Bạn đang xem bài viết Hơn 500 Bà Bầu Trung Quốc Đến Mỹ Sinh Con Để Lấy Quốc Tịch được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các thẩm phán liên bang phản đối bản án và cho rằng bị cáo nên bị tuyên nhiều năm tù nhằm răn đe những đối tượng khác lừa dối khi xin visa và che giấu tình trạng thai nghén – thủ đoạn của đường dây này.
Cơ quan chức năng cho biết bà Lý lập công ty và giúp hơn 500 phụ nữ Trung Quốc đến Mỹ để sinh sản và dùng nhiều căn hộ ở Irvine, California để chứa chấp họ. Công ty này thu phí 40.000-80.000 USD (928 triệu – 1,8 tỉ đồng) mỗi trường hợp đưa người mang thai sang Mỹ để sinh con và nhận 3 triệu USD chỉ trong 2 năm.
Trước đó, bà Lý nhận tội điều hành đường dây này vào ngày 17.9, thông qua Công ty You Win USA Vacation Services (Bạn trúng giải nghỉ dưỡng tại Mỹ) hoạt động từ năm 2013 đến tháng 3.2015.
Khai man khi xin thị thực
Theo thống kê, hàng ngàn người phụ nữ mang thai từ nhiều nước đến Mỹ mỗi năm theo thị thực hợp lệ để sinh con. Những đứa trẻ sinh ra sẽ mặc nhiên được công nhận là công dân Mỹ. Hoạt động này hợp pháp nếu người mẹ không gian dối khi xin thị thực và có đủ khả năng chi trả tiền viện phí khi sinh con.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp du khách từ Trung Quốc thường che giấu mục đích chuyến đi, không chấp hành lệnh của tòa án khi bị yêu cầu ở lại Mỹ để phục vụ điều tra, đồng thời không chịu thanh toán viện phí. Chính quyền Mỹ cho rằng hoạt động này vi phạm chính sách di trú, lừa gạt nước chủ nhà và những người tham gia có thể bị cáo buộc tội rửa tiền.
Theo cáo trạng truy tố bà Lý và 19 người khác do Bộ Tư pháp Mỹ công bố hồi tháng 1, nhóm đối tượng chỉ cho du khách cách ăn mặc để che giấu cái thai, cách khai man với nhân viên hải quan về mục đích, thời gian chuyến đi.
Chính quyền ông Trump muốn tạm giữ vô thời hạn trẻ em nhập cư bất hợp pháp
Khách hàng còn được khuyên là nên đặt vé đến Hawaii trước khi bay đến Los Angeles vì hải quan tại Hawaii dễ qua mặt hơn. Bà Lý đã chấp nhận bồi thường hơn 850.000 USD, một căn nhà trị giá hơn 500.000 USD và nhiều xe hơi sau khi đường dây du lịch sinh sản để con có quốc tịch Mỹ bị phanh phui.
Luật Sinh Con Ở Mỹ Mới 2022 Có Được Nhập Quốc Tịch Mỹ Nữa Không?
Mọi người tìm đến bài viết này có lẽ phần nào đã nghe về việc du lịch sinh con tại Mỹ năm 2020 đã có những thay đổi mới về luật nhập quốc tịch Mỹ cho em bé được sinh ra tại lãnh thổ nước này.
Sinh con ở Mỹ được quyền lợi gì?
Trước khi ra những quy định mới về vấn đề sinh con ở Mỹ, chính phủ nước này đã thông qua một hiến pháp và cũng chính vì hiến pháp này đã vô hình chung góp phần nảy sinh ra mô hình “du lịch sinh con tại Mỹ”.
“Anyone born in United States automatically becomes an American citizen and obtains access to public education, university loans, voting, and so on.”
Tạm dịch là:
“Bất cứ ai được sinh ra tại Mỹ thì mặc nhiên được trở thành Công dân Mỹ (tức được nhập quốc tịch) và được học các trường công cộng, vay học phí học đại học, được tham gia bầu cử và nhiều việc khác của công dân Mỹ.”
Năm 2020 sinh con ở Mỹ có được nhập quốc tịch nữa không?
