Xu Hướng 9/2023 # Giảm Triệu Chứng Chóng Mặt Khi Mang Thai # Top 10 Xem Nhiều | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giảm Triệu Chứng Chóng Mặt Khi Mang Thai # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giảm Triệu Chứng Chóng Mặt Khi Mang Thai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chóng mặt là triệu chứng rất thường gặp phải khi mang thai. Chóng mặt có thể khiến bạn cảm thấy căn phòng đang quay cuồng, đi đứng mất thăng bằng. Chóng mặt kèm theo buồn nôn khiến những ngày thai nghén trở nên vô cùng nặng nề. Hiểu về những lý do có thể gây chóng mặt khi mang thai sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng này tốt hơn.

1. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu 1.1. Thay đổi hormone và hạ huyết áp

Ngay khi bạn bắt đầu mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ thay đổi để giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Điều này nhằm giúp em bé phát triển trong tử cung.

Lúc này, lưu lượng máu tăng lên, chuyển sang tập trung bên bào thai, bánh nhau và dây rốn có thể khiến huyết áp của bạn thay đổi. Theo đó, huyết áp của bạn sẽ giảm trong khi mang thai, còn được gọi là hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, choáng váng, đặc biệt là khi chuyển từ nằm sang ngồi hoặc ngồi sang đứng.

Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn tại các cuộc hẹn khám thai. Nhìn chung, huyết áp thấp không phải là một nguyên nhân đáng gây lo ngại hay có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Huyết áp sẽ có khuynh hướng chuyển dần về mức bình thường sau khi mang thai.

1.2. Chứng nôn nghén

Chóng mặt có thể là hệ quả nếu bạn buồn nôn và ói mửa dữ dội trong thời gian đầu thai kỳ. Điều này thường xảy ra rất sớm, được xem là một trong các dấu hiệu của mang thai do sự thay đổi của nồng độ các hormone trong cơ thể bạn.

Ngoài ra, nếu bạn nôn ói quá nhiều và không thể ăn hay uống gì, cơ thể mất nước và chất điện giải có thể làm chóng mặt càng trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, phần lớn các sản phụ sẽ thuyên giảm khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.

1.3. Mang thai ngoài tử cung

Chóng mặt có thể là một biểu hiện của thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng khi trứng được thụ tinh và làm tổ ở một vị trí khác thay vì buồng tử cung. Trong đa số các trường hợp, vị trí thai ngoài tử cung thường làm tổ là ống dẫn trứng.

Nếu tình trạng này thực sự xảy ra, bạn có thể bị chóng mặt kèm với đau bụng và chảy máu âm đạo. Chóng mặt sẽ dữ dội hơn nếu khối thai ngoài bị vỡ ra, sản phụ mất máu nhiều. Đây là một cấp cứu phụ khoa và cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp.

2. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

Những lý do khiến bạn bị chóng mặt trong ba tháng đầu tiên vẫn có thể kéo dài sang tam cá nguyệt thứ hai, như tình trạng huyết áp thấp. Ngoài ra, nguyên nhân của chóng mặt cũng có thể bắt đầu phát sinh khi bào thai đang dần tiến triển.

2.1. Áp lực của tử cung

Bạn có thể bị chóng mặt nếu áp lực từ tử cung chứa bào thai đang phát triển đè lên các mạch máu. Tình trạng này bắt đầu xảy ra từ tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba và nhiều hơn khi em bé lớn dần lên.

Lúc này, ngay cả việc nằm ngửa cũng có thể khiến cho bạn bị chóng mặt. Do tĩnh mạch chủ dưới đưa máu trở về tim bị chèn ép. Cung lượng tim sẽ giảm, máu đến não bị hạn chế và bạn bị chóng mặt hay thậm chí là xây xẩm, hoa mắt nếu cố gắng ngồi dậy, đi lại.

2.2. Tiểu đường thai kỳ

Đôi khi triệu chứng chóng mặt lại là dấu hiệu cho bệnh tiểu đường thai kỳ khi lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao, khiến các tế bào sống trong môi trường ưu trương, bị mất nước nghiêm trọng.

Nhằm tầm soát tiểu đường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thử nghiệm đường máu lúc đói trong lần khám thai giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Nếu được chẩn đoán mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và tuân thủ kế hoạch tập luyện, kiêng cữ chuẩn mực hơn.

2.3. Hạ đường huyết

Trái ngược với tình trạng tiểu đường thai kỳ nêu trên, hạ đường huyết do lượng đường trong máu của bạn thấp cũng gây ra chóng mặt đồng thời với các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, run rẩy và đau đầu.

Do bào thai đang phát triển nhanh, nhu cầu năng lượng là rất lớn. Để tăng cường, bạn bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ trong ngày như một miếng trái cây, ly sữa, miếng bánh ngọt hoặc các hạt ngũ cốc…. xen kẽ với các bữa ăn chính.

3. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

So với các nguyên nhân gây chóng mặt trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, đặc điểm chóng mặt trong tam cá nguyệt thứ ba có thể vẫn tương tự. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mọi biểu hiện bất thường đều không nên chủ quan. Bạn nên gặp bác sĩ thường xuyên hơn để theo dõi các tình trạng nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây ra chóng mặt.

Quan trọng nhất là việc đi đứng cần cẩn trọng, tránh để té ngã, tuyệt đối không mang giày cao gót. Khi đứng hay ngồi dậy cần từ từ và tìm kiếm sự hỗ trợ để tránh bị chóng mặt, lâng lâng làm xây xẩm, dễ ngã.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

4. Nguyên nhân chóng mặt trong suốt thai kỳ

Có một số nguyên nhân có thể gây chóng mặt toàn thời gian trong thai kỳ mà không gắn liền với một tam cá nguyệt nào cụ thể.

4.1. Thiếu máu

Do nhu cầu máu tăng lên để nuôi dưỡng bào thai, người mẹ có thể bị giảm số lượng cũng như chất lượng các tế bào hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu máu ở thai phụ. Điều này càng dễ xảy ra hơn khi chế độ ăn của bạn không đầy đủ dinh dưỡng, không có đủ chất sắt và axit folic trong cơ thể.

Ngoài cảm giác chóng mặt, thiếu máu còn khiến sản phụ cảm thấy mệt mỏi liên tục, xanh xao, khó thở, tim đập nhanh. Nếu thiếu máu quá nặng, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.

4.2. Thiếu nước

Nhu cầu nước rất lớn trong suốt thai kỳ, nhất là trong ba tháng đầu nếu bạn bị ốm nghén nhiều, buồn nôn hoặc nôn ói liên tục. Đây là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng mất nước và cả rối loạn điện giải.

Đến các tam cá nguyệt sau, do kích thước bào thai lớn, dễ chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, thể tích tuần hoàn rất dễ bị ảnh hưởng thêm nếu bạn uống nước không đủ. Máu tưới đến các cơ quan, nhất là não không đủ sẽ khiến bạn bị chóng mặt.

5. Giảm chóng mặt khi mang thai như thế nào?

Hạn chế tư thế đứng lâu liên tục trong thời gian dài. Hãy ngồi nhiều hơn khi có thể;

Không nên ngồi hay nằm một chỗ quá lâu. Cần vận động, đi lại nhẹ nhàng để tăng cường dòng máu lưu thông;

Khi ngồi lên hoặc đứng lên cần từ từ, chậm rãi. Tránh ngồi, đứng dậy đột ngột;

Tránh nằm ngửa trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba;

Chế độ ăn giàu năng lượng để tránh lượng đường trong máu hạ quá thấp. Đồng thời cũng hạn chế chất béo, chất đường bột, thực phẩm ngọt quá nhiều để đề phòng đái tháo đường trong thai kỳ;

Uống nhiều nước để tránh mất nước, nhất là khi bị nôn ói;

Mặc quần áo thoáng khí, thoải mái. Tránh trang phục gò bó, o ép quá mức.

Nếu tình trạng chóng mặt xảy ra liên tục nhiều ngày trong thời gian mang thai và không có khuynh hướng thuyên giảm, không được tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Không những thế, nếu chóng mặt xảy ra một cách đột ngột hoặc với mức độ nghiêm trọng ngay từ đầu hoặc chóng mặt có kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, đau bụng, đau ngực, đau đầu, nhìn mờ, tim đập nhanh, khó thở, ngất xỉu… thì nên đưa sản phụ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh,giảm các triệu chứng nghén, chóng măcác bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bí Quyết Giúp Mẹ Bầu Giảm Chóng Mặt Khi Mang Thai

Mang thai là một quá trình đặc biệt xảy ra trong cuộc đời người phụ nữ. Suốt quãng thời gian này, cơ thể có rất nhiều thay đổi và bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác mà mình chưa từng biết đến trước đây. Chóng mặt khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến mà mẹ bầu sẽ gặp phải.

Mẹ bầu có thể cảm thấy lâng lâng và choáng váng nếu đứng dậy sau khi cúi xuống hoặc sau khi ngồi lâu. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chóng mặt từ khoảng tuần thứ sáu ở tam cá nguyệt đầu tiên. Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể bị chóng mặt ngay cả khi đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Bởi vì khi đó, em bé bắt đầu phát triển nhanh và gây áp lực lên các mạch máu.

Vì sao mẹ bầu thường xuyên đối diện với cơn chóng mặt?

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và có thể bao gồm cả những thay đổi khác nhau xảy ra trong cơ thể. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nội tiết tố và những thay đổi khác trong cơ thể làm giãn nở các thành mạch máu. Điều này gây hạ huyết áp khiến bạn cảm thấy choáng váng. Ốm nghén cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt, bởi vì cơ thể bạn có thể không thể hấp thụ đủ lượng dưỡng chất cần thiết qua thức ăn.

Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, lượng máu tăng 30% khi thai nhi phát triển. Điều này khiến huyết áp tăng lên, từ đó dẫn đến chóng mặt.

Ngoài ra còn có những lý do khác khiến bạn cảm thấy chóng mặt như:

Mất nước và chán ăn.

Nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Giảm lượng đường trong máu do đái tháo đường thai kỳ.

Tình trạng tiền sản giật mà bạn có thể mắc phải trong giai đoạn sau của thai kỳ.

Nằm ngửa ở những tháng cuối của thai kỳ có thể gây áp lực quá nhiều lên những mạch máu có nhiệm vụ vận chuyển máu từ phần dưới cơ thể về tim. Điều này gây cản trở quá trình lưu thông tối ưu trong cơ thể và từ đó gây chóng mặt.

Hemoglobin, một loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, có thể không đáp ứng đủ vì nhu cầu máu của bạn sẽ tăng lên. Điều này có thể gây thiếu máu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và hoa mắt.

Khi chóng mặt, mẹ bầu sẽ cảm thấy thế nào?

Một số phụ nữ có thể cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi. Một số khác lại cảm thấy buồn nôn và choáng váng hoặc cảm thấy chóng mặt kiểu “quay vòng vòng”. Khi đó, bạn có thể gặp những thay đổi về thị giác như hoa mắt hay ngã quỵ, mất thăng bằng.

Hãy làm những điều này khi bạn đột nhiên cảm thấy chóng mặt

Hãy nhờ người mở ngay cửa ra vào và cửa sổ hoặc đi đến những nơi thông thoáng.

Ngồi xuống từ từ để tránh ngã bất ngờ hoặc nếu có thể, ngồi với tư thế đặt đầu ở khoảng giữa hai đầu gối. Hãy đứng dậy từ từ, vì những chuyển động đột ngột sẽ làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Hãy cố gắng nằm nghiêng sang trái. Làm như vậy giúp cải thiện lưu thông máu đến não và khiến bạn cảm thấy khá hơn.

Ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc nước trái cây sẽ giúp bạn tích lũy được khá nhiều năng lượng. Điều này cũng giúp bạn tránh được nguy cơ bị chóng mặt do giảm đường huyết.

Uống nhiều nước.

Tắm nước lạnh nếu bạn cảm thấy lâng lâng.

Phương pháp giúp ngăn ngừa chóng mặt khi mang thai

Bạn có thể phòng tránh các cơn chóng mặt xảy ra thường xuyên trong thời gian mang thai bằng cách thực hiện theo một số biện pháp đơn giản sau đây:

Không đứng trong một quãng thời gian quá dài. Nếu bạn bắt buộc phải đứng lâu, hãy cố gắng di chuyển thường xuyên để giúp máu được lưu thông tốt hơn.

Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột, đặc biệt là đứng dậy khi đang ngồi hoặc nằm, vì di chuyển đột ngột có thể khiến bạn chóng mặt.

Ăn đều đặn và tránh việc không ăn gì trong thời gian quá lâu. Điều này sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu của bạn.

Đừng nằm ngửa khi bạn đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai.

Không tắm bằng nước nóng.

Mặc quần áo rộng để giúp giảm bớt nhiệt độ cơ thể và tăng khả năng lưu thông máu.

Uống đủ nước để tránh mất nước.

Bạn nên ở những nơi mát mẻ và trong lành, như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát được nhiệt độ cơ thể của chính mình.

Tình trạng chóng mặt thường kéo dài suốt thai kỳ và sẽ giảm dần sau khi sinh. Vậy nên bạn cần có những kiến thức về sức khỏe trong suốt thời gian mang thai, tham gia cập nhật những kiến thức chăm sóc thai kỳ cùng các mẹ bầu bằng cách đăng ký chương trình tiền sản “Kiểm tra cần thiết trong giữa thai kỳ” để nhận ưu đãi lớn: giảm đến 20% gói sinh và vaccine.

Cách thức đăng ký

Điện thoại: 0909 802 936

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Đăng ký tại link: http://bit.do/LOP-HOC-TIEN-SAN

Nội dung chương trình

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, chúng tôi (Kế siêu thị Aeon Mall Bình Tân)

ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 0) để gặp tổng đài viên.

Website: chúng tôi

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

Làm Gì Để Giảm Chứng Hoa Mắt Chóng Mặt Ở Bà Bầu

Nguyên nhân chính của hiện tương này là do sự tăng lên của hormone, làm giãn, mở rộng thành mạch máu. Chính hiện tượng này giúp cho máu có thể đến với thai nhi và lại trở về tĩnh mạch của bạn. Khi huyết áp thấp hơn bình thường sẽ giảm lượng máu lưu thông tới não bộ, dĩ nhiên sẽ gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt.

Hiện tượng này làm giảm lượng đường trong máu, làm cho cơ thể của bạn có nhiều thay đổi để thích ứng. Những phụ nữ bị thiếu máu hoặc bị giãn tĩnh mạch sẽ gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt nhiều hơn những người bình thường.

