Xu Hướng 3/2023 # Lưu Ý Chế Độ Dinh Dưỡng Đặc Biệt Cho Mẹ Bầu 3 Tháng Giữa # Top 4 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Lưu Ý Chế Độ Dinh Dưỡng Đặc Biệt Cho Mẹ Bầu 3 Tháng Giữa # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Lưu Ý Chế Độ Dinh Dưỡng Đặc Biệt Cho Mẹ Bầu 3 Tháng Giữa được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa nên tăng thêm 250 kcal/ngày đồng thời cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu kẽm, canxi …

Ăn gì tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa?

Sữa và phô mai

Sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa là những loại thực phẩm có chứa nhiều Canxi, vitamin D giúp phát triển hệ xương cho bé. Hơn nữa, trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ ở 3 tháng giữa thai kỳ tốt hơn. Nhờ có vitamin D, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ và duy trì mức độ canxi, phốt pho, giúp phát triển răng và xương cho bé. Thiếu vitamin D là nguyên nhân dẫn đến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ, mẹ cũng nên biết việc cung cấp đầy đủ vitamin D khi mang thai cũng có thể làm giảm nguy cơ trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ sau này.

loại hạt

Theo các nghiên cứu khoa học, các loại hạt giàu axit béo Omega 3 giúp thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào não nhằm cải thiện trí tuệ của trẻ sơ sinh. Óc chó, hạnh nhân,… là món ăn vặt vui miệng nhưng đầy lợi ích cho mẹ bầu, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên dùng 3-6 quả óc chó một ngày là tốt nhất. Đây là liều lượng hợp lý để mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển trí não.

củ quả

Rau củ quả là thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa, vì đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ khi mang thai. Rau lá xanh là thực phẩm giàu sắt có lợi cho mẹ bầu, mẹ chớ nên bỏ qua những thực phẩm này để ngăn ngừa thiếu sắt. Để cơ thể dễ hấp thụ sắp, mẹ nên uống thêm hoặc sử dụng những thực phẩm giàu vitamin C. Bên cạnh đó rau củ cũng cung cấp vitamin A cần thiết cho mẹ và bé.

Cũng giống như các loại rau củ, bơ luôn có mặt trong thực phẩm tốt cho các bà bầu 3 tháng giữa, không chỉ được biết đến là loại trái cây giảm nghén hiệu quả ở ba tháng đầu, bơ còn là một thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của bé ở 3 tháng giữa. Vì chúng chứa lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và Vitamin B6.

Trứng gà

Là một trong số ít những nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm tự nhiên, mẹ nên nhớ, lòng đỏ trứng gà còn chứa choline một chất quan trọng trong sự phát triển trí não của bé.

Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm nên ăn trong 3 tháng giữa thai kì, vì không chỉ chứa vitamin D, canxi mà cá hồi còn là một trong những nguồn cung cấp DHA dồi dào cho bé, muốn con thông minh ngay từ khi chưa sinh ra, mẹ không được bỏ lỡ vi chất dinh dưỡng này trong thực đơn của mình đâu đấy.

tháng giữa

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ cũng cần phải tránh ăn một số loại thực phẩm để tốt cho mẹ và bé:

Gia vị mang tính nóng và cay: Những gia vị có tính nóng và cay như ớt tiêu, hoa hồi, ngũ vị hương, quế,… không chỉ dễ làm mất nước mà còn khiến sự bài tiết của mẹ kém đi, khiến mẹ rất dễ mắc các bệnh như đau dạ dày, trĩ, táo bón…mà mẹ bầu cũng không thể dùng thuốc bừa bãi để điều trị. Trong khi, với mẹ bầu nếu phải rặn nhiều vì bị táo bón, khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị ép theo, sẽ dễ tạo nên những hậu quả xấu như động thai hay sinh sớm.

Những đồ uống kích thích và đồ ngọt: Khi mẹ dùng lượng thức ăn và nước uống có chứa chất caffein, đồ uống có cồn có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn,… các chất caffein có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Đối với nước ngọt, cà phê sữa chứa lượng đường lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ.

Bột ngọt: Bột ngọt là gia vị khá phổ biến, nhưng đối với mẹ bầu thì cần phải chú ý không nên ăn hoặc cần hạn chế. Thành phần chủ yếu của bột ngọt là muối sodiumglutamate, do đó nếu mẹ ăn nhiều bột ngọt cũng chính là nạp vào cơ thể nhiều muối, làm tăng nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, tiền sản giật cho mẹ bầu.

