Xu Hướng 11/2023 # Giải Đáp Thắc Mắc Cho Mẹ: Sinh Con Ra Có Đúng Ngày Không? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giải Đáp Thắc Mắc Cho Mẹ: Sinh Con Ra Có Đúng Ngày Không? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày dự sinh là gì?

Sinh con vào tuần thứ mấy là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Theo lý thuyết, một thai kì trung bình kéo dài khoảng 40 tuần. Quá trình mang thai này được tính kể từ chu kì kinh nguyệt cuối cùng của mẹ. Ngày dự sinh là thời điểm được bác sĩ tính toán khi em bé đã đủ 40 tuần tuổi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, điều này chỉ mang ý nghĩ tương đối. Ngày dự sinh của mỗi mẹ đều không giống nhau vì điều này còn tùy thuộc vào điều kiện mỗi người. Ngày dự sinh có thể thay đổi trong suốt thời gian mẹ mang thai tùy vào sức khỏe mẹ và bé thay đổi như thế nào.

Sinh con ra có đúng ngày không?

Mặc dù đã được bác sĩ tính toán cẩn thận và chính xác, có rất ít mẹ sinh con đúng ngày dự sinh. Trên thực tế, chỉ có 5% mẹ sinh con ra đúng ngày. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn bình thường nếu thời điểm sinh của mẹ bị chênh lệch so với ngày đó. Đa phần em bé đều được sinh ra sớm hoặc trễ hơn ngày dự sinh khoảng 1 – 2 tuần.

Em bé không cần phải sinh ra đúng ngày mới khỏe mạnh. Bé từ 38 tuần tuổi trở đi đã có thể dễ dàng nuôi sống bên ngoài cơ thể mẹ. Theo nghiên cứu, bé tốt nhất là được sinh vào khoảng tuần thứ 39 – 41 của thai kì. Đó là thời điểm sinh thuận lợi nhất cho trẻ, khi đó tỉ lệ biến chứng thấp nhất. Các bé sinh ngoài thời gian này đều có khả năng bị biến chứng cao hơn.

Nhiều mẹ khi mang thai lần đầu đều lo lắng vì đã đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có động tĩnh gì. Đừng hoảng hốt, mẹ nên bình tĩnh chờ đợi. Con sẽ cho mẹ biết lúc nào muốn được sinh ra. Tuy nhiên, nếu bé vẫn không chịu ra, mẹ cần nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ. Đa số trường hợp sinh muộn bác sĩ đều chỉ định sinh mổ. Việc này sẽ giúp cả mẹ và bé được an toàn. Các mẹ khi đến lần sinh nở thứ hai trở đi đều không còn quá lo lắng về vấn đề này nữa.

Sinh con ra không đúng ngày dự sinh có sao không?

Sinh non

Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra mà chưa đủ 37 tuần tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sinh non. Việc này có thể là do tử cung bất thường hoặc thai nhi có vấn đề. Có khoảng 11% mẹ sinh con vào tuần thứ 20 – 37 của thai kì. Trẻ bị sinh non hay không còn phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đây được đánh giá là một tình trạng nguy hiểm cho bé. Thông thướng bé sinh sớm thường dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh về trí tuệ hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là do thời gian được nuôi dưỡng trong bụng mẹ chưa đủ nên bé chưa được hoàn chỉnh các chức năng của cơ thể.

Sinh muộn (chửa trâu)

Nếu quá ngày dự sinh từ 2 – 5 ngày, mẹ nên tới bác sĩ để kiểm tra xem bé có bình thường hay không. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho mẹ để biết rõ tình trạng của thai nhi. Những trường hợp sinh muộn thường do một trong những nguyên nhân sau đây:

Bị thiếu hoặc dư nước ối.

Cạn ối dẫn tới bé đi ra phân su trong bụng mẹ và hít phải phân su gây nhiễm trùng.

Thai nhi quá lớn.

Thai nhi nằm không đúng chiều.

Thai bị chết lưu.

