Xu Hướng 3/2023 # Lợi Ích Khi Tư Vấn, Xét Nghiệm Phát Hiện Sớm Nhiễm Hiv Phụ Nữ Mang Thai # Top 6 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Lợi Ích Khi Tư Vấn, Xét Nghiệm Phát Hiện Sớm Nhiễm Hiv Phụ Nữ Mang Thai # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Lợi Ích Khi Tư Vấn, Xét Nghiệm Phát Hiện Sớm Nhiễm Hiv Phụ Nữ Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo (nuốt nước ối, vi-rút trong máu và dịch âm đạo của mẹ có chứa HIV) hoặc do sự trao đổi máu mẹ-thai nhi khi chuyển dạ (ở giai đoạn này các cơn co tử cung của mẹ có thể “bơm mạnh” máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn của thai nhi làm cho trẻ dễ bị nhiễm HIV từ mẹ); 10% trong thời kỳ cho con bú (sữa mẹ có chứa HIV, núm vú tổn thương có thể chảy máu…). Việc can thiệp cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong thời kỳ trước sinh, trong khi sinh và sau sinh sẽ làm giảm số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ, cụ thể như:

Can thiệp trước khi sinh xét nghiệm HIV, sàng lọc và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bổ sung vitamin, sắt, dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội, sử dụng thuốc ARV để điều trị cho mẹ hoặc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Can thiệp trong khi sinh với những phụ nữ chưa tiếp cận với các biện pháp can thiệp trước sinh, cần tư vấn xét nghiệm nhanh HIV, nếu dương tính thì sử dụng phác đồ ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo hướng dẫn, tránh các can thiệp như bấm ối, forcep, cắt tầng sinh môn… Cân nhắc chỉ định mổ lấy thai, nhanh chóng và can thiệp sau khi sinh là tư vấn cho người mẹ về những lợi ích và nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho trẻ bú. Tốt nhất là nuôi trẻ bằng sữa thay thế nếu có điều kiện. Trường hợp không có điều kiện sử dụng sữa thay thế, cần hướng dẫn người mẹ cho bú hoàn toàn trong thời gian đầu, sau đó cai sữa sớm chuyển ăn dặm ngay khi có thể để giảm nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ, ngoài ra trẻ cần được theo dõi và điều trị ARV.

Để bảo vệ thế hệ tương lai khỏi căn bệnh thế kỷ, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức của mình về đại dịch HIV/AIDS; mỗi cặp vợ chồng khi có kế hoạch sinh con cần tự nguyện tham gia thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV/AIDS. Phụ nữ bị nhiễm HIV khi có dấu hiệu mang thai nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám và quản lý thai nghén kịp thời. Ngay cả những phụ nữ chưa xác định tình trạng nhiễm HIV của mình, khi mang thai cũng cần đến các cơ sở y tế xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt để được tư vấn về cách phòng tránh lây nhiễm.

Bs. Trần Xuân Phương

Xét Nghiệm Hiv Cho Phụ Nữ Mang Thai Sẽ Không Còn Miễn Phí?

Theo thông tin mới nhất từ Cục trưởng Cục phòng chống HIV/ AIDS: Xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai sắp tới sẽ không còn miễn phí nữa. Vì trước đây chúng ta có nguồn viện trợ khá nhiều từ các tổ chức y tế thế giới nhưng hiện tại những nguồn việc trợ này càng hạn chế và sắp tới sẽ không còn xét nghiệm HIV miễn phí cho phụ nữ có thai nữa.

1.Thay đổi

Theo đó, Luật phòng chống HIV/AIDS sẽ có một số thay đổi để phù hợp với điều kiện mới, Việt Nam sẽ dồn tổng lực vào năm 2020 để đạt mục tiêu năm 2030 chấm dứt đại dịch HIV. Đó là những nội dung trọng tâm đưa ra tại Hội thảo Đại biểu dân cử khu vực phía Nam với chính sách y tế và phòng, chống HIV/AIDS diễn ra mới đây tại TP HCM.

2. Xét nghiệm HIV sẽ do người dân tự chi trả hoặc Bảo hiểm Y tế.

Trong 6 tháng năm 2017, cả nước phát hiện 4.540 người nhiễm HIV và 2.312 bệnh nhân AIDS, trong đó khoảng 800 người đã tử vong.

Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã giảm, nhưng giảm chưa sâu, chưa ổn định. Đặc biệt là có sự gia tăng lây nhiễm HIV qua đường tình dục và trong nhóm người sử dụng ma túy tổng hợp.

Bà Marie Odile Emond, Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam (viết tắt là UNAIDS) nhận định: còn rất nhiều thách thức cho Việt Nam trên chặng đường hoàn tất các chỉ tiêu phòng chống HIV của quốc gia vào năm 2030. Cụ thể là, dịch mới nổi trong nhóm nguy cơ cao và các bạn tình của họ theo chiều hướng phức tạp, kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế bị cắt giảm rất lớn. Đây là thách thức lớn, buộc phải giành nhiều hơn nữa nguồn ngân sách của Chính phủ và linh hoạt các biện pháp để đảm bảo rằng điều trị bằng thuốc ARV có chất lượng, không bị gián đoạn cho tất cả người nhiễm HIV thông qua Bảo hiểm y tế.

Ông Nguyễn Hoàng Long nói: “Vấn đề xét nghiệm miễn phí cho phụ nữ mang thai, chúng ta có mong muốn như thế. Nhưng trước đây thì có nguồn viện trợ, giờ không có tiền mà bảo miễn phí là không có nguồn. Vì vậy chúng tôi đề xuất có thể là do người dân tự chi trả, hoặc Bảo hiểm Y tế, hoặc là nhờ nguồn viện trợ nếu có. Chúng ta phải làm phong phú nguồn lực”.

Mọi thắc mắc về vấn đề HIV, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn HIV, tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ các chuyên gia.

Gia Tăng Đột Biến Phụ Nữ Mang Thai Đến Xét Nghiệm Hiv

Nhân Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (tháng 6), Trang tin Tiếng Chuông (Trang tin của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm) có bài phỏng vấn TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua.

TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) – Ảnh: Thùy Chi

PV: Xin ông cho biết, kết quả của chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong thời gian qua?

Ông Nguyễn Hoàng Long: Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC) đã được triển khai tại Việt Nam từ năm 2004. Hiện nay, chương trình đã được triển khai trên toàn quốc, bao gồm chuỗi các can thiệp liên tục phối hợp giữa chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Chương trình chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

Các can thiệp chủ yếu cho phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, bao gồm: Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (PNMT); Dự phòng bằng thuốc kháng HIV cho PNMT nhiễm HIV và con của họ; Tư vấn nuôi dưỡng cho trẻ; Sinh đẻ an toàn; Chăm sóc, điều trị tiếp tục cho mẹ và con sau sinh như, tiếp tục chăm sóc, điều trị HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS và chăm sóc trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV (dự phòng Cotrimoxazole từ 4 tuần tuổi, tư vấn nuôi dưỡng, xét nghiệm chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV ở trẻ khi được 2 tháng tuổi). Đồng thời, điều trị ARV cho trẻ nếu trẻ có kết quả xét nghiệm chẩn đoán sớm dương tính với HIV.

Năm 2009, chiến dịch quốc gia về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lần đầu tiên đã được phát động trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh cách tiếp cận toàn diện cho chương trình này. Sau đó, Bộ Y tế đã chọn tháng 6 hàng năm là Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, để đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông và cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Sau 7 năm liên tiếp triển khai Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đã có sự tăng đột biến phụ nữ mang thai đến tư vấn, làm xét nghiệm HIV, từ đó được phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV và được cung cấp các dịch vụ phù hợp để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã đạt được các tiến bộ đáng kể và đang được tăng cường mở rộng. Hiện nay tất cả các cơ sở sản khoa tuyến tỉnh, thành phố đang cung cấp gói dịch vụ toàn diện phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Toàn quốc hiện nay có 226 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, bao gồm 2 điểm tuyến Trung ương, 92 điểm tuyến tỉnh, còn lại là 132 điểm tuyến huyện chiếm khoảng 25% số huyện trong toàn quốc. Số cơ sở y tế cung cấp gói dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tối thiểu theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên toàn quốc là 561 điểm và 275 huyện.