Cụ thể đã có một quy định chung cuộc vừa mới được đăng tải trên website của Bộ ngoại giao Mỹ hôm 24/1/2020 và có hiệu lực tức thì, trong đó ban hành rất nhiều những hạn chế đối với các loại visa không định cư vào Mỹ đặc biệt là loại visa B (gồm B1 và B2), đặc biệt quan trọng nhất vẫn là quy định siết chặt việc du lịch để sinh con tại Mỹ nhận quốc tịch.
Qua Mỹ sinh con có được nhập quốc tịch tuy nhiên sẽ bị Bộ ngoại giao siết chặt hơn trong việc xin visa du lịchVốn dĩ trước kia vấn đề “Anchor Baby” tức hình thức sinh con ở Mỹ để có được quốc tịch được nhiều người thực hiện chủ yếu tại Trung Quốc và Việt Nam, mục đích sâu xa là làm cầu nối để cả gia đình sau này ổn định cuộc sống tại nước Mỹ. Và cũng chính vì những sự làm dụng đó mà tổng thống Donald Trump đã siết chặt hơn và thậm chí là ngăn chặn việc “du lịch sinh con tại Mỹ 2020”.
Những quy định mới về du lịch sinh con tại Mỹ 2020 được TT Trump ban hành
Khoảng 2 năm về trước sau khi Sở di trú điều tra ra một số đường dây ở California đưa người từ Trung Quốc sang nơi này để dưỡng thai và sinh con để nhập quốc tịch. Thì tổng thống Donald Trump đã trực tiếp liên hệ với Sở di trú xem xét lại vấn đề cấp visa du lịch cho những ai đang mang thai để họ vào nước Mỹ nhằm thực hiện mục đích của mình.
Trẻ em vẫn được cấp quốc tịch sau khi sinh tại Mỹ nếu người mẹ xin được visa B1 hoặc B2 trước đóTuy nhiên đó chỉ mới dùng lại ở mức độ thông báo và chỉ khi đến ngày 24/1/2020 chính quyền tổng thống Donald Trump đưa ra một dự định mới yêu cầu Bộ ngoại giao phải tuân theo. Và dự định này chỉ áp dụng duy nhất với Bộ ngoại giao tuân theo, cụ thể:
Bộ ngoại giao sẽ không được cấp visa đi du lịch cho những người nào mà nhân viên của Bộ ngoại giao nghi ngờ rằng họ đang mang thai. Dự định này chỉ ảnh hưởng khi nhân viên nghi ngờ một người nào đó mang thai mà đang có ý định sinh con tại Mỹ để nhập quốc tịch. Được áp dụng sau ngày 24/1/2020.
Được quyền bác đơn xin visa B1, B2 hoàn toàn nếu phát hiện hoặc nghi ngờ người xin visa đang có ý định du lịch sinh con tại Mỹ 2020.
Lưu ý:
– Visa B1 áp dụng cho các mục đích đi du lịch dự hội thảo, giải quyết các công việc gấp như ký hợp đồng,..
– Visa B2 áp dụng cho các mục đích thăm viếng, đi chơi,…
Dự luật sinh con ở Mỹ áp dụng với ai và ảnh hưởng như thế nào?
Thứ nhất, nếu người phụ nữ nào đang có thai hoặc có triệu chứng mang thai muốn xin visa B1 hoặc B2 để qua Mỹ nhằm các mục đích nêu trên rất có thể sẽ bị Lãnh sự quán bác đơn hoàn toàn. Với lý do duy nhất chính là nghi ngờ đi du lịch sinh con tại Mỹ để nhập quốc tịch.
Bộ ngoại giao sẽ được Tổng thống Mỹ chỉ định thực hiện quy định mới nàyThứ hai, những người nào muốn xin visa du lịch để qua Mỹ điều trị bệnh phải chứng minh rõ 3 điều gồm: Bệnh viện nào sẽ nhận họ vào điều trị bệnh, ai là người có đủ khả năng chi trả cho các chi phí trong quá trình điều trị bệnh, thời gian ở tại Mỹ phải ngắn hạn và đảm bảo quay về sau khi điều trị bệnh. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này thì nhân viên Bộ ngoại giao có quyền bác bỏ hồ sơ xin visa này và được xem giống như du lịch sinh con tại Mỹ.