Thông thường khi thai quá 41 tuần, bác sĩ thường dùng thuốc kích đẻ cho mẹ hoặc chỉ định sinh mổ. Việc này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Lúc này mẹ quan tâm tới việc sinh con ra có đúng ngày hay không là một điều cần thiết.

Sinh con rạ thường vào tuần thứ mấy?

Con rạ là con thứ hai trở đi của mẹ. Khác với con so là con đầu lòng, mẹ có thể có nhiều con rạ nhưng chỉ có duy nhất một con so. Khi mang thai con so mẹ thường thắc mắc sinh con ra có đúng ngày hay không thì khi chửa con rạ cũng không ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, sinh con rạ thường dễ dàng hơn. Đó là do mẹ đã từng sinh nên có kinh nghiệm hơn. Cơ thể của mẹ đã có sự thay đổi nên sẽ không vất vả như lần đầu mang thai nữa.

Không có gì thay đổi nhiều so với lần mang thai đầu, chu kì mang thai con rạ vẫn là 40 tuần. Nếu sức khỏe mẹ bình thường, thai nhi khỏe mạnh, con sẽ được sinh ra trong trạng thái tốt. Nếu mẹ có vấn đề hay thai gặp trục trặc, bé có thể bị sinh non hoặc sinh già. Tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ mà con được sinh ra sớm hay muộn.

Chờ đợi từng ngày để được đón thiên thần nhỏ chào đời là một quá trình hạnh phúc của người mẹ. Thời gian mong chờ nhìn thấy bé yêu sẽ khiến mẹ vừa hạnh phúc vừa yêu thương. Tuy nhiên đi đôi với tình yêu đó là sự lo lắng. Mẹ bầu thường thắc mắc sinh con ra có đúng ngày dự sinh hay không là chuyện thường tình. Hãy kiên nhẫn chờ đợi, chính con sẽ là người quyết định ngày nào con được sinh ra.

Tìm hiểu thêm:

Giải Đáp Thắc Mắc Thai Lưu Có Bị Ra Máu Không?

Mục Lục

Chị em thai phụ cần lưu ý rằng 3 tháng đầu và cuối thai kỳ cực kỳ quan trọng bởi vì rất dễ gặp tình trạng thai chết lưu. Do đó, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc các thông tin về dấu hiệu thai lưu, đồng thời giải đáp thắc mắc thai lưu có bị ra máu không?

Điểm qua một số thông tin về hiện tượng thai chết lưu

Một trong các tai biến nguy hiểm khi mang thai khiến nhiều chị em rơi vào trầm cảm bế tắc đó chính là thai chết lưu. Trước khi chúng ta cùng nhau giải đáp thai lưu có bị ra máu không? hãy điểm qua một số thông tin về tình trạng nguy hiểm này.

Thai chết lưu hay bào thai đã ngừng sự phát triển trong tử cung người mẹ thường xảy ra ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Nếu tình trạng không được phát hiện sớm dễ gây nhiễm trùng huyết đe dọa trực tiếp đến tính mạng thai phụ. Một số trường hợp tuổi thai nhỏ (khoảng 1 đến 2 tháng) tử cung sẽ tự co bóp để đưa thai lưu ra ngoài. Theo bác sĩ sản phụ khoa cho hay nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu xuất phát từ 2 yếu tố cơ bản như:

Yếu tố từ phía thai phụ Yếu tố từ phía thai nhi

​​​​​​​ Thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể (có thể do di truyền từ phía bố mẹ hoặc các quá trình tạo noãn – thụ tinh – tinh trùng bị đột biến), Đặc biệt, tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi càng tăng cao với thai phụ trên 40 tuổi.

​​​​​​​ Thai nhi bị các dị tật bẩm sinh như não úng thủy, phù rau thai, vô sọ,…

​​​​​​​ Do sự bất đồng về nhóm máu của mẹ và bé trong yếu tố Rh nên dễ mắc thai lưu vào những lần mang bầu tiếp theo.

​​​​​​​ Thai bị già tháng khiến bánh rau bị xơ hóa, bong nhau, u mạch máu màng đệm khiến thai không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến chết lưu trong bụng mẹ.