PV: Xin ông cho biết những khó khăn, thuận lợi của chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện nay và cần phải có giải pháp gì để giải quyết khó khăn?

Ông Nguyễn Hoàng Long: Những khó khăn, thách thức lớn nhất đối với Chương trình DPLTMC hiện nay, đó là: hiện nay, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn là rào cản cho việc tiếp cận với dịch vụ DPLTMC.

Nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản, cơ sở sản khoa chưa xác định dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một phần trong gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện. Một số cơ sở sản khoa khi dự án dừng hỗ trợ cũng đã không tiếp tục triển khai chương trình DPLTMC.

Bên cạnh đó, nhận thức của cán bộ y tế tại một số cơ sở chăm sóc sinh sản về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm trong dự phòng LTMC cho PNMT còn hạn chế và thường chỉ chú trọng làm xét nghiệm HIV khi thai phụ vào lúc chuyển dạ. Vì vậy, làm hạn chế độ bao phủ và giảm hiệu quả của thuốc ARV trong PLTMC.

Khó khăn nữa là, tình trạng phát hiện nhiễm HIV muộn vào lúc chuyển dạ tại một số tỉnh, thành phố làm gia tăng tình trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ. Việc mất dấu sau khi sinh còn cao, dẫn đến việc khó khăn trong theo dõi tình trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ.

Trước những khó khăn trên, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đang từng bước hoàn thiện các hướng dẫn, quy trình chuyên môn để ngày càng cải thiện các hoạt động DPLTMC. Bộ Y tế cũng đã tổ chức các khóa tập huấn để nâng cao năng lực cho các cán bộ trực tiếp làm công tác DPLTMC. Đồng thời, tập trung truyền thông rộng rãi đến cộng đồng để PNMT hiểu được tầm quan trọng của việc phát hiện sớm nhiễm HIV, điều trị HIV cũng như giảm kỳ thị trong cộng đồng và lồng ghép triệt để công tác DPLTMC vào hệ thống y tế sẵn có.

PV: Hiện ngành y tế đang phải đối mặt với khó khăn do nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ quốc tế đang cắt giảm mạnh, trong khi nguồn tài chính trong nước chưa kịp bù đắp thiếu hụt tài chính. Xin ông cho biết, việc này có ảnh hưởng như thế nào đối với chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con?

Ông Nguyễn Hoàng Long: Trong bối cảnh nguồn lực quốc tế bị cắt giảm mạnh, một số dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV đã không còn được miễn phí, trong đó có cả các dịch vụ về DPLTMC, tuy nhiên chính phủ cam kết không để thiếu thuốc ARV điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV và các hỗ trợ này sẽ thông qua hệ thống Bảo hiểm Y tế. Những PNMT thuộc nhóm nguy cơ cao có bảo hiểm y tế, sẽ được tư vấn và thực hiện xét nghiệm HIV miễn phí.

PV: Xin ông cho biết, ngành y tế sẽ triển khai những hoạt động gì nhân Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016 (tháng 6)? Ông có lời nhắn gì nhân Tháng cao điểm?

Ông Nguyễn Hoàng Long: Nhằm thực hiện mục tiêu không còn trẻ nhiễm HIV từ mẹ, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm phát động Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hằng năm với mục tiêu tăng cường cam kết, huy động nguồn lực trong việc triển khai các can thiệp về DPLTMC.

Chúng tôi cũng chú trọng đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm HIV ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế. Mở rộng tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tuyến xã. Sử dụng phương pháp lấy mẫu máu thuận tiện như lấy máu đầu ngón tay. Tăng cường hình thức xét nghiệm lưu động tại nơi có tình hình dịch cao; bảo đảm đủ test để xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao.

Ngành y tế cũng tăng cường cơ chế phối hợp, chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, bảo đảm phụ nữ mang thai nhiễm HIV được đồng thời chăm sóc thai nghén và điều trị bằng thuốc ARV.

