Bạn đang xem bài viết Góc Nhìn Y Khoa: Trì Hoãn Mang Thai Đến Sau 35 Tuổi: Hãy Quyết Định Chỉ Khi Đã Chuẩn Bị Cho Điều Ấy được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
16/06/2020
Góc nhìn y khoa: Trì hoãn mang thai đến sau 35 tuổi: Hãy quyết định chỉ khi đã chuẩn bị cho điều ấy
Một sự chuyển biến lớn lao trong đời sống xã hội là phụ nữ đã trở nên “già tuổi” hơn khi mang thai và sinh đẻ so với các thế hệ trước, điều này đang diễn ra và mạnh mẽ tác động trở lại tình hình kinh tế, an sinh xã hội, sức khỏe, chi phí y tế… Câu chuyện này không mới ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Nhật nhưng đang là vấn đề nóng của Việt Nam khi các chuyên gia lên tiếng về việc khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con và sinh con trước 35 tuổi.
Tại sao lại mang thai trễ?
Ngày càng thấy nhiều hơn các phụ nữ trì hoãn việc làm mẹ. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội khiến phụ nữ có nhu cầu tập trung cao độ cho việc hoàn thiện kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp… Sự nghiệp được ưu tiên hơn so với “ngôi nhà và những đứa trẻ”. Một số phụ nữ có nhiều mục tiêu khác để đạt được trước khi quay về làm mẹ: du lịch, trải nghiệm cuộc sống và cơ hội làm việc tại các vùng miền khác nhau, tham gia các dự án dài phục vụ cho cộng đồng… Hơn nữa, một nhu cầu rất chính đáng là phụ nữ mong muốn con mình được sinh ra khi người mẹ tự chủ tài chính. Bên cạnh đó, một lý do y khoa cũng cần được quan tâm đó là những phụ nữ có các vấn đề về sức khỏe sinh sản chưa thể tập trung thời gian và tiền bạc cho việc tìm nguyên nhân, điều trị với tâm lý “đời còn dài” khiến họ không thể mang thai khi còn trẻ tuổi.
Mang thai trễ cũng có mặt lợi!
Những đứa trẻ có điều kiện được chăm sóc tốt hơn khi ba mẹ chúng có thu nhập ổn định. Với các trải nghiệm tích lũy được, những người mẹ “khá tuổi” trưởng thành về cảm xúc và có kinh nghiệm sống phù hợp. Một trong những tác động có lợi rõ rệt là trong nhóm này, tỉ lệ cho con bú mẹ cao hơn và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài hơn.
Mang thai khi lớn tuổi: Tại sao khó? Tại sao nguy hiểm?
Khi tuổi càng cao, phụ nữ càng khó có con vì số lượng trứng giảm đi theo tuổi đời. Nang noãn không thể nào sinh thêm từ khi bé gái chỉ là 1 bào thai 16 tuần tuổi. Ấy vậy mà cứ mỗi chu kỳ “đèn đỏ”, nửa triệu nang noãn được huy động rồi tiêu đi chỉ để 1 trứng được rụng.
Dưới các thay đổi của nội tiết sinh sản, khả năng thụ thai giảm đáng kể. Trong độ tuổi 20 – 30, tỉ lệ thụ thai trong 1 chu kỳ kinh nguyệt
mong chờ có con là 25%, nhưng ở độ tuổi 40, tỉ lệ này giảm chóng mặt, chỉ còn 1/10 phụ nữ.
Nguy cơ sảy thai và thai lưu tăng hơn ở phụ nữ trên 35 tuổi. Phụ nữ lớn tuổi lại dễ mang song thai, tam thai do khi “già đi”, buồng trứng có thể phóng thích hơn 1 trứng trong mỗi chu kỳ.
