Xu Hướng 6/2023 # “Giải Cứu” Bà Bầu Tháng Thứ 9 Bị Chuột Rút # Top 10 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # “Giải Cứu” Bà Bầu Tháng Thứ 9 Bị Chuột Rút # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết “Giải Cứu” Bà Bầu Tháng Thứ 9 Bị Chuột Rút được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong những tuần đầu của thai kỳ, bà bầu thường có dấu hiệu bị chuột rút ở vùng bụng. Nhưng khi đến tháng thứ 3 của thai kỳ các cơn đau nhức và chuột rút chuyển sang vùng chân và ngày càng nặng hơn. Vậy nguyên nhân là gì và cách khắc phục như thế nào để giúp bầu bị chuột rút tháng thứ 9 cảm thấy dễ chịu hơn.

Nguyên nhân nào khiến bà bầu tháng thứ 9 bị chuột rút?

 

Bà bầu bị chuột rút vùng bụng

Hiện tượng này thường chỉ là kết quả của một vài thay đổi trong cơ thể. Tuy đây không phải là một dấu hiệu có thai điển hình, nhưng quả thật rất nhiều mẹ bầu đã bắt đầu thai kỳ của mình với những cơn chuột rút như thế.

 

 

Bà bầu tháng thứ 9 bị chuột rút.

 

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra co thắc vùng bụng này, các chuyên gia cho rằng đó là do sự mở rộng vùng tử cung khi mang thai làm kéo giãn các cơ bắp và dây chằng.

 

Từ tam cá nguyệt thứ hai, chuột rút vùng bụng là do dây chằng vòng giúp nâng đỡ tử cung bị kéo giãn dẫn đến cảm giác đau và nhói ở vùng bụng dưới.

 

Bà bầu bị chuột rút ở chân

Tháng thứ 9 của thai kỳ khi toàn bộ vùng bụng và cơ thể nặng nề của người mẹ dồn xuống phía chân, dẫn đến tình trạng cơ bắp ở chân phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể mẹ. Tử cung mở rộng làm tăng áp lực lên các mạch máu, đưa máu từ chân đến tim và dây thần kinh từ tủy sống đến đôi chân.

Chuột rút có thể bắt đầu từ tháng thứ ba của thai kỳ và ngày càng tồi tệ hơn khi thai nhi phát triển, bụng mẹ to dần. Tình trạng này thậm chí xảy ra cả ngày lẫn đêm.

 

Thiếu chất khoáng

Chuột rút khi mang thai còn có thể phản ánh tình trạng cơ thể mẹ đang bị thiếu chất. Nhưng cụ thể, bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?

 

Bị chuột rút ở tháng thứ 9, bầu phải làm gì?

Để cơ thể giảm đi những co thắc, đau nhức do con chuột rút gây ra bạn cần nhớ:

Ngâm mình trong bể nước ấm.

Thử ngồi, nằm hay thay đổi tư thế.

Chườm nước ấm ngay tại chỗ đau.

Thử tập các bài tập thể dục tốt cho bà bầu với cường độ nhẹ để thư giãn cơ

Uống nhiều nước.

Bà bầu tháng thứ 9 nên tập thể dục để giảm các cơn chuột rút.

 

Tránh đứng choặc ngồi chéo chân quá lâu.

Xoay mắt cá chân, ngọ nguậy ngón chân khi ngồi ăn tối hoặc xem tivi.

Đi bộ mỗi ngày trừ khi bạn được yêu cầu không tập thể dục.

Co duỗi bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ.

Tránh làm việc quá sức. Nằm nghiêng bên trái để cải thiện lưu thông máu.

Uống nước thường xuyên, không để khát.

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ bắp.

Xử lý nhanh khi bị chuột rút bắp chân khi mang thai

Chuột rút có thể xảy ra bất cứ khi nào, nếu xảy ra chuột rút, lập tức căng cơ bắp chân bằng cách duỗi thẳng chân và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân. Động tác này lúc đầu có thể làm mẹ đau hơn, nhưng các cơn đau và co thắt sẽ dần dần biến mất. Mẹ bầu có thể thử massage các cơ bắp chân hoặc làm nóng cơ bằng túi nước ấm. Đi loanh quanh vài phút để thấy dễ chịu hơn.

