Xu Hướng 5/2023 # Giải Đáp Thắc Mắc: Mang Thai 8 Tuần Có Nên Đi Máy Bay Không? # Top 6 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Giải Đáp Thắc Mắc: Mang Thai 8 Tuần Có Nên Đi Máy Bay Không? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Giải Đáp Thắc Mắc: Mang Thai 8 Tuần Có Nên Đi Máy Bay Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiều người thắc mắc mang thai 8 tuần có nên đi máy bay không. Theo các chuyên gia, mẹ có thể đi máy bay trong giai đoạn này nhưng cần lưu ý vài điều.

Đi máy bay có ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé?

Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, nếu không phải trường hợp bắt buộc, bà bầu nên hạn chế đi máy bay, đặc biệt là bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Theo một số nghiên cứu, đi máy bay có thể tác động tới sức khỏe của cả mẹ và bé như:

Áp suất thay đổi khi lên cao sẽ làm ảnh hưởng tới sự lưu thông máu trong cơ thể, khiến quá trình vận chuyển máu để nuôi dưỡng thai nhi bị gián đoạn, gây kích thích tử cung và khiến mẹ dễ sinh non

Ngồi lâu trong môi trường áp suất thay đổi có thể dẫn tới ứ đọng máu ở phần chi dưới cơ thể

Mẹ bầu có vấn đề về huyết áp, bệnh tim hoặc mang thai to,… có thể gặp sự cố về sức khỏe khi đi máy bay

Tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sau

Tình trạng ốm nghén có thể trở nên tồi tệ hơn khi mẹ đi máy bay do sự gia tăng về độ cao và nhiệt độ

Trên thực tế, tỷ lệ hô hấp của mẹ bầu có gia tăng ngắn khi máy bay cất cánh và hạ cánh, ngoài ra chúng vẫn ổn định trong suốt thời gian còn lại của chuyến bay. Khi di chuyển bằng máy bay, tiếng ồn, rung động và bức xạ có thể có rủi ro nhưng vẫn ở mức an toàn đối với phụ nữ mang thai và em bé.

Khi được hỏi về việc mẹ mang thai 8 tuần có nên đi máy bay không, các chuyên gia khoa sản cho rằng đây là giai đoạn an toàn để mẹ bầu đi máy bay. Chỉ những mẹ ở 3 tháng cuối thai kỳ hoặc các mẹ có vấn đề về sức khỏe mới nên hạn chế đi máy bay, còn lại, di chuyển xa bằng phương tiện này được xem là an toàn nhất so với các loại hình giao thông công cộng khác.

Như vậy, nếu mẹ thắc mắc mang thai 8 tuần có nên đi máy bay không thì câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể đi được với điều kiện phải đảm bảo sức khỏe của bản thân. Trường hợp mẹ đã đặt vé nhưng cảm thấy sức khỏe không ổn thì cần hủy bỏ ngay chuyến bay đó.

Trường hợp nào bà bầu không nên đi máy bay?

Mẹ bị huyết áp, tim mạch trong thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ

Có vấn đề về nước ối, nhau thai

Chảy máu âm đạo

Có tiền sử sinh non

Từng sinh đôi, sinh ba

Bà bầu mang thai trên 36 tuần

Khi đi máy bay, mẹ bầu cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Phụ nữ mang thai khi đi máy bay cần chuẩn bị một số giấy tờ theo quy định của hãng hàng không vì trong một số trường hợp, hãng bay có quyền từ chối cho mẹ bầu lên máy bay để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Những giấy tờ mẹ bầu cần chuẩn bị khi đi máy bay gồm có:

Giấy khám thai, có đóng dấu và ký tên của bác sĩ cam kết về việc tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ có thể đi máy bay được. Loại giấy này có hiệu lực chỉ trong 7 ngày, qua 7 ngày hãng hàng không sẽ không đảm bảo sức khỏe của bạn có thể đi máy bay được hay không

Giấy cam kết của người thân về việc đã đồng ý cho bà bầu di chuyển bằng máy bay (tùy hãng yêu cầu)

Ngoài ra mẹ phải chứng mình được ngày sinh nở của mình, mẹ mang thai 1 hay mang thai đa thai.