Theo thời gian, phụ nữ lại hay nảy sinh các vấn đề của bộ máy sinh sản như có u xơ cơ tử cung, lạc nội mạc tử cung vào buồng trứng hay vào cơ tử cung khiến cho cấu trúc lần chức năng của tử cung không còn phù hợp cho việc thụ thai, nuôi thai. Hơn nữa, tỉ lệ mang thai dị tật tăng lên theo hình dốc đứng: chỉ có 1/940 phụ nữ ở 30 tuổi có thai bị hội chứng Down nhưng có 1/353 phụ nữ độ tuổi 35 nguy cơ sinh con bị Down và với tuổi 45, cứ 35 người mang thai lại có 1 trường hợp thai có hội chứng này.
Có hai loại bệnh lý do thai gây ra là đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật. Không may là tỉ lệ này đều tăng trong nhóm bà mẹ mang thai lớn tuổi. Ngoài ra, do cân nặng ở phụ nữ tăng nhiều khi tích tuổi, béo phì cũng là một nguy cơ gây nên hàng loạt các vấn đề sức khỏe ở nhóm này trong thai kỳ.
Sinh con ở độ tuổi quá trẻ hay quá lớn tuổi đều đem đến những tác động xấu đến tâm lý và thể chất của bà mẹ. Trên 35 tuổi mới sinh con đầu lòng, các sản phụ được ghi chú là “con so lớn tuổi” để được lưu tâm đến các nguy cơ sinh sản.
Dẫu vậy, với sự tương tác mang tính hỗ trợ của y khoa nói chung và ngành sản khoa nói riêng đối với mỗi con người trong bối cảnh y tế của riêng họ, phụ nữ mang thai khi lớn tuổi nhận được các can thiệp nâng đỡ để họ tự tin làm mẹ. Tuy các khuyến cáo về sức khỏe sinh sản thường khuyến khích phụ nữ sinh con trước 35 tuổi vì các lý do an toàn cho cả mẹ và bé, thì phụ nữ ở tuổi 35 chưa có con cũng không nên bị chỉ trích và chịu áp lực bởi các ý kiến nhiều chiều từ những người xung quanh. Mang thai ở độ tuổi nào là do quyết định của cặp vợ chồng tùy theo tương tác của đời sống cá nhân với các vấn đề kinh tế- xã hội mang tính cá thể, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Khi có con sau tuổi 35, các mẹ bầu cần tham vấn y khoa đễ nhận được lời khuyên và các can thiệp phù hợp nhằm chuẩn bị sức khỏe, tinh thần, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, dự phòng các nguy cơ bệnh lý. Dù làm mẹ ở tuổi nào, phụ nữ cũng đáng được trân trọng bởi đang mang đến cho cuộc sống thêm 1 thiên thần.
BS Chuyên khoa 2 Lê Ngọc Diệp
Tuổi 35 Muốn Mang Thai Cần Chuẩn Bị Những Gì?
1. Chuẩn bị trước khi mang thai
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng về những nguy cơ tiềm ẩn ở độ tuổi 35. Trong độ tuổi này khả năng thụ thai giảm rõ rệt, nguy cơ dị tật ở thai nhi là rất cao và nó cũng tăng theo từng năm tuổi của mẹ. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước tâm lý và phương án B cho bất kỳ tình huống nào.
Bạn nên có một cuộc hẹn với bác sĩ để kiểm tra tổng quát sức khỏe của mình cũng như lối sống và kế hạch mang thai. Bạn nên kiểm tra toàn diện và chuẩn bị sắn tiền sử bệnh tật của bản thân để tiện cho việc chuẩn đoán của bác sĩ.
Trước thời điểm thụ thai 3 tháng bạn nên bổ sung vào thục đơn hàng ngày các loại vitamin, cần thiết bạn cũng có thể uống thêm những viên vitamin, đặc biệt bạn cần bổ sung axit folic. Nếu bạn hoặc ông xã có thói quen hút thuốc, uống rượu các bạn cần cai chúng ngay từ bây giờ. Bạn cần ngủ đủ một ngày 8 tiếng, ăn uống bổ dưỡng và thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên để có tâm hồn thư thả.