Sau khi đã thử các cách trên, nếu cơn đau do chuột rút vẫn tiếp diễn, dù là ở vùng bụng hay chân, mẹ nên gọi cho bác sĩ. Đặc biệt, trường hợp bà bầu bị chuột rút đột ngột, không có dấu hiệu báo trước sẽ rất cần được thăm khám, kiểm tra cẩn thận. 

 

 

Cách “Giải Cứu” Khi Bà Bầu Bị Chuột Rút

Rất nhiều mẹ bầu bị khó chịu, thậm chí là khổ sở vì chuột rút (vọp bẻ) trong suốt thai kì. Đây là hiện tượng không hề hiếm gặp chút nào, và nó xảy ra với hầu hết phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút, có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn). Ngoài ra, vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ. Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút. (Ảnh minh họa)

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thai kì cuối nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

Bà bầu bị chuột rút không chỉ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nhất là giấc ngủ khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều không được đảm bảo. Vì thế, ngay từ đầu thai kì, mẹ cần tìm hiểu thật kĩ về hiện tượng này để có cách khắc phục hiệu quả.

Xử lý khi bà bầu bị chuột rút

Điều quan trọng đầu tiên mẹ cần nhớ để tránh chuột rút (vọp bẻ) khi mang thai là cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết từ thực đơn hàng ngày. Khi nhu cầu canxi tăng lên, mẹ có thể bổ sung thêm bằng cách uống viên canxi tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ lưu ý, mỗi một giai đoạn của thai kì nhu cầu canxi là khác nhau, trong khi bổ sung thừa hay thiếu canxi đều gây nên những tác hại khôn lường, vì vậy, trước khi quyết định uống bổ sung canxi, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra, xét nghiệm và kê liều lượng phù hợp.

Cách tốt nhất là mẹ nên chú ý bổ sung canxi từ trước và khi bắt đầu mang thai với các thực phẩm tự nhiên giàu canxi như sữa, hải sản, rau lá xanh,… Trong trường hợp bị thiếu canxi nặng, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm bổ sung trực tiếp vào tĩnh mạch.

Ngoài ra, với các nguyên nhân bị chuột rút như do trọng lượng cơ thể tăng lên, bụng bầu to ra,… là điều bất khả kháng thì mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây để giảm tình trạng khó chịu này:

– Nên để cơ thể, nhất là đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên; tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn. Nếu làm việc văn phòng, mẹ hãy tranh thủ thời gian để đứng lên đi lại, ngồi với tư thế thoải mái, duỗi và vận động chân thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ cũng nhớ không vận động mạnh, nhất là mang vác nặng sẽ khiến đôi chân càng bị “đè nặng” và hiện tượng chuột rút xảy ra trầm trọng hơn.

– Mát-xa chân: Hãy nhẹ nhàng xoa bóp, mát-xa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,… để máu được lưu thông tốt hơn và các cơ cũng được “thư giãn”.

Kê chân lên gối mềm khi nằm cũng là giải pháp cho các bà bầu bị chuột rút. (Ảnh minh họa)

– Kê chân lên gối mềm: Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, mẹ có thể kê chân cao một chút với chiếc gối/chăn mềm để không cản trở sự lưu thông máu, tránh bị chuột rút “ghé thăm”.

– Ăn uống đầy đủ: Đặc biệt là uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.

– Khi đang bị chuột rút, mẹ có thể xoa bóp (tốt nhất là nhờ ông xã hoặc người thân) hoặc đặt túi chườm hoặc đơn giản hơn là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau.

– Tập luyện mỗi ngày: Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình hình thai nghén, mẹ có thể tham khảo những bài tập phù hợp với mình để cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, máu lưu thông tốt; đi bộ, yoga và những bài tập cho chân là gợi ý lý tưởng trong trường hợp này.

Xem thêm

Cách tính tuổi thai Cách tính ngày dự sinh Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Bà Bầu 5 Tháng Bị Chuột Rút

Trong giai đoạn mang thai, sự phát triển thai nhi và bụng bầu ngày một lớn, việc di chuyển khó khăn hơn khiến mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt ở bà bầu 5 tháng bị chuột rút rất nhiều trở đi đến cuối thai kỳ. Vậy bà bầu 5 tháng bị chuột rút nên làm gì?

