Bạn đang xem bài viết Hỏi Về Hiện Tượng Đau Nhói Ở Bụng Dưới Khi Mang Thai? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hỏi: Tôi năm nay 26 tuổi hiện đang có bầu được 15 tuần nhưng mấy hôm nay có hiện tượng thỉnh thoản bị đau nhói ở bẹn (2 hố chậu bên trái và phải). Xin bác sỹ cho biết tôi bị bệnh gì, đi khám thai nhi vẫn bình thường. Tôi xin cảm ơn ! (L.T.H – Bắc Ninh)
Trả lời:
Trong quá trình mang thai, thỉnh thoảng bụng dưới lại có cảm giác đau nhói. Điều này có bình thường?
Trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.
Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.
Nếu cảm giác đau chỉ thoáng qua thì hoàn toàn vô hại nhưng nếu đau dữ dội hay dai dẳng thì cần tới cơ sở y tế ngay lập tức.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nên đi khám ngay nếu cơn đau bụng kéo dài hay trở nên dữ dội hoặc cảm giác bị chuột rút, chảy máu, sốt hay xỉu dần. Bởi vì đó có thể là biểu hiện của các chứng bệnh khác như đau dạ dày, nhiễm trùng đường tiểu, viêm ruột thừa hay đơn giản là do táo bón.
Làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn?
Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.
Khi trở dậy, hãy nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới.
Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại.
Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước.
Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.
Nếu tình trạng đau kéo dài, bạn nên đi khám và mô tả rõ với bác sĩ các triệu chứng của cơn đau để được chỉ định làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh nếu thấy cần thiết.
BS. Thuocbietduoc
Hỏi Đáp Về Hiện Tượng Đau Bụng Lâm Râm Kéo Dài Khi Mang Thai
Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng 3 tháng đầu thai kỳ
Đau bụng lâm râm kéo dài khi mang thai có thể là dấu hiệu dọa sẩy thai sớm, nó xảy ra khi em bé không phát triển bình thường. Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là thi thoảng mẹ bầu bị chuột rút, đau nhức ở giữa vùng bụng dưới trong 12 tuần thai đầu tiên hoặc chảy máu.
Đau bụng lâm râm kéo dài khi nào cảnh báo thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đình chỉ thai. Thậm chí nếu không sử lý kịp thời còn đe dọa tính mạng của người mẹ. Triệu chứng của thai ngoài tử cung: cơn đau lan rộng khắp vùng bụng. Thai phụ có thể bị ra máu sẫm màu. Hiện tương này thường xảy ra giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 10 của thai kỳ. Khẩn trương là nguyên tắc trong tình huống này.
Khi nào việc đau bụng khi mang thai là đáng lo lắng ở 3 tháng giữa
Cơn đau bụng ở 3 tháng giữa cơ bản không phải điều đáng lo ngại. Chỉ khi nào mẹ bầi bị đau bụng kèm theo triệu chứng chảy máu mới cần lo lắng đến chuyện sảy thai. Sảy thai muộn ít gặp, nhưng vẫn cần cảnh. Các dấu hiệu của sảy thai trong giai đoạn này là cơn đau cơ, chảy nhiều máu ở giữa tuần thứ 12 và tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu mẹ bầu bị chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
Mang thai 3 tháng cuối nếu bị đau bụng lâm râm kéo dài có nguy hiểm không?
Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu xuất hiệ cơn đua vùng bụng bất thường có thể là dấu hiệu của sinh non. Tuy nhiên, đôi khi đau bụng không có nghĩa là bạn sắp sinh ngay sau đó bởi ngay cả khi nước ối vỡ đây vẫn có thể chỉ là dấu hiệu chuyển dạ giả. Dấu hiệu cảnh báo sinh non là cơn đau bụng dưới, đau lưng, co cơ dạ dày và tiêu chảy. Mẹ bầu sẽ có cảm giác như nước ối đang vỡ ra và âm đạo bị co lại, Trường hợp những cơn co thắt xuất hiện từ tuần thai thứ 37 trở đi, có thể mẹ bầu sắp chuyển dạ. Kèm theo triệu chứng đau lưng nhẹ bởi áp lực gia tăng lên hông và phần lưng.
Tâm lý thoải mái có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của bà bầu, vì vậy trong thời gian mang thai chị em nên tránh lo lắng phiền não, giữ tâm trạng thoải mái, tập thể dục hợp lý và thữ giãn. Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học,bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và thai nhi. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về “đau bụng lâm râm kéo dài khi mang thai” , xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 5588 92 hoặc hotline: 0902 223 864.
