang nặng đẻ đau, tôi sẽ thương yêu chúng. Mỗi ngày tôi vẫn có thể nhìn chúng bởi hai gia đình sát vách nhau. Tôi cảm thấy chẳng có gì khó xử cả. Tôi nghĩ đây là một điều may mắn khi mình có thể góp phần mang lại hạnh phúc cho nhiều người”.
Chia sẻ với PV, chị H. cho hay, vợ chồng chị mong chờ giây phút chào đón đứa con của mình từ rất lâu rồi. “Ngay khi biết tin chị Mỹ mang song thai, chúng tôi vui lắm. Trước đó, tôi cứ cầu nguyện sẽ có hai đứa cho vui, không ngờ ước mong trở thành sự thật.
Giờ đây, chúng tôi đã sẵn sàng nuôi dưỡng các con. Hơn nữa, tôi cũng được nghỉ thai sản 6 tháng nên tôi sẽ chăm con bằng tất cả tình yêu thương của một người mẹ. Sau này tôi cũng sẽ kể cho các con nghe về câu chuyện kỳ diệu và cảm động này”.
Chị H. cho biết thêm, hành trình mang song thai của chị Mỹ không hề đơn giản. Bởi nhà ở tận Khánh Hòa nên mỗi lần đến lịch kiểm tra, chị H. đều xin nghỉ việc để đưa chị Mỹ vào TP. HCM khám.
Với những người khá giả thì chi phí cho việc mang thai hộ không quá nặng nề, nhưng với thu nhập bình thường của nhân viên siêu thị như vợ chồng chị thì đó quả là khoản tiền không nhỏ.
Nhưng vì khát khao có con, vợ chồng chị đã dành dụm và vay mượn thêm họ hàng để thực hiện ca mang thai hộ này. Và hai đứa bé chính là quả ngọt đầu tiên cho vợ chồng chị sau một hành trình dài chờ đợi.
Khôi Nguyên (Theo Người Giữ Lửa)
Quy Định Về Mang Thai Hộ
Ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi chính thức được thông qua, với 79,52% số phiếu tán thành, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015, với 10 chương, 133 điều quan hệ hôn nhân gia đình sẽ có những quy định pháp lý điều chỉnh về chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Luật quy định những vấn đề như: Kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; chấm dứt hôn nhân; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình; cấp dưỡng; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài…đặc biệt Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã chính thức thừa nhận và cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo (cụ thể từ Điều 93 đến Điều 98), song phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên …
Theo đó, các cặp vợ chồng vì lý do nào đó không thể tự sinh con có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện, gồm:
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
+ Vợ chồng đang không có con chung;
+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Luật được thông qua dựa trên nguyên tắc “người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng để ngăn ngừa tình trạng thương mại hóa việc mang thai hộ”. Theo đó, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ 5 điều kiện:
+ Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
+ Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
+ Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
+ Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng và đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi cũng có các điều khoản để giải quyết những rắc rối phát sinh.
Đáng chú ý là việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con (của người mang thai hộ) theo chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con, thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con, thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết, thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ…
Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải bảo đảm các điều kiện:
a) Lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Việc ủy quyền cho người thứ ba không được công nhận. Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này;
b) Có thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên;
c) Quyền, nghĩa vụ về hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ;
d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.
Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
(i)Người mang thai hộ, vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con đến khi giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ theo thỏa thuận;
(ii)(ii) Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Thời gian hưởng chế độ thai sản ít nhất là 60 ngày kể từ ngày sinh. Việc mang thai hộ không bị ràng buộc về thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đối với lần mang thai hộ;
(iii)Trong trường hợp có khó khăn về bảo đảm sức khỏe sinh sản, bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản, người phụ nữ mang thai hộ có quyền quyết định về việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
(i)Trong trường hợp bên mang thai hộ có khó khăn về chi trả các chi phí thực tế trong chăm sóc sức khỏe sinh sản thì bên nhờ mang thai hộ phải hỗ trợ những chi phí thực tế đó;
(ii)(ii) Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra, ngay cả trong trường hợp bên mang thai hộ chưa giao con cho họ. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổ;
(iii)(iii) Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, không nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này, nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường theo thỏa thuận; không có thỏa thuận thì theo quy định của Bộ luật dân sự;
Việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng. Nếu như em gái hoặc chị gái mang thai hộ cho anh trai hoặc em trai mình thì hiện tượng này không phù hợp với quan niệm xã hội, trái với luân thường đạo lý, đi ngược lại với những quan niệm về chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán và bản thân nó có thể chứa đựng trong đó những yếu tố “loạn luân”. Bởi lẽ, không phải ở đâu hay người nào cũng nhận thức được đó chỉ là đẻ hộ, nhờ hay là mượn bụng của em gái (chị gái) để nuôi dưỡng bào thai đó trong một thời gian nhất định, nhất là đa phần người dân nông thôn chưa hiểu ý nghĩa của việc mang thai hộ cũng như phương pháp, kỹ thuật mang thai hộ. Họ chỉ nghĩ một cách đơn giản là những người trong họ hàng mà có con với nhau là loạn luân.
Từ phân tích trên, việc quy định đối tượng nào đủ điều kiện mang thai hộ là hết sức phức tạp, ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của con người, đặc biệt là những quan niệm về “mẹ” và “huyết thống”. Không phải vì những yếu tố phức tạp đó mà chúng ta bỏ qua những ý nghĩa nhân văn, nhân đạo to lớn từ chế định mang thai hộ đem lại. Nếu vẫn quy định đối tượng mang thai hộ là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng thì cần thiết phải có sự tuyên truyền, phổ biến để mọi người hiểu đúng hơn, thậm chí là hiểu thêm về nội hàm của khái niệm “mẹ” và “huyết thống” trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, những gì đã ăn sâu vào trong tiềm thức của con người, hiện hữu trong đời sống con người hàng ngàn năm nay thì không phải dễ mà thay đổi được trong tương lai gần. Nên chăng, chúng ta không quy định điều kiện “là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng” nữa, mà có thể là bạn bè hoặc một đối tượng nào đó do người nhờ mang thai hộ tìm kiếm và lựa chọn ở ngoài xã hội sẽ hợp lý hơn. Như vậy, chúng ta sẽ không có những băn khoăn về các mối quan hệ phát sinh từ chế định mang thai hộ, từ đó, chúng ta cũng sẽ có cách hiểu chính xác hơn như thế nào là “mẹ” và “huyết thống”.
LDL mong rằng bài viết trên có thể phần nào đó giúp bạn đọc hiểu được những điểm mới của Luật Hôn nhân gia đình về việc mang thai hộ. Nếu bạn đọc gặp những vấn đề pháp lý, đừng ngần ngại hay chần chừ, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc gọi đến tổng đài 1900.599.929 để được trao đổi cụ thể và tư vấn cũng như nhận được những dịch vụ pháp lý tốt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đôi Lời Về Chuyện Mang Thai Hộ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!