Chuột rút ở bà bầu là gì?

Bà bầu bị chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở các bắp chân khiến nạn nhân không thể cử dộng được. Tuy chuột rút có thể sảy ra ở bất cứ bắt thịt nào nhưng đối với bà bầu tình trạng chuột rút thường xảy ra ở bắp chân, đùi hay bàn chân. Chuột rút ở bà bầu sẽ gây nguy hiểm nếu mẹ đang di chuyển hoặc đang đứng, dưới nước, lái xe…

Nguyên nhân bà bầu 5 tháng bị chuột rút

Nguyên nhân chính do áp lực từ thai nhi và bụng bầu, trọng lượng cơ thể mẹ bầu ngày một tăng lên khiến chân chịu thêm nhiều áp lực, đây chính là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị tình trạng chuột rút thai kỳ. Ngoài ra do tư thế ngủ hoặc do máu lưu thông không tốt khiến mẹ bầu bị chuột rút.

Bà bầu bị chuột rút thường kéo dài đến hết thai kỳ và thông thường xẽ xuất hiện vào ban đêm khiến mẹ bầu bị thêm tình trạng khó chịu, mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe, hay cáu gắt.

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không

Thường đây là tình trạng hay gặp và đem lại những khó chịu nhất định. Bà bầu bị chuột rút về đêm khiến mẹ mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe từ đó sẽ ảnh hưởng phần nào tới thai nhi bởi sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Bà bầu bị chuột rút trong ngày có nguy hiểm như dễ khiến mẹ té, ngã hay việc di chuyển trở nên khó khăn hơn, nếu bị đột ngột khiến mẹ bị té, nã thì có thể nguy hiểm đến thai nhi như bị sảy thai do tác động khi ngã.

– Áp dụng những bài tập cơ chân nhẹ nhàng, giúp cơ chắc khỏe hơn , có thể chịu được trọng lượng lớn khi bụng bầu lớn và áp lực khi mang thai lên đôi chân. – Thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng – Chườm đá lên vùng bị chuột rút – Nên tắm bằng nước ấm mỗi tối – Massager chân, mẹ bầu có thể nhờ bố giúp về vấn đề này – Ngủ nghiêng trái giúp máu lưu thông tốt đến chân, có thể dùnggối ôm bà bầu để nâng cao chất lượng giấc ngủ – Ngủ gác cao chân giúp giảm chuột rút ở bà bầu, sử dụng gối gác chân cao khi ngủ hoặc nếu có thể dùnggối ôm bà bầu chữ G để ngủ nghiêng trái và có thể gác cao chân luôn.

– Ở giai đoạn đầu mang thai khi bụng bầu chưa lớn việc đi lại còn dễ dàng, bà bầu nên tập thể dục mỗi ngày, đi lại nhẹ – Hạn chế ngồi tư thế khó, đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu – Uống đủ nước mỗi ngày khoảng 6-7 cốc nước mỗi ngày – Điều chỉnh lượng kali thu nạp mỗi ngày vào cơ thể – Bổ sung canxi cho cơ thể khi mang thai – Ngủ nghiêng trái và gác cao chân khi ngủ – Hạn chế đi lại lên xuống cầu thang nhiều. – Có chế độ ăn và dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ khi mang thai.

Bà Bầu Bị Chuột Rút

Bà bầu bị chuột rút là tình trạng phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng là điều tự nhiên. Khi mang thai cần cảnh giác để “giải cứu” mình với những cơn đau có thể do các nguyên nhân nguy hiểm khác.

Tìm hiểu về hiện tượng chuột rút ở bà bầu

Đầu tiên, chuột rút là tình trạng cơ đột nhiên co thắt đột ngột. Ở bắp thịt xuất hiện cảm giác đau dữ dội, dẫn đến bệnh nhân khó có thể chuyển động được. Chuột rút gây cảm giác đau đớn do sự co cơ thường gặp vào mùa đông. Các trường hợp hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hay có thể do bị ngộ độc…

Chuột rút thường hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng là chủ yếu. Thật nguy hiểm khi bị chuột rút trong lúc bạn đang bơi và đang lái xe. Ở mọi lứa tuổi, chuột rút đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, đa phần chuột rút xảy ra ở người cao tuổi và phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

Chuột rút ở bà bầu thường gặp nhất là các cơn đau vùng bụng, bồn chồn vùng chân. Đây là hiện tượng thường xuyên gặp khi mang thai. Chuột rút gây cảm giác đau nhói đột ngột hết sau khoảng 5 phút hoặc đau âm ỉ khó chịu. Đặc biệt, bà bầu hay xuất hiện các cơn co thắt ở bụng.

