Xu Hướng 3/2023 # Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? # Top 11 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giảo cổ lam hay còn được gọi là Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ…(Tên khoa học Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae). Sau khi trải qua nhiều đề tài nghiên cứu tại các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam…

Giảo cổ Lam đã chứng minh được công dụng tuyệt vời của nó trong công cuộc nâng tuổi thọ và phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ở bài viết này Tuệ Linh xin tóm tắt lại đầy đủ các công dụng của cây thuốc trên. 

Xem trước: Nghiên cứu khoa học về cây Giảo cổ lam

Hình ảnh cây giảo cổ lam

1. Công dụng của giảo cổ lam

Nếu như bạn đang đi tìm một thứ “thuốc tiên” có thể giúp đẩy lùi bệnh tật, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ thì trà giảo cổ lam chính là sự lựa chọn vô cùng ý nghĩa. Là loại trà thảo dược đã có tuổi đời hơn 3000 năm, trà giảo cổ lam đã trở thành “báu vật” của nhiều nền y học cổ truyền tại châu Á với rất nhiều công dụng được ghi chép lại. Y học dân gian Trung Quốc dùng giảo cổ lam để chữa chứng đi tiểu ra máu, chống viêm, chống phù nề, làm tiêu khối u. Sách y học cổ của Trung Quốc “Nông chính toàn thư hạch chú” quyển Hạ năm 1694 và sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” cũng ghi lại công dụng của giảo cổ lam với: 3 “chống” là chống mệt mỏi, chống lão hóa, chống u; 3 “giảm” là giảm căng thẳng, giảm nám sạm da, giảm béo; 6 “tốt” là da dẻ tốt, sức khỏe tốt, ăn ngủ tốt, tiêu hóa tốt và giúp tỉnh táo.   

Vượt ra khỏi giới hạn là loại trà được lưu truyền trong dân gian, giảo cổ lam đã được nền khoa học tiên tiến nghiên cứu chuyên sâu. Đặc biệt, đây cũng là loại trà hiếm hoi được nghiên cứu bài bản và kĩ lưỡng nhất trên nhiều đối tượng bệnh lý. Cụ thể:

Với bệnh mỡ máu cao​: Giảo cổ lam được chứng minh là

có chứa hơn 100 loại saponin tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các tài liệu nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc đã ghi nhận thường xuyên uống trà giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu), tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả  từ 63% đến 97%. Năm 1999, nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đăng trên tạp chí Dược liệu đã chỉ ra dùng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần tới 71% so với người không sử dụng. Năm 2005, trường ĐH Sydney (Úc) cũng công bố nghiên cứu của tác giả Samer Magalii khẳng định Giảo cổ lam giúp giảm triglycerid tới 85%, giảm LDL 35%, giảm cholesterol toàn phần 44%, có tác dụng hạ mỡ máu tương đương với thuốc tân dược atorvasatin.  

Với bệnh tiểu đường tuýp 2​: Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả do có chứa chất phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu. Năm 2011, Hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý, trường ĐH Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Các bệnh nhân được thử nghiệm đều có chỉ số đường huyết rất cao từ 9-14 mmol/l, được sử dụng giảo cổ lam 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g) trong 12 tuần. Kết quả, sau 12 tuần, các bệnh nhân đều giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng giảo cổ lam. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyên người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất nên uống giảo cổ lam thường xuyên để ổn định đường huyết trong máu.

Với bệnh huyết áp cao: Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã đưa ra bằng chứng vô cùng thuyết phục khẳng định giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp. Các nhà khoa học cho hay uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, một chất có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp. Để làm rõ hơn, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 223 bệnh nhân huyết áp cao được chia làm 3 nhóm: một nhóm dùng giảo cổ lam, một nhóm dùng nhân sâm, nhóm còn lại dùng thuốc hạ huyết áp imdapamide. Kết quả, nhóm dùng giảo cổ lam giảm chỉ số huyết áp 82%, nhóm dùng thuốc imdapamide giảm 93%, nhóm dùng nhân sâm chỉ giảm 41%. Như vậy có thể khẳng định sử dụng giảo cổ lam hàng ngày có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao. 

