Bạn đang xem bài viết Làm Sao Để Thai Tăng Cân Nhanh Tháng Cuối, Vào Con Không Vào Mẹ? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Làm sao để thai tăng cân nhanh tháng cuối? Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh? Bà bầu nên ăn gì để thai to? Đây là những câu hỏi nhiều mẹ quan tâm. Đặc biệt với những bé có cân nặng thấp hơn so với chỉ số trung bình trong tháng thứ 5 trở đi của thai kỳ. Mẹ đọc bài viết dưới đây nhé!
Khi mang thai tháng cuối mẹ nên bổ sung chất gì?
1. Chất béo
Tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn hệ thần kinh của thai phát triển nhanh nhất. Vì vậy, chất béo là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Mẹ có thể bổ sung dầu ô-liu, dầu hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, cá hồi, cá biển, các loại cháo mè đen…
2. Chất đạm (Protein)
Mẹ nào quan tâm “làm sao để thai tăng cân nhanh tháng cuối” thì không thể bỏ qua những thực phẩm giàu đạm. Chất đạm giúp bé phát triển tốt hơn, cơ thể cứng cáp hơn; đồng thời mẹ cũng sẽ tăng sản lượng sữa sau sinh tốt hơn.
Một số thực phẩm giàu đạm như: sữa tươi, trứng, cá, hải sản, các loại thịt trắng như thịt gà, cá…
3. Tinh bột
Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng của mẹ và thai nhi phát triển tế bào thần kinh. Trong suốt thai kỳ mẹ cần nạp đủ tinh bột nhưng tránh dư thừa vì dễ bị tiểu đường.
Tháng cuối thai kỳ, mẹ nên cân đối bổ sung tinh bột từ các thực phẩm như bột ngũ cốc, cơm gạo lứt, khoai lang, bánh mì nguyên cám…
4. Vitamin
Bầu 3 tháng cuối ăn gì để con tăng cân thì không thể thiếu đi các thực phẩm giàu vitamin C, B6, B12… để cơ thể mẹ có sức đề kháng tốt và con khỏe mạnh. Mẹ có thể ăn cam, quýt, bưởi, ăn cà rốt, uống nước dừa… để bổ sung vitamin.
5. Canxi
Trong cả quá trình mang thai thì canxi là cần thiết giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển tốt. Trong tháng cuối nếu mẹ không nạp đủ canxi cho cả mẹ và bé thì bé sẽ “hút” canxi từ cơ thể mẹ, khiến mẹ rất dễ bị loãng xương sau sinh.
Một số thực phẩm giàu canxi mẹ có thể bổ sung như: các loại tôm, cá nhỏ, nước cam, sữa tươi, sữa chua, các loại rau xanh (rau chân vịt, súp lơ…).
6. Sắt
Sắt rất quan trọng cho thai kỳ để phòng tránh nguy cơ thiếu máu trong khi mang thai và sau sinh. Mẹ hãy tích cực ăn nhiều thịt bò, bí ngô, chuối, các loại quả, hạt… để bổ sung sắt tốt nhất.
7. Magie
Magie giúp cơ thể mẹ hấp thụ canxi tốt nhất, giảm nguy cơ sinh non và làm dịu các cơn co thắt. Mẹ nên bổ sung magie có trong các loại hạt như hạnh nhân, bí đỏ, đậu đen, yến mạch, bơ và atiso…
Làm sao để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối?
1. Trứng vịt lộn
Trong 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 182 kcal năng lượng, 13,6gr protein, 12,4gr lipid, 82mg calci, 212mg phospho, 600mg cholesterol. Ngoài ra hàm lượng sắt, vitamin A, B, C cũng cao.
Mẹ ăn trứng vịt lộn sẽ giúp con tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, mẹ chỉ nên ăn ~ 3 quả/ tuần và nên ăn vào buổi sáng để hấp thụ tốt nhất.
2. Sữa tươi
Mẹ mang thai tháng cuối không nhất thiết phải uống sữa bầu. Các bác sĩ khuyến khích mẹ nên uống 1 cốc sữa tươi không đường mỗi ngày. Để bổ sung dinh dưỡng cho bé và không làm mẹ bị tăng cân quá nhiều.
3. Thịt bò
4. Khoang lang
Khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột rất tốt cho mẹ bầu. Nó vừa giúp tiêu hóa tốt, cung cấp vitamin A, C; vừa có thể cung cấp nhiều canxi giúp mẹ không bị táo bón.