Quy định cấm sinh con ở Mỹ theo dạng du lịch trong năm 2020 khó thực hiện
Điều này được các học giả và thành viên trong chính phủ đánh giá là khó khăn khi thực hiện. Bởi vấn đề đặt ra là các nhân viên đại sứ chỉ nhìn bằng mắt thường để xác định liệu một phụ nữ có thai khi nào và liệu có từ chối cấp thị thực hay không. Nhân viên đại sứ được quyền xác định mục đích đến Mỹ để sinh con đối với những người phụ nữ xin visa nhưng lại không có quyền hỏi liệu một người phụ nữ có thai hay không. Đó là những khó khăn đối với quy định của Tổng thống Donald Trump đề xuất.
Du lịch sinh con tại Mỹ và Canada đang là ngành siêu lợi nhuận của nhiều công ty tại các nước nàySố lượng người sang Mỹ sinh con để được nhập quốc tịch
Không chỉ riêng Mỹ mà Canada cũng đang đối mặt với trào lưu du lịch sinh con vốn thu hút không ít gia đình trung lưu ở Trung Quốc và những biện pháp ngăn chặn xem ra không mấy hiệu quả tại 2 nước này. Trẻ em sinh ra ở Mỹ và Canada được hưởng nhiều cơ hội hơn so với tại quê nhà nên sự lựa chọn này là dễ hiểu. Dù kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng, nhưng khoảng cách giữa nước này và các quốc gia phát triển về phúc lơi, giáo dục, điều trị y tế và phát triển xã hội là quá lớn.
Câu 1
Hỏi: “Chi phí sinh con ở Mỹ như thế nào?”
Đáp: “Hiện nay, nếu muốn sinh tại Mỹ bạn phải chuẩn bị được ít nhất 40.000 USD cộng thêm các chi phí phát sinh khác trong số tháng tiếp theo. Nên chi phí có thể sẽ lên đến khoảng 45.000 – 55.000 USD, tính luôn cả chi phí cho một khoảng thời gian dưỡng thai thoải mái nhất ở Mỹ.”
Câu 2
Hỏi: “Sau khi sinh con ở Mỹ người mẹ sẽ trở thành công dân Mỹ được không và khi nào?”
Đáp: “Bạn sẽ không được cấp quốc tịch Mỹ cho đến khi con bạn trưởng thành (21 tuổi) và có thẻ xanh khi đó mới tiến hành bảo lãnh theo diện con cái bảo lãnh cha mẹ đi Mỹ. Lưu ý, là bạn và con phải cư trú thêm 5 năm tại Mỹ, sau đó 1 năm sẽ được tiến hành nộp đơn để thi quốc tịch Mỹ.”
Câu 3
Hỏi: “Tôi đang mang thai 3 tháng với một người có quốc tịch Mỹ, nhưng hiện tôi đang ở Việt Nam và chuẩn bị xin visa B1 mục đích sinh con ở Mỹ để có quốc tịch. Vậy nếu tôi được Bộ ngoại giao cấp cho visa thì liệu có con tôi sau khi sinh ở Mỹ có được nhập tịch không?”
Đáp: “Quy định được đưa ra vào ngày 24/1/2020 bởi tổng thống Donald Trump chỉ định với Bộ ngoại giao chỉ ở mức độ rà soát không cấp visa du lịch cho người mang thai du lịch để sinh con. Còn hiến pháp Mỹ năm 1868 vẫn còn được áp dụng vậy nên nếu bạn xin visa trót lọt thì con bạn hiển nhiên trở thành công dân Mỹ nếu được sinh ra tại lãnh thổ nước này.”
Câu 4
Hỏi: “Để áp dụng cho việc ngăn chặn du lịch sinh con tại Mỹ 2020, Bộ ngoại giao Mỹ có đưa ra những quy định rà soát kỹ hơn hay không? Ví dụ như bắt khai đơn, xem liệu người xin visa có đang mang thai hay không, giấy tờ bằng chứng khác,…?”
Đáp: “Hiện tại trong đơn DS-160 để tiến hành xin visa đi du lịch không có mục yêu cầu xuất trình thông tin “tôi đang có thai hay tôi sắp sinh con”, tuy nhiên tổng thống Donald Trump trước đó có yêu cầu liệt kê số điện thoại và mạng xã hội sử dụng trong 5 năm vừa qua đã được áp dụng trong DS-160.”
Câu 5
Hỏi: “Có quy định nào rõ ràng để nhân viên Bộ ngoại giao áp dụng cho vấn đề người xin visa có thai và có ý định sinh con ở Mỹ để có quốc tịch hay không?”