Với bệnh tim mạch​: Các nhà khoa học Việt Nam còn phát hiện chất adenosin trong Giảo cổ lam 5 lá có tác dụng rất tốt cho tim mạch (làm giảm những cơn đau tim rõ rệt), có khả năng tạo năng lượng mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, ổn định huyết áp, tăng cường máu lên não, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

Với người thừa cân, béo phì: Giảo cổ lam cũng có tác dụng giảm béo nhờ vào khả năng hoạt hóa men AMPK, một men có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ, giúp giảm lượng mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.

Với các bệnh u bướu: Nghiên cứu của chúng tôi Trần Lưu Vân Hiền (Viện Y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm) và chúng tôi Phạm Thanh Kỳ năm 2011 đã chứng minh chiết xuất giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u rõ rệt. Tiếp tục theo đuổi nghiên cứu này, năm 2012, chúng tôi Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự Hàn Quốc đã tìm thấy 7 hoạt chất mới trong giảo cổ lam Việt Nam và đặt tên là gypenoisd VN 01-07. Các hoạt chất này đã được chứng minh có thể tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư phổi, đại tràng, bạch cầu, vú và tử cung.

Với người muốn tăng cường, bảo vệ sức khỏe:​ Giảo cổ lam chứa nhiều flavonoid, acid amin, vitamin giúp chống oxy hóa mạnh, dọn dẹp các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, mệt mỏi… Flavonoid còn có tác dụng chống độc, bảo vệ chức năng gan và làm giảm thương tổn gan.

Với những bằng chứng không thể chối bỏ đó, uống giảo cổ lam 5 lá hàng ngày là điều rất đáng khích lệ và cần được phổ biến rộng rãi để tạo nên cộng đồng sống khỏe, sống thọ.

2. Đối tượng sử dụng: 

Giảo cổ lam nhìn chung rất lành tính, do đó có thể sử dụng Giảo cổ lam cho nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau. Giảo cổ lam có tác dụng đặc biệt với những đối tượng sau:

Người huyết áp cao, thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh về tim mạch, mỡ máu

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Người bị béo phì

Bệnh nhân căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, di chứng sau tai biến mạch máu não.

Những người muốn tăng cường sức đề kháng​

Gọi là trà nhưng trà giảo cổ lam cũng là một loại thảo dược. Do đó, người dùng cần nắm rõ cách uống để giảo cổ lam phát huy được công dụng bảo vệ sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật tốt nhất:

Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2, mỡ máu cao, huyết áp cao, tim mạch… nên uống mỗi ngày tối thiểu 12-30g trà Giảo cổ lam.

Nên uống trà Giảo cổ làm vào buổi sáng và đầu giờ chiều, không nên uống trà vào lúc tối hoặc trước khi đi ngủ. Vì cũng giống như các loại trà khác, giảo cổ làm có tác dụng hoạt huyết, khiến đầu óc làm tỉnh táo gây khó ngủ.

Trà giảo cổ lam tác động lên quá trình chuyển hóa lipid và làm tiêu mỡ dư thừa (đặc biệt là ở vùng đùi và vùng bụng) nhưng lại kích thích tiêu hóa nên gây cảm giác nhanh đói. Vì vậy, người thừa cân, béo phì muốn giảm béo thì phải kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng, không được ăn quá dư thừa năng lượng.