​​​​​​​ Trường hợp thai nhi bị dây rốn thắt nút, dây rốn xoắn, dây rốn quấn cổ – thận – tứ chi, dây trốn bị chèn ép,….

Hiện tượng thai lưu bắt nguồn từ khá nhiều vấn đề nên cách tối ưu là đi khám thai thường xuyên để theo dõi tình hình sức khỏe.

[Tiến hành] Giải đáp thắc mắc thai lưu có bị ra máu không?

Với thắc mắc thai lưu có bị ra máu không? thì bác sĩ chuyên khoa cho biết hiện tượng thai chết lưu hết sức nguy hiểm cả về sức khỏe lẫn tính mạng của thai phụ. Thế nên, chị em lưu tâm vấn đề thai lưu có bị ra máu không, máu ra như thế nào, màu sắc ra sao,… tất cả tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ, cụ thể:

Vào giai đoạn đầu (thường dưới 20 tuần tuổi): Đây được xem là giai đoạn mới hình thành nên dấu hiệu thai lưu thường không rõ ràng và khó nhận biết chính xác. Tuy nhiên, chị em thai phụ vẫn có thể phát hiện thai lưu thông qua một số biểu hiện như ra máu âm đạo có màu sẫm, bụng không hề to ra, giảm dần tình trạng ốm nghén, tâm trạng hồi hộp lo lắng bất thường.

Vào giai đoạn sau(trên 20 tuần tuổi): Vào giai đoạn này chị em có thể nhận biết tình trạng thai lưu có bị ra máu không cùng các biểu hiện gồm không thấy thai máy (không cảm nhận được thai đang đạp hay chuyển động), tử cung co thắt nhẹ, bụng xẹp dần, hai vú tiết sữa non, chảy máu đen ở âm đạo, bị vỡ nước ối. Ngoài ra, tâm trạng bồn chồn, lo lắng, bất thường, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,…

Chú ý: Không phải sản phụ cũng xuất hiện các biểu hiện trên khi bị tình trạng thai lưu mà chỉ phát hiện khi thăm khám. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý cơ thể mình đồng thời chủ động khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và có định hướng xử trí phù hợp.

Liệu rằng tình trạng thai lưu có thể chữa không?

Thực tế đáng buồn không thể cứu sống thai lưu nên khi nhận kết quả xác thực chị em cần bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe và tính mạng bản thân. Thông thường, bác sĩ sẽ cho chị em dùng thuốc để khởi phát chuyển dạ, tống thai lưu ra ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp thai lớn cần tiến hành phẫu thuật khi thuốc không hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu không bắt buộc phải đưa thai nhi ra ngay lập tức (thường do biến chứng y khoa) thì chị em vẫn có thể chờ chuyển dạ tự nhiên. Các trường hợp mắc bệnh lý phụ khoa hoặc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cần thăm khám và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Chú ý: Nếu chị em được chẩn đoán bị thai lưu tốt hơn hơn hết nên tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. Với trường hợp bị vỡ ối sớm khi chưa có dấu hiệu sảy thai hay chuyển dạ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối và dạ con ( tại nơi màng ối bị rách) gây ra hàng loạt căn bệnh viêm nhiễm trầm trọng. Còn trường hợp thai lưu để quá lâu trong dạ con (3 đến tận 4 tuần trở lên) khiến chị em bị rối loạn đông máu dẫn tới băng huyết, thậm chí gây tử vong.

Nếu chị em phát hiện các dấu hiệu lạ khi đang mang thai hãy tìm đến một trung tâm y khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng bất thường. Chị em đang sống tại Đà Nẵng hoặc tỉnh lân cận có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị để được chăm sóc tận tình cùng dịch vụ y khoa đảm bảo chuyên nghiệp phục vụ tận tình.

