Bạn đang xem bài viết Ho Mọc Tóc Ở Bà Bầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ho mọc tóc không phải là nỗi lo đáng ngại nếu bà bầu nắm rõ nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh để giữ gìn sức khỏe cho chính mình và cho thai nhi.
Nguyên nhân gây ra ho mọc tóc ở bà bầu
– Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi lớn, làm cho sức đề kháng của bà bầu bị suy giảm, nên dễ dàng bị lây nhiễm virut, vi khuẩn từ môi trường hoặc từ người đối diện thông qua quá trình tiếp xúc, gây ra viêm họng và viêm đường hô hấp ở bà bầu. Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết (do thời tiết thất thường) hoặc do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (do điều hòa) cũng khiến cho nguy cơ này tăng cao.
– Bên cạnh đó, khi mang thai, dịch nhầy tăng lên đáng kể, khiến bà bầu bị nghẹt mũi, ho ( cả ho khan và ho có đờm). Màng nhầy sau đó bong ra, không được xử lí đúng cách sẽ trôi xuống cổ họng gây viêm họng và viêm hô hấp cấp. Dù căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu không biết cách chăm sóc bản thân sẽ rất dễ tái đi tái lại, gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới người mẹ và thai nhi.
– Sự phát triển của thai nhi cũng làm cho tử cung to ra, chèn lên các bộ phận nội tạng, trong đó đặc biệt là dạ dày khiến dịch dạ dày trào ngược cũng gây viêm họng cho bà bầu.
Cách điều trị ho mọc tóc ở bà bầu
– Khi có triệu chứng ho, hoặc sốt bà bầu nên đến ngay trung tâm ý tế gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ, tránh tuyệt đối việc tự điều trị và tự ý mua thuốc bên ngoài dễ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cần tuân theo đơn thuốc của bác sĩ vì ngay cả những loại thuốc kháng sinh, hạ sốt nhẹ nhất cũng ảnh hưởng đến hai người mẹ và thai nhi.
– Nên tiến hành ngậm hoặc súc miệng với nước muối ít nhất 2 lần/ngày để sát khuẩn, góp phần làm cho bệnh nhanh khỏi. Bà bầu cũng có thể duy trì thói quen này hằng ngày để duy trì sự sạch sẽ, tránh viêm ở cổ họng và khoang miệng.
– Xông khí dung mũi họng với nước muối sinh lý hoặc tinh dầu bạc hà, hoặc các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng tránh ho và viêm đường hô hấp
– Nên giữ gìn sạch sẽ chân tay, luôn mang theo bên người dung dịch sát khuẩn để tránh tối đa sự lây nhiễm vi khuẩn từ môi trường.
– Tăng cường vệ sinh phòng ngủ, giữ cho phòng luôn thông thoáng, sạch sẽ.
– Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin thông qua rau quả tươi. Đặc biệt nên ăn tỏi bởi không những tỏi có tác dụng tăng sức đề kháng mà còn kháng viêm rất hữu hiệu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Trị Dứt Điểm Ho Mọc Tóc Ở Bà Bầu
Ho ngứa cổ hay còn gọi là ho mọc tóc là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, cần phải có cách chữa an toàn không làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho ngứa cổ?
Hiện tượng bà bầu bị ho ngứa cổ thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ. Mẹ bầu sẽ có cảm giác cổ họng ngứa rát, kèm theo ho nhiều, tiếng ho ban đầu có thể nhẹ rồi nặng dần. Quan niệm dân gian khi thấy bà bầu bị ho ngứa cổ thường gọi là ho mọc tóc – tức là do thai nhi đang phát triển, tóc mọc dài ra khiến mẹ bầu khó chịu, ngứa cổ họng và ho. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định, giữa việc thai nhi mọc tóc và thai phụ bị ho không có mối liên hệ nào. Nhưng phải thấy rằng, trong thai kỳ có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ho ngứa cổ.
* Sức đề kháng của mẹ bầu suy yếu dẫn tới viêm họng:
Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của hầu hết mẹ bầu bị suy giảm nghiêm trọng. Chị em rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bị vi-rút tấn công nếu không được bảo vệ, giữ gìn thận trọng, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, mưa rét kéo dài bà bầu dễ bị ho hay viêm họng.