3. Vì sao nên dùng Giảo cổ lam mỗi ngày?

Giảo cổ lam là thảo dược đã được nghiên cứu bởi các chúng tôi đầu ngành trong lĩnh vực y dược, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Giảo cổ lam không có độc tính nên có thể sử dụng lâu dài mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

Nếu dùng Giảo cổ lam mỗi ngày sẽ tăng khả năng làm việc, giúp cơ thể trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt Giảo cổ lam có tác dụng làm tăng miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại, làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp, chống suy nhược cơ thể, ngừa thiếu máu não, giúp ăn ngon, ngủ tốt…

Khác với các thuốc tây y, Giảo cổ lam không làm giảm mỡ máu. hạ huyết áp, đường máu nhanh mạnh bằng thuốc tây nhưng lại tác động đến căn nguyên gây bệnh, đó là sửa chữa tổn thương ở tế bào, từ đó giúp bảo vệ và duy trì sự ổn định các cơ quan, giải độc cơ thể mạnh (các thuốc tân dược thường có tác dụng phụ như làm liệt cơ, tăng men gan…). Dùng Giảo cổ lam một thời gian sẽ ổn định sức khỏe và đỡ lệ thuộc thuốc tân dược

4. Tại sao nên dùng Giảo cổ lam được trồng chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế?

Với tác dụng quý giá như vậy, uống trà Giảo cổ lam vì sức khỏe đã dần thành nét văn hóa mới thay thế trà truyền thống. Song nguồn Giảo cổ lam trong tự nhiên có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng cao, việc khai thác lại bừa bãi đến mức tận diệt khiến thảo dược này ngày càng khan hiếm, đặc biệt là Giảo cổ lam 5 lá, loại Giảo cổ lam được nghiên cứu kĩ lưỡng, bài bản nhất. 

Tuy hiếm là thế nhưng thị trường buôn bán Giảo cổ lam vẫn rất náo nhiệt, đặt người tiêu dùng vào nguy cơ dễ mua phải “hàng dởm”. Bởi Giảo cổ lam khi đã sao khô thì không thể biết được có thật sự nguyên chất hay trà trộn các thảo dược khác. Có người cẩn thận hơn mua Giảo cổ lam 5 lá tươi về phơi khô sẽ dễ mua phải cây thuộc họ Nho (Vitaceae), không có tác dụng gì mà còn gây tiêu chảy. Thậm chí ngay cả khi mua được Giảo cổ lam thật cũng chưa chắc đã chất lượng, bởi khí hậu và thổ nhưỡng là yếu tố quyết định đến hàm lượng hoạt chất trong thảo dược, chỉ có Giảo cổ lam 5 lá mọc ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm mới là chất lượng nhất. “Hàng thật” không dễ kiếm mà thị trường lại nhan nhản nên các chuyên gia về thảo dược khuyến cáo người dân không tự ý mua Giảo cổ lam về dùng khi chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ.

GS.TS Phạm Thanh Kỳ đang kiểm tra nguyên liệu Giảo cổ lam 

Để tránh “tiền mất tật mang”, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên thông thái chọn đúng trà Giảo cổ lam 5 lá có thương hiệu uy tín, có chứng nhận rõ ràng, có vùng trồng Giảo cổ lam sạch đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, trà Giảo cổ lam không phải là phơi khô, sao thủ công mà nên được sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn GMP-WHO mới giữ được trọn vẹn hoạt tính sinh học của Giảo cổ lam 5 lá. 

Như thế, dùng Giảo cổ lam chuẩn mỗi ngày là cách để giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu; làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chúng về tim mạch; hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp; giúp hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2. Đây cũng là giải pháp hay giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng khả năng làm việc, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

Cách Uống Giảo Cổ Lam Đúng Cách Giúp Nâng Cao Hiệu Quả Chữa Bệnh

Cách uống giảo cổ lam đúng cách giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh

Giảo cổ lam là vị thuốc quý giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả cao.

Tác dụng chữa bệnh của giảo cổ lam

Theo các nghiên cứu khoa học, giảo cổ lam có chứa những thành phần dược tính có tác dụng:

– Thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường đạm và oxy hóa chất béo, giúp giảm lượng mỡ thừa, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

– Ổn định huyết áp, chống lão hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

– Tăng cường thải độc, tái tạo tế bào gan và bảo vệ gan.

– Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của khối u trong cơ thể.

– Chữa chứng mất ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi và nâng cao khả năng làm việc.

– Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.

– Tăng cường máu lên não, chữa chứng lú lẫn ở người cao tuổi.

1. Chế biến giảo cổ lam

– Sau khi thu hái giảo cổ lam về thì chỉ lấy lá làm thuốc vì đây là bộ phần chứa nhiều dược chất nhất.

– Rửa sạch lá giảo cổ lam, phơi hoặc sấy khô và băm nhỏ, đóng gói để dùng dần. Hoặc chế biến thành dạng túi lọc cho người dùng sử dụng thuận tiện hơn.

– Chuẩn bị 60 – 70g giảo cổ lam khô và chia làm 3 phần.

– Mỗi lần dùng 20g cho vào ấm trà và pha nước sôi.

– Để các dược chất ngấm ra hết thì uống thay nước trong ngày.

3. Kết hợp với cà gai leo và cây xạ đen

– Chuẩn bị 30g giảo cổ lam, 20g cà gai leo và 30g cây xạ đen.

– Cho các nguyên liệu vào bình giữ nhiệt, thêm 1,5 lít nước sôi.

– Đậy nắp, ủ khoảng 30 phút và chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam

Liều lượng dùng giảo cổ lam

– Không uống trà giảo cổ lam quá nhiều sẽ có thể dẫn đến trường hợp hạ huyết áp đột ngột.

– Liều lượng tốt nhất từ 60 – 70g giảo cổ lam và dùng 20 – 30g cho mỗi lần pha. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

– Không uống giảo cổ lam vào buổi tối, nên uống buổi sáng hoặc đầu giờ chiều sẽ giúp đầu óc minh mẫn, tỉnh táo.

Đối tượng sử dụng giảo cổ lam

– Người bị xơ gan, gan nhiễm mỡ, suy gan.

– Người bị mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường.

– Người hay mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó ngủ.

– Người muốn tăng cường sức đề kháng

Đối tượng không sử dụng giảo cổ lam

– Trẻ em dưới 6 tuổi

– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

– Người đang sử dụng thuốc chống thải loại.

– Người bị chứng hư hàn.

Cửa hàng chính: 1236 Kha Vạn cân, Linh Trung, Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Hàng hóa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không có chất bảo quản, nguồn gốc rỏ ràng, được đổi trả hàng miễn phí, hoàn tiền lại 100% , mọi ý kiến đóng góp và khiếu nại chất lượng dịch vụ xin gọi về đường dây nóng của công ty, số diện thoại là 0938 541 567(Anh An)

Giảo Cổ Lam Có Tốt Cho Bà Bầu Không? Hãy Tìm Hiểu Ngay

Giảo cổ lam từ lâu đã được biết đến như một loại “thần dược” với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, “thần dược” thì cũng là thuốc, cần phải sử dụng đúng cách thì mới an toàn và có lợi cho sức khỏe.

Giới thiệu cơ bản về giảo cổ lam

Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino. Ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác như: Cổ yếm, Ngũ diệp sâm, Thất diệp đởm, cây trường sinh, Dền toòng, cỏ trường thọ,…

Những đặc điểm để nhận diện cây Giảo cổ lam:

Thuộc loại thân thảo, mềm, mảnh, có tua cuốn ở nách lá.

Lá kép hình chân vịt, mép lá có dạng răng cưa.

Hoa hình chuỳ màu trắng, có 3 vòi nhụy.

Quả hình cầu, đường kính từ 5 đến 9mm, khi quả chín có màu đen.

Giảo cổ lam thường sinh trưởng trên núi đá vôi cao, ở độ cao 500 – 600m so với mực nước biển, mọc dưới tán lá rừng thưa, ở những nơi có khí hậu mát lạnh. Ở nước ta, Giảo cổ lam phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, và Quảng Bình.

