Xu Hướng 11/2023 # Đừng Chủ Quan, Mẹ Bầu Có Thể Bị Thiếu Sắt Khi Xuất Hiện Các Dấu Hiệu Này # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đừng Chủ Quan, Mẹ Bầu Có Thể Bị Thiếu Sắt Khi Xuất Hiện Các Dấu Hiệu Này được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(31/05/2023)

Bà bầu bị thiếu sắt là một trong những hiện tượng thường gặp khi mang thai. Không chỉ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và mà còn có ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.

Khi mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic của người mẹ sẽ tăng gấp đôi so với bình thường. Do đó, nếu một chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất quan trọng và cần thiết, bà bầu sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị thiếu sắt

Xuất hiện những mệt mỏi bất thường, uể oải, khả năng chịu đựng kém.

Cơ thể lúc nào cũng cảm thấy khó chịu, khó kiểm soát được hành vi và dễ bực tức. Từ đó, khả năng nhiễm một số bệnh là rất cao.

Cảm thấy khó thở, nhức đầu thường xuyên.

Phần niêm mạc ở mi mắt dưới bị nhợt nhạt cũng có thể là dấu hiệu nhận biết bà bầu thiếu sắt.

Ở một số trường hợp mẹ bầu rơi vào tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, đó là trong quá trình mang thai lại thích ăn những thứ không nên ăn như: đất sét, cát, phấn,… Bởi đây đều là những chất có ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt.

Những lưu ý giúp bà bầu hấp thụ sắt một cách tốt nhất

Để cơ thể hấp thụ sắt một cách tốt nhất, bạn nên bổ sung sắt vào lúc đói.

Khi được bổ sung vào cơ thể ở mức độ lớn, sắt sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa, điển hình là tình trạng táo bón. Và để khắc phục tình trạng này, bạn nên sử dụng nước ép mận, vừa an toàn, vừa mang lại kết quả tối ưu.

Bên cạnh việc bổ sung sắt thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày, bà bầu còn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Chela – Ferr Forte. Là sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu, có chứa sắt Ferrochel ở dạng axit amin Chelate có khả năng hấp thụ cao, giúp giảm triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt, phục hồi sức khoẻ.

BẠN ĐANG BỊ THIẾU MÁU, ĐANG MANG THAI CẦN BỔ SUNG SẮT NHƯNG LO NGẠI TÁO BÓN? ĐÃ CÓ GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Dấu Hiệu Mẹ Bầu Thiếu Sắt

Thiếu máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn mức bình thường do mất máu, hay do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Một số vitamin như B12, acid folic và riboflavin ảnh hưởng đến sự hình thành của Hb nhưng yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất là thiếu sắt.

Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác, như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức.

Thiếu sắt nếu không được điều trị, sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Thiếu máu chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối cùng của một quá trình thiếu sắt tương đối dài với nhiều ảnh hưởng bất lợi với sức khỏe và thể lực.

Vì vậy, số người bị thiếu sắt nhưng chưa có biểu hiện thiếu máu cao hơn rất nhiều so với số người thiếu máu thực sự. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu sắt cao gấp đôi tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt, vì vậy ở cộng đồng nào mà tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt trên 50% coi như toàn bộ cộng đồng đó bị thiếu sắt.

Dấu hiệu của thiếu máu, thiếu máu do thiếu sắt

mệt mỏi, khó chịu,

chóng mặt, đau đầu

thở gấp

suy nhược

móng cong hình thìa và dễ gãy

chân tay lạnh

rụng tóc

làm việc không hiệu quả, khó khăn tập trung, suy giảm nhận thức

nhạy cảm với lạnh

ăn không cảm giác được vị của thức ăn hoặc có cảm giác thèm ăn kem, ăn đá một cách bất thường là các dấu hiệu khá đặc trưng của thiếu máu thiếu sắt.

Đánh giá tình trạng thiếu máu và thiếu máu do thiếu sắt chủ yếu dựa vào các chỉ số xét nghiệm Hb và Ferritin huyết thanh. Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi sinh sản thường được chẩn đoán khi nồng độ hemoglobin trong máu là dưới 12g/dL, ngưỡng Ferritin huyết thanh dưới 12 µg/L.