Mẹ cần biết

Từ những thực phẩm trên, hãy lên những món ăn tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa, bỏ túi và lên thực đơn để có thể bổ sung tốt nhất các chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn này.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Cần Bổ Sung Gì?

Khác với các mẹ mang thai 3 tháng đầu, bước qua giai đoạn 3 tháng giữa phần lớn mẹ bầu đã thôi không còn bị cơn ốm nghén hành hạ.

Điều này đồng nghĩa với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa sẽ đa dạng hơn. Đồng thời, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu trong giai đoạn này cũng cần tăng thêm khoảng 300-350 calories/ ngày.

Ngoài những dưỡng chất đặc biệt giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như giảm thiểu sự khó chịu do các triệu chứng thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này cần tăng cường thêm nhiều dưỡng chất để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.

Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần chú ý một số nguyên tắc như sau:

Bà bầu không được ăn kiêng

Bạn không bao giờ nên tìm cách để giảm cân khi đang có bầu, trừ khi bác sĩ của bạn khuyên như thế. Đừng tiếp tục thực hiện các chế độ giảm cân sau khi phát hiện ra mình đang có thai.

Mọi phụ nữ đang mang thai đều được khuyến khích tăng cân trong giai đoạn này.

Phụ nữ bị béo phì nên tăng từ 5 tới 9 kg.

Phụ nữ bị thừa cân nên tăng từ 7 tới 11 kg.

Phụ nữ có cân nặng bình thường nên tăng từ 11 tới 16 kg.

Phụ nữ bị thiếu cân nên tăng từ 13 tới 18 kg.

Ăn kiêng trong khi đang mang thai có thể làm thai nhi bị thiếu hụt calo, vitamin và khoáng chất.

Phụ nữ mang thai không ăn thực phẩm tái sống

Thịt động vật chưa được nấu chín kỹ có thể tồn tại nhiều chủng vi khuẩn như:

Ecoli (gây đau bụng, tiêu chảy)

Campylobacter (gây đau dạ dày, sốt, co rút)

Listeria (gây cảm lạnh, sốt, rối loạn tiêu hóa)

Salmonella (sốt, tiêu chảy kéo dài)…

Những tác động trên vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiễm độc thai nghén, thậm chí gây sảy thai. Một số thực phẩm cần được loại bỏ khỏi thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa có thể kể đến là:

Thịt tái: phở bò tái, bít tết, thịt trong lẩu nhúng…

Các món gỏi: gỏi cá, gỏi sứa,…

Hải sản hấp nhanh: để đảm bảo độ tươi ngon cho các món hải sản, người nấu thường không hấp chín kỹ. Cách chế biến này không đảm bảo vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hết, vì vậy cần hạn chế các món ăn này.

Trứng sống: trứng cá hồi, trứng cá trích, cá chuồn muối, trứng luộc lòng đào, trứng ốp la, kem bánh làm từ lòng trắng trứng, cafe trứng,…

Tiết canh.

Sushi.

Mẹ bầu nói “không” với thức uống có cồn, chất kích thích

Caffeine có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến nhịp tim của bé. Những tách cà phê với liều caffeine quá cao có thể gây ra rủi ro tai hại khó lường như sảy thai.

Tất nhiên những thức uống này, uống càng nhiều thì xác suất mắc dị tật càng cao, uống ít thì xác suất thấp hơn. Nếu thèm, mẹ bầu chỉ nên nhấm nháp một lượng cà phê nhỏ mỗi ngày hoặc một ly rượu vang nhỏ vào dịp đặc biệt.

Như vậy mẹ bầu có thể thỏa mãn cơn thèm mà vẫn an toàn cho con.

Hạn chế tối đa nêm nếm thức ăn bằng gia vị, bột ngọt

Bột ngọt ( mì chính) đã được nhiều các nghiên cứu khoa học xác định về tác hại đối với sức khoẻ người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Bà bầu thường xuyên sử dụng mì chính với liều lượng cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Mẹ bầu thường xuyên tiêu thụ mì chính trong thai kỳ sẽ gây ra thoái hoá các tế bào não của thai nhi. Nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Nó cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính trầm trọng như hen suyễn, bệnh về tuyến giáp, tiểu đường thậm chí dị ứng ở bà bầu.