Các giấy tờ này mẹ cần phải xuất trình ngay khi yêu cầu nên mẹ cần để trong hành lý xách tay và luôn mang theo bên mình trong suốt quãng đường bay.

Bà bầu đi máy bay cần lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ xem tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ có đi máy bay được không

Thắt dây an toàn ở dưới bụng và thấp trên hông để tránh chấn thương do rung lắc máy bay.

Trước khi cất cánh, không nên ăn quá no để tránh bị đầy hơi.

Tránh mặc quần áo bó chặt, mang vớ nén để ngừa việc sưng bàn chân và bắp chân.

Vận động chân thường xuyên, thỉnh thoảng đi lại trong khoang để giảm nguy cơ phù chi dưới và huyết khối tĩnh mạch.

Uống nhiều nước trong suốt chuyến bay để giữ ẩm cho cơ thể, tránh để cơ thể mất nước

Mang theo gối kê cổ để ngồi thoải mái hơn

Chọn chỗ ngồi ở giữa máy bay, gần lối đi để có thể di chuyển đến phòng vệ sinh nhanh chóng

Kết luận

Giải Đáp Thắc Mắc Bầu Tháng Đầu Đi Lại Nhiều Có Sao Không?

Trong thời kỳ mang thai, chế độ vận động luôn là vấn đề hàng đầu mà chị em quan tâm. Đặc biệt là trong tháng đầu tiên, thời điểm quyết định đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết vận động đúng cách. Và các mẹ thường lo lắng, không hiểu mới có thai đi lại nhiều có sao không? Nên kiêng hoạt động nào trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ?

Giải đáp thắc mắc mới có thai đi lại nhiều có sao không?

Tháng đầu tiên của thai kỳ mang đến rất nhiều thay đổi đối với cơ thể của người phụ nữ. Thông thường các mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và thậm chí buồn nôn, do đó các mẹ thường nghĩ là mình không nên đi lại, vận động nhiều.

Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý việc mẹ bầu tháng đầu đi lại nhiều có sao không còn phải xem xét việc đi lại đó ở mức độ như thế nào, có kéo dài hay không?…

Các mẹ có biết là ngay kể cả khi ốm nghén, vận động cũng là cách giúp các mẹ cảm thấy tốt hơn. Vận động hợp lý trong tháng đầu tiên của thai kỳ không chỉ an toàn mà còn góp phần làm dịu đi những khó chịu của giai đoạn sớm này của thai kỳ, giúp mẹ bầu giảm bớt những mệt mỏi hay căng thẳng đồng thời có giấc ngủ ngon hơn.

Mẹ bầu tháng đầu nên vận động như thế nào?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại vận động tốt nhất cho các mẹ ở tháng đầu mang thai là đi bộ. Bởi vì khi đi bộ, cơ thể của mẹ bầu sẽ được hoạt động một cách nhịp nhàng mà không khiến mẹ bị mệt hay mất sức. Hơn nữa, việc đi bộ cũng rất tốt cho tim mạch, làm tăng năng lượng, giúp cho mẹ bầu cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực.

Tuy nhiên, chị em mang bầu tháng đầu đi lại cần lưu ý không đi bộ quá nhiều bởi sự hoạt động quá sức có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Các mẹ chỉ nên đi chậm đều, có thể nhanh hơn một chút nhưng nên đi nhẹ nhàng, thoải mái.

Mỗi lần đi bộ chỉ nên tầm 20-30 phút, có thể đi bộ 3-5 lần mỗi tuần. Nếu cơ thể đang mệt hay khó thở thì mẹ không nên đi bộ hay vận động.