Cẩn thận khi bổ sung thừa sắt

Thiếu sắt gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng thừa sắt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể. Tình trạng quá tải và ngộ độc sắt xảy ra khi dự trữ sắt cao gấp nhiều lần so với mức bình thường và sắt lắng đọng quá nhiều, đủ dẫn đến phá hủy các nhu mô.

Bình thường, cơ thể chống lại việc hấp thu sắt nhờ cơ chế “hành lang bảo vệ” của tế bào thành ruột. Tuy nhiên, có thể vì một số lí do nào đó, hành lang này bị hủy hoại gây đến sự quá tải sắt. Hiện tượng thừa sắt thường gặp trong các bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh như bệnh thalassemia, bệnh hồng cầu nhỏ v.v.

Hậu quả của thừa sắt rất nguy hiểm, nhiều khi nguy hiểm hơn cả thiếu sắt, vì có thể gây hủy hoại gan (hoặc xơ gan), hủy hoại thận, làm giảm chức năng của buồng trứng hoặc tinh hoàn.

Đừng Chủ Quan Khi Thấy Dấu Hiệu Mang Thai Quá Ngày

Các bác sĩ thường sẽ không để thai phụ mang thai kéo dài quá 41 tuần tuổi. Ngoài việc thai nhi gặp nguy hiểm, dấu hiệu mang thai quá ngày cũng làm cho mẹ mệt mỏi.

Dấu hiệu mang thai quá ngày không phải hiếm gặp

Mang thai quá ngày là hiện tượng thai phụ mang thai hơn 42 tuần nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Ngay từ lần khám đầu tiên, thai phụ thường được bác sĩ hỏi về ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để tính ngày dự sinh. Hoặc qua siêu âm, các bác sĩ cũng có thể xác định được tuổi thai để từ đó tính ngày dự sinh.

Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng thai quá ngày gồm:

– Bất thường ở thai nhi (có thể dễ dàng phát hiện qua siêu âm)

– Thiếu hụt enzyme ở nhau thai hoặc do hàm lượng nội tiết tố tuyến giáp thấp

– Dây rốn thai nhi ngắn

– Ngôi thai không đúng trục (thai cao, nằm ngược hoặc ngang),…

Mẹ bầu nếu mang thai quá ngày sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi:

– Thiếu ối (lượng nước ối thường giảm dần từ tuần thứ 36 trở đi)

– Nhau thai bị vôi hóa, thai nhi suy dinh dưỡng…

– Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thai có thể chết lưu.

– Trẻ ở trong bụng mẹ quá lâu khi sinh ra dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng và có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những trẻ sinh đủ ngày. Tuy nhiên, nếu bé an toàn vượt qua được cuộc chuyển dạ thì vẫn có thể phát triển bình thường.

Thông thường, các bác sĩ sẽ không để thai phụ mang thai kéo dài quá 41 tuần tuổi. Bởi ngoài việc khiến thai nhi gặp nguy hiểm, dấu hiệu mang thai quá ngày còn khiến các mẹ mệt mỏi.

Khi đi khám thai, thai phụ cần cung cấp chính xác ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cho bác sĩ. Việc cung cấp sai thông tin có thể dẫn tới việc tính sai tuổi thai.

Những trường hợp cung cấp sai lệch thông tin có thể là do mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không theo dõi chặt chẽ.

Thai phụ đã quá ngày sinh nhưng chưa có biểu hiện chuyển dạ rất cần được theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe.

Các bác sĩ sẽ theo dõi tim thai, đánh giá lượng nước ối nhiều hay ít, bánh rau có bị xơ hóa hay không. Nếu có vấn đề bất thường thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Thai phụ có dấu hiệu mang thai quá ngày không được đánh giá đúng mức độ và xử lý kịp thời sẽ khiến bánh nhau bị thoái hóa, thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng nên có thể tử vong ngay trong bụng mẹ.

Một vài trường hợp may mắn, thai nhi dù quá ngày nhưng nhau thai vẫn hoạt động tốt, em bé vẫn phát triển nhưng quá nặng cân khiến cuộc sinh của mẹ bầu trở nên khó khăn.