Mang thai 3 tháng giữa cần bổ sung gì?

Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn quan trọng. Lúc này mẹ cần cung cấp thật nhiều dinh dưỡng khi mang thai để bé phát triển khỏe mạnh.

Bổ sung đầy đủ sắt và canxi

Đây là 2 dưỡng chất cực quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình mang thai, nhất là 3 tháng giữa. Lúc này thai nhi đang trong thời điểm “cao trào” để phát triển hệ xương, răng, mặt, chân tay.

Bổ sung đầy đủ sắt và canxi là mẹ đã giúp bé xây dựng được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này. Ngoài ra, sắt cho bà bầu còn giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh bị thiếu máu gây nên tình trạng choáng váng và mệt mỏi.

Tương tự, nếu cung cấp đủ canxi mẹ bầu cũng tránh được hiện tượng loãng xương sau khi sinh.

Kẽm – Dưỡng chất không thể thiếu

Đối với thai nhi kẽm có tác dụng duy trì tổng hợp protein cho cơ thể, giúp phân chia, sinh trưởng và tái sinh tế bào một cách bình thường, giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.

Việc thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn cả thai nhi. Cơ thể người mẹ trở nên mệt mỏi, tình trạng ốm nghén nặng có thể kéo dài sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ.

Nó làm mẹ bầu buồn nôn, chán ăn hay khả năng dự trữ năng lượng tạo sữa sau này sẽ thấp. Thai nhi không đủ kẽm dẫn đến xương kém phát triển, nhẹ cân, chiều cao thấp, thai dễ bị dị dạng.

Vậy nên, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần cần bổ sung 20 mg kẽm/ ngày.

Cung cấp vitamin D cho cơ thể

Vitamin D được xem như là một dẫn chất quan trọng, nó giúp cơ thể hấp thụ canxi, phốt pho một cách dễ dàng hơn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ.

Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy những bé có mẹ bổ sung đầy đủ vitamin D trong thai kỳ sẽ có khả năng ngôn ngữ nổi trội hơn hẳn so với những bé khác.

DHA tăng cường chức năng não bộ

DHA là một loại axit béo Omega-3 có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thần kinh và quá trình phát triển trí não của thai nhi.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, DHA còn có tác dụng giúp kích thích cơ thể mẹ sản xuất nhiều hồng huyết cầu đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho thai nhi.

Đặc biệt, trong 3 tháng giữa thai kỳ não độ bé đang có bước những bước phát triển vượt bậc, vì vậy DHA là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa.

Tăng cường bổ sung vitamin A cho thai nhi

Việc mẹ bầu bổ sung đủ lượng vitamin A cần thiết khi mang thai sẽ giúp cho bé yêu phát triển toàn diện hơn từ tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và cả hệ thần kinh trung ương.

Hơn nữa, vitamin A còn giúp ngăn ngừa nguy cơ hen suyễn của bé sau khi sinh hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất. Không dừng lại ở đó, vitamin A còn có công dụng hỗ trợ sự phục hồi của mô sau sinh.

Bà bầu 3 tháng giữa nên uống sữa gì?

Điều quan trọng ở đây là các bạn phải biết lựa chọn sữa uống có nguồn gốc, nơi xuất xứ rõ ràng và hạn sử dụng của sữa như thế nào để tránh việc mua hàng giả.

Đồng thời, bạn cần tìm hiểu thêm từ các bà mẹ đã có kinh nghiệm trước hoặc nhờ tư vấn từ bác sĩ để được hiểu thêm thông tin chi tiết.

Hiện nay, trên thị trường có một số sữa bột được bán chạy nhất và các bà bầu cảm thấy ưa chuộng nhất như: sữa XO, Similac Mom, Friso Gold Mum, Nuti Enplus, Ensure…

Một số bà bầu 3 tháng giữa rất kén ăn, nên việc uống sữa cũng rất khó. Nếu trường hợp các bà mẹ không thể uống được sữa bột thì có thể dùng sữa tươi đã qua triệt trùng, sữa đậu nành…

Mang bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên uống thuốc gì?