5. Nước cam, nước chanh
Cam, chanh cung cấp vitamin C dồi dào. Mẹ có thể uống nước cam hoặc ăn trực tiếp đều mang lại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
6. Làm sao để thai tăng cân nhanh tháng cuối? Mẹ hãy ăn Bơ
Bơ là loại trái cây cực tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tháng cuối thai kỳ mẹ nên ăn nhiều bơ để con hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ.
7. Các loại hạt
Các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, ngũ cốc… rất giàu chất béo, chất xơ và chất đạm. Mẹ nên bổ sung những loại hạt này trong những tháng cuối của thai kỳ để con phát triển tốt hơn.
8. Làm sao để thai tăng cân nhanh tháng cuối? Hãy thêm cháo cá vào thực đơn
Cá rất tốt cho sự phát triển cân nặng và trí não của bé. Cháo cá cũng giúp an thai và mẹ ăn ngon miệng hơn các loại cháo khác.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho giai đoạn cuối thai kỳ
Uống nhiều nước
Ăn đa dạng thực phẩm và đủ bữa trong ngày, khoảng cách 4 tiếng/ bữa ăn.
Thăm khám thường xuyên để tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn phù hợp với yêu cầu cân nặng của thai nhi. Tránh tăng cân quá nhiều hoặc thiếu chất khiến bé bị ảnh hưởng về thể chất và trí não.
Chú ý bổ sung các vi chất như sắt, canxi, magie, kẽm, vitamin A, B, C, D, E…
Ăn Gì Để Vào Con Không Vào Mẹ, Thai Nhi Tăng Cân Vù Vù?
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ
Lên kế hoạch chi tiết các bữa ăn trong ngày để đảm bảo vừa đủ chất dinh dưỡng cho bé mà mẹ vừa không bị tăng quá nhiều cân. Sáng, trưa, tối là những bữa chính ngoài ra mẹ bầu cần có bảng biểu ăn thêm bữa phụ gồm những đồ ăn nhẹ như sữa chua, hoa quả,…
Cần có chế độ ăn uống khoa học để đáp ứng đủ tiêu chuẩn 1 ngày: phải ăn đủ 3 bữa chính kèm sữa tươi, trái cây, rau củ quả. Cụ thể các đồ ăn trong ngày cho bà bầu như sau:
– Tinh bột: Các mẹ bầu nhớ đừng ưu tiên ăn quá nhiều tinh bột, chỉ béo mẹ thôi! Ngày ăn tối đa 2-3 bát cơm, buổi sáng thì nên ăn bánh mì hoặc khoai lang, yến mạch hoặc gạo lức thôi
– Cá:
– Rau:
Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong các chính và bữa phụ cũng rất tốt như: nước ép cam (mỗi ngày nên uống 1 cốc), chanh leo, dâu tây, bơ, nước mía, nước dừa, nước ép rau xanh (rau bina, rau má,…)và rất nhiều loại sinh tố khác…
– Uống: 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng (tương đương 1 lít sữa tươi, loại không đường để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ)
Nguyên tắc ăn gì để chất bổ vào con chứ không vào mẹ
Mặc dù đang mai thai nhưng mẹ nên nhớ rằng lúc này em bé chỉ bằng hạt đậu nên mẹ không cần nạp thêm nhiều năng lượng. Trừ trường hợp mẹ đang thiếu cân thì cần bồi bổ thêm.
Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm và những vi chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic, sắt, kẽm… Trong đó, Axit folic cần đảm bảo đủ dự phòng dị tật ống thần kinh và phân chia hình thành tổ chức tế bào thai nhi. Mẹ nên bổ sung trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh…
Từ tháng thứ 3-6 này, bé hình thành đủ các bộ phận trong cơ thể. Đây là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác
Đây là lúc mẹ điều lại cân nặng của toàn bộ thai kỳ:
Nếu các tháng trước mẹ đã tăng cân đúng chuẩn khoảng 6 – 9 kg thì mẹ có thể duy trì chế độ tăng thêm 200 – 300 calo/ngày
Nếu mẹ đang tăng cân nhanh, cần biết cách tính calo trong khẩu phần ăn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ít đường bột, chất béo, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thịt trắng, để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân tay và biến dạng mặt
12 nguyên tắc vàng mang bầu “ăn gì để vào con không vào mẹ”
Trong khi đó, béo phì gây ra những căn bệnh nguy hiểm trong thai kỳ như tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ
Do đó, như đã nói ở trên, thay vì cố gắng ăn thật nhiều, mẹ chỉ nên bổ sung thêm lượng Calo vừa đủ tùy vào từng giai đoạn, và tập trung vào việc ăn uống lành mạnh để tránh tăng cân quá mức
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên ăn uống đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con. Những dưỡng chất quan trọng bao gồm: Sắt, Folic, Canxi, Protein, DHA và các loại Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E,…
– Các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu
– Các loại thực phẩm từ động vật như thịt heo, gà, bò, cua, cá và các loại hải sản cũng được các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý mẹ bầu bổ sung hàng ngày để con yêu phát triển toàn diện và tăng cân đều
Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim, đồ uống có ga, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng như đồ ăn nhanh chính là thực phẩm mẹ nên tránh
Nguyên nhân là thu nạp nhiều đường từ đồ ngọt và chất béo có hại từ đồ chiên rán khiến mẹ tăng cân quá mức dẫn đến béo phì. Việc này không chỉ dẫn đến hậu quả các mẹ khó lấy lại vóc dáng sau thai kì mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, tiền sản giật gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu
4.Thay vì uống sữa bầu, hãy uống 2-3 ly (1 lít) sữa tươi không đường (sữa tách béo) hàng ngày
5.Không ăn quá nhiều mà nên chia theo khẩu phần ăn
Việc chia khẩu phần ăn cũng rất quan trọng giúp cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng tránh có những chất được nạp quá nhiều và chất nạp quá ít vào cơ thể. Chị em có thể chia khẩu phần ăn thành 25% là protein ( thịt, cá, trứng,…), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún, sử dụng gạo lức, yến mạch,…) và 50% là rau củ trái cây, các loại hạt, sữa, sữa chua
– 6 tháng sau tăng thêm 200 calories/ngày (chủ yếu là những thức ăn giàu canxi, vitamin và chất sắt giúp phát triển xương, não bộ và có đủ lượng máu cần thiết cho em bé)
– Thật ra thì 300 calories chỉ tương đương với 2 ly sữa hoặc 1 chén rưỡi cơm hoặc 4 quả trứng hay 200 gram thịt hoặc cá. Nếu chia đều 300calories cho 3 bữa ăn chính trong ngày thì mỗi bữa mẹ bầu chỉ cần ăn thêm chút xíu.
Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày Việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để cơ thể có thể tiêu hoá và hấp thu tốt hơn. Bạn có thể chia nhỏ ngày ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Điều này sẽ giúp chị em có được cân nặng hợp lý, mẹ không quá to mà con vẫn có thể hấp thu được chất dinh dưỡng.
Chị em cần cố gắng đa dạng hoá các loại thực phẩm. Dù chị em có thể nghén 1 vài món nhất định nhưng luôn cố gắng nếu thèm chỉ ăn 1 ít, không nên ăn quá nhiều và liên tục một món nào bất kỳ mà nên thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm.
Nên đa dạng hóa thực phẩm hàng tuần để bổ sung đủ các dưỡng chất vào con không vào mẹ giúp mẹ tăng cân đúng chuẩn mà con vẫn phát triển bình thường.
Chị em nên kiêng các loại thức ăn, đồ uống không có lợi cho mẹ bầu và thai nhi như dứa (thơm), rau răm,… (vì gây kích thích co tử cung), đồ sống, phô mai mềm, thịt xông khói,…(vì dễ chứa vi khuẩn do chưa được nấu chín, tiệt trùng), cá biển lớn như cá thu, cá kình, cá mập,…( vì chưa hàm lượng thuỷ ngân cao). Không hút thuốc, uống rượu bia, không uống quá nhiều cà phê…
Cắt giảm tinh bột để tăng cân ít trong thai kỳ mà con vẫn đủ dinh dưỡng để phát triển. Hoặc làm bạn với khoai lang bởi, ăn khoai lang không lo thiếu chất, ngược lại trong khoai lang có chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, E và protein, tinh bột, các axitamin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết: canxi, magie, sắt, kẽm,… Ăn khoai lang thay 1 vài bát cơm mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu bớt táo bón, tránh tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.
Uống đủ 3 lít chất lỏng (bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, canh,…) mỗi ngày điều này vừa giúp nước ối không bị cạn mà giúp đào thải độc tố trên da cho chị em. Chị em có thể xem cách tính chỉ số nước ối để giúp bổ sung cho thai nhi.