Đáp: “Không. Quy định này chỉ dựa vào quyết định của nhân viên Bộ ngoại giao sau khi xem xét, phán đoán hoặc được cung cấp thông tin từ một nguồn nào đó. Và họ được quyền bác đơn xin visa du lịch đó nếu cảm thấy nghi ngờ.”
Câu 6
Hỏi: “Có những hình phạt nào áp dụng đối với người khai gian, hay bị phát hiện tại hải quan,… Hoặc có bị đuổi về, trục xuất hay một hình phạt nào đó hay không?”
Đáp: “Không. Quy định này chỉ định cho Bộ ngoại giao rằng là người nào đi xin visa đi du lịch có triệu chứng giống như mang bầu hoặc đang mang bầu,.. sẽ không cấp visa cho họ.”
Câu 7
Hỏi: “Hiện tôi đang có thai được 2 tháng vậy giờ tôi làm đơn DS-160 để xin visa B1 du lịch Mỹ được không?”
Đáp: “Vì luật do tổng thống Mỹ đưa ra hiện vẫn chưa có sự siết chặt nhất định trong đơn DS-160 không có mục nào yêu cầu bạn điền thông tin về tình trạng thai sản. Tuy nhiên nhân viên Bộ ngoại giao có thể bác đơn xin visa của bạn nếu phát hiện triệu chứng của mang thai ví dụ như nghén chẳng hạn. Trường hợp bạn không nghén hoặc nhân viên không phát hiện thì vẫn có thể được nhận visa du lịch Mỹ và thậm chí là sinh con ơ Mỹ được nhập quốc tịch.”
Câu 8
Hỏi: “Tôi sang Mỹ sinh con năm 2016 về phỏng vấn lại 1 lần bị từ chối, vậy trường hợp của tôi có được xin visa đi du lịch nữa không?”
Đáp: “Bạn có thể xin visa đi du lịch vì quy định này chỉ mới đưa ra vào 24/1/2020, tuy nhiên với tiền sử bạn đã từng sinh con ở Mỹ năm 2016 và trở về Việt Nam nên cơ hội xin visa đi du lịch lại rất thấp.”
Câu 9
Hỏi: “Khi tôi xin visa I-131 để có thể bay về Việt Nam trong quá trình đợi I-485 hồ sơ chuyển dạng visa du lịch sang xin thẻ xanh (con gái bảo lãnh). Vậy khi quay lại Mỹ tôi có cần phải gia hạn visa du lịch nữa không ?”
Đáp: “Không cần gia hạn visa đi du lịch vì được người thân nhân trực tiếp đứng ra bảo lãnh ở đây là con gái bảo lãnh cha mẹ.”
Câu 10
Hỏi: “Visa B1, B2 quá hạn bao lâu mới phải phỏng vấn lại?”
Định cư Mỹ diện vợ chồng 2020 Đề thi lý thuyết lái xe California 2020
Đáp: “Thông thường sau khi Lãnh sự quán cấp thị thực trong hộ chiếu thì sẽ có hạn 1 năm và hết 1 năm đó bạn chỉ cần nộp hồ sơ vào Lãnh sự quán để xin gia hạn visa B1 và B2 này tuy nhiên sẽ có một số trường hợp được gọi phỏng vấn và một số thì không tùy thuộc vào hồ sơ của từng người.”
Trẻ Sinh Trên Máy Bay Thì Mang Quốc Tịch Nào?
Bạn đã bao giờ tự hỏi, nếu một em bé được sinh ra trên trời thì em bé đó sẽ mang quốc tịch của nước nào?
Có khá nhiều trường hợp từng được ghi nhận phụ nữ mang thai đã sinh em bé ở trên máy bay. Một trong số đó là Debbie Owen, bà đã hạ sinh ra một cô con gái kháu khỉnh khi đang trên đường bay từ Ghana đến London. Mặc dù bé gái Shona sinh non 6 tuần và được “sinh ra trên trời” nhưng rất may là cô vẫn khỏe mạnh. Nửa giờ sau, máy bay hạ cánh khẩn cấp ở Gatwick và đưa Debbie Owen và Shona vào viện chăm sóc.
Một điều lý thú là tấm hộ chiếu của Shona có ghi về địa điểm nơi sinh của cô là “trên máy bay ở độ cao hơn 9.000m” và sau được đổi thành “sinh ra trên biển” – địa hình mà cô hạ sinh khi máy bay đang bay ngang qua.