Ngoài việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thức ăn hàng ngày, mẹ bầu có thể uống thêm một số loại thuốc bổ sung các chất như protein, canxi, sắt, axit folic, vitamin D, vitamin C, DHA, omega 3, omega 9…

Trong giai đoạn này, các mẹ cần ưu tiên thuốc bổ sung canxi bởi bé đang trong quá trình phát triển hệ xương. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì thai nhi sẽ lấy canxi của mẹ. Từ đó mẹ dễ bị các chứng loãng xương, rụng răng…

Lưu ý chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ trong tam cá nguyệt thứ 2

Mang thai 3 tháng giữa, trung bình mỗi tháng mẹ có thể tăng thêm từ 2-2,5 kg. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không cần tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này.

Bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất.

Bữa trưa, bữa tối và các bữa phụ trong ngày ưu tiên trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn cũng như các món tráng miệng nhiều đường.

Chọn đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như: phô mai ít béo, sữa chua, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt cho các bữa ăn phụ.

Nhìn chung, tam cá nguyệt thứ 2 là khoảng thời gian để mẹ bầu bồi bổ, nghỉ ngơi sau 3 tháng đầu ốm nghén mệt mỏi. Thời gian này, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần được đảm bảo giúp thai kỳ khỏe mạnh. Vì lúc này, em bé bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển ở thời kỳ cao điểm.

Mang Thai 3 Tháng Đầu, Chị Em Nên Lưu Ý Chế Độ Dinh Dưỡng Này!

1. Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Thời kỳ đầu mang thai là giai đoạn đầu tiên trong toàn bộ quá trình mang thai, giai đoạn này do triệu chứng thai nghén khiến thai phụ kém ăn hoặc chán ăn gây hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Lúc này, phụ nữ mang thai nên tham khảo những gợi ý sau:

– Lượng muốn vô cơ và vitamin hấp thu phù hợp mỗi ngày: Bà bầu chú ý mỗi ngày cần hấp thu lượng vitamin và muối vô cơ vừa phải.

Vì thai nhi thời kỳ đầu đã bắt đầu phát triển, xương, răng, nội tạng đều đang trong quá trình hình thành, lúc này cần bổ sung lượng canxi, kẽm, đồng, và bổ sung các loại vitamin như B11, acid nicotinic, như vậy mới đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

– Hấp thu đầy đủ nhiệt lượng mỗi ngày: Bà bầu thời kỳ đầu có sự thay đổi không quá lớn về mặt thể hình và thể trọng, đồng thời thai nhi vẫn chưa bước vào thời kỳ phát triển mạnh, do đó, nhu cầu về nhiệt lượng cũng không khác nhiều so với trước khi mang thai.

Với những phụ nữ mang thai có thể chất khác nhau cần dựa vào tình hình sức khỏe thực tế của bản thân nhằm tiến hành điều chỉnh để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.

– Hấp thu đầy đủ protein mỗi ngày: Sự phát triển ở thời kỳ đầu mang thai khá chậm nhưng lúc này lại rất cần cung cấp các loại acid amino để giúp thai nhi phát triển thuận lợi.

Còn hàm lượng acid amino thai nhi cần được hấp thụ thông qua cơ thể mẹ, lúc này phụ nữ mang thai tốt nhất cần được cung cấp đầy đủ protein để tạo môi trường tốt cho sự phát triển của thai nhi. Các loại protein động vật và protein thực vật đều cần thiết.

2. Ảnh hưởng của việc không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Thai nhi trong thời kỳ đầu tuy khá nhỏ nhưng các tổ chức tế bào phân hóa nhanh chóng, các cơ quan trên cơ thể bắt đầu hình thành. Đồng thời phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai còn bị ảnh hưởng bởi các phản ứng thai nghén nên rất dễ vì nguyên nhân nào đó dẫn đến thiếu dinh dưỡng.

Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phá triển của thai nhi, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng thậm chí còn gây đẻ non, sảy thai, thai nhi phát triển chậm, trẻ sinh ra sức khỏe yếu kém.

Vì thế giai đoạn này cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý, hấp thu đầy đủ acid folic (vitamin B11), vitamin và protein… bổ sung nhiều thức ăn dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

3. Những điều cần lưu ý trong giai đoạn đầu của thai kỳ – Tình trạng chán ăn:

Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai thường sẽ xuất hiện phản ứng thai nghén, trong đó có cảm giác chán ăn. Triệu chứng này kéo dài lâu ngày thường khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, như vậy sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Vì thế, cần xuất phát từ các phương diện ăn uống dinh dưỡng để cố gắng tăng khả năng thèm ăn. Nếu biết cách lựa chọn thực phẩm, phối hợp thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng và chú ý đến sở thích ăn uống của thai phụ thì có thể cải thiện được chứng chán ăn, đồng thời đảm bảo cân bằng hấp thu dinh dưỡng.