Chị em cần chú trọng các nhóm thực phẩm có lợi cho phụ nữ mang thai như: uống 1 lít sữa tươi không đường mỗi ngày, ăn phô mai cứng (vì không chứa vi khuẩn), sữa chua không đường, uống nước cam, ăn chuối, hải sản để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Ngoài ra chị em có thể ăn các loại rau củ có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau chân vịt, rau muống…), màu đỏ và vàng (ớt chuông, bí đỏ,…) vì chứa nhiều vitamins, sắt, axit folic,… rất tốt. Ăn cá hồi, các loại hạt như hạt óc chó để bổ sung omega 3 tốt cho não thai nhi.
Hoa quả và những thực phẩm màu xanh rất có lợi cho đường tiêu hóa và tim mạch của mẹ, và tốt cho trí não của thai nhi
Ngoài việc hạn chế tăng cân quá nhiều, nên chú trọng về sức khoẻ, làm sao để mẹ và em bé đều khoẻ mạnh. Về lối sống, tập thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tập luyện, vận động phù hợp sức mình: có thể tập thể dục, yoga và đi bộ nhanh, chạy bộ…
Chúc các mẹ 1 thai kỳ khỏe mạnh!
Bầu 3 Tháng Cuối Ăn Gì Để Vào Con Không Vào Mẹ?
Nguyên tắc dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Tam cá nguyệt thứ 3 bắt đầu từ tuần thứ 26 – 40. Trong 3 tháng cuối mẹ sẽ tăng thêm khoảng 5 – 6kg, trọng lượng em bé cũng sẽ tăng thêm từ 2.5 – 3kg. Cân nặng của mẹ và bé tăng quá nhiều hay quá ít đều không tốt, vì thế mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học. Chị em cũng không nên có tâm lý “ăn cho 2 người” để tránh dung nạp quá nhiều thức ăn, gây ra hiện tượng thừa cân, tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm.
Thực phẩm giàu đạm
Đạm là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Trong 3 tháng cuối, đạm có nhiệm vụ rất quan trọng, hỗ trợ quá trình tăng trưởng tế bào và tái tạo máu. Tuy nhiên mẹ nên chọn những nguồn đạm ít béo.
Lượng đạm dung nạp vào cơ thể cũng chỉ nên ở mức vừa đủ, quá nhiều thì sẽ cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của hệ xương bé. Ngược lại bà bầu 3 tháng cuối thiếu đạm sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, thể trọng não nhẹ, số lượng tế bào não ít…
Bổ sung đủ lượng đường và tinh bột cần thiết
Dù không muốn tăng cân nhiều nhưng mẹ vẫn cần bổ sung đường và tinh bột trong thực đơn để thai nhi phát triển toàn diện.
Cung cấp đủ canxi cho bé
Thai nhi 3 tháng cuối có sự phát triển vượt bậc về hệ xương. Do đó mẹ cần tăng cường ăn thức ăn chứa nhiều canxi để đảm bảo con phát triển tốt nhất.
Ăn gì để vào con không vào mẹ 3 tháng cuối?
Trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn được đánh giá là thực phẩm có nguồn đạm dồi dào nhất, đồng thời đây cũng là món ăn giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng. Trung bình mỗi quả trứng vịt lộn cung cấp cho thai nhi:
182 kcal năng lượng
82mg canxi
212mg photpho
600mg cholesterol
12,4g lipit
13,6g đạm (nhiều hơn cả trứng gà)
các vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C…
Thời điểm ăn trứng tốt nhất là vào buổi sáng, mẹ có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng mà không lo đầy bụng.
Tuy nhiên vào những tháng cuối thai kỳ, trung bình mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên dùng khoảng 3 – 4 quả. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thừa cân cần hạn chế ăn thực phẩm này vì lượng cholesterol khá cao.
Thịt bò cũng là thực phẩm giàu đạm, trung bình 100g thịt bò chứa 36g protein, cao hơn thịt lợn và thịt gà. Ngoài ra thịt bò ít chất béo nên mẹ bầu dù có ăn nhiều cũng không sợ tăng cân.
Đây là loại thịt có hàm lượng chất sắt rất cao. Chất sắt tham gia tạo máu, từ đó cải thiện tình trạng chóng mặt, mệt mỏi trong suốt thai kỳ. Thiếu máu thiếu sắt cũng chính là nguyên nhân khiến thai nhi chậm tăng cân, phát triển kém.