Tốt nhất, trong suốt thai kỳ, mẹ cần đi khám, siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để xác định chính xác dấu hiệu mang thai quá ngày và nếu có bất thường gì thì cũng cần đi khám càng sớm càng tốt.

Mẹ Đừng Chủ Quan Khi Bầu 5 Tháng Bị Tiêu Chảy

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở mẹ bầu

Bầu 5 tháng bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của mẹ thường rất yếu. Vì vậy, khi ăn uống mẹ cần hết sức cẩn trọng. Bởi trong thời gian này hệ tiêu hóa của mẹ bầu ít nhiều đã bị suy giảm.

Ngoài ra, mẹ bầu bị tiêu chảy cũng có thể do bị tác động từ nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm bẩn. Thời kỳ mang thai sức đề kháng mẹ yếu nên vi khuẩn dễ tấn công, gây nên tình trạng tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bà bầu ăn phải các loại thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng. Từ đó, mẹ bầu bị tiêu chảy.

Thực tế, khi mang thai nhiều mẹ bị phản ứng với đồ ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm. Từ đó, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Những thức ăn không hấp thụ được bị tống ra ngoài qua tình trạng tiêu chảy. Hoặc do ăn uống quá nhiều nước (ăn những loại hoa quả có nước nhiều như: dưa hấu, rau cải…). Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng.

Bầu 5 tháng bị tiêu chảy có sao không?

Bầu 5 tháng bị tiêu chảy có sao không là thắc mắc của hầu hết chị em. Hiện tượng tiêu chảy ở mẹ bầu thường ít gặp hơn so với táo bón. Vì thế, mẹ bầu nên chú ý những món ăn thường ngày. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của nó lại cao hơn. Nếu bị tiêu chảy nặng mẹ dễ bị mất nước ảnh hưởng tới mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Tùy theo nguyên nhân mà tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày. Nhưng nếu bị tiêu chảy nặng, mẹ dễ bị mất nước. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Những triệu chứng mẹ bầu mắc phải

Khi tiêu chảy mẹ có thể có các triệu chứng như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội. Mỗi cơn đau dẫn đến mẹ đi ngoài ra phân lỏng. Tình trạng xảy ra nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa.

Đặc biệt, nếu nguyên nhân tiêu chảy là do vi khuẩn tả, do Rotavirus thì tình trạng mẹ càng nặng hơn. Số lần đi tiểu và nôn mửa tăng lên làm cho mẹ cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh. Đồng thời, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Do mang thai sức đề kháng mẹ kém. Nên từ đó mẹ dễ mắc tiêu chảy và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, mẹ cũng nên biết ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, tiêu chảy cũng tác động không tốt lên thai nhi. Nó có thể làm thai nhi bị suy dinh dưỡng chậm phát triển. Ngoài ra, nếu tình trạng mẹ trở nặng có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Cách điều trị khi bị tiêu chảy ở mẹ bầu

Đầu tiên, khi thấy có dấu hiệu bị tiêu chảy mẹ nên đến khám bác sĩ để biết nguyên nhân. Khi ấy, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như cách điều trị kịp thời. Mẹ không nên tự ý mua thuốc uống khi không có đơn của bác sĩ. Vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Bầu 5 tháng bị tiêu chảy khiến mẹ mất nhiều nước nên mẹ cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất. Nước đun sôi để nguội là giải pháp an toàn cho mẹ. Không nên sử dụng các loại nước có ga, nước ngọt, nước ép trái cây…

Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Nó có thể là trái cây sấy khô, thực phẩm béo hoặc cay…

Bổ sung các loại thực phẩm nhiều tinh bột như khoai tây, ngũ cốc, bánh quy, các loại rau… Nếu mẹ xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội, máu trong phân, tiêu chảy đi kèm với triệu chứng sốt và nôn mửa mẹ phải đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh tiêu chảy

Cách tốt nhất để phòng bệnh tiêu chảy là mẹ phải giữ vệ sinh ăn uống. Mẹ nên “ăn chín, uống sôi”, không ăn rau sống hoặc đồ chín tái.