Công dụng của giảo cổ lam

Giảo cổ lam còn có nhiều vitamin và khoáng chất vi lượng có ích cho sức khỏe và có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Một số công dụng chính của Giảo cổ lam đó là:

Giảm cholesterol và lipid trong máu, Hạ huyết áp đối với những người huyết áp cao, ngừa bệnh nhồi máu cơ tim.

Giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân hiệu quả

Tăng dịch nhầy trong dạ dày, bảo vệ thành niêm mạc dạ dày, chống viêm loét dạ dày, tốt cho người bị đau dạ dày lâu năm.

Tăng sức đề kháng, chống vi khuẩn và bệnh tật

Trị chứng mất ngủ, căng thẳng, an thần

Thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Bảo vệ chức năng gan khỏi các tác nhân gây hại.

Hạ đường huyết và ngừa các biến chứng do tiểu đường.

Giúp lưu thông máu, ngừa chứng tai biến mạch máu não ở người già.

Ngừa lão hóa da

Phòng ngừa các bệnh u bướu

Giảo cổ lam có tốt cho bà bầu không?

Giảo cổ lam mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên hiệu quả điều trị bệnh bằng Giảo cổ lam có tốt hay không còn tùy vào thể trạng từng người và tùy vào tình hình sức khỏe của người sử dụng ngay lúc đó.

Không phải bất cứ ai muốn dùng đều có thể dùng và không phải lúc nào muốn dùng thì sẽ mang lại hiệu quả. Đôi khi sử dụng không đúng thời điểm và đối tượng sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng.

Vậy giảo cổ lam có tốt cho bà bầu không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Giảo cổ lam có thể rất tốt đối với những người mắc chứng tiểu đường, viêm gan, đau dạ dày, những người hay mệt mỏi căng thẳng,…nhưng sẽ không tốt cho bà bầu. Những lý do sau đây sẽ cho thấy Giảo cổ lam không tốt cho bà bầu:

Trong Giảo cổ lam có một số thành phần hóa học có thể gây dị tật cho thai nhi.

Giảo cổ lam có tính hàn, tác dụng hoạt huyết, giúp lưu thông máu,…mà phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với những loại thực phẩm và thuốc có tính hàn, vì vậy Giảo cổ lam cũng không tốt cho bà bầu.

Giảo cổ lam có các hoạt chất có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư rất mạnh, mà cơ thể thai nhi còn chưa phát triển hoàn chỉnh, chưa có khả năng chống chọi với các thành phần hóa học của thảo dược này.

Ngoài đối tượng phụ nữ mang thai không nên dùng Giảo cổ lam thì một số đối tượng sau cũng nên hạn chế sử dụng, đó là:

Những người mắc chứng hư hàn không nên uống thảo dược này, vì Giảo cổ lam có tính lạnh, sẽ gây mệt mỏi, đổ mồ hôi trộm, mất sức.

Những người vừa mới phẫu thuật không nên dùng Giảo cổ lam, vì cây này có tính hoạt hoạt huyết, sẽ làm chậm quá trình đông máu, sẽ gây chảy máu vết mổ và làm chậm quá trình lành vết mổ.

Trẻ em dưới 6 tuổi sức đề kháng còn yếu, khó có thể chịu được các thành phần hóa học mạnh của thuốc.

Phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế dùng loại thảo dược này, ảnh hưởng đến em bé.

Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt tránh dùng loại thảo dược có tính hàn, sẽ gây rong kinh.

Phụ nữ mang thai uống giảo cổ lam nhiều có hại không?

Dị tật bẩm sinh

Chảy máu

Gây tiêu chảy

Rối loạn giấc ngủ

Khô miệng

Rối loạn lượng đường trong máu

Đau đầu

Địa chỉ mua giảo cổ lam uy tín

Giảo cổ lam là một loại thảo dược quý hiếm không những để trị bệnh, mà còn giúp bạn tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Nếu các bạn có nhu cầu mua loại “thần dược” này hãy tìm đến Thảo dược Đức Thịnh.