Tuy nhiên, quy tắc này sau đó đã không còn phù hợp với sự ra đời và phát triển chóng mặt của khinh khí cầu, máy bay, vệ tinh do thám…
Dần dà, mỗi quốc gia đều tuyên bố sở hữu lãnh thổ trên trời của mình với độ cao là những con số khác nhau và không thống nhất: 69km -159km.
Thậm chí năm 1976, 8 quốc gia ở khu vực xích đạo đã cùng nhau ký tuyên bố Bogota. Theo đó, tuyên bố này sẽ thống nhất lãnh thổ trên không của các nước này lên tới độ cao 35.888km, tương đương với độ cao của vệ tinh địa tĩnh so với mặt đất.
Như vậy, nếu chiếu theo quy tắc này thì rất khó và không thể xác định được quốc tịch của một “em bé trên trời”.
Vậy nếu không thể lấy quốc tịch theo vùng trời đang bay qua, liệu có thể cho em bé mang quốc tịch của chiếc máy bay hay không? Trên thực tế, giả thuyết này là có cơ sở.
Một minh chứng điển hình là nếu bạn chu du trên một chiếc tàu thủy của Pháp đang lênh đênh ở đại dương – vốn không thuộc một quốc gia nào, người ta mặc nhiên thừa nhận bạn đang ở trong lãnh thổ di động của nước Pháp.
Do đó, sẽ không quá ngạc nhiên nếu bạn làm thủ tục xin cấp quốc tịch Đức cho con gái mình nếu em bé được sinh ra trên một chiếc máy bay của nước này.
Song một vấn đề mới lại phát sinh, đó là liệu quốc gia mà em bé xin được làm quốc tịch có đồng ý với lập luận vừa rồi không?
Thực tế chứng minh có quốc gia đồng ý nhưng cũng có quốc gia phản đối. Thử tưởng tượng nếu ngày nào đó mọi quốc gia đều thông qua điều này, chuyện gì sẽ xảy ra?
Liệu có khi nào, mỗi ngày sẽ có hàng ngàn, thậm chí hàng triệu em bé được sinh ra trên các chuyến bay tới Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ… với đủ màu da, sắc tộc chỉ để có quốc tịch ở các nước phát triển này.
Vì vậy, nếu một đứa trẻ được sinh ra trên bầu trời, hãy coi đó là một điều may mắn hiếm có. Thay vì phân vân và tranh cãi khi tìm kiếm quốc tịch nào cho đứa trẻ, hãy cấp cho chúng một tấm hộ chiếu với quốc tịch “bầu trời” để chúng có thể đi khắp mọi nơi.
Bài viết trên chỉ mang tính đưa ra giả định bởi theo quy định của một số hãng hàng không, hãng có thể từ chối vận chuyển phụ nữ có thai trong một số giai đoạn mang bầu nhất định.
Cụ thể, phụ nữ mang thai từ khoảng 32 tuần trở lên hoặc chưa xác định rõ thời gian mang thai hay sinh nở, từng gặp trục trặc trong những lần sinh trước…
Đặc biệt, nhiều hãng hàng không tuyệt đối không nhận vận chuyển phụ nữ có thai trong khoảng 7 ngày trước hoặc sau khi sinh.
Bởi trên máy bay có sự thay đổi về độ ẩm, áp suất, không khí thường loãng hơn, nhịp tim đập nhanh hơn dẫn đến tăng huyết áp hoặc khó thở ở phụ nữ có thai nên những thai phụ cần lưu ý cân nhắc và kiểm tra sức khỏe trước khi đặt vé, đồng thời mang sổ khám thai bên mình phòng trường hợp các nhân viên ở sân bay yêu cầu kiểm tra.
*Bài viết dựa trên quan điểm của Robert Krulwich đăng trên chuyên trang khoa học NPR. Tiêu đề đã được chúng tôi đặt lại.