– Khi mang thai các bạn có thể bỏ qua những hóa chất của công nghệ làm đẹp, từ mỹ phẩm cho đến sơn móng tay, đặc biệt là thuốc nhuộm tóc. Tránh tiếp xúc với hóa chất, chúng là nguyên nhân lớn dẫn đến xảy thai, sinh non. Nếu cần làm đẹp bạn có thể sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên như các loại quả, hạt,…
– Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Thực phẩm sử dụng phải là các loại thực phẩm chín, được nấu kỹ càng, lựa chọn thực phẩm an toàn, không hóa chất là điều tốt nhất cho mẹ bầu.
– Để cơ thể thoải mái bạn có thể massage, tập những bài thể dục dành cho bà bầu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. Lưu ý khi mang thai
Đừng lỡ hẹn lịch khám thai định kỳ, đặc biệt là những buổi xét nghiệm máu, kiểm tra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bạn có thể được yêu cầu sàng lọc trước khi sinh, điển hình là chọc ối để có kết quả chính xác nhất. Hãy tin vào bản năng của mình, nếu cảm nhận có gì bất thường, liên hệ ngay với bác sĩ.
Về chuyện làm đẹp khi mang thai, hạn chế ở mức tối thiểu, đặc biệt là nhuộm tóc, làm móng. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, bởi nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường sau này ở cả mẹ lẫn bé. Cá chứa nhiều thủy ngân cũng nằm trong danh sách cấm kỵ khi mang thai.
Để cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn, bạn có thể thường xuyên đi massage. Ngủ, ăn uống, tập luyện và thư giãn điều độ sẽ giúp bạn vượt qua thai kỳ suôn sẻ và khỏe mạnh. Bài tập thiền hay yoga chính là lựa chọn lý tưởng để ổn định sức khỏe, cũng như sự dẻo dai cho cơ thể.
3. Bí quyết mang thai ở tuổi 35
– Nhờ vả trước vài bạn đồng nghiệp thân thiết hỗ trợ kịp thời nếu bạn gặp bất cứ tình huống cần trợ giúp nào. Tốt nhất, đưa cho họ tờ thông tin liên lạc với anh xã hoặc người thân khi xảy ra chuyện, cả thông tin về bác sĩ cũng như bệnh viện bạn dự định sinh con. – Chăm đọc sách và cẩm nang mang thai. – Tham gia lớp học tiền sản. – Tránh uống thuốc trị bệnh trừ khi bác sĩ yêu cầu. – Không nên đọc những mẩu chuyện tiêu cực về sinh nở. – Đừng quên chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai. – Để tâm đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai, chuẩn theo từng tháng. – Tập thể dục đều đặn, đơn giản nhất là đi bộ ít nhất 1,6km 4lần/tuần. – Đừng kiêng quan hệ khi mang thai, tận hưởng nó sau khi được bác sĩ cho phép! – Giảm tần số tiếp xúc với hóa chất, hương liệu, phẩm màu nhân tạo. – Không hâm nóng thức ăn bằng đồ nhựa. – Tham gia các hoạt động ngoài trời, tự nhiên. – Giữ không gian xanh trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể. – Ngủ đủ hoặc hơn 8 tiếng/ngày. – Để tâm trí, cơ thể thư giãn bằng cách thiền định mỗi ngày.
Những Điều Phụ Nữ Mang Thai Sau Tuổi 35 Cần Biết
Đi khám thai sớm và thường xuyên. 8 tuần đầu của thai kỳ là rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Chăm sóc thai sớm và thường xuyên có thể làm tăng cơ hội của bạn có một thai kỳ an toàn và một em bé khỏe mạnh. Chăm sóc trước khi sinh bao gồm chiếu, khám thường xuyên, giáo dục về sinh nở, tư vấn và hỗ trợ.