Các mẹ cũng có thể cân nhắc tham gia vào lớp yoga dành cho phụ nữ mang thai. Khi vận động, các mẹ nên chắc chắn rằng mình đang tập các động tác với chuyển động chậm, có kiểm soát, lựa theo sức mình.

Những loại vận động nào nên tránh trong tháng đầu tiên của thai kỳ?

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu cần phải tránh các hoạt động gây nên áp lực cho vùng chậu, dây chằng tử cung và lưng dưới. Vì vậy, không thực hiện bất kỳ động tác bật nhảy, giật mạnh, … Các bài tập thể thao cần dùng sức sẽ không phù hợp với chị em vào giai đoạn này.

Lưu ý khi vận động cho mẹ bầu tháng đầu tiên

Luôn mặc quần áo thoáng mát, thoải mái trong khi vận động.

Hãy chắc chắn rằng mẹ bầu uống nhiều nước trước, trong và sau khi vận động để giữ nước cho cơ thể.

Ăn nhiều protein và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống để giữ cho lượng đường trong máu đủ cao.

Vận động sau giờ ăn ít nhất hai tiếng đồng hồ.

Hãy chắc chắn rằng mẹ bầu đã thông báo với bác sĩ sản khoa của mình trước khi bắt đầu bất cứ kế hoạch vận động nào.

Nếu khi vận động thấy có hiện tượng đau bụng, tim đập quá nhanh, khó thở, xuất huyết âm đạo… thì hãy dừng lại và đi khám để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Theo: The Asianparent Việt Nam

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Chuyên Gia Giải Đáp Thắc Mắc: Thai 18 Tuần Nên Ăn Gì?

Theo bác sĩ Phạm Văn Hùng (Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội), thai 18 tuần mẹ bầu có thể ăn uống đầy đủ những thứ mình thích, kiêng không ăn đồ sống, đồ tái, rượu bia, những đồ ăn cay, nóng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Văn Hùng (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa)

Dinh dưỡng cho thai nhi luôn là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi mang thai. Trong đó, giai đoạn thai 18 tuần, khi đã trải qua thời gian nghén kinh hoàng 3 tháng đầu, vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi sau đó luôn được mẹ bầu quan tâm, làm sao con khỏe, mẹ khỏe? làm sao để ăn vào con mà không vào mẹ?

Theo bác sĩ Phạm Văn Hùng, Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa Hà Nội, thai 18 tuần đang trong giai đoạn giữa thai kỳ và đây là giai đoạn mẹ bầu thoải mái nhất vì thai đã được ngắn chia khớp vệ, tức là tử cung được đẩy lên trên khớp mu không kích thích, đè nén nhiều vào bàng quang nên không bị đi tiểu nhiều hay són tiểu.

“18 tuần là giai đoạn mẹ thoải mái hơn 3 tháng đầu vì thay đổi nội tiết nghén nên khó chịu. Thai 18 tuần vẫn chưa to chưa đẩy vào cơ hoành nên chưa đè vào bàng quang.

Lúc này, thai được đẩy lên trên khớp mu nên chưa phải đè lên cơ hoành, bàng quang gây són tiểu. Đây là lúc cơ thể người mẹ thoải mái nhất trong thời kỳ thai nghén”, bác sĩ Hùng cho biết.

Thai 18 tuần nên ăn gì?

Bước sang tuần thứ 18, thính giác của thai nhi đã được hình thành. Em bé của thể nghe thấy những âm thành bên ngoài tử cung và đặc biệt hơn là nhận ra giọng nói của mẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những giai đoạn mà bộ não của bé con phát triển mạnh nhất. Do đó, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất khoáng như canxi, kẽm,… trong bữa ăn hàng ngày.

Đặc biệt, khi các cơn ốm nghén đã “hạ nhiệt”, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng gồm nhiều carbohydrate, các loại trái cây và rau củ quả, protein và các thực phẩm từ sữa. Ngoài ra, các mẹ cần bổ sung chất béo lành mạnh, đường, mật ong vừa phải, thức uống từ trái cây tươi cung cấp vitamin, chất khoáng và bổ sung axit béo omega 3 – dưỡng chất rất quan trọng trong thời kỳ mang thai cho não và mắt phát triển của bé.