Thảo dược Đức Thịnh là cửa hàng thuốc nam gia truyền, chuyên về các cây thuốc nam trị bệnh uy tín, chất lượng nhiều năm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thảo dược Đức Thịnh sở hữu riêng vườn dược liệu rộng lớn với nhiều loại dược liệu quý hiếm, đạt tiêu chuẩn VietGap mà không cần thông qua cơ sở cung cấp dược liệu nào.

Nếu có nhu cầu cần tư vấn về thảo dược trị bệnh, Thảo dược Đức Thịnh cũng sẽ giải đáp cặn kẽ cho bạn nhờ đội ngũ Dược sĩ và nhân viên chăm sóc khách hàng tận tâm.

Mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào nói về vấn đề giảo cổ lam có tốt cho bà bầu không? Nhưng để an toàn, các mẹ bầu không nên sử dụng loại thảo dược này dưới mọi hình thức. Nếu muốn dùng để điều trị bệnh, cần phải tham vấn kỹ càng ý kiến của bác sĩ.

Rau Dền, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Dền

Tên khác:

Tên thường gọi: Dền tía, Dền gai, Dền cơm.

Tên khoa học: Amaranthus sp

Họ khoa học: thuộc họ Rau dền – Amaranthaceae.

Cây Rau dền

(Mô tả, hình ảnh cây Rau dền, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Rau dền thuộc thân thảo, thân thẳng, có bộ dễ ăn sâu vào lòng đất nên khả năng chịu hạn, chịu nước tốt. Cây cao khoảng 80 cm, ở đáy thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5 mm, không lông, không gai. Lá nguyên, mọc cách, cuống dài 4 – 10 cm với phần đáy rộng, 1,5 – 5,5 cm rộng và hẹp ở đỉnh ngọn nhọn, phiến lá hình xoan, tròn dài. Hoa chùm tụ tán, đơn hay phân nhánh, ở ngọn hay gié, mọc ở nách lá, 2,5 – 12 cm dài và 2 – 5 mm rộng, không cuống, nhỏ và nhiều rậm.

Phân bố và thu hái:

Rau dền đỏ là 1 loại rau được trồng phổ biến ở nước ta, rau được trồng quanh năm, chính vụ tháng 4 đến tháng 7 cho năng suất cao nhất. Chu kỳ phát triển sau 3 – 4 ngày nảy mầm, đến 25 – 30 ngày thu hoạch và khoảng 2,5 tháng sau khi gieo cây ra hoa.

Thành phần hóa học:

Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.

Hạt rau dền tía (dền đỏ) có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là loại rau dền ở Cu-ba, với hàm lượng tinh bột 62%, chất béo 6%, protid 16 – 18%, cao hơn cả lúa mì và các loại ngũ cốc khác.

Đặc biệt trong hạt rau dền tía có một loại acid amin quan trọng nhất mà cơ thể con người không thể tự tạo ra, với hàm lượng cao hơn ngô 3 – 3,5 lần, lúa mì 2 – 2,5 lần.

Từ hạt dền tía, người ta ép được một thứ dầu dùng làm nguyên liệu để sản xuất các thuốc chống viêm (steroid).

Vị thuốc từ cây Rau dền

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Rau đền đỏ vị ngọt, tính mát.

Tác dụng:

Tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng. Danh y Lý Thời Trân (thời Minh, Trung Quốc) cho rằng rau dền đỏ có tác dụng trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt.

Chú ý:

Rau dền đỏ rất kỵ với tiết canh, đặc biệt là tiết canh vịt và tiết canh lợn; có thể gây tháo dạ (tiêu chảy) nếu ăn cùng.

Ứng dụng lâm sàng của Rau dền

Chữa tăng huyết áp:

Rau dền đỏ 20 g, lá mã đề non tươi 20 g, lá dâu non 20 g, nấu canh ăn hằng ngày.