Mang Thai Hộ – Du Học Trung Quốc 2022
Cha mẹ có thể vì nhiều lý do, như bị vô sinh hoặc điều kiện sức khỏe không cho phép, mà phải thuê người khác để sinh con hộ mình, nhưng cũng có những trường hợp phụ nữ không bị vô sinh nhưng ngại mang thai nên đã trả tiền cho bọn buôn người để buộc phụ nữ khác mang thai hộ mình, hoặc cũng có những đường dây buôn người đã thuê người mang thai hộ, sau đó tước đoạt đứa trẻ để đem bán cho người khác. Do vậy, mang thai hộ là một hoạt động rất dễ bị lợi dụng để kiếm lợi nhuận, hoặc thực hiện buôn bán phụ nữ và trẻ em , nên cần phải quy định rất chặt chẽ về điều kiện thực hiện (cấm thực hiện vì mục đích thương mại, cấm thực hiện với người độc thân, chỉ cho phép họ hàng mang thai hộ cho nhau)
Mang thai hộ (tiếng Anh: surrogacy ) là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Nhiều ca mang thai hộ thực hiện bằng cách cấy trứng đã thụ tinh của cặp cha mẹ vào tử cung của người mang thai hộ. Thông thường việc này cần phải có sự dàn xếp và thỏa thuận giữa người thuê và người được thuê. [1] [2]
Việc mang thai hộ có thể dẫn tới những tranh chấp phức tạp về quyền nuôi con, cũng như gây ra nhiều vấn đề về đạo đức. Đặc biệt, nếu thủ tục và điều kiện mang thai hộ không chặt chẽ, việc này có thể bị lợi dụng để kiếm lợi nhuận, biến phụ nữ và trẻ em thành món hàng để mua bán (buôn người), thiên chức làm mẹ và giá trị về tình mẫu tử của con người sẽ bị biến dạng và chà đạp.
Thái Lan
Trước đây, Thái Lan cho phép mang thai hộ, nhưng các nhà làm luật Thái Lan lại không lường trước được mặt trái của vấn đề, họ không đề ra các quy định chặt chẽ về điều kiện mang thai hộ. Do vậy, trong nhiều năm, Thái Lan này đã trở thành điểm đến của những đường dây mang thai hộ để kiếm lợi nhuận.
Tuy nhiên, năm 2014, nhiều vụ việc phụ nữ bị buôn bán để mang thai hộ hoặc những trường hợp từ chối nhận con bị phát hiện, gây phẫn nộ dư luận Thái Lan. Trong đó, có vụ việc 1 người đàn ông Nhật đã thuê một đường dây buôn người để bố trí hàng chục phụ nữ Thái Lan mang thai hộ, kết quả là ông ta đã có tới 13 đứa con chỉ trong một thời gian ngắn[3]. Một vụ việc khác là 1 cặp vợ chồng Úc đã thuê 1 phụ nữ Thái Lan để mang thai hộ cho họ, nhưng khi đứa trẻ sinh ra bị dị tật thì họ đã bỏ đi, khiến người phụ nữ Thái Lan phải tự nuôi đứa trẻ. Dư luận Thái Lan rất phẫn nộ khi phụ nữ Thái Lan đã bị đem ra để mua bán, bị coi như một chiếc “máy đẻ”, trong khi đất nước bị coi là một “nông trại thu hoạch trẻ em”.
Do đó, từ đầu năm 2015, Thái Lan đã ra luật cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo đó, việc mang thai hộ chỉ được phép thực hiện với họ hàng trong phạm vi 3 đời (để tránh việc dùng tiền thuê phụ nữ mang thai hộ), và không được phép thực hiện cho người nước ngoài. Chỉ có các cặp vợ chồng có ít nhất 1 người là công dân Thái Lan, có xác nhận về tình trạng vô sinh không thể chữa được thì mới được sử dụng biện pháp này. Nếu không có giấy đăng ký kết hôn, không bị vô sinh không thể chữa được, hoặc không có ai là công dân Thái Lan thì không được thực hiện. Các cặp đồng tính, chuyển giới cũng bị cấm thực hiện mang thai hộ để tránh việc mua bán trứng, tinh trùng hoặc buôn bán trẻ em.
Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại hiện nay ở Thái Lan là bất hợp pháp, sẽ bị truy tố theo bộ luật hình sự, với mức án có thể lên tới 10 năm tù.