Trong quý II, sự lớn lên của thai nhi sẽ đặt áp lực lên thành mạch, cũng là nguyên nhân gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt của bạn. Nếu bà bầu nào lại thường xuyên nằm ngửa thì hiện tượng này càng kéo dài hơn vì trọng lượng cơ thể của bé sẽ đặt hẳn lên thành mạch máu.

Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở địa điểm thấp là phía bàn chân và bắp chân. Nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện với cả nhóm phụ nữ không mang bầu.

Nên tránh tư thế đứng khi bạn vừa rời khỏi giường hoặc một chiếc ghế. Nếu nằm, bạn nên trở dậy từ từ. Sau đó, bạn nên đứng im một chỗ trong vòng ít phút.

Nếu phải đứng ở cùng một địa điểm trong thời gian dài, bạn nên tìm cách di chuyển đôi chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần bó khít sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn.

Sang quý II – III, sự phát triển của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ, do trọng lượng thai gây áp lực nên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của người mẹ.

Nằm thẳng lưng là tư thế khiến rắc rối trên thêm nghiêm trọng. Khoảng 8% thai phụ trong quý II – III phải đối mặt với tình trạng: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và họ cảm thấy choáng váng, khó chịu, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.

Nằm nghiêng sẽ tốt hơn nằm thẳng lưng. Một chiếc gối nhỏ được đặt dưới hông có tác dụng hỗ trợ bạn trong tư thế nằm này.

Thiếu dinh dưỡng

Khi ăn không đủ, bạn có thể bị hạ đường huyết – chứng bệnh khiến bạn bị hoa mắt, thậm chí là ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi bạn mang thai.

Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự.

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc bạn luyện tập. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả.

Khi thiếu máu, bạn sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác. Kết quả, bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu choáng váng. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.

Đảm bảo rằng, bạn được nạp đủ sắt thông qua thực phẩm và viên uống, nhất là trong quý II – III.

Ở lâu trong một căn phòng nóng bức hoặc đi tắm hơi sẽ khiến các mạch máu bị giãn, gây hạ huyết áp, chóng mặt.

Nếu bạn bị chóng mặt do thời tiết, bạn nên tránh nơi đông đúc, khu vực nóng bức và mặc quần áo thoáng mát. Tránh tắm hơi khi bạn mang thai; thay vào đó, bạn chỉ nên tắm bằng nước ấm.

Một chế độ tập luyện liên tục hoặc khi bạn lo lắng sẽ khiến bạn bị mất nước và thấy choáng váng.

Mặc dù tập luyện là tốt, bạn vẫn nên cẩn thận và tránh tập quá sức. Bạn nên khởi động từ từ và ngưng tập ngay sau khi bị hoa mắt.

Nhiều thai phụ cảm thấy choáng váng khi bị ho, đi tiểu hoặc đi tiêu. Những tác động này có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, dẫn tới hoa mắt.

Những biện pháp chống hoa mắt chóng mặt khi mang thai

Nếu bạn hay thấy mắt hoa, nên dự trữ vài gói bánh quy trong túi xách. Ngoài ra, không bao giờ để cơ thể mất nước, nên uống đủ nước, tránh những loại nước gây tiểu nhiều (như caffein trong trà, café và rượu).

Kết hợp đồ ăn giàu chất sắt với đồ ăn giàu vitamin C để phòng chứng thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt khi bạn mang đa thai hoặc mang bầu lần hai chỉ cách lần thứ nhất khoảng 1 năm. Đây là 2 trường hợp lấy đi nguồn sắt dự trữ của cơ thể nhanh nhất.

Cố gắng không để nóng quá. Nên mặc áo nhiều lớp, vì bạn có thể cởi bỏ lớp bên ngoài nếu thấy nóng. Nếu trời nóng, nên uống đủ nước, sử dụng quạt điện hoặc máy điều hòa, vẩy nước mát lên mặt và tay.

Không tắm bằng nước nóng quá và nên thận trọng nếu đang tắm mà thấy hoa mắt. Nếu dấu hiệu này xảy ra, nên ngừng tắm và ngồi nghỉ ít phút trước khi bước ra khỏi phòng tắm. Nên nhờ người thân giúp đỡ, nếu có thể.

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn nên tránh nằm ngửa (bởi lúc này bào thai đã chèn lên các mạch máu lớn của mẹ, tạm thời ngăn cản hệ tuần hoàn). Điều này không chỉ gây hoa mắt, chóng mặt, xanh xao mà còn làm giảm cung cấp oxy cho bào thai, dù chỉ là tạm thời. Nên nằm nghiêng. Nếu muốn ngồi dậy, nên ngồi dậy từ từ.