“Thai 18 tuần cũng là lúc các mẹ hết nghén có thể ăn uống được. Chính vì vậy, các mẹ bầu ăn uống đầy đủ thịt bò, hải sản, trứng, rau củ quả. Các mẹ bầu ăn được gì thì nên ăn không phải kiêng khem nhiều, ăn đầy đủ tinh bột nhưng phải làm xét nghiệm nhiều để đảm bảo lượng đường trong máu không xảy ra tình trạng tiểu đường thai kỳ. Lượng nước phải đáp ứng khoảng 1-2 lít/ ngày để vòng tuần hoàn của mẹ bình thường.

Mẹ bầu có thể uống sữa bầu hoặc sữa tươi tiệt trùng. Cả 2 đều tốt cả, chủ yếu cơ thể mẹ có hấp thu được không. Nếu cơ thể mẹ bị táo bón khi uống sữa bầu thì mẹ có thể uống sữa tươi tiệt trùng. Sữa tươi tiệt trùng cũng đủ cung cấp canxi cho thai nhi rồi”, bác sĩ Hùng cho hay.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai 18 tuần là giai đoạn giữa thai kỳ, mẹ bầu cần phải tăng khoảng 220 calo một ngày, còn chất đạm cũng cần tăng 10-19 gram một ngày so với bình thường nhưng vẫn cần phải đảm bảo đủ vi chất dinh dưỡng.

Bà mẹ vẫn phải uống viên đa vi chất dinh dưỡng cho bà bầu, kèm theo chế độ ăn thêm như lưng bát cơm, một quả trứng hoặc 30 gram thịt cộng thêm 1-2 cốc sữa bà bầu. Như vậy các bà mẹ đã cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Cung cấp canxi cho trẻ có thể qua thực phẩm như tôm đồng, cua, cá, thực phẩm đó ăn cả xương và chế phẩm từ sữa bởi sữa là nguồn bổ sung canxi tốt.

Thai 18 tuần không nên ăn gì?

Chia sẻ về vấn đề kiêng khem khi thai 18 tuần, bác sĩ Hùng cho biết, mẹ bầu không nên ăn thực phẩm cay, nóng, thực phẩm tái hoặc thực phẩm sống. Đặc biệt, mẹ bầu lưu ý không uống rượu, bia, những đồ uống có chất kích thích.

“Các mẹ bầu kiêng nhiều quá cũng không tốt. Quan niệm kiêng ăn đu đủ xanh là sai lầm hay kiêng ăn tinh bột nữa. Mẹ bầu vẫn cần phải cung cấp tinh bột khi mang thai. Việc ăn đu đủ, củ quả không có chất phụ gia rất tốt cho mẹ và thai nhi”, bác sĩ Hùng cho hay.

Thai 18 tuần cần xét nghiệm gì?

Chia sẻ thêm, bác sĩ Hùng cho biết, thông thường thai 8 tuần đã hình thành đầy đủ các bộ phận nhưng mỗi tuần tuổi thai lại quan trọng một vấn đề khác nhau. Chính vì vậy, khi thai 18 tuần tuổi, mẹ bầu cần làm xét nghiệm để phân tích vấn đề về dị tật bẩm sinh hay tất cả dị tật về thần kinh, thực hiện Double test và Triple test.

Về việc dùng thuốc khi mẹ bầu bị cảm cúm hay ho, khi thai dưới 12 tuần là giai đoạn hình thành tổ chức nên việc dùng thuốc bị hạn chế, tuy nhiên thai trên 12 tuần đã có thể dùng thuốc an toàn. Nếu mẹ bị cúm, viêm họng có thể dùng kháng sinh an toàn dành cho bà bầu và cho con bú.