Cần có biên pháp xử lý an toàn với ho mọc tóc.
* Sự phát triển của thai:
Khi thai nhi càng lớn và có tốc độ phát triển đáng kể, tử cung phình to gây áp lực lên khoang bụng, ảnh hưởng đến dạ dày, đôi khi gây ra hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày lên đường hô hấp. Việc này cũng khiến bà bầu bị viêm họng, ho, ngứa rát cổ họng.
* Lưu lượng máu gia tăng ở thai phụ:
Vấn đề này cũng gây áp lức đến các mạch máu nhỏ ở khoang mũi, đồng thời lượng dịch màng nhầy tăng lên đáng kể, khiến bà bầu bị nghẹt mũi, ho ngứa cổ ho có đờm.
Xử lý khi bà bầu bị ho ngứa cổ
Nếu bà bầu bị ho ngứa cổ hoặc viêm họng do vi khuẩn, vi-rút thông thường, mức độ bệnh nhẹ thì không có gì đáng lo. Tuy nhiên, tình trạng này ít nhiều vẫn khiến thai phụ khó chịu, mệt mỏi do vậy chị em không nên chủ quan vì đôi khi ho cũng là triệu chứng của một số căn bệnh do vi-rút gây ra có thể tấn công làm hại thai nhi.
Không được tự ý mua thuốc và uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của thầy thuốc.
– Ho ngứa cổ kéo dài, có kèm sốt, đờm đặc, khản tiếng cần đến khám chuyên khoa Tai-mũi-họng càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Ho do viêm họng bởi vi-rút, mẹ bầu chỉ cần điều trị triệu chứng như sốt, đau họng.. Còn viêm họng do vi khuẩn mới cần sử dụng thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê cho bà bầu những loại thuốc an toàn, ít gây ảnh hưởng đến thai nhi.
– Bà bầu không được tự ý mua thuốc và uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của thầy thuốc.
– Hàng ngày cần vệ sinh tai-mũi-họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt trong mùa cúm hoặc khi thời tiết thay đổi, dù không bị ho, mẹ bầu vẫn nên duy trì thói quen này để đề phòng mắc bệnh đường hô hấp.
– Giữ ấm cổ họng, phòng ngủ cho bà bầu cần thoáng khí, sạch sẽ; đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người; hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh đường hô hấp.
– Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian có tác dụng chữa ho cho bà bầu vừa an toàn, hiệu quả như:
+ Ăn tỏi: Không phải bà bầu nào cũng thích mùi tỏi, nhưng nếu có thể bạn chỉ cần gia giảm một chút gia vị tỏi trong bữa ăn hàng ngày khi bị ho, viêm họng hay cảm cúm sẽ thấy tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm vì tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
+ Uống nước chanh muối hoặc chanh đào mật ong: Những loại nước này sẽ sát trùng, làm dịu và thông cổ họng, giúp “đánh bay” tình trạng ho ngứa cổ, rát họng rất phù hợp với mẹ bầu.
+ Nước củ cải: Bạn có thể luộc hoặc ép củ cải tươi lấy nước uống. Củ cải có công dụng thanh nhiệt, tốt cho phổi, làm dịu cổ họng trong trường hợp bà bầu bị ho khan rất hiệu quả.
+ Trà gừng mật ong: Gừng vừa giúp mẹ bầu giảm buồn nôn hiệu quả lại có tác dụng chống viêm, thông cổ họng, rất tốt cho hệ hô hấp. Một tách trà gừng ấm pha thêm thìa mật ong sẽ giúp bà bầu bị ho ngứa cổ nhanh chóng thấy dễ chịu.
Bật Mí Cách Chữa Ho Mọc Tóc Ở Bà Bầu An Toàn Và Hiệu Quả
Nguyên nhân gây ho, viêm họng trong thai kỳ
Trong thai kỳ, nếu bà bầu bị ho hoặc viêm họng thì nhiều người thường gọi đó là ho mọc tóc. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể kể đến như:
– Khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể bà bầu có sự biến đổi lớn, làm sức đề kháng suy giảm. Do đó phụ nữ mang thai dễ bị lây nhiễm các vi khuẩn từ môi trường, hay bị virus tấn công dẫn tới tình trạng ho hay viêm họng.