Được chăm sóc trước khi sinh cũng giúp cung cấp thêm bảo vệ cho phụ nữ trên 35. Nó cho phép bác sĩ của bạn chọn cho bạn các điều kiện y tế phù hợp hơn cho phụ nữ mang thai tuổi 35. Ví dụ, tuổi của bạn có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật, một điều kiện gây ra huyết áp cao cùng với protein trong nước tiểu. Trong các lần trước khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn, kiểm tra nước tiểu của bạn, kiểm tra lượng protein và kiểm tra lượng đường trong máu của bạn. Bằng cách đó, bất kỳ vấn đề tiềm ẩn có thể bị phát hiện và điều trị sớm.
Hãy xem xét các bài kiểm tra trước khi sinh tùy chọn cho phụ nữ trên 35. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn kiểm tra trước khi sinh áp dụng cho các bà mẹ lớn tuổi. Những xét nghiệm này giúp xác định nguy cơ của việc có một em bé bị dị tật bẩm sinh. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những thử nghiệm này, do đó bạn có thể tìm hiểu những rủi ro và lợi ích và quyết định trước những gì phù hợp với bạn.
Giữ các cuộc hẹn với bác sĩ khác. Nếu bạn có một vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường hoặc huyết áp cao, chắc chắn rằng bạn giữ các cuộc hẹn với bác sĩ của mình. Quản lý tình trạng của bạn trước khi bạn mang thai sẽ giữ cho cả bạn và em bé của bạn khỏe mạnh. Hãy chắc chắn để gặp nha sĩ để khám và làm sạch thường xuyên rang miệng. Răng và nướu khỏe mạnh giảm đi nguy cơ sinh non và sinh con có cân nặng sơ sinh thấp.
Duy trì một chế độ ăn cân bằng tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp bạn có được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Chọn nhiều trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc, và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Bạn nên ăn và uống ít nhất bốn phần sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mỗi ngày. Bằng cách đó bạn sẽ giữ cho răng và xương của bạn khỏe mạnh trong khi bé của bạn phát triển. Ngoài ra hãy chắc chắn bao gồm các nguồn thực phẩm tốt của axit folic, chẳng hạn như các loại rau lá xanh, đậu khô, gan và một số loại trái cây họ cam quýt.
Thu được số lượng khuyến cáo của trọng lượng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về trọng lượng bao nhiêu bạn nên đạt được. Phụ nữ có chỉ số BMI bình thường nên tăng từ 25 đến 35 pound trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu bạn bị thừa cân trước khi mang thai, bác sĩ có thể khuyên bạn đạt được chỉ 15-25 pounds. Phụ nữ béo phì nên tăng khoảng 11-20 kg. Đạt được số cân thích hợp giảm đi nguy cơ bé phát triển chậm và làm giảm nguy cơ sinh non. Bạn cũng giảm nguy cơ phát triển các vấn đề mang thai như tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao.
Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giữ trọng lượng cân thai kỳ khỏe mạnh, giữ sức khoẻ và giảm bớt căng thẳng. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn xem xét lại chương trình tập luyện của bạn với bác sĩ của bạn.
Ngừng hút thuốc và uống rượu. Giống như tất cả các phụ nữ mang thai, bạn không nên uống rượu hay hút thuốc lá trong thời gian mang thai của bạn. Uống rượu làm tăng nguy cơ bé bị khuyết tật về tinh thần và thể chất. Hút thuốc làm tăng nguy cơ một em bé sinh nhẹ cân – một vấn đề phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Không hút thuốc lá cũng có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật.
Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những gì an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú. Điều này bao gồm thuốc theo toa và thuốc bổ không kê toa và các biện pháp tự nhiên.
Theo Phunuvietkieu
5 Bí Quyết Tăng Cân Ít Khi Mang Thai Đúng Chuẩn Khoa Học Cho Bà Bầu
Sau đây, giadinh.blog sẽ giới thiệu cho các mẹ 5 bí quyết tăng cân ít khi mang thai đúng chuẩn khoa học cho bà bầu trong bài viết dưới đây chắc chắn giúp ích được các mẹ rất nhiều, mời các mẹ cùng tham khảo.