Hơn nữa, phòng khám còn hội tụ dàn chuyên gia sản phụ khoa giỏi hơn 20 năm kinh nghiệm cùng tay nghề thủ thuật hàng đầu. Các máy móc móc thiết bị tiên tiến được chọn lọc kỹ càng để phù hợp quá trình thăm khám và tiến hành xử lý các vấn đề thai phụ đang gặp phải. Hơn nữa, phòng thủ thuật cùng dụng cụ y khoa vô trùng tránh viêm nhiễm.

Đặc biệt, mọi khoản phí luôn được minh bạch và thu đúng theo quy định hiện hành nên không xảy ra chuyện “chặt chém” như lời đồn. Mọi thông tin chị em cung cấp luôn được hệ thống bảo mật an toàn tránh rò rỉ ra bên ngoài.

[Giải Đáp Thắc Mắc]

Phụ nữ trong thời kì mang thai, chế độ ăn uống là rất quan trọng quyết định cho sự phát triển của trẻ nhỏ và tăng cường sức đề kháng. Có những loại thực phẩm nên bổ sung nhiều và những loại thực phẩm không nên ăn trong khoảng thời gian này. Thịt dê là một loại thịt mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, rất bổ dưỡng, nhưng với các bà bầu thì sao? Bà bầu ăn thịt dê có tốt không? Cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của thịt dê

Thịt dê từ lâu đã được biết đến là một loại thực phẩm giàu tính dinh dưỡng và được xem là một loại đặc sản ở Việt Nam với những món ăn dê tái Ninh Bình, thịt dê tái chanh, dê nướng, dê bóp thấu, dê hấp sả,…

Theo các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt dê tươi, bao gồm những thành phần:

19 g Protein

65,7 g nước

14,1 g chất béo

22 mcg Vitamin A

0,26 g mg Vitamin E

2,3 mg Sắt

146 mg Phospho

232 mg Kali

20 mg Magie

3,22 mg Kẽm

0,75 mg Đồng

0,02 mg Mangan

0,05 mg Thiamin

4,5 mg Niacin

Cung cấp 203 calo

Ngoài ra còn rất nhiều các chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu khác

Có thể thấy thịt dê thực sự mang một nguồn dinh dưỡng thực sự tuyệt vời, có thể nói rất hữu ích cho cơ thể của con người. Theo Y học phương Đông thì thịt dê còn được coi là một vị thuốc quý thường được sử dụng để điều trị một số bệnh ví dụ như lao phổi và phục hồi thể chất cho những người bị gầy yếu.

Bà bầu ăn thịt dê có tốt không?

Nhiều người nói rằng phụ nữ ăn thịt dê trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ sau này, quan niệm này là sai lầm và không có căn cứ. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh thịt dê có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi cả, vì vậy các mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng, cung cấp cho mình cũng như thai nhi những dưỡng chất tuyệt vời từ thịt dê.

Vậy các mẹ bầu ăn thịt dê có tác dụng gì? Sau đây là một số tác dụng nổi bật của thịt dê dành cho các mẹ bầu:

1. Bổ sung kẽm, canxi giúp mẹ bầu chắc xương và phát triển xương của thai nhi

Như đã đề cập ở phía trên, lượng kẽm và canxi có trong thịt là tương đối cao, vì vậy khi mang thai các mẹ bầu bổ sung thịt dê cho mình sẽ giúp cho xương của mình chắc khỏe hơn, phòng tránh được tình trạng đau chân, mỏi gối mà trong quá trình mang thai thường mắc phải.

Ngoài ra, lượng kẽm và canxi trong thịt dê cũng rất có lợi cho sự phát triển xương của bé, giúp bé cứng cáp hơn rất nhiều.

2. Giúp bổ sung sắt cho cơ thể, giảm thiểu và phòng tránh tình trạng thiếu máu

Sắt là khoáng chất thiếu yếu quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu của con người, những người mắc bệnh thiếu máu thường sử dụng những loại thuốc bổ sung hàm lượng sắt cao. Trong quá trình mang thai, các dưỡng chất khi hấp thụ vào cơ thể thì sắt là khoáng chất được thai nhi hấp thụ nhiều nhất. Vì thế nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến các tình trạng như hoa mắt, chóng mặt, … Thịt dê là một thực phẩm giúp các mẹ bầu có thể bổ sung lượng sắt tự nhiên khá tốt, bổ sung thịt dê vào thực đơn dinh dưỡng là một việc làm thông minh vào lúc này.