Theo Hồng Nhung (Khám Phá)

Giải Đáp Thắc Mắc: Mang Thai Có Quan Hệ Được Không?

Mang thai có quan hệ được không? Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quan hệ trong thời kỳ mang thai mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả thai phụ và em bé. Cụ thể việc quan hệ tình dục vợ chồng sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời giữ cho hệ thống miễn dịch tốt hơn, giúp phòng chống bệnh tốt hơn.

Quan hệ trong thời kỳ mang thai mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả thai phụ và em bé

Tuy nhiên, thời kỳ mang thai cũng là thời kỳ vô cùng nhạy cảm đối với mẹ bầu. Sự thay đổi về tâm lý cũng như cơ thể đôi khi khiến mẹ bầu không có hứng thú trong việc quan hệ.

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, khi cơ thể mẹ có những thay đổi mới, tâm lý lo lắng quan hệ khi mang thai sẽ khiến sinh non, sảy thai là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, sau đó, cơ thể sẽ dần thích nghi hơn, và có thể ham muốn quan hệ sẽ tăng lên trong thời kỳ mang bầu. Nhưng tới 3 tháng cuối thai kỳ, khi mà bụng bầu to hơn, các bà mẹ cảm giác nặng nề và mệt mỏi thì ham muốn sẽ hầu như mất hẳn trong giai đoạn này.

Vậy khi mang thai có nên quan hệ không? Trong thời kỳ mang thai, các bậc cha mẹ thường lo lắng việc quan hệ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc quan hệ dẫn đến sinh non hay sảy thai. Bởi vì trên thực tế việc sẩy thai hoặc sinh non còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bất đồng nhiễm sắc thể, các yếu tố do rối loạn di truyền hay bất đồng nhóm máu….

Hơn nữa, khi quan hệ trong thời kỳ mang thai, dương vật cũng sẽ không thể chạm đến thai nhi, tinh dịch cũng không vào được tử cung, bởi vì cổ tử cung có một nút nhầy dày và quánh, giúp ngăn cản vi khuẩn và tinh dịch. Khi đạt khoái cực sẽ làm tử cung co bóp nhưng cũng không quá mạnh đến mức kích thích để sinh non.

Khi mẹ bầu đạt cực khoái, tử cung cũng sẽ co bóp nhưng không quá mạnh đến mức kích thích để sinh non

Một tín hiệu vui cho thắc mắc mang thai có quan hệ được không đó là việc giúp mẹ bầu đạt khoái cực còn giúp sản sinh ra hormone hạnh phúc. Loại hormone giúp thai nhi trong bụng có cảm giác hưng phấn, đồng thời giúp mẹ bầu điều hòa cảm xúc. Đồng thời, quan hệ tình dục còn giúp xương chậu của mẹ bầu mềm dẻo, giúp phục hồi nhanh hơn sau sinh cho mẹ bầu.

Những lưu ý cho thắc mắc “mang thai có quan hệ được không?” Trong trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh về dị tật cổ tử cung thì việc quan hệ trong thời kỳ mang thai rất dễ dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bạn nằm trong số các trường hợp này, tốt hơn hết là không nên quan hệ trong thời kỳ mang thai.

Những trường hợp mẹ bầu bị rau tiền đạo, việc quan hệ sẽ kích thích tử cung co bóp, gây bong rau sớm và dẫn đến sinh non. Trong trường hợp này nên hạn chế tối đa quan hệ hoặc tốt nhất là không quan hệ khi đang trong thời kỳ mang thai.

Nếu mẹ bầu có tiền sử sinh non thì câu trả lời cho câu hỏi mang thai có nên quan hệ không chắc chắn là không. Vì rất dễ dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

Quan trọng là nên đi khám sức khỏe thai sản để đảm bảo chắc chắn mẹ bầu không có các bệnh bất thường về cổ tử cung, rau thai và các bệnh về thai.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Đáp Thắc Mắc: Mang Thai 8 Tuần Có Nên Đi Máy Bay Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!