Không nên ăn ở những hàng quán không được đảm bảo an toàn vệ sinh.

Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Các khâu sơ chế phải đảm bảo an toàn. Những thức ăn sau khi nấu không nên để qua ngày khác.

Các Mẹ Đừng Chủ Quan Nếu Đau Bụng Dưới Bên Trái Khi Mang Thai

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai có thể là một triệu chứng bình thường của thai kỳ. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo sảy thai.

Bởi vậy bà bầu không được chủ quan cần nắm rõ nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Cũng như cách khắc phục tình trạng này để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Vì sao phụ nữ bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai?

Theo những thống kê không chính thức thì có khoảng 80% bà bầu gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi trong thai kỳ. Nó có thể là một biểu hiện thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân đầu tiên gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai là do trứng thụ tinh được cấy vào thành tử cung. Đi kèm với đó là các triệu chứng ốm nghén và những cơn đau sẽ biến mất sau vài tuần.

Thứ hai là do sự kéo dài tử cung và căng thẳng của dây chằng. Khi bào thai càng phát triển, dây chằng bên trái bị kéo căng sẽ gây nên những cơn đau bụng. Có khi cơn đau kéo dài đến tận háng.

Ở những tháng cuối thai kỳ dịch vị trong dạ hay tá tràng tăng lên là một lí do tiếp theo khiến bà bầu bị đau bụng dưới. Ngoài ra, việc thay đổi hooc môn gây rối loạn tiêu hóa cũng là thủ phạm gây nên tình trạng này.

Bà bầu đau bụng dưới bên trái và những nguy cơ tiềm ẩn

Như đã nói ở trên nếu cơn đau sảy đến thường xuyên và dữ dội, kèm triệu chứng bất thường thì bạn cần nghĩ ngay đến các nguyên nhân nguy hiểm khác:

Mang thai ngoài tử cung:

Khi gặp tình trạng này ngoài những cơn đau bụng khủng khiếp, kéo dài thì thai phụ còn bị buồn nôn, chảy máu âm đạo bất thường.

Trứng được thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà lại nằm ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng gây nên những cơn đau sau khoảng 6 – 7 tuần. Lúc này không còn cách nào khác ngoài việc đình chỉ thai sớm.

Cảnh báo sảy thai:

Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ người mẹ có nguy cơ sảy thai cao nhất. Khi bị sảy thai sẽ xuất hiện những cơn đau quặn ở bụng dưới, đi kèm cơn co thắt, âm đạo ra huyết hồng hoặc đỏ tươi.

Vậy nên khi gặp cơn đau bụng như co rút âm ỉ hoặc nhói kèm theo những cơn đau nhói ở lưng hoặc xương chậu thì bạn cần đến bác sĩ ngay.

Tiền sản giật:

Nhiều phụ nữ đau bụng dưới bên trái khi mang thai là do bị tiền sản giật. Tình trạng này xảy đến do thai phụ bị tăng huyết áp, gây rối loạn mạch máu dẫn đến căng vùng bụng.

Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn, khiến mắt, gan, thận hoạt động không ổn định. Biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu nên phải cực kỳ cẩn trọng.

Bị nhiễm trùng đường tiểu:

Ở mức độ viêm nhiễm nặng sẽ gây nên những cơn đau rát, nóng buốt ở vùng bụng dưới bên trái. Bởi vậy khi thấy ngứa vùng kín, đi tiểu bị rát, nước tiểu đổi màu… thai phụ cần đi khám ngay.

Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mang thai

Khi bị đau vùng bụng dưới bên trái gây nên bởi những nguyên nhân thông thường, bà bầu có thể giảm đau bằng những cách thức đơn giản sau:

Thay đổi vị trí nằm nghiêng sang bên phải một cách từ từ và nghỉ ngơi thoải mái để giảm các cơn đau.

Thực hiện các bài tập nghiêng theo hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ cơn đau bụng dưới bên trái khi mang thai

Dùng túi nước ấm, túi chườm nóng đặt lên vùng bị đau.

Ngâm tắm nước nóng để thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái.

Đối với những trường hợp cơn đau bụng kéo dài kèm theo chảy máu âm đạo, khó thở thì mẹ bầu cần đến các bệnh viện, phòng khám để kiểm tra ngay.