8 Bí Quyết Giúp Bà Bầu Giảm Chóng Mặt Khi Mang Thai

Chóng mặt là tình trạng mẹ bầu có thể thường xuyên gặp phải trong thời gian mang thai. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một số giai đoạn nhất định nhưng nhiều mẹ bầu lại hay bị chóng mặt, choáng váng trong xuyên suốt cả thai kỳ. Vậy có bao nhiêu bí quyết giúp mẹ bầu giảm chóng mặt khi mang thai?

Buồn nôn chóng mặt khi mang thai

Một số mẹ bầu khi mang thai gặp phải tình trạng này, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt trong thai kỳ.

Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai ở giai đoạn nào?

Thông thường, bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên, tình trạng chóng mặt trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ hoàn toàn có thể diễn ra do các mạch máu bị tác động bởi sự phát triển của thai nhi.

Hầu hết mẹ bầu đều trải qua tình trạng ốm nghén từ nhẹ đến nghiêm trọng trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Tình trạng này khiến lượng đường trong máu giảm và gây mất cảm giác ngon miệng, từ đó làm cho bà bầu cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ.

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai 1. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Thay đổi hormone và hạ huyết áp

Ngay khi bắt đầu mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ sẽ thay đổi để giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể, nhằm giúp em bé phát triển trong tử cung. Vì lượng máu trong cơ thể tăng lên dẫn đến tình trạng chóng mặt và sẽ có một số trường hợp bà bầu bị chóng mặt vào tháng cuối.

Tuy nhiên, việc lưu lượng máu tăng lên và chuyển sang tập trung bên bào thai, bánh nhau, dây rốn có thể khiến mẹ bầu bị hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp. Tình trạng này có thể khiến bà bầu bị chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, nhất là khi đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ ngồi sang đứng.

May mắn rằng, huyết áp thấp không phải là một vấn đề gây quá nhiều lo ngại hay có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Thông thường huyết áp sẽ có khuynh hướng chuyển dần về mức ổn định sau khi mang thai.

Ngoài ra, nôn ói quá nhiều nhưng không thể ăn uống sẽ làm cơ thể mất nước và chất điện giải, gây chóng mặt càng trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, phần lớn tình trạng này sẽ thuyên giảm khi mẹ bầu bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

Mang thai ngoài tử cung

Chóng mặt có thể là một biểu hiện của thai ngoài tử cung. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể bị chóng mặt kèm với đau bụng và chảy máu âm đạo. Chóng mặt có thể sẽ dữ dội hơn nếu khối thai ngoài bị vỡ khiến sản phụ mất máu nhiều. Đây là một cấp cứu phụ khoa và cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp.

2. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

Áp lực của tử cung

Áp lực từ bào thai đang phát triển lên các mạch máu có thể gây chóng mặt. Tình trạng này bắt đầu xảy ra từ tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba và tần suất có thể nhiều hơn khi em bé dần phát triển lớn hơn.

Vào thời gian này, ngay cả việc nằm ngửa cũng có thể khiến cho bạn bị chóng mặt do thai nhi chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, nơi đưa máu trở về tim. Từ đó, máu đến não bị hạn chế và bạn bị chóng mặt hay thậm chí là xây xẩm, hoa mắt nếu cố gắng ngồi dậy, đi lại.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp, gây ra chóng mặt, kèm các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, run rẩy và đau đầu.

Do bào thai đang phát triển nhanh, nhu cầu năng lượng là rất lớn nên mẹ bầu dễ bị hạ đường huyết. Bạn bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ trong ngày xen kẽ với các bữa ăn chính để nạp thêm năng lượng.

Tiểu đường thai kỳ

Đôi khi triệu chứng chóng mặt lại là dấu hiệu cho bệnh tiểu đường thai kỳ. Lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ khiến các tế bào bị mất nước nghiêm trọng.

Bạn nên tầm soát tiểu đường thai kỳ để phòng ngừa tình trạng này. Nếu mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ cần tuân thủ kế hoạch tập luyện, kiêng cữ chuẩn mực hơn để kiểm soát lượng đường trong máu.

3. Nguyên nhân chóng mặt trong suốt thai kỳ

Thiếu máu khiến sản phụ cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, mệt mỏi liên tục, xanh xao, khó thở, tim đập nhanh. Thiếu máu quá nặng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Thiếu nước

Nhu cầu nước của mẹ bầu sẽ rất cao trong suốt thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu. Ốm nghén nhiều, buồn nôn hoặc nôn ói liên tục chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng mất nước và rối loạn điện giải

Chóng mặt khi mang thai thường kết thúc khi nào?

Phụ nữ có thai thường hay bị chóng mặt từ tuần thứ 12 của thai kỳ và thường kéo dài suốt thai kỳ rồi giảm dần sau khi sinh.

Mẹ bầu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và acid folic sẽ có thể giảm thiểu được hiện tượng chóng mặt trong thai kỳ.

Những điều cần làm ngay khi bị chóng mặt khi mang thai

Nhờ những người xung quanh mở ngay cửa ra vào và cửa sổ hoặc đi đến những nơi thông thoáng, có nhiều không khí.