3. Tăng cường thể trạng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Trong thời kỳ mang thai của các mẹ bầu, thường rất bị mệt mỏi và mất sức khá nhiều. Vì vậy với với một loại thịt giàu chất dinh dưỡng và các khoáng chất như thịt dê sẽ giúp các mẹ có thể cải thiện được thể trạng của mình và tăng cường sức đề kháng, làm cho cơ thể luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật hơn.

Xem thêm bài viết về tác dụng của thịt dê đối với sức khỏe: http://dakhoayhocquocte.com/an-thit-de-co-tac-dung-gi-doi-voi-suc-khoe/

Như vậy, câu hỏi “bà bầu ăn thịt dê có tốt không?” đã có câu trả lời rồi nhé! Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn thịt dê để bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi. Nhưng lưu ý cái gì nhiều quá cũng không tốt nhé các mẹ, ăn một cách điều độ và khoa học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, 1 tuần chỉ nên ăn 2 hoặc nhiều lắm là 3 bữa thịt dê thôi nhé, không nên quá phụ thuộc vào một loại thực phẩm.

Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin, kiến thức bổ ích về giá trị dinh dưỡng của thịt dê đối với phụ nữ đang mai thai dành cho các bạn. Cảm ơn đã theo dõi và ủng hộ bài viết này!

Tham khảo: Goat Meat: The healthier alternative and the meat for diets?: https://www.thatsfarming.com/news/goat-meat. Truy cập ngày 7/1/2023.

Hashtag: #dakhoayhocquocte #angitotsuckhoe #babauanthitde

Cập nhật lần cuối: 07.01.2023

Giải Đáp Thắc Mắc Muôn Thuở: Mẹ Cho Con Bú Có Uống Được Paracetamol?

Người mẹ đang cho con bú nào cũng muốn sữa của mình thật nhiều chất dinh dưỡng và không có những chất độc hại để bé khỏe mạnh. Vì vậy rất nhiều người lo lắng liệu mẹ cho con bú có uống được paracetamol hay không.

Vì sao cần lo lắng vấn đề mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Bé chịu tác dụng của thuốc nhiều hơn mẹ

Những thuốc tan nhiều trong lipid, thuốc có phân tử lượng nhỏ và khả năng gắn kết vào protein huyết tương của mẹ càng thấp thì tỷ lệ vận chuyển qua sữa mẹ càng cao. Lượng thuốc vào sữa thay đổi tuỳ từng thời điểm, càng về cuối cữ bú, sữa mẹ càng chứa nhiều chất béo nên càng chứa nhiều thuốc tan trong chất béo.

Mẹ đang cho bú có thể dùng thuốc với đặc tính nào?

Lượng thuốc em bé nhận qua sữa mẹ phụ thuộc vào liều lượng, số lần dùng thuốc của mẹ, thời gian từ khi dùng thuốc đến khi cho bé bú, thời gian bú và lượng sữa mẹ mà bé bú trong ngày. Vì vậy, mẹ đang cho con bú khi muốn dùng một loại thuốc cần được sự chỉ định từ bác sĩ để cân nhắc giữa tác dụng và tác hại của thuốc. Bác sĩ thường sẽ lựa chọn những loại thuốc theo tiêu chí sau:

Ít tiết qua sữa

Tác dụng phụ và tác dụng dược lý của thuốc không gây ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ

Thuốc không làm thay đổi mùi, vị của sữa

Thuốc không có khả năng xuyên qua hàng rào máu não của trẻ

Những điều mẹ nên lưu ý khi vừa cho con bú vừa phải sử dụng thuốc

Cho bé bú trước khi dùng thuốc, đến cữ bú tiếp theo (sau khoảng 2 giờ) có thể cho bé bú bình, vắt bỏ sữa mẹ, cữ sau nữa bé có thể bú mẹ bình thường.