Hỏi Về Hiện Tượng Ra Máu Ở Giai Đoạn Đầu Mang Thai ?
Lưu ý chung: Hiện tượng ra máu trong bất kỳ thời điểm nào cũng có khả năng cảnh báo những nguy hiểm với thai phụ và thai nhi. Cho nên, tốt nhất, thai phụ nên đi khám bác sĩ thật cẩn thận để biết chắc về tình trạng sức khỏe của bản thân. Chảy máu ít
Việc trứng đã thụ thai di chuyển vào buồng thành tử cung có thể khiến bạn ra một ít máu. Thường thì, bạn sẽ bị ra máu trong vòng 1 đến 2 ngày. Máu ra trong trường hợp này có thể là máu đỏ tươi hoặc chỉ là chất nhầy màu hồng. Ra máu theo chu kì kinh nguyệt
Một vài phụ nữ bị chảy máu vào khoảng tuần thứ 4, 8 và 12 của thai kỳ, gần với chu kì kinh nguyệt. Trường hợp này, bạn có thể có những biểu hiện giống như khi sắp có kinh nguyệt, ví dụ như bị đau lưng, chuột rút, đau bụng dưới, có cảm giác bị phù nề,… Tuy nhiên, bạn không phải sắp “bị”, vì thực tế là bạn đang mang bầu. Trong thời kỳ mang thai, hoocmon đã làm gián đoạn chu kì của cơ thể. Đôi khi, lượng hoocmon này không đủ để chặn chu kì kinh nguyệt và trong trường hợp này, bạn sẽ ra máu. Việc này kéo dài khoảng 3 tháng đầu thai kì – khi lượng hoocmon của bạn chưa ổn định. Một số phụ nữ còn ra máu trong suốt thời kỳ mang thai và vẫn sinh em bé khoẻ mạnh bình thường.
Nguy cơ sảy thai
Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 1/3 số ca sảy thai có biểu hiện ra máu trong giai đoạn 12 tuần đầu thai kì. Có trường hợp sảy thai sớm đến mức khi ra máu bạn mới biết mình có thai và đã bị sảy thai. Thông thường, đây là kết quả của việc bào thai bị hỏng hoặc nằm sai vị trí, và cơ thể bạn đã loại trừ bào thai khi nhận ra tình trạng bào thai là không bình thường.Các dấu hiệu thông thường của việc sảy thai bao gồm chảy máu, đau lưng, đau dạ dày, chuột rút… Phụ nữ thường nói họ không có cảm giác mình có thai cho đến khi bị chảy máu và sảy thai. Bạn cần quan tâm đến chu kì kinh nguyệt cũng như cơ thể mình để luôn luôn nắm rõ tình trạng cơ thể một cách tốt nhất, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Có trường hợp bạn bị sảy thai mà không hề chảy máu, bào thai đã hỏng, nhưng vẫn được giữ lại trong cơ thể bạn. Các biểu hiện khi mang bầu hoàn toàn biến mất và nhịp tim của bạn trở nên rối loạn. Nếu điều này xảy ra, bạn cần được làm sạch tử cung.
Chảy máu sau khi quan hệ Chảy máu sau khi quan hệ là trường hợp phổ biến Bào thai lệch vị trí
Đây là trường hợp phổ biến mà phụ nữ mang bầu hay gặp phải. Thông thường, chuyện này không có hại gì và nguyên nhân là do máu đến tử cung được cung cấp nhiều hơn bình thường. Mặc dù, đây không phải là trường hợp nguy hiểm, nhưng bạn phải luôn cẩn trọng và cần theo dõi thật kĩ. Khi một bà Bầu bị chảy máu âm đạo, câu hỏi đầu tiên bác sĩ đặt ra là “Có phải bạn vừa quan hệ không?”. Hãy trả lời thành thật vì điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính bạn và em bé trong bụng. Bác sĩ sẽ thăm khám loại trừ viêm nhiễm.
Trường hợp này xảy ra khi trứng nằm ở ngoài tử cung, thường là ở vòi trứng. Các bà Bầu sẽ chịu những cơn đau thắt một bên vùng bụng dưới, nôn hoặc ngất đi… Cơn đau có thể đột nhiên biến mất nhưng nó sẽ trở lại trong vài giờ đến vài ngày, và lúc này bạn thực sự cảm thấy không ổn.Đây là trường hợp khẩn cấp, kèm theo đó là chảy máu trong. Bà Bầu cần được đưa đến bệnh viện nhanh nhất có thể.