Bởi dù xác suất không lớn thì cũng không loại trừ trường hợp bà bầu gặp phải các tình trạng nguy hiểm, thậm chí là bị u nang buồng trứng.

Tốt nhất trong suốt thai kỳ bạn nên đi khám định kỳ theo hướng dẫn. Và nếu đau bụng dưới bên trái khi mang thai phải theo dõi sát sao và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Đừng Chủ Quan Với Hiện Tượng Có Thai 5 Tháng Bị Ra Máu!

Tuy nhiên, trước khi đưa ra câu trả lời, chúng tôi muốn nhắn nhủ đến cá nhân bạn Hồng Vân và các mẹ bầu khác rằng khi gặp bất cứ vấn đề gì trong thai kỳ, điều đầu tiên các mẹ cần phải làm là giữ bình tĩnh, tránh nóng vội hoặc căng thẳng quá mức vì như vậy có thể khiến tình trạng thêm nguy hiểm.

Có thai 5 tháng bị ra máu có phải là hiện tượng nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa việc hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm như:

1. Dấu hiệu cảnh báo động thai, sảy thai

Ở thời điểm này, khi có hiện tượng có bầu 5 tháng bị ra máu , các mẹ cần nghĩ ngay đến việc động thai, sảy thai. Các mẹ cơ thể yếu, thường xuyên vận động mạnh hoặc đã từng có tiền sử sảy thai thì khả năng vướng vào rắc rối này là rất cao. Không chỉ xuất huyết, mẹ còn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như đau bụng dưới, đau buốt lưng, chóng mặt.

2. Do nhiễm trùng tử cung

Việc nhiễm trùng tử cung, mắc bệnh lây nhiễm qua đường âm đạo hoặc mắc các bệnh phụ khoa khác sẽ để lại hậu quả nặng nề cho thai nhi. Chính vì thế, việc giữ vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh là việc các mẹ bầu nên làm.

Khi thấy xuất huyết máu sẫm màu mẹ cần nghĩ ngay đến việc mình đã bị nhiễm trùng. Trường hợp này, mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị. Tốt nhất mẹ hãy đến bệnh viện để nghe lời khuyên của bác sĩ.

3. Có thai 5 tháng bị ra máu do tử cung nhạy cảm

Sau khi quan hệ hoặc khám thai, những mẹ bầu có tử cung nhạy cảm sẽ thấy có hiện tượng xuất huyết. Nếu lượng máu chảy ra ít và nhanh chóng biến mất thì không có gì đáng lo ngại cả.

4. Mẹ có khả năng bị nhau tiền đạo 5. Vỡ tử cung

Mẹ nào đã từng có vết mổ, vết sẹo ở tử cung thì nguy cơ bị vỡ tử cung khi mang thai là rất cao. Một trong những hiện tượng nhận biết vấn đề này đó chính là việc xuất huyết ồ ạt, kèm theo đau lưng, đau bụng dưới. Trong tình huống này, bắt buộc mẹ bầu phải được chuyển đến bệnh viện gần nhất có thể để bác sĩ tiến hành các thủ thuật sơ cứu. Có không ít mẹ bầu đã phải cắt bỏ tử cung khi bị vỡ tử cung.

Mẹ nên làm gì để giảm bớt nguy hiểm?

Theo dõi cẩn thận lượng máu chảy ra mỗi ngày cũng như thời gian chảy máu

Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian này

Mẹ vẫn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và tránh thụt rửa âm đạo

Mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh đi lại và vận động mạnh

Nếu có xuất hiện máu đông kèm theo đau bụng, mẹ cần phải đi bệnh viện ngay

Xuất huyết kèm cảm giác buồn nôn, ngực mềm đi nhanh chóng cũng là dấu hiệu nguy hiểm

Nếu vài ngày, việc xuất huyết vẫn tiếp diễn, mẹ cần đi bệnh viện càng sớm càng tốt

Cập nhật thông tin chi tiết về Đừng Chủ Quan, Mẹ Bầu Có Thể Bị Thiếu Sắt Khi Xuất Hiện Các Dấu Hiệu Này trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!