Ngồi xuống hoặc đứng dậy từ từ vì những chuyển động đột ngột sẽ làm tình trạng chóng mặt trở nên tồi tệ hơn.

Nới lỏng quần áo hoặc thay sang quần áo thoải mái nếu đang mặc đồ bó, chật chội.

Ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc nước trái cây để hồi phục năng lượng mất đi do bị giảm đường huyết.

Tắm nước lạnh nếu cảm thấy người lâng lâng.

Biện pháp giúp bà bầu ngăn ngừa chóng mặt khi mang thai?

Không đứng trong một quãng thời gian quá dài. Nếu phải làm điều này, mẹ bầu nên vận động đôi chân để duy trì sự tuần hoàn máu.

Mặc quần áo rộng thay vì quần áo bó sát sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn và giảm bớt nhiệt độ cơ thể.

Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột, đặc biệt là việc nhanh chóng đứng dậy khi đang ngồi hoặc nằm.

Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc luyện tập.

Để tránh bị hạ đường huyết, bạn tuyệt đối không để cơ thể bị đói lả. Nên ăn các bữa nhỏ với các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe bên cạnh 3 bữa chính.

Không nằm ngửa trong 3 tháng giữa thai kỳ. Thay vào đó, mẹ bầu hãy cố nằm nghiêng sang trái và đặt một chiếc gối nhỏ dưới hông khi ngủ. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu đến não, giúp cải thiện tình trạng chóng mặt trong giai đoạn này.

Không tắm bằng nước nóng.

Mẹ bầu nên ở những nơi thoáng mát, trong lành để kiểm soát được nhiệt độ cơ thể.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Đôi khi thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến chóng mặt khi mang thai do các tế bào máu mang oxy bị cạn kiệt. Bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp tình trạng chóng mặt nhiều, thậm chí ngất xỉu.

Chóng mặt kèm theo các tình trạng: mờ mắt, nhức đầu dữ dội, đánh trống ngực, tê bì, nói ngọng, chảy máu âm đạo, đau tức ngực, khó thở, đau bụng… cũng là những dấu hiệu nguy hiểm chứng tỏ bạn nên gặp bác sĩ.

Bên cạnh đó, chóng mặt đi kèm các dấu hiệu như nhịp tim nhanh và đau bụng thì bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thai ngoài tử cung.

What is the link between dizziness and pregnancy? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/dizziness-in-pregnancy

Giảm Triệu Chứng Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai không chỉ gây khó chịu cho thai phụ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi. Vì vậy, thai phụ cần nắm được các cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả cho mình.

1. Triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai 1.1 Viêm mũi dị ứng khi mang thai là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Viêm mũi khi mang thai là các triệu chứng khó chịu xảy ra ở mũi trong thời gian mang thai, kéo dài nhiều tuần mà không có các dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng này có thể biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.

1.2 Các triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai

Khi bị viêm mũi dị ứng, thai phụ có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

Hắt hơi liên tục, có thể hắt hơi theo cơn hoặc thành tràng dài;

Chảy nước mũi ra ngoài hoặc xuống họng, nước mũi không mùi, có màu trong;

Ngứa mũi, tai, cổ họng, mắt hoặc ngứa da;

Nghẹt mũi, có thể nghẹt ở một hoặc cả 2 bên;

Mắt đỏ, xuất hiện quầng thâm hoặc chảy nước mắt;

Đau đầu, nhức mũi;

Ngủ ngáy, phải thở bằng miệng;

Ho khan, đau họng, ho có đờm.

Các trường hợp viêm mũi dị ứng thoáng qua ở phụ nữ mang thai thường không gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát thì bệnh có thể gây ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhi do sức khỏe của người mẹ suy giảm vì mệt mỏi, căng thẳng, ngủ kém, viêm họng, viêm mũi mãn tính. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng kéo dài còn làm giảm cung cấp oxy trong lúc ngủ, giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung, mẹ bầu tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. Hiện tượng hắt hơi và xì mũi liên tục của thai phụ cũng kích thích các cơn gò tử cung. Nếu kích thích quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng dọa sảy thai hoặc sinh non.

Vì vậy, khi có triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai, thai phụ cần báo cho bác sĩ để có biện pháp điều trị hữu hiệu.

2. Biện pháp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai

Một số cách chữa viêm mũi khi mang thai thường được áp dụng gồm: Sử dụng thuốc Tây, dùng mẹo dân gian và dùng thuốc Đông y. Dù lựa chọn phương pháp nào, thai phụ cũng cần được tư vấn bởi bác sĩ điều trị.