Cá hồi là thực phẩm quan trọng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà mẹ nên bổ sung trong 3 tháng cuối. Trong cá hồi có thành phần acid béo omega-3 rất dồi dào hỗ trợ sự phát triển của não bộ bé.
Hàm lượng DHA trong cá cũng giúp thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh. Cá hồi dù giúp bé tăng cân nhưng không gây tăng cân ở mẹ. Những dưỡng chất khác của cá hồi như vitamin A, vitamin D, sắt, kẽm, canxi,… cũng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe mẹ và bé trong toàn bộ quá trình mang thai và sinh nở.
Quả bơ có nhiều chất béo lành mạnh cần thiết cho mẹ và bé. Hàm lượng omega-3 và chất xơ của quả bơ cũng rất cao. Trong những tháng cuối, chị em nên ăn khoảng 2 – 3 quả bơ mỗi tuần để giúp cân nặng của bé tăng đều và hoàn thiện.
Các loại quả hạch là đáp án cho câu hỏi ăn gì để vào con không vào mẹ 3 tháng cuối
Quả hạch là tên gọi chung của những loại quả có vỏ cứng bên trong có hạt (hạt mắc ca, óc chó, hạnh nhân, điều, đậu phộng, hạt dẻ…). Những loại quả hạch có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, cụ thể như chất béo, chất xơ và protein, cùng vô số vitamin và khoáng chất dồi dào.
Chúng cũng chứa lượng chất béo lành mạnh, dễ tiêu hóa và có lợi cho não bộ của bé. Quả hạch là lựa chọn tuyệt vời khi mẹ không muốn ăn quá nhiều trong 3 tháng cuối cùng của hành trình mang thai.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chị em mang thai bổ sung quả hạch vào thực đơn để thai nhi tăng cân. Đây là món ăn vặt an toàn và khỏe mạnh cho mọi bà bầu.
Trong 3 tháng cuối cùng, chị em không nhất thiết phải uống sữa bầu vì dễ tăng cân mất kiểm soát. Thay vào đó hãy chuyển sang sữa tươi không đường và sữa chua các loại để bổ sung dinh dưỡng cho bé mà mẹ không tăng cân quá nhiều.
Một lựa chọn hợp lý cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối cùng là khoai lang. Đây là nguồn cung cấp tinh bột rất tốt cho bà bầu nhưng cơ thể có thể xử lý nhanh và không để lại nguồn năng lượng dư thừa tích trữ.
Ăn khoai lang mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu:
Hỗ trợ tiêu hóa tốt
Cung cấp vitamin A, C
Giúp mẹ không bị táo bón nhờ hàm lượng canxi và chất xơ dồi dào
Nước cam, nước chanh, các loại rau củ, trái cây
Hoa quả là nguồn cung cấp vitamin quan trọng trong thai kỳ. Cam, chanh các loại được đánh giá là có nhiều vitamin C nhất, hỗ trợ bé tăng cân tốt.
Rau xanh và trái cây là không thể thiếu cho mẹ bầu, ngay cả khi em bé không đủ cân thì việc ăn rau vẫn rất cần thiết. Chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định, rau xanh có thể hỗ trợ thai nhi tăng cân rất tốt vì chúng hỗ trợ hệ tiêu hóa người mẹ làm việc tốt hơn, từ đó phân giải các chất đến thai nhi tuyệt đối. Những loại rau xanh mà mẹ bầu nêu ưu tiên bổ sung trong 3 tháng cuối là cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh,…
Trái cây như đu đủ chín, táo, nho… chứa vitamin và chất xơ rất tốt cho mẹ bầu. Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ và bé cần xây dựng sức đề kháng thật tốt để chống lại các tác nhân gây bệnh tật từ môi trường bên ngoài. Vì thế bên cạnh các loại thịt, cá, trứng sữa thì rau củ quả vẫn là nguồn cấp dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu.
Đừng quên uống đủ nước mỗi ngày
Nước là không thể thiếu để duy trì lượng nước ối và hỗ trợ thai nhi phát triển. Khi lượng nước cung cấp cho cơ thể mẹ đủ thì hoạt động trao đổi chất mới diễn ra thuận lợi, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi được đáp ứng liên tục.
Mang Thai Nên Ăn Gì Để Vào Con Không Vào Mẹ, Ăn Gì Thai Nhi Tăng Cân?
Không phải cứ ăn nhiều là thai nhi tăng cân!
Tăng cân khi mang thai thế nào là chuẩn?
Tăng bao nhiêu cân khi mang thai phụ thuộc vào số lượng thai (mang thai đơn hay đa thai), cân nặng và chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) của mẹ trước khi bầu bí.