Nghiên cứu của viện y học Mỹ đã khẳng định: “Mỗi người phụ nữ nên duy trì cân nặng ở mức ổn định trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, bạn chỉ cần ăn thêm 300 calo mỗi ngày là đã đủ cho em bé”.
Tăng cân nhiều quá trong khi mang thai dễ tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, huyết áp, một nguyên nhân dẫn đến chứng tiền sản giật. Một điều mà ít bà bầu quan tâm là mẹ tăng cân nhiều có thể dẫn đến việc em bé có cân nặng lớn vượt chuẩn. Điều đó không chỉ gây khó khăn cho việc sinh nở mà còn khiến bé đối mặt với những nguy cơ như lượng đường trong máu thấp, gia tăng các vấn đề trao đổi chất dẫn đến nguy cơ tiểu đường và bệnh béo phì.
Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, hãy cố gắng duy trì mức tăng cân của bạn trong khoảng 11-16kg. Để làm được điều này, bạn nên chọn chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và thường xuyên theo dõi cân nặng. Sau đây là 5 bí mật của những bà bầu mi nhon rất hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.
1. Đi bộ 30 phút
Chị Trang (Hà Nội) trước đây là người rất chịu khó tập luyện thể thao. Hàng ngày, chị dậy từ 5h30 sáng và tham gia lớp tập thể dục aerobic để giữ gìn vóc dáng và sức khỏe. Khi có bầu, chị Trang quyết định dừng tập aerobic và chuyển sang môn đi bộ. Chị tâm sự: “Bác sĩ khuyên tôi nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra tôi còn dành một tuần 3 buổi để đi bơi. Từ hồi đi bơi tôi cũng giảm hẳn chứng đau lưng, cơ thể nhẹ nhõm, bớt mỏi mệt hẳn”. Có lẽ chính nhờ chế độ tập luyện hợp lý nên dù mang thai ở tháng thứ 8, trông chị vẫn rất gọn gàng, nhanh nhẹn. Hiện chị Trang đã tăng được 8 kg và em bé trong bụng dự tính tới ngày sinh nở sẽ có cân nặng khoảng 3,2 kg.
2. Chỉ ăn 1 bát cơm
Rất nhiều bà bầu có quan niệm cần phải ăn cho hai người thì con mới khỏe mạnh, đủ chất. Nhưng Ngọc Minh (Đà Nẵng) lại phản đối tư tưởng này. Có mẹ là bác sĩ dinh dưỡng nên Minh được biết chỉ cần ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày, tương đương với thêm một thanh kẹo và hoa quả là đã đủ cho bé. Minh đang mang thai ở tháng thứ 6 và mới chỉ tăng 3 kg.
Bà bầu xinh đẹp cho biết: “Trước đây mỗi bữa mình ăn 1 bát cơm, giờ có bầu mình vẫn ăn như vậy. Nhưng mình uống rất nhiều sữa, mỗi ngày tới 1 lít sữa tươi không đường. Hoa quả thì loại nào tốt cho bé là mình ăn, hạn chế những loại quả nóng như dưa hấu, vải, nhãn là được. Ở bàn làm việc của mình lúc nào cũng có sẵn hoa quả, vì thế mình không bị rơi vào cảm giác đói bụng. Hiện em bé nhà mình cân nặng vẫn đủ chuẩn. Mình thường xuyên tham khảo chế độ dinh dưỡng từ mẹ nên cũng rất yên tâm khi ăn theo thực đơn này”.