2.1 Áp dụng các mẹo dân gian

Với những trường hợp viêm mũi dị ứng chưa chuyển biến nặng, thai phụ được khuyến khích nên áp dụng các liệu pháp dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Các phương pháp bao gồm:

Sử dụng thảo dược: Bà bầu có thể sử dụng các loại thảo dược an toàn như húng chanh, gừng, tía tô, quất,… Các thảo dược này chứa tinh dầu giúp giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi hiệu quả. Đặc biệt, tía tô còn là vị thuốc an thai, dưỡng thai; gừng tươi giúp giảm các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn ói; húng chanh trừ đờm, lợi phế, ức chế phế cầu khuẩn giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh đường hô hấp hiệu quả;

Ngửi củ hành tây: Hành tây có thành phần chống lại các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như khó thở, hắt hơi, chảy nước mũi,… mà không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào tới sự phát triển của thai nhi;

Massage và bấm huyệt mũi: Giúp đẩy lượng dịch mũi ra bên ngoài, làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, giúp lưu thông đường thở cho bà bầu. Phương pháp này cũng giúp giảm các cơn đau ở mũi hiệu quả cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Vệ sinh mũi bằng nước muối: Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch mũi hiệu quả cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng.

Biện pháp khác: Xông hơi, đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong nhà, kê gối cao khi ngủ, uống nhiều nước, tập thể dục, tránh các chất gây kích thích, tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C, giữ ấm chân,…

2.2 Sử dụng thuốc Tây

Các phương pháp dân gian có độ an toàn cao nhưng chỉ phù hợp với trường hợp bị viêm mũi dị ứng nhẹ. Với trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, thai phụ cần áp dụng phương pháp đặc trị khác như dùng thuốc Tây. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm:

Nhóm thuốc kháng histamin: Thường dùng Cetirizine, Chlorpheniramine, Tripelennamine, Loratadine,… Đây là nhóm thuốc giúp ức chế hoạt động của các chất gây dị ứng, giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai.

Glucocorticoid dạng xịt mũi: Là dạng thuốc an toàn với phụ nữ mang thai, có tác dụng thông mũi, giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, thai phụ chỉ nên sử dụng thuốc ở liều thấp nhất.

Natri cromolyn xịt mũi: Là dạng nước muối dùng để nhỏ hoặc xịt vào hốc mũi, khá an toàn cho các thai phụ bị viêm mũi dị ứng.

Thuốc thông mũi: Có 2 dạng là dạng uống và dạng xịt. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên dùng dạng xịt và cần tránh dùng dạng uống.

Khi sử dụng thuốc tây, bà bầu bị viêm mũi dị ứng cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

2.3 Dùng thuốc Đông y

Thuốc Đông y là giải pháp an toàn, không gây tác dụng phụ khi điều trị cho thai phụ bị viêm mũi dị ứng. Theo Đông y, viêm mũi dị ứng xuất hiện do cơ thể bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt khiến khí phế, vệ khí hư. Để điều trị bệnh, Đông y sử dụng các thảo dược tự nhiên để khu phong, giải độc, thanh nhiệt, tán hàn,… và bồi bổ khí huyết, điều chỉnh công năng, nâng cao sức khỏe tạng phủ cũng như cải thiện sức đề kháng để đẩy lùi triệu chứng bệnh, loại bỏ tận gốc căn nguyên bệnh.

Khi sử dụng thuốc Đông y, thai phụ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của lương y, không tùy tiện mua thuốc khi không được chỉ định.

3. Biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai

Phụ nữ mang thai cần chú ý những vấn đề sau để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng hữu hiệu:

Tìm hiểu dị nguyên gây viêm mũi dị ứng để phòng bệnh hiệu quả;

Giữ nhà cửa, môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt;

Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, thủy hải sản,…;

Không nuôi thú cưng như chó, mèo trong nhà;

Giữ ấm cho cơ thể cẩn thận khi trời trở lạnh, đặc biệt là vùng cổ và mũi;

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, đánh răng ngay sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy;

Nên đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và khi ra ngoài đường.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng của bệnh, thai phụ nên đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị đúng cách. Đặc biệt, thai phụ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa được chỉ định vì một số loại thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ tiêu cực cho mẹ và bé.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có thế gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, người mẹ cần đặc biệt chú ý phòng tránh trong giai đoạn này. Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại Vinmec được thiết kế khoa học với lịch khám và xét nghiệm thường quy trong suốt thai kỳ giúp chẩn đoán và điều trị sớm tránh những nguy cơ gây hại đến mẹ và bé.

Thạc sĩ. Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền được đào tạo chuyên sâu về siêu âm sản khoa, phẫu thuật nội soi và nội soi tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và có hơn 13 năm kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.

Hiện bác sĩ đang là Bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Chóng Mặt Khi Mang Thai

Chóng mặt khi mang thai là tình trạng thường gặp ở bà bầu. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường khi mang bầu nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nên mẹ bầu không được phép chủ quan.