Trong thời gian mẹ uống thuốc, cần theo dõi những biểu hiện của bé như dễ bị kích thích, ngầy ngật, quấy khóc, tiêu chảy hay bỏ bú,… nếu có, mẹ cần ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Với những thuốc chưa xác định được sự an toàn với trẻ nhưng mẹ bắt buộc phải dùng thì nên cho bé bú sữa ngoài, vắt bỏ sữa mẹ vào đúng thời gian của những cữ bú để duy trì nguồn sữa và sẽ tiếp tục cho bé bú trở lại sau khi thuốc bị đào thải hết.

Vậy mẹ cho con bú có uống được paracetamol không?

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt vô cùng phổ biến. Loại thuốc này tiết qua sữa khá ít, chỉ khoảng 6% ở liều thường dùng. Vì vậy paracetamol có thể dùng cho mẹ đang cho con bú hay đang mang thai.

Ngoài paracetamol, mẹ đang cho con bú có thể dùng một số loại thuốc sau:

Thuốc giảm đau paracetamol, ibuprophen, codein, naproxem được cho là an toàn vì ít qua sữa mẹ. Không dùng aspirin.

Các kháng sinh penicillin, cephalosporin, macrolid, aminoglycosid,… có thể dùng được nhưng không được sử dụng tetracyclin, fluoroquinolon vì gây tác hại đến răng và khớp trẻ, metronidazol làm sữa bị đắng nên tránh dùng.

Thuốc kháng histamin thế hệ I an toàn cho trẻ ngay cả khi mẹ uống liều cao nhưng có thể làm bé ngầy ngật hoặc dễ kích thích; các thuốc loratadin, fexofenadin ít vận chuyển qua sữa nên cũng có thể dùng được.

Paracetamol có tác dụng phụ gì với mẹ đang cho con bú hay không?

Một vấn đề nữa mà những người mẹ đang cho con bú quan tâm là paracetamol có khiến mẹ mất sữa không. Công dụng chính là giảm đau, hạ sốt, vì thế nó ít khi gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa nếu dùng với liều lượng vừa đủ. Tuy nhiên, nếu mẹ dùng paracetamol trong thời gian dài, mẹ có thể mất sữa một ít tùy theo cơ địa.

Nếu mẹ gặp tình trạng này, chỉ cần dừng uống thuốc và ăn uống đầy đủ thì sẽ sẽ về nhiều như ban đầu.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Giải Đáp Thắc Mắc: Sau Sinh Quan Hệ Có Thai Không?

Trường hợp mang thai hai lần quá sát nhau, người mẹ có thể sẽ lâm vào tình huống nguy hiểm do sức khoẻ của ngườ mẹ giảm sút, dễ mắc những bệnh cơ hội và em bé sinh ra có khả năng dị tật cao. Ngoài ra, em bé cũng không có điều kiện chăm sóc tốt nhất.

Theo khuyến cáo của những bác sĩ chuyên khoa, sản phụ sau khi sinh nên chủ động về kế hoạch sinh đẻ và sử dụng các biện pháp tránh thai trong khi quan hệ.

Tham khảo các biện pháp tránh thai an toàn cho phụ nữ sau sinh

Đây là một trong những biện pháp tránh thai dựa trên sự không thể có thai một cách tự nhiên sau khi người mẹ chưa ra kinh và hoàn toàn cho con bú. Theo đó, hiện tượng kinh nguyệt sẽ trở lại sau sinh sớm hay muộn, phụ thuộc vào việc người mẹ có cho con bú hay không. Thông thường, với những phụ nữ cho con bú thường xuyên thì kỳ kinh lần đầu sau sinh từ tháng thứ 6 trở đi. Nếu không cho con bú thì có thể có kinh trở lại vào tuần lễ thứ 3-4 sau sinh.