– Lựa chọn thức ăn:

Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, đồng thời nếu muốn giảm phản ứng nôn thì có thể ăn bánh mì, bánh quy, cháo, ngô. Bánh mì, bánh quy có thể giảm triệu chứng nôn mửa, còn ngô và cháo có thể bổ sung thành phần nước đã bị mất sau khi nôn.

– Phối hợp thức ăn:

Khi phối hợp thức ăn cần chọn những thực phẩm thanh đạm, hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, tươi xanh như cà rốt, dưa chuột…

– Cố gắng đáp ứng đúng khẩu vị của phụ nữ mang thai:

Chọn các loại thực phẩm hợp khẩu vị dành cho phụ nữ mang thai để lấy lại cảm giác thèm ăn giúp đảm bảo dinh dưỡng lại hợp với sở thích của bà bầu.

Chẳng hạn như có thể chọn các nguyên liệu khác nhau hoặc cách thức nấu nướng khác nhau để tạo ra các món ăn vừa miệng, như vậy sẽ không ngừng thay đổi, đáp ứng đầy đủ khẩu vị cho phụ nữ mang thai.

– Khi ăn uống cần giữ tinh thần vui vẻ:

Tinh thần vui vẻ sẽ có tác dụng làm giảm phản ứng thai nghén, phụ nữ mang thai khi ăn uống có thể thử nghe các bản nhạc nhẹ nhàng, có tác dụng giảm bớt mệt mỏi, bất an trong thời kỳ đầu mang thai, từ đó gián tiếp nâng cao sự thèm ăn và giảm các triệu chứng thai nghén.

3. Chọn sữa bột hay sữa tươi ?

Xét từ góc độ thành phần dinh dưỡng, sữa bột chứa dinh dưỡng toàn diện hơn so với sữa tươi và là một trong các thực phẩm thích hợp nhất đối với phụ nữ mang thai. Hiện nay, trên thị trường, các loại sữa tươi có thành phần chủ yếu là các loại vitamin A, vitamin D và canxi.

Còn sữa bột cho phụ nữ mang thai thì bao gồm thành phần chủ yếu là muối vô cơ và các vitamin, canxi. Các chất này trong sữa bột của phụ nữ mang thai cao gấp 3.5 lần sữa tươi, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa tươi rõ rệt.

Ngoài ra, sữa bột cho phụ nữa mang thai nên xét từ mọi góc độ có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ va bé. Sữa bột Dielac Mama Gold của Vinamilk đang được nhiều người tin dùng với các dưỡng chất cần thiết phù hợp cho các bà bầu mang thai giai đoạn đầu.

4. Khi thai nghén không nên dùng nước gừng tươi và đường đỏ

Dùng nước gừng tươi và đường đỏ chỉ thích hợp cho người bị cảm phong hàn hoặc bị sốt nhiễm lạnh do dầm mưa, không thể dùng cho các trường hợp cảm nóng hoặc cảm phong nhiệt.

Do đó phương pháp này chỉ thích hợp dùng cho khi nôn mửa do phong hàn chứ không thích hợp dùng khi nôn do các nguyên nhân khác (như nôn nghén).

Theo chúng tôi

Chế Độ Dinh Dưỡng Khi Mang Thai Tháng Thứ 6 Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Gì?

Tinh bột: Không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Một số thực phẩm mẹ nên chọn:

Tuy những thực phẩm cung cấp tinh bột giữ một vai trò quan trọng, mẹ nên lưu ý, ăn nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ tăng cân và chỉ số đường huyết trong từng loại thực phẩm. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như khoai tây, bánh mì từ bột mì trắng nên được giới hạn số lượng vừa phải.

Protein giúp thai nhi tăng tốc

Để nuôi dưỡng một cơ thể đang lớn lên trong bụng mẹ, protein là một dưỡng chất không thể vắng mặt. Những thực phẩm giàu protein lành mạnh mà mẹ bầu cần bao gồm:

Thịt nạc

Trứng

Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành

Đậu phụ

Mẹ nên hạn chế các loại thịt, cá màu đỏ mà nên ưu tiên thịt, cá màu trắng vì chúng ít chất béo hơn.