Chóng mặt thường xuất hiện ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai là tình trạng thai phụ cảm thấy choáng váng, lâng lâng khi đứng dậy đột ngột hoặc đứng lên sau khi ngồi lâu. Nguyên nhân là do lượng máu ở chân chưa kịp di chuyển lên tim khiến cho huyết áp giảm đột ngột và mẹ bầu cảm thấy choáng váng.

Tình trạng chóng mặt có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình mang bầu. Tuy nhiên nó thường gặp nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ khi cơ thể mẹ có nhiều thay đổi kể từ lúc có thai. Ngoài ra, 3 tháng đầu mẹ thường bị ốm nghén, buồn nôn, chán ăn khiến cho lượng đường trong máu giảm và mẹ cảm thấy chóng mặt.

Một số trường hợp có thể bị chóng mặt ở 3 tháng cuối của thai kỳ do kích thước thai nhi phát triển mạnh gây áp lực lên các mạch máu, khiến cho quá trình máu gặp khó khăn hơn thông thường.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai

Tùy vào từng giai đoạn mang thai, tình trạng chóng mặt có thể do những nguyên nhân khác nhau gây nên.

Chóng mặt ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ khiến giãn nở thành mạch máu và gây hạ đường huyết, từ đó, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy chóng mặt và choáng váng.

Ngoài ra, khi mẹ bị ốm nghén và không hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi thì mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng chóng mặt.

Nếu chóng mặt xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ, nguyên nhân chủ yếu là do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng 30 – 50% để nuôi thai nhi khiến tăng huyết áp và mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng chóng mặt khi mang thai còn do:

– Mẹ bầu chán ăn, bị mất nước

– Mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ khiến làm giảm lượng đường trong máu

– Thân nhiệt mẹ bầu tăng cao hơn bình thường

– Một vài mẹ bầu gặp phải tình trạng tiền sản giật

– Những tháng cuối thai kỳ, khi thai đã to, mẹ bầu nằm ngửa sẽ gây áp lực lên mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu, làm nhịp tim tăng, huyết áp giảm và dẫn đến tình trạng chóng mặt

– Ho, đi tiểu, đi tiêu có thể khiến mẹ chóng mặt do những hành động này khiến mẹ bị hạ huyết áp

– Khi mang thai, nhu cầu máu của mẹ tăng cao để có thể nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, lượng hemoglobin có trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể lại không đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi.

Ngoài ra, một nguyên nhân hết sức nguy hiểm là do mẹ mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể khiến mẹ chóng mặt, đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo. Mẹ cần đi khám ngay nếu thấy những triệu chứng bất thường này vì nó rất nguy hiểm.

Cách giảm chóng mặt khi mang thai cho mẹ bầu

Tình trạng chóng mặt thường xuyên xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và có thể xuất hiện ở cả 3 tháng cuối thai kỳ. Nó khiến mẹ vô cùng mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

– Hạn chế đứng lâu trong một thời gian dài, thay vào đó, ngồi nhiều sẽ có lợi hơn đối với mẹ bầu

– Khi đang ngồi mà đứng lên thì cần đứng từ từ, không được đứng dậy đột ngột

– Ngồi sẽ tốt hơn đứng nhưng mẹ bầu cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng hãy đứng dậy và vận động nhẹ nhàng để giúp tăng cường lưu thông máu

– Không nên nằm ngửa trong 6 tháng cuối thai kỳ, thay vào đó hãy nằm nghiêng bên trái

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo đủ năng lượng, tránh hạ đường huyết vì nó gây chóng mặt, choáng váng. Trong khẩu phần ăn cũng nên hạn chế chất béo, tinh bột, thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt…

– Uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, tránh mất nước, nhất là khi bị nôn ói

– Mẹ bầu nên lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không nên mặc quần áo bó.

Chóng mặt khi mang thai: Mẹ bầu nên làm gì?

– Hãy mở cửa sổ, cửa ra vào để không khí được thông thoáng hoặc đến những nơi thoáng mát, có cây xanh (vào ban ngày)

– Hãy tranh thủ nằm xuống và nằm nghiêng về phía bên trái để cải thiện lưu thông máu lên não, giúp cơn chóng mặt dịu bớt và mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn

– Hãy từ từ ngồi xuống để tránh té ngã. Nếu có thể, mẹ bầu nên ngồi với tư thế cúi đầu vào khoảng giữa hai đầu gối. Khi cảm thấy đỡ hơn, mẹ có thể đứng dậy nhưng cần nhớ rằng, phải đứng từ từ, không được chuyển động đột ngột vì có thể khiến tình trạng thêm tồi tệ

– Khi chóng mặt, hãy cố gắng uống một cốc nước lọc, nước trái cây hoặc ăn nhẹ bằng một chiếc bánh ngọt để có thêm năng lượng và cải thiện tình trạng chóng mặt do hạ đường huyết

– Nếu có thể, mẹ bầu nên tắm nước lạnh khi cảm thấy cơ thể trong trạng thái lâng lâng

Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Cập nhật thông tin chi tiết về Giảm Triệu Chứng Chóng Mặt Khi Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!