Việt Nam
Ngày 19/6/2014, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chính thức cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo. Luật quy định việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên sự tự nguyện của các bên, có văn bản công chứng và tuân theo các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Các điều kiện đối với cả người mang thai hộ lẫn người mang thai hộ phải được quy định rất chặt chẽ để hạn chế tối đa khả năng hoạt động này bị lợi dụng để thương mại hóa, tránh bị biến tướng thành buôn bán phụ nữ và trẻ em[4]
Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 [5] quy định chỉ được mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
Chỉ cặp vợ chồng mới được nhờ mang thai hộ (người độc thân không được nhờ mang thai hộ để tránh việc mua bán trứng, tinh trùng hoặc lợi dụng để buôn bán trẻ em)
Người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (quy định này để tránh việc người vợ vẫn có khả năng sinh sản nhưng vì tâm lý ngại mang thai, muốn “giữ dáng” nên bỏ tiền ra thuê người khác mang thai hộ, như vậy thì mục đích nhân đạo sẽ bị biến tướng thành hành vi trục lợi, mua bán cơ thể phụ nữ)
Cặp vợ chồng đang không có con chung (nghĩa là nếu đang có con chung thì họ không được thực hiện mang thai hộ, quy định này nhằm tránh hiện tượng những vợ chồng giàu có sẽ lợi dụng việc mang thai hộ để thuê thật nhiều phụ nữ sinh ra cho họ thật nhiều con cái).
Cặp vợ chồng đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định người mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Trong đó, quy định “là người thân thích” nghĩa là người mang thai hộ và nhờ mang thai hộ phải có họ hàng với nhau trong phạm vi 3 đời, nếu không có quan hệ họ hàng thì không được mang thai hộ (quy định này để tránh việc thương mại hóa, người này dùng tiền để thuê người khác mang thai hộ). Quy định “cùng hàng” có nghĩa là 2 bên phải là họ hàng cùng thế hệ (anh chị em ruột, anh chị em họ), quy định này để tránh những việc sai trái đạo đức, mang tính loạn luân như mẹ ruột/mẹ vợ mang thai hộ cho con, bà/bác ruột/cô ruột mang thai hộ cho cháu.
Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Trong đó, quy định “đã từng sinh con” là để tránh việc có những cô gái trẻ chưa có chồng con mà lại mang thai hộ cho người khác (việc này sẽ khiến cô gái đó bị điều tiếng xấu, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và người chồng tương lai của họ), quy định “chỉ được mang thai hộ một lần” là để tránh việc mang thai hộ bị biến thành nghề “đẻ thuê” (mang thai hộ nhiều lần cho nhiều người để kiếm tiền).
Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng. Quy định này là để đảm bảo việc mang thai hộ có sự đồng thuận giữa 2 vợ chồng, tránh ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình của người mang thai hộ.
Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Trong quá trình xây dựng các quy định về mang thai hộ tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có 2 ý kiến đề xuất về điều kiện mang thai hộ bị bác bỏ, cụ thể như sau:
Có đề xuất rằng: “Nếu cặp vợ chồng không có người thân thích cùng hàng thì có thể nhờ bạn bè mang thai hộ”. Đề xuất này bị bác bỏ vì 2 nguyên nhân: Về mặt pháp lý, pháp luật không có loại giấy tờ nào để xác nhận quan hệ bạn bè nên đây mối quan hệ mà cơ quan chức năng không thể xác thực được (người này có thể tự nhận mình là bạn bè của người kia, nhưng thực ra 2 bên không hề quen biết nhau). Còn về mặt xã hội, gần như không thể có chuyện 2 người không có họ hàng lại chấp nhận mang thai hộ cho nhau mà không được hưởng lợi ích nào về vật chất. Do đó, đề xuất này rất dễ bị lợi dụng để thực hiện buôn người, đẻ thuê (bề ngoài 2 bên có thể ký giấy cam kết rằng họ là “bạn bè” và mang thai hộ là vì nhân đạo, nhưng sau đó họ sẽ ngầm đưa tiền cho nhau thì cũng không ai biết được).
Có một đề xuất rằng: “Cặp vợ chồng đang đã có 1 con chung nhưng đứa con đó bị tàn tật thì có thể nhờ mang thai hộ đứa con khác”. Đề xuất này bị bác bỏ vì nó sẽ vô tình gây ra sự phân biệt đối xử, sự hắt hủi của cha mẹ với đứa con bị khuyết tật, trái với tinh thần nhân đạo của việc mang thai hộ.
Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại đã bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm. Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị truy tố theo Bộ luật hình sự năm 2017 với khung hình phạt tối đa là 7 năm tù.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hơn 500 Bà Bầu Trung Quốc Đến Mỹ Sinh Con Để Lấy Quốc Tịch trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!