Để đạt hiệu quả với phương pháp này, bạn cần phải thực hiện một số quy định sau:

Trẻ phải được bú mẹ hoàn toàn. Việc cho trẻ sử dụng thêm sữa bột, cháo thay vì cho con bú để có thể làm giảm phương pháp cho con bú vô kinh. Bên cạnh đó, trẻ cần được bú với khoảng cách ít nhất 4 giờ/lần về ban ngày và 6h/lần vào ban đêm.

Người mẹ phải chưa có kinh trong vòng 56 ngày kể từ khi sinh và trẻ chưa quá 6 tháng tuổi. Phương pháp này có hiệu quả đến 99% trong vòng 6 tháng sau sinh.

Dùng bao cao su được xem là biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến hiện nay. Sử dụng bao cao su có thể làm giảm khoải cảm yêu ở một số nam giới, song lại có tác dụng tránh thai cao, lên đến 98%. Cùng với đó thì bao cao su còn có ưu điểm là phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.

Phương pháp này đựoc áp dụng cho những phụ nữ không muốn sinh con nữa. Thắt vòi trứng được áp dụng sau khi sinh 24h hay 6 tuần đầu sau sinh, được thực hiện tại những cơ sở y tế chuyên khoa và không gây ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Dùng màng chắn âm đạo cũng là phương pháp tránh thai được sử dụng phổ biến.Màng này có dạng hình vòm, nông, có vành dẻo, được làm bằng latex để đặt vào âm đạo, bao phủ lấy cổ tử cung. Màng chắn có tác dụng tránh mang thai bằng cách ngăn không cho tinh trùng kết hợp với trứng. Để có thể phát huy tối ưu tác dụng, màng chắn tránh thai nên được sử dụng kết hợp với chất diệt tinh trùng dạng kem hoặc bọt. Màng chắn hoạt động theo hai cách: Màng chắn ngăn tinh trùng xâm nhập vào tử cung và các chất diệt tinh trùng có trong màng chắn ngăn ngừa sự di chuyển của tinh trùng.

Sử dụng thuốc tránh thai

Theo chia sẻ của bác sĩ Cao đẳng Dược TPHCM ( chúng tôi ) những phụ nữ cho con bú chỉ nên sử dụng thuôc tránh thai chỉ có prohestin. Thuốc được áp dụng khi có kinh trở lại và sử dụng viên thuốc đầu tiên khi có hiện tượng hành kinh va uống liên tục mỗi ngày 1 viên theo chỉ định của bác sĩ. Đây là loại biệt dược có tác dụng ngừa thai lên đến 98% và không ảnh hưởng đến sự tiết sữa.

Tuy nhiên, chống chỉ định cho những bà mẹ dị ứng với một trong những thành phần của thuốc và mắc các chứng như suy gan, bệnh lý về máu hay viêm tắc tĩnh mạch.

Với những thông tin vừa chia sẻ, bài viết hi vọng đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc sau sinh quan hệ có thai không cũng như biết cách sử dụng một số phương pháp tránh thai phù hợp.

Giải Đáp Thắc Mắc Mẹ Sau Sinh Có Uống Được Sữa Milo Hay Không?

Thành phần dinh dưỡng của sữa Milo?

Sữa Milo là thức uống làm từ bột lúa mạch nguyên cám, cacao nguyên chất. Sản phẩm giúp bổ sung các dưỡng chất như đạm, vitamin, canxi và nhiều khoáng chất cho cơ thể. Hiện tại sữa Milo được sử dụng phổ biến cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Theo nhà sản xuất, thành phần trong sữa Milo mang lại lợi ích cho cơ thể như sau:

Bổ sung vitamin B, C và các khoáng chất cần thiết, giúp tăng cường năng lượng và sức đề kháng

Chuyển hoá đường thành năng lượng hỗ trợ hoạt động trí não. Đặc biệt giúp trẻ không bị đuối sức trong mùa thi cử.

Ngăn ngừa thiếu máu, giúp cơ thể hồi phục khoẻ mạnh

Hàm lượng chất xơ dồi dào tốt cho hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch cho cơ thể

Như vậy sữa Milo là sản phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Với vị cacao hấp dẫn kết hợp cùng nguồn sữa thơm ngon nên sản phẩm được mọi lứa tuổi yêu thích.