Hiện tượng ra máu trong quý I và quý II
Trong quý I của thai kỳ, ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có khả năng là cảnh báo tình trạng sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Sang đến quý II thì việc chảy máu có thể cảnh báo nguy cơ trục trặc nhau thai hoặc chuyển dạ sớm.
Ra máu trong quý I của thai kỳ
Hiện Tượng Bà Bầu Mang Thai 37 Tuần Đau Bụng Dưới
Có rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc không biết tại sao mang thai 37 tuần đau bụng dưới, thực chất, đây không phải là hiện tượng hiếm gặp, đau bụng khi mang thai là triệu chứng khá bình thường, tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên dữ dội, chị em cần đi khám để có những chẩn đoán chính xác nhất. Vicare sẽ giúp bạn phân biệt những nguyên nhân đau bụng lành tính và nguy hiểm.
1. Các nguyên nhân đau bụng lành tính
Mang thai 37 tuần đau bụng dưới là hiện tượng không hiếm gặp
Mang thai 37 tuần đau bụng dưới là hiện tượng phổ biến ở khá nhiều bà mẹ mang thai sắp đến lúc trở dạ, một số nguyên nhân lành tính, không đáng lo ngại có thể là: – Đau dây chằng tròn Thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai, sau đó sẽ tự khỏi. Hiện tượng này xảy ra là do tử cung khi giãn ra, trải dài dây chằng tròn là phần nối giữa phía trước tử cung và hai bên háng, khiến vùng bụng dưới khó chịu, rồi dần lan đến háng. Tuy nhiên, trường hợp bạn cảm thấy cơn đau quá bất thường và khó chịu, tốt nhất nên đi khám để biết rõ nguyên nhân. – Do táo bón và khí hư Trong thời gian mang thai, lượng hóc môn progesterone trong cơ thể sẽ tăng cao, dẫn đến sự kém hoạt động của hệ tiêu hóa, cũng như sự chậm chuyển hóa của chất dinh dưỡng. Những điều này sẽ dẫn đến hiện tượng táo bón và khí hư, dẫn tới thai 37 tuần đau bụng dưới. Để làm giảm táo bón, bạn cần uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể nhờ bác sỹ kê các loại thuốc hỗ trợ để cải thiện tình trạng này. – Cơn co giả Một trong những nguyên nhân thai 37 tuần đau bụng dưới, có thể chính là do những cơn đau giả gây ra. Nếu cơn đau liên tục diễn ra, và có xu hướng tăng lên, thì đó là cơn co tử cung khi chuyển dạ, nhưng nếu nó đột nhiên biến mất sau khi bạn làm một vài hoạt động, thì đó chỉ là một cơn co giả, không đáng quan ngại.
2. Những cơn đau có nguy cơ gây nguy hiểm
Đau bụng dưới cũng có thể là nguyên nhân của một số biến chứng nguy hiểm
Bên cạnh những nguyên nhân lành tính dẫn đến mang thai 37 tuần đau bụng dưới, còn có một vài nguyên nhân nguy hiểm mẹ bầu cần lưu tâm như: – Sinh non Trước thời gian 37 tuần, nếu các cơn đau xuất hiện thường xuyên và bạn cảm thấy đau lưng liên tục, đây rất có thể là dấu hiệu của sinh non. Bạn nhất thiết phải đến bệnh viện kiểm tra và theo dõi. Những cơn co thắt có thể kèm hoặc không kèm dịch âm đạo, có máu, hoặc giảm thai máy, trường hợp này, tốt nhất bạn hãy liên hệ với bác sỹ điều trị để biết rõ nhất tình trạng. – Mang thai ngoài tử cung Trường hợp bạn cảm thấy đau bụng dữ dội, chảy máu từ ngày thứ 6 và tuần thứ 10 của thai kỳ, bạn nên đến khám bác sỹ để biết mình có bị mang thai ngoài tử cung hay không. – Sẩy thai Trường hợp khác khi mang thai 37 tuần đau bụng dưới, đó là sẩy thai, nhận biết hiện tượng này, nếu thấy bị chảy máu và đau bụng dưới đều đặn, giống đau trong kinh nguyệt, bạn nên liên hệ ngay với bác sỹ, hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi. Vừa rồi là một số dấu hiệu nhận biết khi mang thai 37 tuần đau bụng dưới lành và dữ, nếu như bạn không đủ kinh nghiệm, hoặc không chắc chắn về dự đoán của mình, hãy đến khám bác sỹ để được tư vấn, khắc phục tình trạng kịp thời trước khi quá muộn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hỏi Về Hiện Tượng Đau Nhói Ở Bụng Dưới Khi Mang Thai? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!