Muốn khỏe đẹp, đừng quên vitamin và khoáng chất

Không gì tốt hơn rau củ và các loại trái cây trong việc duy trì vẻ đẹp của làn da, mái tóc, đồng thời tăng cường sức miễn dịch cho mẹ. Vitamin và các chất khoáng dồi dào trong nhóm thực phẩm này chính là chìa khóa cho vẻ đẹp và sức khỏe của mẹ. Đồng thời, thai nhi cũng cần những dưỡng chất thiết yếu này trong quá trình phát triển.

Vitamin và khoáng chất

Mẹ bầu ở tháng thứ 6 không thể không chú trọng việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để vừa tăng cường hệ miễn dịch vừa duy trì được vẻ đẹp cho mái tóc và làn da. Không những giúp mẹ bầu giữ gìn làn da, mái tóc mà vitamin và khoáng chất còn cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi trong những tháng cuối thai kỳ.

Những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất mà mẹ bầu nên ghi nhớ để bổ sung kịp thời vào thực đơn hàng ngày của mình: rau củ (bắp cải, củ dền, cải thìa, măng tây, cải bó xôi, bí đỏ, cà tím, cà chua, súp lơ xanh, đậu bắp, dưa leo, đậu đũa, rau muống, bầu, bí đao, rau mồng tơi, nấm, tía tô), trái cây (cherry, chuối, táo, lê, nho, kiwi, bưởi, cam, ổi, dâu, mận, …)

Ngoài rau củ, trái cây thì các món làm từ sữa như sữa chua, phô mai, … cũng là nguồn bổ sung vitamin, protein, canxi và nhiều khoáng chất khác cho mẹ bầu.

Chất béo nguồn dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6 cần thiết

Bước vào những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu rất dễ lên cân nên trong khẩu phần ăn hàng ngày nên chọn lọc các thực phẩm cung cấp mỡ, chất béo. Ăn quá nhiều chất béo dễ dẫn đến triệu chứng khó tiêu, táo bón nỗi ám ảnh kinh hoàng của các mẹ bầu thậm chí nguy hiểm hơn là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ rất khó chữa trị cho các mẹ bầu.

Một lượng chất béo nhỏ thôi đủ giúp cơ thể mẹ bầu cân bằng dinh dưỡng. Một muỗng nhỏ chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu lạc, dầu cải dùng trong việc trộn salad hay chiên xào thức ăn giúp cho bữa ăn của mẹ bầu tháng thứ 6 đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

2. Những thực phẩm mẹ bầu cần hạn chế

Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo và những món mặn

Trong giai đoạn thai kì, cơ thể mẹ bầu sẽ gặp phải những vấn đề rắc rối như tăng cân quá đà, cao huyết áp… Nếu không muốn phải đối mặt với những “kẻ thù” đáng ghét này, trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6 mẹ bầu nên cắt giảm nguồn năng lượng từ chất béo xấu, tránh ăn các món ăn chứa quá nhiều mỡ kết hợp hạn chế lượng gia vị nêm nếm thức ăn khi nấu nướng, tránh xa thức ăn nhanh hay những thực phẩm có chứa quá nhiều muối, đường…

Thực phẩm tái hoặc sống

Nguyên tắc mà các bà bầu lúc nào cũng phải ghi nhớ là luôn ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không được ăn thực phẩm thịt, cá tái và sống vì chúng có thể chứa vi khuẩn listeriosis rất nguy hại đến thai nhi.

Thực phẩm cay nóng

Những loại thực phẩm cay nóng đều không tốt cho bà bầu bởi chúng sẽ dễ dàng khiến khó tiêu, ợ chua, táo bón… Ngoài ra, nó cũng không hề tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Rượu bia và các chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá, cafe cùng các chất kích thích khác tuyệt đối phải tránh xa vì chúng đều không tốt cho sức khỏe, đồng thời còn gây hại đế sự phát triển của thai nhi, nguy cơ trẻ bị dị tật cao.