Theo các bác sĩ sản khoa, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút khi mang thai.

– Khi thai nhi trong bụng mẹ càng phát triển, trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng lên. Cân nặng toàn cơ thể gây áp lực tới các cơ bắp ở chân. Các bó cơ dễ bị co quắp gây tình trạng chuột rút ở chân.

– Để tạo điều kiện tốt cho thai nhi phát triển, tử cung của bà bầu thường phải mở rộng ra. Khi đó các dây chằng và cơ bị chèn ép, gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai.

– Tình trạng nôn ói trong thời kì mang thai cũng là lí do khiến cơ thể mất nhiều nước, mất cân bằng điện giải và chất dinh dưỡng. Từ đó, dẫn đến tình trạng cơ bị co cứng.

– Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút. Khi mang thai, thường thì nhu cầu canxi tăng lên gấp đôi so với phụ nữ bình thường nhằm cung cấp cho thai nhi. Nếu không bổ sung lượng canxi cho cơ thể. Mẹ bầu phải tự động rút canxi để truyền cho bé.

Các cơ thiếu canxi dẫn đến tình trạng căng cứng cơ và co rút. Khi mất cân bằng nhiều photpho, ít canxi trong cơ thể. Thiếu sắt hoặc acid folic cũng gây ra tình trạng bồn chồn chân – tăng nguy cơ chuột rút.

– Các nguyên nhân khác: khó tiêu, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang…

Chuột rút khi mang thai đừng chủ quan

Bà bầu bị chuột rút thường xảy ra ở bắp chân và vùng bụng. Trong đó, các cơn đau do chuột rút vùng bụng cần chú ý hơn cả.

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

Dấu hiệu chuột rút lúc mang thai với các cơn đau liên tiếp và biểu hiện sưng chân, vùng xung quanh chạm vào có cảm giác nóng. Trường hợp này có thể gặp nguy cơ đông máu. Bà bầu cần được thăm khám bác sĩ ngay.

Cẩn trọng vùng bụng chuột rút khi mang thai

Cơn đau khi bị chuột rút thông thường cũng rất dễ nhầm tưởng với các cơn đau nguy hiểm khác. Một số dấu hiệu đau bụng cần đặc biệt cảnh giác khi bị chuột rút ở vùng bụng:

– Mang thai ngoài tử cung (trứng thụ tinh ngoài tử cung). Tình trạng này dễ gây các cơn chuột rút dạng đau thắt kèm choáng váng, cần được đến bác sĩ ngay.

– Hiện tượng đau quặn kèm dấu hiệu chảy máu âm đạo. Các bà bầu cần thăm khám ngay bởi có nguy cơ bị sảy thai.

– Tiền sản giật có thể gây cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên.

– Chuột rút gây đau bụng, co thắt liên tục kèm hiện tượng giãn nở tử cung trước 37 tuần thai kỳ thì bà bầu có nguy cơ sinh non.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau bụng dưới, đi tiểu đau. Co thắt kèm đau bụng dữ dội, buồn nôn có thể là do viêm ruột thừa, sỏi thận.

– Tình trạng cơn chuột rút đau đớn kéo dài không khỏi rất nguy hiểm. Lúc này bà bầu có thể gặp hiện tượng nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi sinh. Một số tình trạng cơn đau không giảm, 1 giờ có hơn 6 cơn co thắt cũng là dấu hiệu cần lưu ý.

Dẹp bỏ lo lắng nếu bà bầu bị chuột rút thông thường

Chuột rút là tình trạng phổ biến ở bà bầu. Khi đã phân biệt được các cơn đau nguy hiểm thì các mẹ đừng quá lo lắng với chuột rút thông thường.