3. Hạn chế nước ép
Chị Mai Lan (Bắc Ninh) cũng từng rơi vào giai đoạn khủng khoảng của cân nặng khi mang bầu 3 tháng đã tăng gần 5 kg. Chị tâm sự: “Tôi may mắn không bị nghén, vì thế khi vừa có bầu là tôi đã ăn rất nhiều. Mẹ chồng tôi lại đảm đang và chiều con dâu, vì thế vừa biết tôi có tin vui là bà đã tích cực bồi dưỡng. Bên cạnh chế độ ăn uống với nhiều đạm, mỗi bữa ăn của tôi còn có thêm một cốc nước ép hoa quả, khi thì cam, khi thì táo, khi thì dưa hấu. Được chăm bẵm quá nên có bầu 3 tháng tôi đã phát hoảng vì cân nặng lên gần 5 kg. Cứ thế này chắc lúc đẻ tôi thêm 20kg nữa mất”.
Sau khi đi khám bác sĩ và nhận được những cảnh báo về cân nặng, chị Mai Lan đã tìm cách cân bằng lại chế độ dinh dưỡng. Bác sĩ cho biết uống nước ép tuy bổ dưỡng nhưng nhiều quá lại dễ tăng cân nhanh. Đặc biệt là lượng đường trong nước ép sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Giờ thì đã bước sang tháng thứ 7 nhưng Mai Lan chỉ tăng thêm gần 2kg nữa. Chị chia sẻ: “Giờ tôi ăn ít tinh bột đi, thay sữa bà bầu thành sữa không đường tách béo. Đặc biệt, nước ép giờ tôi giảm xuống chỉ còn ngày 1 cốc, tránh cho thêm đường. Còn lại tôi sử dụng thêm nước lọc. Mẹ bầu đừng chủ quan, vì nước ép tốt nhưng cũng làm tăng cân khủng khiếp nếu lạm dụng đấy”.
4. Làm bạn với khoai lang
Vốn là tạng người tròn trĩnh nên khi mang bầu, Lê Hoa (Hải Phòng) tăng cân vùn vụt. Khi mang thai 6 tháng, Lê Hoa đã tăng tới 11 kg khiến ai gặp cũng tưởng cô đã tới ngày lâm bồn. Lê Hoa tâm sự: “Mình cũng có muốn tăng nhiều đâu, nhưng do tạng người, cộng với ăn uống tốt nên mình lên cân vù vù. Mà tăng thế này lo lắm, nhỡ tiểu đường, rồi tiền sản giật thì sau này khổ cả mẹ cả con”.
May mắn là bác sĩ đã yêu cầu Lê Hoa kiểm soát lại cân nặng, xem xét lại chế độ dinh dưỡng, tập luyện vì nếu không sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy là hàng tối, sau khi ăn cơm xong, Lê Hoa lại cùng chồng đi bộ vài vòng quanh sân khu tập thể. Giảm tinh bột, uống sữa không đường tách béo cũng là cách mà cô lựa chọn để bớt tăng cân. Lê Hoa còn bật mí: “Giờ mình làm bạn với món khoai lang. Vì mình quen ăn nhiều nên nhanh đói, trước cứ đói là ăn cơm, giờ thay bằng khoai lang, vì no bụng, vừa chống táo bón lại hạn chế đưa tinh bột vào người. Mình đọc thông tin trên mạng thấy khoai lang cũng có rất nhiều vitamin tốt cho bà bầu lắm. Cũng nhờ chế độ ăn này mà cân nặng của mình 2 tháng gần đây có xu hướng chậm hẳn lại”.
Bà bầu Minh Hà (Vũng Tàu) đã mang thai ở tháng thứ 7 nhưng mới chỉ tăng vỏn vẹn 5kg. Nhìn Minh Hà từ đằng sau, nhiều người còn tưởng là hot girl nào chứ không phải là bà bầu sắp tới ngày sinh nở. Bật mí về chế độ ăn uống, Minh Hà cho biết, trước đây cô ăn kiêng rất nhiều. Nhưng từ khi có bé, cô bỏ chế độ ăn này vì sẽ không tốt cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, Minh Hà vẫn hạn chế ăn tinh bột nhiều vì nếu tăng cân quá nhanh có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường, béo phì.
