Bạn đang xem bài viết Hiện Tượng Mờ Mắt Sau Khi Sinh được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hiện tượng mờ mắt sau khi sinh là do người mẹ bị tổn thương võng mạc do gắng sức trong quá trình sinh nở, gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm gây giảm thị lực nhất thời.
Chào bác sỹ! Trước đây, thị lực của em rất tốt, đọc sách xem phim cả ngày mà không thấy làm sao. Nhưng từ khi mang thai rồi sinh con xong, em thấy mắt em rất yếu. Đọc sách một chút mà mờ và mỏi. Có phải phụ nữ sau khi sinh thì mắt yếu hơn không? Tại sao lại như vậy? Mong bác sỹ tư vấn. Cảm ơn bác sỹ!
(minhlan… gmail.com)
TS.BS Lê Việt Sơn – Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai, trả lời:
Khi mang thai, em cảm thấy mắt yếu hơn là do sự thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, sau khi sinh, thị lực sẽ phục hồi lại.
Trong quá trình sinh nở, nếu em sinh thường, em sẽ dễ bị tổn thương võng mạc do gắng sức, gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm gây giảm thị lực nhất thời. Khoảng vài tuần sau khi sinh, các bệnh lý này mới giảm dần đi.
Một thời gian sau khi sinh, nếu em vẫn thấy mắt mờ và yếu, thì cần đi khám chuyên khoa mắt ngay để tìm hiểu xem có mắc các bệnh lý về mắt như: Rối loạn điều tiết, bệnh lý võng mạc, tăng nhãn áp, khô mắt… hay không.
Trước mắt, khi mới sinh con, em nên kiêng cữ và bảo vệ mắt, bằng cách:
– Hạn chế để mắt làm việc quá nhiều, không nên để mắt hoạt động liên tục quá 45 phút. Sau 45 phút, nên đứng lên đi lại, hoặc nhắm mắt lại, nhìn ra chỗ khác.
– Đọc sách ở nơi đủ ánh sáng.
– Có thể bổ sung omega 3, 6, 9 để trợ giúp cho hoạt động của mắt. Lưu ý là, nếu em đang cho con bú, nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào.
Em sinh em bé được 9 tháng rồi. Trước khi sinh mắt em rất tốt nhưng gần đây mắt em nhìn không được rõ và hay bị nhòe, không biết có phải do ảnh hưởng sau sinh hay không. Mong bác sĩ tư vấn cho em cách khắc phục với ạ? Do tính chất công việc và học tập nên sau khi sinh em thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính
Bác sĩ Thu Hằng trả lời:
Quá trình mang thai và sinh nở khiến cơ thể người phụ nữ biến đổi rất nhiều và gây nên “gánh nặng” lên các cơ quan. Trong đó, mắt là cơ quan rất nhạy cảm và cũng chịu khá nhiều thay đổi trong thời kì này. Một số bệnh lý về mắt có thể xảy ra trong quá trình thai nghén và sinh nở là khô mắt khi mang thai, mờ mắt hoặc sưng mí mắt do phù, cận thị, loạn thị thai nghén, tăng nhãn áp khi mang thai.
Trong quá trình sinh nở, người mẹ dễ bị tổn thương võng mạc do gắng sức, gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm gây giảm thị lực nhất thời. Tuy nhiên các bệnh lý này thường giảm dần và thị lực sẽ phục hồi hoàn toàn trong khoảng vài tuần đầu sau sinh.
Trường hợp của bạn có thể do không kiêng cữ cẩn thận sau sinh, dẫn tới thị lực suy giảm. Phòng mờ mắt sau sinh chủ yếu là từ lúc mang thai và hậu sản nên hiện tại bạn chỉ có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:
– Hạn chế để mắt làm việc quá nhiều: Không nên để mắt hoạt động liên tục quá 45 phút. Hết thời gian này nên đứng dậy đi ra ngoài nơi ánh sáng chan hòa để mắt được nghỉ ngơi, hoặc đơn giản chỉ là nhắm mắt hoặc nhìn ra chỗ khác xa hơn ngoài máy tính.
– Đọc sách ở nơi đủ ánh sáng: Tuy nhiên chỉ nên đọc khoảng 10 phút rồi tạm nghỉ một lúc để mắt không bị điều tiết quá lâu.
– Bổ sung Omega 3, 6, 9 để trợ giúp cho hoạt động của mắt.