Trường hợp chuột rút ở bắp chân khi mang thai hoặc bắp tay là các dấu hiệu tự nhiên trong thai kỳ. Chỉ cần xử trí bằng các biện pháp giúp giảm đau sau vài phút thư giãn lại cơ bắp.

Chuột rút khi mới mang thai vùng bụng là dấu hiệu trứng thụ tinh làm tổ. Đây cũng là hiện tượng tốt để bạn biết tử cung đang thích nghi với sự thay đổi. Các cơ tử cung sẽ có phản ứng co thắt nếu gặp áp lực.

Bà bầu bị chuột rút thường xảy ra vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Khi mới mang thai, nồng độ hormone thai kỳ tăng. Các hiện tượng đầy hơi, táo bón dễ gây ra cơn đau quặn trong 16 tuần đầu.

Giữa thai kỳ, các cơn đau nhẹ có thể xảy ra chứng tỏ tử cung đang mở rộng, em bé ngày một lớn lên. Các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng nếu không có hiện tượng gì bất thường.

Cuối thai kỳ, các mẹ sẽ gặp cơn đau gần như chuyển dạ, mức độ co thắt mạnh hơn. Lúc này hãy thư giãn, massage nhẹ nhàng vùng bị chuột rút.

Hiện tượng chuột rút khi mang thai ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của thai phụ. Việc phòng ngừa hiện tượng này là một điều hết sức cần thiết. Bà bầu có thể thực hiện một số cách sau:

– Thường xuyên thay đổi tư thế đứng, nằm.

– Xoa bóp, massage vùng bụng xuống đùi đến bắp chân, bàn chân để tăng quá trình lưu thông máu tốt hơn. Trước khi đi ngủ nên co dũi bắp chân, xoay mắt cá chân khi ngồi.

– Gác chân lên 1 cái gối mềm hoặc nằm nghiêng bên trái giúp giảm áp lực cho phần bắp chân và cơ bụng.

– Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, căng cơ,… Vận động nhẹ nhàng giúp tăng tuần hoàn khí huyết.

– Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh đủ chất. Kết hợp đi tiểu thường xuyên tránh bàng quang bị căng gây co thắt tử cung.

– Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, giữ tinh thần thoải mái.

– Sử dụng nước ấm để tắm. Ngâm chân với muối và gừng, thảo mộc trước khi ngủ cũng giảm nguy cơ chuột rút ở bà bầu.

– Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là canxi và vitamin. Khẩu phần ăn cần chú trọng và nên bổ sung thêm từ các thực phẩm chức năng cho bà bầu.

Thiếu Canxi là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai. Khi mang thai, nhu cầu Canxi của người phụ nữ tăng lên gấp 40% so với người bình thường. Đặc biệt, ở những cuối thai kì, nhu cầu Canxi của mẹ rất cao, khoảng 1500mg/ngày.

Với nhu cầu lớn như thế này, việc bổ sung canxi bằng chế độ ăn là không đủ bởi bà bầu cũng chỉ ăn được hạn chế số lượng thực phẩm giàu canxi. Khi đó, uống thêm những thực phẩm chức năng bổ sung canxi là điều cần thiết giúp mẹ phòng tránh thiếu hụt canxi gây nên những triệu chứng khó chịu như chuột rút khi mang thai.

Vậy loại canxi nào tốt nhất cho bà bầu?

Mẹ bầu cần lượng lớn canxi nên lựa chọn các loại canxi cho độ hấp thu cao nhất. Trong đó canxi tự nhiên dạng nano được chứng minh tương thích nhất với cơ thể người nên sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thu hơn.

Avisure HiCal, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, bổ sung Canxi với thành phần 100% Canxi nano Hydroapatite. Đây là muối canxi nano tự nhiên hữu cơ. Loại canxi cho khả năng hấp thu tốt, cao gấp nhiều lần so với các dạng Canxi thông thường. Bổ sung đủ Canxi mẹ sẽ không còn lo lắng phiền muộn về hiện tượng chuột rút. Đồng thời đảm bảo sự phát triển toàn diện về hệ xương cho bé.

Cập nhật thông tin chi tiết về “Giải Cứu” Bà Bầu Tháng Thứ 9 Bị Chuột Rút trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!