Bên cạnh đó, bảo đảm sự sẵn có của thuốc ARV để điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và dự phòng nhiễm HIV ở trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV…

Nhân tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tôi xin nhấn mạnh với tất cả các bạn rằng, việc loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con là điều khả thi và có thể thực hiện được. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể sinh ra trẻ không nhiễm HIV khi được điều trị sớm bằng thuốc ARV. Vì vậy, để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh, phụ nữ mang thai hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm HIV sớm và phụ nữ mang thai nhiễm HIV hãy đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị thích hợp.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Thai Sớm Hệ Thống Y Tế Thu Cúc

Nhiều chị em đã có biểu hiện mang thai nhưng que thử lại chỉ hiển thị một vạch? Nếu nghi ngờ kết quả, bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để xét nghiệm máu phát hiện thai sớm.

Xét nghiệm máu phát hiện thai sớm – tại sao nên chọn?

Có rất nhiều phương pháp để chị em biết có mang thai hay không như sử dụng que thử thai, thực hiện xét nghiệm nước tiểu hay siêu âm… Các phương pháp này thường cho kết quả khá chính xác, tuy nhiên không phát hiện thai sớm bởi chị em sẽ phải chờ ít nhất 10 ngày sau quan hệ tình dục hoặc tới khi chậm kinh một tuần.

Chính vì thế xét nghiệm máu được cho là phương pháp hữu hiệu giúp chị em sớm phát hiện thai và cho ra kết quả chính xác cao. Xét nghiệm được dựa trên sự xuất hiện của hCG – một loại nội tiết chỉ có khi cơ thể người phụ nữ đã mang thai, được sản xuất trên các tế bào hình thành nhau thai. Để biết có thai hay chưa, các bác sỹ sẽ dựa vào nồng độ hormone cụ thể như sau:

hCG < 5mlU/ml: có thể chưa mang thai

hCG từ 5mlU/ml đến nhỏ hơn 25 mlU/ml: cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác

Hơn nữa, xét nghiệm máu được thực hiện từ sau 6 – 8 ngày thụ thai đã có thể đo được lượng hCG dù là nhỏ nhất. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng có thể xác định được hiện tượng đa thai, thai ngoài tử cung hay thậm chí là sảy thai hay không.

Ưu và nhược điểm của xét nghiệm máu phát hiện thai sớm?

Hiện nay xét nghiệm máu phát hiện thai sớm có hai loại xét nghiệm đều cho ra kết quả chính xác đến 99%, cách thức thực hiện dễ dàng, thủ tục không phức tạp, như:

– Xét nghiệm định lượng đo lường chính xác lượng hCG

– Định tính hCG

Đơn giản, thuận tiện

Phát hiện sớm, kết quả chính xác cao

Xác định được tuổi thai, ngày dự kiến sinh và theo dõi thai kỳ sớm

Chi phí cao

Phải tới các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sỹ thực hiện

Thời gian chờ đợi kết quả khá lâu

Khả năng nào khiến xét nghiệm máu phát hiện thai sớm bị sai?

Trong một số trường hợp, các kết quả xét nghiệm máu phát hiện thai sớm có thể không đúng, là do:

Triệu chứng mang thai giả: Hiện tượng này xuất hiện khi trứng vừa mới được thụ tinh thì đã bị sảy thai, tuy nhiên lượng hCG vẫn tăng lên khi thực hiện xét nghiệm ban đầu. Sau đó thử lại thì không có do nồng độ hCG đã giảm xuống.

Đang trong giai đoạn điều trị sức khỏe sinh sản: Rất nhiều phụ nữ trong thời gian điều trị kinh nguyệt sẽ được tiêm hCG vào cơ thể, điều này dẫn đến lầm tưởng đã có thai.

Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, kháng sinh, thuốc ngủ cũng dẫn đến kết quả xét nghiệm bị sai.

Thực hiện xét nghiệm trong thời gian quá sớm khiến nồng độ hCG chưa đủ ảnh hưởng tới kết quả.

Để biết mang thai sớm và chính xác nhất, chị em nên thực hiện phương pháp xét nghiệm máu. Tuy nhiên, nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa tốt nhất để được các bác sỹ thăm khám và thực hiện xét nghiệm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lợi Ích Khi Tư Vấn, Xét Nghiệm Phát Hiện Sớm Nhiễm Hiv Phụ Nữ Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!