– Bên cạnh đó quá trình mang thai cũng làm lượng màng nhầy tăng đáng kể, khiến bà bầu bị nghẹt mũi gây ho và ho có đờm Màng nhầy không được xử lý đúng cách, trôi xuống cổ họng, dẫn tới viêm họng viêm đường hô hấp cấp Những căn bệnh này không chỉ gây phiền toái, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
– Bên cạnh đó, khi thai nhi lớn dần tử cung sẽ gây áp lực lên ổ bụng, khiến cho dịch ở dạ dày bị trào ngược lên đường hô hấp cũng dẫn tới viêm họng ở phụ nữ mang thai
Ho mọc tóc ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhìn chung tình trạng ho hay viêm họng thông thường do vi khuẩn một số virus thể nhẹ hoặc các yếu tố môi trường khi mang thai hay dân gian gọi là ho mọc tóc ở bà bầu thì gần như không nguy hiểm. Nhưng chúng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu mệt mỏi và cáu gắt nên cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi Ngoài ra, bà bầu vẫn cần thận trọng, bởi ho có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh do những virus nguy hiểm gây ra, có thể tổn hại đến thai nhi.
Bà bầu nên làm gì khi bị ho hay viêm họng?
– Khi có triệu chứng ho hay viêm họng kéo dài hoặc kèm theo sốt hay triệu chứng khác, bà bầu cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định cách thức điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý đi mua tại hiệu thuốc Bởi nếu uống không đúng cách, bạn có thể gây hại vô cùng lớn đến em bé. Trong trường hợp bạn bị viêm họng do vi khuẩn bác sĩ sẽ cho bạn các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng phụ lên em bé. Nếu bạn bị viêm họng do virus thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: sốt, ho đau họng Bạn tuyệt đối cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì ngay cả những loại thuốc hạ sốt giảm đau thông thường cũng có thể có hại cho sức khỏe của mẹ và bé
– Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc bạn nên kết hợp sát khuẩn vùng họng bằng cách ngậm hoặc súc miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày ít nhất 2 lần. Kể cả khi đã khỏi, bạn cũng nên duy trì thói quen tốt này để phòng chống các bệnh đường hô hấp trên.
– Xông khí dung mũi họng với nước muối sinh lý hoặc tinh dầu bạc hà hay các loại thuốc kháng sinh kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ cũng giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu.
Nếu bị ho kèm theo sốt, bà bầu cần tìm cách hạ sốt an toàn, không được tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt
– giá đỗ xanh (300 – 500g) đem rửa sạch và giã nát. Thêm vào một chút nước sôi để nguội, rồi lọc lấy nước giá để uống, sẽ giúp giảm nhanh cơn đau rát ở cổ họng.
Bạn có thể tự làm giá đỗ tại nhà để đảm bảo an toàn.
– Dùng bột nghệ hòa tan trong nửa cốc nước nóng, thêm vào một chút muối hạt và khuấy đều. Mỗi ngày bạn uống 2 cốc như vậy, duy trì liên tục trong 3 ngày. Cách này sẽ bảo vệ cổ họng của bà bầu khỏi viêm nhiễm và giảm ho hiệu quả.
Cách phòng tránh ho và nghẹt mũi khi mang thai
– Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng diệt khuẩn. Luôn mang theo dung dịch sát khuẩn tay để có thể vệ sinh tay bất cứ lúc nào, đặc biệt trong những ngày ẩm ướt hay thời tiết thay đổi bất thường.
– Thường xuyên thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn sống tỏi Bởi tỏi có khả năng kháng khuẩn rất mạnh, sẽ giúp bạn phòng tránh ho và các chứng bệnh cảm cúm khi mang thai viêm họng…
– Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, đảm bảo không khí trong phòng luôn thông thoáng. Nếu bạn dùng máy lạnh, thì trong ngày nên mở cửa ra một vài tiếng để không khí được lưu thông, và loại bỏ các nguồn khí độc hại.
Ho mọc tóc ở bà bầu không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên bạn cần có những hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này để có phương án xử lý phù hợp.