Ngoài ra, không loại trừ khả năng bạn bị mắc các bệnh lý về mắt khác như viêm màng bổ đào trước cấp (thường kèm đau nhức mắt), tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (thường do tăng huyết áp, bệnh về tim mạch,các bệnh nhiễm trùng), viêm thần kinh thị (thường do viêm xoang, nhiễm trùng..).
Đặc điểm của các bệnh này là gây giảm thị lực nhanh. Do đó, nếu bạn thấy thị lực mình bị suy giảm một cách nhanh chóng, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời.
Theo GĐVN
10 Nguyên Nhân Gây Ra Hiện Tượng Tiểu Són Khi Mang Thai Và Sau Khi Sinh
Chứng tiểu són là khá phổ biến ở thai phụ trong khi mang thai và kể cả sau khi sinh em bé. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Mời mẹ cùng theo dõi bài viết ngay bên dưới.
Có đến 92% số mẹ bầu gặp phải chứng tiểu són trong thai kỳ thậm chí sau khi đã sinh con. Chứng tiểu són hết sức phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì hẳn nhiều mẹ vẫn chưa rõ. Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp chứng tiểu són trong thời gian bầu bí và sau khi sinh.
Sự thay đổi thể chất
Sự thay đổi thể chất khi mang thai là nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu gặp phải chứng tiểu són. Vùng cơ ở đáy xương chậu bị căng ra nhằm nâng đỡ bụng bầu ngày một to vượt mặt của mẹ cộng với áp lực gia tăng lên vùng bụng những khi mẹ ho hoặc mẹ cúi gập người là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng tiểu són.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn nếu mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, chưa kể là hiện tượng tiểu són. Do khi đường tiết niệu gặp vấn đề thì nó sẽ tác động lên bàng quang gây ra chứng tiểu són. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên đến các bệnh viện lớn để kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết và nhờ bác sĩ tư vấn điều trị.
Không ít mẹ bầu gặp táo bón bởi khi mang thai hormone progesterone ngăn cản quá trình tiêu hóa của mẹ gây nên. Và mẹ có biết táo bón thai kỳ cũng là nguyên nhân gây chứng tiểu són? Do táo bón gia tăng áp lực lên bàng quang từ đó dẫn đến chứng tiểu són không mong muốn.
Muốn trị táo bón cũng như hạn chế chứng tiểu són mẹ mang thai nên nạp nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng tăng cân bởi khi đó mẹ phải “ăn cho hai người” để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu nuôi bé cưng trong bụng. Nhưng sự tăng cân của mẹ trong suốt thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu són do áp lực lên bàng quang là rất đáng kể.
Cân nặng của bé
Ngoài việc cân nặng của mẹ thì cân nặng của thai nhi cũng gây nên áp lực không nhỏ cho bàng quang và vùng cơ đáy xương chậu dẫn đến chứng tiểu són.
Áp lực từ tử cung
Bàng quang của mẹ bầu không thể chứa được nhiều nước tiểu như trước kia do áp lực từ tử cung mẹ bầu là rất lớn. Biểu hiện là khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên đi tiểu hơn và gặp chứng tiểu són cũng chính vì thế.
Sự sản sinh progesterone
Sự sản sinh progesterone của cơ thể là nguyên nhân làm giãn cơ đáy xương chậu khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn.
Sinh con khiến xương đáy chậu của mẹ suy yếu. Mà việc xương đáy chậu của mẹ bị tổn thương sau khi sinh em bé chính là thủ phạm khiến chứng tiểu són khó thuyên giảm hơn. Chứng tiểu són này có thể kéo dài sau sinh vài tháng.
Sự kéo giãn cơ đáy xương chậu
Quá trình mang thai hay sinh em bé đều làm tổn thương cơ đáy xương chậu ít nhiều. Khi cơ đáy xương chậu bị kéo giãn quá mức thì chứng tiểu són càng dữ dội hơn.
Sự đào thải lượng nước phụ trội trữ trong tế bào
Mẹ sau sinh có xu hướng đi tiểu nhiều hơn do cơ thể buộc phải bài tiết lượng nước phụ trội trữ trong tế bào suốt thời kỳ bầu bí. Lượng nước tiểu cơ thể mẹ phải bài tiết có thể lên đến gần 3 lít/ ngày. Chính vì vậy mà mẹ sau sinh cũng có thể mắc chứng tiểu són.