Chữa lỵ ra máu:

Rau dền đỏ 20 g, lá mơ lông 20 g, rau sam 20 g, cam thảo đất 16 g, sắc uống ngày một thang. Hoặc rau dền đỏ 30 g, rau sam 30 g, nấu canh ăn ngày 1-2 lần.

Chữa mụn nhọt:

Rau dền đỏ 20 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 16 g, cam thảo đất 16 g. Có thể dùng rau dền đỏ giã nát đắp lên mụn nhọt.

Chữa sơn ăn mặt:

Rau dền đỏ giã nát, đắp ngoài.

Chữa huyết nhiệt sinh lở ngứa:

Rau dền đỏ 20 g, kim ngân hoa 12 g, ké đầu ngựa 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Trị chứng máu nóng sinh Kiết lỵ, lở loét:

Bệnh này xuất hiện do bên trong quá nóng mà sinh ra bị Kiết lỵ, lở loét hoặc bị cả 2 bệnh trong cùng một thời gian. Dùng rau dền đỏ luộc chín tới, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày ăn khoảng 15-20 g, ăn trong vài ngày là khỏi. Nếu mắc chứng ho lâu ngày, dai dẳng không khỏi thì bài thuốc này cũng trị được.

Trị rắn cắn:

Lấy rau dền đỏ giã nát, vắt lấy khoảng 1 bát nước cho uống, còn bã đắp lên vết thương. Khi bị rắn cắn, phải lập tức băng chặt (bằng dây chun hoặc dây vải) phía trên vết cắn (phía gần với tim hơn) rồi mới dùng thuốc. Sau đó, phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.

Chữa vết ong đốt:

Nếu bị ong đốt (nhất là giống ong to có độc) thì lấy rau dền vò nát, xát cả vào vết đốt là khỏi.

Rau dền tía:

Lá lớn có màu đỏ tía. Nó có mặt ngày càng nhiều trên các vùng châu lục, trên các cánh đồng hàng trăm hecta. Ở Mỹ có hàng nghìn điền chủ trồng cây dền. Thân và lá thường làm thức ăn luộc, nấu canh. Ở Mỹ, rau dền là một trong 40 loại thức ăn kiêng thông dụng.

Dền tía làm thuốc có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, trị nọc ong, rắn, rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da. Đắp ngoài chữa sơn ta ăn mặt. Rau dền tía có nước; protein; không chất béo; chứa glucid; xenluloza; khoáng toàn phần, Ca, P, Caroten, vitamin B1, B2, PP, C và gần 10 axit amin cần thiết đặc biệt có lyzin, methionin, histidin, arginin…

Hạt dền tía có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là dền Cu-ba 16-18% protid, 62% tinh bột, 6% chất béo. Hạt rau dền tía được xem là một loại lương thực giá trị cao hơn lúa mỳ, gạo, ngô, đậu tương. Nhân hạt có hương vị như hạt bồ đào, cho thêm vào bột mỳ làm tăng lượng bánh và ngon hơn, bổ hơn. Đặc biệt hạt có lysin là axit amin quan trọng mà cơ thể không tạo ra được. Hạt dền ép dầu làm nguyên liệu sản xuất steroit làm thuốc chống viêm.

Rễ rau dền tía: Làm thuốc chữa xuất huyết, nôn, ra máu, sẩy thai… Các nhà khoa học Nhật dùng các sản phẩm của rau dền tía để tẩy rửa chất phóng xạ (dầu hạt dền). Từ hàng chục năm nay tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) đã khẳng định vị trí vai trò của rau dền tía trong kinh tế phụ gia đình, khuyến khích phát triển cây dền tía trên nhiều nước.