Vốn thích ăn cháo, Minh Hà quyết định lựa chọn món ăn này hàng ngày. Cô tiết lộ: “Mình mua một cái nồi ủ, tối đặt bếp đun một nắm gạo, thêm thịt, cá băm nhỏ, rồi ủ tới sáng mai là có nồi cháo rất thơm ngon”. Minh Hà rất chịu khó nghiên cứu các món cháo khác nhau để chống ngán, vừa bổ sung dưỡng chất cho con. Cháo cá chép được cô ưu tiên hàng đầu vì nghe nói ăn vào rất tốt cho bé. Ngoài ra, cháo gà, cháo thịt bò, cháo ngao, cháo bí đỏ… cũng thường xuyên được cô lựa chọn. Minh Hà cũng khuyên các bà bầu nên lựa chọn sữa đậu nành, sữa tươi không đường tách béo và ăn thật nhiều hoa quả để vừa đủ chất, vừa giúp da mẹ bầu tránh được tình trạng xạm nám trong thời kỳ nhạy cảm này.
Tăng cân ít khi mang thai có sao không
Hỏi: Thưa Bác Sỹ …con dâu tôi năm nay 20 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng, lúc chưa mang thai, cháu được 42 kg, bây giờ mang thai đã được tháng thứ 7 mà cháu có 49 kg…xin hỏi Bác Sỹ lên cân như thế có phải là quá ít không? … Xin Bác Sỹ tư vấn giúp tôi cần bổ sung thực phẩm như thế nào dể có thể đạt được yêu cầu của thời gian mang thai. Đồng thời cháu cũng bị thiếu nước ối, đang theo sự hướng dẫn của Bác Sỹ là uống nhiều nước và tái khám lại sau 2 tuần nữa. Vì hoàn cảnh gia đình, tôi không ở gần cháu …nên tôi rất lo lắng….Kính xin các Bác Sỹ giúp đỡ tôi…Tôi xin thành thật cám ơn.
Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng sản khoa:
Thưa bác!
Con dâu bác lúc chưa mang thai nặng 42 kg, hiện nay mang tháng thứ 7 mà lên 7kg là không ít. Thông thường 1 thai phụ tăng cân trong suốt thai kỳ từ 12-15kg là vừa. Tuy nhiên tronng 3 tháng đầu do thai hành nên có khi không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân. Từ tháng thứ 4 trở đi tăng cân trung bình từ 1-2kg mỗi tháng. Con dâu bác còn hơn 2 tháng nữa mới đến ngày dư sanh (thai 40 tuần), như vậy còn đủ thời gian để tăng cân thêm 5kg nữa.
Các thực phẩm cần bổ sung: đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa… đường có trong cơm, bánh mì, các thức ăn vị ngọt; chất béo: mỡ, đậu lạt, mè…. rau các loại và trái cây. Nói chung ăn đầy đủ các chất và ăn theo khẩu vị mình ưa thích. Thiếu nước ối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, làm thai suy dinh dưỡng. Ngoài việc ăn uống đầy đủ, nên uống nhiều nước và sữa, khoảng 3l/ngày.
Hy vọng với 5 bí quyết tăng cân ít khi mang thai đúng chuẩn khoa học cho bà bầu trên đây các mẹ sẽ có một phương pháp đúng đắn khoa học giúp tăng cân đúng chuẩn khi mang thai để thai nhi được phát triển khỏe mạnh nhất. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh trong quá trình mang thai và hãy luôn đồng hành ủng hộ cho giadinh.blog để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe gia đình nhé.
Cập nhật thông tin chi tiết về Góc Nhìn Y Khoa: Trì Hoãn Mang Thai Đến Sau 35 Tuổi: Hãy Quyết Định Chỉ Khi Đã Chuẩn Bị Cho Điều Ấy trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!