Con số 92% thai phụ gặp chứng tiểu són trong thai kỳ cho thấy đây là tình trạng phổ biến. Dù khó tránh khỏi nguy cơ nhưng mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát được chứng tiểu són này bằng nhiều cách. Tập các bài tập cho cơ xương chậu ngay từ khi biết mình có tin vui được các chuyên gia khuyến khích hay mẹ cũng có thể dùng miếng lót vệ sinh để thoải mái hơn trong thời gian bầu bí khi lỡ mắc phải chứng tiểu són này.
Chứng tiểu són phổ biến ở thai phụ có thể kiểm soát nhờ vào việc tập luyện thích hợp cho vùng cơ đáy xương chậu của mẹ trong suốt thai kỳ. Dù chúng không thể biến mất hoàn toàn nhưng chí ít, mẹ cũng không còn quá lo lắng về tình trạng này nữa.
Từ khóa được tìm kiếm:
bi ho khi mang thai va bi son tieu
hiện tượng són tiểu bà bầu
son tieu sau sinh
tieu son khi sinh con
Hiện Tượng Sổ Nhau Sau Sinh Cho Mẹ Bầu Mang Thai 3 Tháng Cuối
Sổ nhau thai là gì
Vài phút sau khi sinh, tử cung của bạn bắt đầu co thắt một lần nữa để tách nhau thai ra khỏi thành tử cung. Khi bác sĩ thấy có dấu hiệu bóc tách này, họ sẽ yêu cầu bạn rặn nhẹ để tống nhau thai ra ngoài. Việc này thường chỉ cần một cú đẩy ngắn, không khó khăn hoặc đau đớn gì cả. Giai đoạn sổ nhau sau sinh được gọi là giai đoạn thứ 3 của quá trình sinh con.
Giai đoạn sổ nhau sau sinh có lâu hay không
Trung bình giai đoạn thứ ba sẽ mất khoảng 5-10 phút.
Quá trình sau sinh diễn ra như thế nào
Sau khi nhau thai được đẩy ra ngoài, tử cung của bạn cần co thắt trở lại và trở nên săn chắc hơn. Bạn có thể sờ thấy đỉnh tử cung trên bụng mình, khu vực xung quanh rốn của bạn.
Bác sĩ và sau đó là y tá sẽ định kỳ kiểm tra xem tử cung của bạn đã đàn hồi lại chưa. Nếu chưa, bạn cần được xoa bóp. Điều này là quan trọng bởi sự co bóp của tử cung sẽ giúp cắt giảm và thu hẹp các mạch máu đã được mở ra tại nơi nhau thai bám vào. Nếu tử cung không co bóp đúng cách, bạn sẽ tiếp tục bị ra máu nhiều do những mạch máu này.
Nếu bạn dự định cho bé bú mẹ, bạn có thể cho bé bú ngay nếu cả hai đã sẵn sàng. Không phải tất cả các bé đều muốn bú trong vài phút sau khi sinh, nhưng bạn hãy cố gắng giữ đôi môi của bé chạm vào vú của bạn trong chốc lát. Hầu hết các bé sẽ bắt đầu muốn bú trong giờ đầu tiên sau sinh nếu có cơ hội.
Nếu không cho con bú hoặc tử cung chưa đàn hồi trở lại, bạn sẽ được tiêm oxytocin để giúp tử cung co bóp. Cũng như khi bị chảy máu quá nhiều, bạn cũng sẽ được điều trị để khắc phục tình trạng này.
Các cơn co thắt của bạn vào thời điểm này thường tương đối nhẹ nhàng. Lúc này, mối quan tâm hàng đầu là em bé và bạn gần như không để ý đến những gì đang xảy ra xung quanh mình.
Nếu đây là bé đầu lòng, bạn có thể chỉ cảm thấy một vài cơn co thắt sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài. Nếu bạn từng sinh con trước đó, thỉnh thoảng bạn sẽ có các cơn co thắt cho đến hết một hay hai hôm sau.
Những cơn đau sau sinh có thể sẽ làm cho bạn đau bụng hành kinh nhiều hơn. Nếu chúng làm phiền bạn, bạn có thể yêu cầu dùng thuốc giảm đau. Bạn cũng có thể cảm thấy ớn lạnh hoặc run người. Điều này hoàn toàn bình thường và sẽ hết trong khoảng thời gian ngắn. Nếu cần, bạn có thể yêu cầu một tấm chăn đắp ấm áp.
Bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng nhau thai đã được lấy ra hết. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng vết rạch ở tầng sinh môn của bạn và tiến hành khâu lại. Bạn sẽ được xoa hay tiêm thuốc tê trước khi khâu. Bạn có thể muốn ôm con trong suốt quá trình khâu để quên bớt cơn đau. Nếu vẫn còn run, chưa thể bế bé được, hãy nhờ chồng bạn bế bé và ngồi bên cạnh để bạn có thể nhìn ngắm bé.
Nếu bạn được gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ hoặc y tá sẽ rút ống thông tiểu ở sau lưng bạn. Việc này chỉ mất một giây và không gây đau đớn gì cả.
Nếu thiên thần của bạn không có chỉ định cần phải chăm sóc đặc biệt, bạn nên gần con càng sớm càng tốt. Việc nhỏ mắt và cho bé uống vitamin K sẽ sớm được bác sĩ thực hiện. Vợ chồng bạn sẽ muốn chia sẻ khoảng thời gian đặc biệt này bên nhau để cùng làm quen với con và tận hưởng điều kỳ diệu của cuộc sống!
Hiện Tượng Thai Phụ Bị Đau Bụng Sau Khi Quan Hệ Tình Dục
Lý giải về hiện tượng này, người ta cho rằng: có thể hai vợ chồng lựa chọn tư thế quan hệ tình dục chưa phù hợp; do trong tinh dịch của nam giới có rất nhiều chất cơ bản của tuyến tiền liệt, khi giao hợp niêm mạc âm đạo của nữ thường hấp thu những chất này, tạo ra hàng loạt phản ứng, có tác dụng đối với tử cung tùy thuộc vào người phụ nữ có mang hay không…
Nguyên nhân
– Đối với phụ nữ chưa mang thai, chất cơ bản của tuyến tiền liệt có thể làm mềm cơ tử cung, đóng vai trò chủ đạo, tạo điều kiện để tinh trùng đi vào ống dẫn trứng, để tinh trùng và trứng kết hợp một cách thuận lợi. Còn đối với phụ nữ đã mang thai, do chất cơ bản của tuyến tiền liệt trong tinh dịch có thể làm tử cung co thắt mạnh phát huy tác dụng và chính là nguyên nhân đau bụng cho thai phụ sau khi quan hệ.
– Có thể do thiếu kiến thức về sức khỏe tình dục nên các cặp vợ chồng đã lựa chọn tư thế quan hệ không phù hợp; trong khi quan hệ vợ, chồng có thể vô tình va chạm vào vùng bụng dưới, hoặc quan hệ mạnh quá làm ảnh hưởng đến vùng bụng dưới gây những cơn co bóp và đau bụng.
Ảnh hưởng của việc đau bụng sau khi quan hệ tới thai kỳ
Thông thường, hiện tượng này chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn sau khi vợ chồng quan hệ rồi hết, nhưng đôi khi có những trường hợp đau âm ỉ kéo dài ngày hoặc đau dữ dội, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng đẻ non hoặc sảy thai.
Cách phòng tránh
Khi mang thai, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ, vì quan hệ vào thời điểm này rất dễ dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non.
Khi sinh hoạt vợ chồng, bạn nên chọn tư thế quan hệ phù hợp đó là tư thế vợ ở trên hoặc vợ nằm nghiêng sang một bên… và chồng nên tìm hiểu thêm thông tin về các tư thế quan hệ khi mang thai để lựa chọn tư thế phù hợp. Đồng thời, cả hai vợ chồng cùng phải tuân thủ nguyên tắc quan hệ nhẹ nhàng, các động tác phải nhẹ nhàng không làm kinh động đến thai nhi. Hạn chế số lần quan hệ và thời gian quan hệ trong một lần không được kéo dài quá để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Để tránh cho tinh dịch tiếp xúc với niêm mạc âm đạo khi quan hệ vợ chồng, bạn không nên xuất tinh vào âm đạo, tốt nhất bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Tìm hiểu thêm
Thông thường, chứng đau bụng sau khi quan hệ sẽ chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn ngay sau khi vợ chồng quan hệ. Với những trường hợp này bạn chỉ cần rút kinh nghiệm để phòng tránh không mắc phải những sai lầm tương tự trong lần tiếp theo.
Tuy nhiên, nếu sau khi quan hệ, bạn bị đau bụng kéo dài, đau bụng dữ dội hoặc đau bụng kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo… thì bạn cần kịp thời đi khám bác sỹ để có cách xử trí kịp thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiện Tượng Mờ Mắt Sau Khi Sinh trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!