Rau dền cơm:

Lá nhỏ, màu xanh, có nơi gọi rau dền trắng. Ở nước ta, rau dền cơm mọc hoang hoặc được trồng trong vườn, trên nương rẫy. Rau dền cơm chứa nhiều nước; protein; glucid; chất xơ; caroten; vitamin C; B2; PP. Dền cơm luộc, xào, nấu canh ngọt hơn dền tía. Để làm thuốc, dùng hạt dền cơm, có vị ngọt tính lạnh, công dụng mát gan, trừ phong nhiệt. Dùng chữa các chứng bệnh:

Chữa mắt kém:

Bột hạt dền cơm uống với nước sắc hạt muồng ngủ (thảo quyết minh) 12g làm thang.

Lợi tiểu: hạt dền cơm 20g sắc uống. Hạt dền còn có ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trừ giun đũa.

Rau dền gai:

Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Lá nấu canh hoặc dùng như các rau dền khác, thêm tôm hoặc thịt. Rau dền gai luộc chấm vừng, cũng là món ăn dưỡng sinh, ngon bổ, phòng chữa được các bệnh đường ruột. Rau dền gai chứa nhiều nước; có protein; glucid; xenluloza; khoáng toàn phần; caroten; vitamin C; canxi, P. Toàn cây chứa nhiều muối kal i nên lợi tiểu, chữa sốt. Lá dền gai, giã nát, thêm nước, chắt nước uống, bã đắp, chữa rết cắn, ong đốt, lở ngứa. Do có khả năng diệt khuẩn, nên rau dền gai dùng để phòng chống thương hàn và chữa trị bệnh kiết lỵ, viêm ruột rất hiệu quả.

Lá rau dền gaichữa viêm phổi, lỵ: lá giã nát đắp chữa bỏng, nhọt thúc mưng mủ; sắc uống cùng một số vị khác chữa đau sưng khớp.

Rễ rau dền gai: có vị ngọt, hơi lạnh. Rễ dền gai được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh:

– Chữa bạch đới, khí hư: rễ dền gai 20g, lá bạc thau 16g phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, sắc còn 100ml. Uống 2 lần trong ngày. Hoặc

– Chữa kiết lỵ ra máu: rễ dền gai 20g, lá huyết dụ 12g, lá trắc bá 8g, hoa hòe 4g. Tất cả thái nhỏ sao vàng, sắc uống. Có thể dùng thêm cỏ nhọ nồi 8g, hoa hòe 4g. Tất cả thái nhỏ sao vàng, sắc uống. Hoặc dùng thêm cỏ nhọ nồi 8g sao đen, bách thảo sương (muội nồi) 9g. Trong một hai ngày đầu mới nhiễm bệnh, lúc đi tiêu hoặc sau khi đi tiêu, hậu môn có cảm giác nóng ran, có thể lấy rau dền gai tươi nửa cân(dùng cả nhánh, lá và rễ) bỏ vào nước đun trong lửa nhỏ 3 đến 4 tiếng đồng hồ rồi dùng để uống rất tốt. Nếu bệnh nhân là thanh niên có thể chất tốt thì lượng rau có thể dùng trên hai cân.

– Viêm ruột mạn tính, đầy bụng khó tiêu: lấy nhánh và gốc rễ của rau dền gai (8 lạng tươi hoặc 2 lạng khô) nấu chung với vài lạng thịt nạcninh trên 4 tiếng đồng hồ để làm canh ăn.

Trong chăn nuôi rau dền gai làm tăng tiết sữa ở trâu bò đẻ.

Rau dền đuôi chồn:

Thường trồng lẫn rau dền canh. Phân biệt ở hoa tựa đuôi chồn và thân khỏe hơn.

Rau dền dầu:

Trồng ở vùng cao phía Bắc nước ta. Hạt ép dầu ăn. Ngọn và lá non đem xào luộc, nấu canh.

Tag: cay rau den, vi thuoc rau den, cong dung rau den, Hinh anh cay rau den, Tac dung rau den, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Cập nhật thông tin chi tiết về Giảo Cổ Lam Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!