Mẹ sau sinh có uống được sữa milo không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh có thể uống được sữa milo. Tuy nhiên, trong thành phần sữa milo có chứa bột ca cao. Đây là chất kích thích có chứa lượng cafein, dù rất ít cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Chính vì vậy, mẹ đang cho con bú không nên uống quá nhiều loại sữa này.

Lời khuyên cho mẹ sau sinh chỉ nên sử dụng một cốc nhỏ từ 100 – 150 ml/ngày là đủ. Bên cạnh đó, nên hâm nóng sữa trước khi uống thay vì uống lạnh. Để tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát, táo bón và ảnh hưởng dưỡng chất của sữa mẹ.

Hiện nay nhà sản xuất sữa Milo cũng ra mắt thêm dòng sữa ít đường, giảm chất béo. Vì vậy mẹ có thể cân nhắc lựa chọn nếu muốn sử dụng loại sữa này.

Mẹ sau sinh nên uống sữa gì cho tốt? 1. Sữa bột/ sữa công thức – Bổ sung nhiều dưỡng chất, lợi sữa

Mẹ có thể lựa chọn bất cứ loại sữa bột nguyên kem, sữa tách béo phù hợp cho mẹ sau sinh. Đây là loại sữa đã được cân đo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết như: chất béo, đạm, đường, viamin, canxi, DHA, chất xơ,… Vì vậy mẹ nên bổ sung 2 ly sữa bột mỗi ngày để tăng cường hấp thu dưỡng chất cũng như lợi sữa cho bé bú.

Khi sử dụng các mẹ chỉ cần lưu ý liều lượng pha chế để uống. Bởi sữa công thức cần một tỉ lệ chính xác để phát huy được công dụng.

2. Sữa đậu nành – Hỗ trợ tim mạch, giảm căng thẳng

Theo các nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng trong đậu nành còn cao hơn các loại thịt. Do đó phụ nữ sau sinh nên uống thêm sữa đậu nành để hồi phục sức khoẻ nhanh hơn. Ngoài ra, sữa đậu nành còn giúp hỗ trợ tiêu hoá và ngăn các bệnh tim mạch, giảm căng thẳng rất tốt.

Nhưng mẹ chỉ nên uống với lượng vừa phải vì trong đậu nành chứa nhiều chất kích thích estrogen. Nếu uống sữa đậu nành quá nhiều sẽ làm giảm quá trình tiết sữa mẹ. Đồng thời, bé bú sữa mẹ sẽ có thể bị đi ngoài liên tục.

3. Sữa mè đen – Bổ sung canxi hiệu quả

Mè đen không chỉ là thực phẩm hỗ trợ giảm cân mà còn rất lợi sữa cho mẹ sau sinh. Ngoài hàm lượng chất béo tốt cho sữa mẹ, sữa mè đen còn bổ sung canxi rất hiệu quả.

Do đó để nguồn sữa của mẹ thêm chất lượng, mẹ có thể uống 2 ly sữa mè đen vào mỗi sáng và tối. Đồng thời không sử dụng quá 500ml/ngày và chỉ uống khi còn ấm.

4. Sữa yến mạch – Hỗ trợ giảm cân, lợi sữa

Sữa yến mạch giàu chất xơ, cung cấp canxi, protein nhưng ít béo, có thể được chế biến với cách rất đơn giản. Đây là lựa chọn hợp lý cho những mẹ muốn giảm cân nhưng vẫn có nhiều sữa cho con bú.

Kết luận

Sau khi sinh uống sữa đúng cách sẽ giúp mẹ giảm gánh lo thiếu sữa cho con khá nhiều. Đồng thời mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo lượng sữa chất lượng cho bé. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp mẹ chọn được loại sữa phù hợp để bổ sung sau sinh và khoẻ mạnh!

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Đáp Thắc Mắc Cho Mẹ: Sinh Con Ra Có Đúng Ngày Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!