Thực Hư “Ho Mọc Tóc” Ở Bà Bầu
(12/10/2017)
Nhiều chị em mang bầu bị ho cho rằng đó là sinh lý bình thường của bà bầu, gọi là ho mọc tóc. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng không có ho nào là ho mọc tóc cả.
Đang mang thai ở tháng thứ 4, chị Phạm Thị Nhung trú tại Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội bị ho có đờm, rát cổ hỏng, đau thắt ngực. Chị Nhung không dám uống thuốc vì nghĩ đó là ho mọc tóc, một triệu chứng bình thường của bà bầu. Chị còn hi vọng ho nhiều là sau này em bé sinh ra sẽ mọc nhiều tóc.
Đến khi bệnh trở nặng, chị Nhung đi khám bác sĩ cho biết chị bị viêm phế quản phải điều trị. Lúc này chị vẫn còn ngơ ngác cho rằng chỉ ho mọc tóc, sao phải nằm viện.
Trường hợp chị Ngô Thanh Hà trú tại Phương Liệt, Hà Nội cũng tương tự. Chị Hà đang mang thai tháng thứ 5 của thai kỳ. Ngày nào chị cũng bị ho khan. Đêm đến, chị nằm ho không ngủ nổi. Cảm giác ho co thắt ngực lại. Tuy nhiên, mọi người đều cho rằng ho mọc tóc nên chị Hà cũng nghĩ là ho mọc tóc, chủ quan không đi khám bệnh.
Nhất là vào thời điểm thời tiết đang chuyển mùa, bà bầu cũng không tránh khỏi nhưng hiện tượng ho hắng nhẹ do viêm họng hoặc chỉ là ho do phản xạ, dị ứng thời tiết, dị ứng lông thú nuôi như lông mèo, lông chó…
Lương y Vũ Quốc Trung – Phòng Chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm ứng, Hà Nội cho biết nhiều người có bầu ngại uống thuốc Tây y vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, chị em có thể chọn các bài thuốc đông y khác. Tuy nhiên phải từng theo mùa, từng theo nguyên nhân để có bài thuốc trị bệnh khác nhau.
Nguyên nhân lúc bị ho là ngoại tà xâm nhập. Mùa xuân thì do tạng can thụ bệnh, mùa hạ thì tạng tâm thụ bệnh, mùa đông thì tạng thận thụ bệnh. Dù tạng nào thụ bệnh nhưng chúng đều ảnh hưởng đến tạng phế, do đó mà gây ra ho, đờm.Để điều trị bệnh ho lúc mang thai, trong đông y cũng chia ra từng tạng gây bệnh khác nhau. Mùa xuân phụ nữ sau khi tắt kinh có thai ho, đờm ít đặc nguyên nhân phong tà xâm nhập làm tổn thương phế. Điều trị bằng các vị thuốc nhân sâm, can khương, tứ tộ, tiền hồ, bản hạ, trần bì, chỉ xác, mộc hương, phục linh, can thảo, cát cánh sắc uống ngày 1 thang chia đều 3 lần/ngày.
Về mùa hạ, phụ nữ sau khi tắt kinh có thai mà bị ho có đờm ít, kèm theo phiền khát sử dụng bài thuốc sau để trị bệnh ngũ vị tử, tri mẫu, nhân sâm, thiên môn đông, thanh bì, cam thảo, phục linh, trần bì, địa cốt bì để sắc uống ngày 1 tháng chia đều làm 3 ngày.
Mùa thu phụ nữ sau khi có thai bị ho, ho khan, ít đờm, đờm vàng hoặc đặc quánh là do nguyên nhân phong táo xâm nhập cơ thế làm tổn thương đến công năng tuyên phát của phế làm cho phế lạc bị khô ráo mà gây ra ho. Đối với những triệu chứng này có thể sử dụng bài thuốc kim phí thảo, kinh giới,bán hạ, cam thảo, đại táo, tiên hồ, tế tân, phục linh, sinh khương sắc uống ngày 1 tháng chia làm ba lần sáng chiều, tối.
Mùa đông nếu bị ho dùng sài hồ, xuyên khung, khương hoạt, phục linh, nhân sâm, tiền hồ, chỉ xác, độc hoạt, cát cánh, cam thảo sắc uống đều.
Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Cập nhật thông tin chi tiết về Ho Mọc Tóc Ở Bà Bầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!