Dựa vào chỉ số BMI, mẹ có thể tự tính được số cân nặng cần tăng khi mang thai như sau:
Nên đọc
– Tăng 5 – 9kg nếu chỉ số BMI từ 30 trở lên
– Tăng 7 – 11kg nếu chỉ số BMI từ 25 – 29,9
– Tăng 11 – 16kg nếu chỉ số BMI từ 18,5 – 24,9
– Tăng 12 – 18kg nếu chỉ số BMI dưới 18,5.
Mẹ bầu ăn gì để “vào con không vào mẹ”?
Mỗi bữa ăn 1 bát cơm
Nhiều người quan niệm có thai thì cần ăn cho hai người (nếu bạn mang thai đơn), ăn cho ba người (nếu mang song thai). Quan niệm ăn cho em bé phát triển, nên nhiều người ăn 2, 3 bát cơm, thậm chí ăn đến khi nào no mới thôi. Thực tế, ăn nhiều tinh bột – không chỉ cơm mà cả bánh mì trắng, bún, phở… sẽ khiến mẹ tăng nhiều cân, mà con lại không tăng, thậm chí còn bị còi.
Hạn chế ăn ngọt
Giữa bữa hay bị đói, mẹ bầu đừng ăn nhiều bánh kẹo ngọt kẻo dễ bị “phì nhiêu”, con lại không được hưởng lợi nhiều. Mẹ nên thay bánh kẹo bằng hoa quả tươi, các loại hạt, rong biển khô, trái cây sấy khô, salad… vừa giúp mẹ đánh bay cơn đói, vừa tốt cho sự phát triển của em bé.
Ăn trứng vịt lộn 2 quả/tuần
Trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng. Một quả có thể cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6gr protein, 12,4gr lipid, 82mg calci, 212mg phospho, 600mg cholesterol… Trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin A, B, C, hàm lượng sắt thậm chí còn cao hơn trứng gà. Mẹ bầu ăn trứng vịt lộn, thai nhi sẽ tăng cân rất nhanh.
Tuy nhiên, mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn khoảng 2 quả trứng vịt lộn thôi và nên ăn vào buổi sáng, vì độ đạm trong trứng cao, ăn vào buổi chiều hay tối dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
Mẹ bầu chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần Ăn cá, thịt bò, thịt nạc lợn, gà
Lưu ý là, nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp hay bị bệnh tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn. Thay vào đó, nên chuyển sang trứng gà ta.
Từ tháng thứ 6 của thai kỳ, em bé bắt đầu có da có thịt hơn nên bé sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn. Để bé tăng cân tốt, mẹ nên ăn mỗi ngày khoảng 200gr thịt bò hoặc thịt nạc lợn, gà hay cá.
Uống 2 – 3 quả dừa/tuần
Nếu mẹ ăn chay, có thể chuyển sang đạm thực vật như các loại đậu, hạt quinoa, vừng…
Uống sữa tươi không đường, không béo
Uống nước dừa khi mang thai giúp mẹ bầu bổ sung thêm nước ối, bổ sung chất điện phân giúp giữ cho cơ thể đủ calci, kali, natri, phospho… giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh pH. Nước dừa cũng chứa hàm lượng đường thấp, không khiến mẹ bị tăng nhiều cân. Đặc biệt, nước dừa không chứa hóa chất độc hại, là loại nước an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
Nếu mẹ sợ tăng nhiều cân trong thai kỳ, có thể thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường và tách béo. Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn thêm sữa chua vừa bổ sung thêm dưỡng chất vừa chứa men tiêu hóa giúp mẹ dễ tiêu hơn.
phụ nữ mang thai nên ăn nhiều hoa quả
Mẹ nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là các loại rau lá xanh đậm, cam, bưởi, táo, chuối, dâu tây, kiwi… vừa cung cấp vitamin và khoáng chất cho mẹ và thai nhi, vừa giúp mẹ no lâu và không bị khổ sở vì táo bón.
Dù tăng nhiều cân hay ít cân, mẹ bầu cũng nhớ bổ sung thêm thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ mang thai để tăng cường dưỡng chất giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ hay chuyên gia về loại thực phẩm chức năng mình muốn dùng và định dùng.
Anh Nguyễn H+ (Tổng hợp)
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Để Thai Tăng Cân Nhanh Tháng Cuối, Vào Con Không Vào Mẹ? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!