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai tháng thứ 6

Chia nhỏ ăn thành nhiều bữa

Khi mang thai, tốt nhất nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để đảm bảo cân bằng sức khỏe và cơ thể của mẹ bầu luôn không bị đói. Mỗi ngày ăn tầm 4 đến 5 bữa nhỏ, tuyệt đối tránh việc nhịn ăn, bỏ bữa và đồng thời cũng không nên ăn quá no, chỉ ăn ở mức độ vừa đủ. Phương pháp này ngoài việc giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hữu hiệu hơn, còn tránh được việc ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ gây mệt nhọc, đầy bụng, khó chịu vì trong bụng phải mang một lượng thức ăn khá lớn.

Bổ sung dưỡng chất từ các loại thực phẩm lành mạnh

Nên tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thức ăn giàu thành phần Protein từ thịt, cá, trứng, sữa… để trí não và thể trạng của thai nhi phát triển vượt trội hơn.

Những loại thực phẩm từ rau củ như bắp cải, cà chua, rau bina, cà rốt, rau muống… cần được tăng cường bổ sung nhiều hơn trong khẩu phần ăn để ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, trĩ…

Ăn nhiều các loại đậu, mộc nhĩ, rau xanh… để làm giảm và phòng tránh tỉ lệ thiếu máu cho trẻ khi sinh. Bên cạnh đó, các mẹ có thể bổ sung thực phẩm chứa iốt ở liều lượng vừa phải để giảm thiểu tỉ lệ đần độn cho trẻ.

Ngoài ra, các mẹ nên đảm bảo chế độ ăn uống phối hợp với các loại ngũ cốc nhưng phải đảm bảo liều lượng vừa đủ để tránh béo phì và thai nhi quá to. Sắt là chất vô cùng cần thiết giúp tăng sản sinh máu ở hồng cầu trong suốt thời gian thai kỳ và hạn chế được tình trạng thiếu máu sau khi sinh, các loại thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm thịt nạc, gan động vật, cá, các loại họ đậu…

Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng dưỡng chất bao gồm canxi, kẽm, phốt pho,… có trong rong biển, sứa, tôm, cua, rau cải, đậu phụ, mộc nhĩ đen, trứng gà, gan động vật, thịt nạc… để giúp hệ xương cứng cáp, răng chắc khỏe và duy trì sức khỏe dẻo dai.

Ăn nhiều trái cây tươi bao gồm đu đủ, chuối, táo, bưởi, lê, kiwi, lê, bưởi, cam,… là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời cho các bà bầu, góp phần tăng sức đề kháng, tạo ra năng lượng và giúp cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn

Tích cực tăng cường bổ sung các loại vitamin A, B6, B12, C, D… có thể giúp duy trì sức khỏe và bảo vệ hệ thần kinh, cung cấp năng lượng, tăng cường miễn dịch và cải thiện thị lực. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên dùng dầu thực vật, dầu cọ, dầu chúng tôi nấu ăn.

Sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là nguồn thực phẩm không thể thiếu cho mẹ bầu, vì trong thành phần sữa giàu canxi giúp thai nhi phát triển xương cứng cáp hơn. Các mẹ bầu nên bổ sung sữa chua, váng sữa hoặc sữa tươi hàng ngày.

Nên tích cực uống nhiều nước, khoảng 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày, không nên uống các loại nước có gas, trà đặc,… có thể thay thế bằng loại nước ép rau củ và trái cây tươi để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Dinh dưỡng đi đôi với sinh hoạt lành mạnh

Không chỉ cần chọn lựa kỹ các loại thực phẩm, bà bầu 6 tháng cũng cần để tâm hơn đến chế độ sinh hoạt của mình. Khi làm việc, mẹ nên xen kẽ những khoảng thời gian dành cho việc nghỉ ngơi nhiều hơn. Mẹ nên đi lại, hít thở sâu để thư giãn sau khi tập trung làm việc khoảng 1-2 giờ liên tục. Hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp giảm phù nề và nhức mỏi cho mẹ.

Chia nhỏ bữa ăn là một lưu ý khác mà mẹ cần nhớ. Mỗi ngày, mẹ nên ăn từ 5 đến 6 bữa, trong đó, 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa phụ đều cần đảm bảo có thành phần dinh dưỡng lành mạnh.

Bụng bầu 6 tháng đã khá lớn, mẹ cần chú ý đến hoạt động của cở thể, tránh những động tác gây chèn ép bụng, tránh cơ thể bị chấn động.

Khi mang thai, mẹ nên tránh vận động mạnh và các việc nặng như khiêng, vác đồ vật, những hoạt động đòi hỏi phải rướn người…

Một số bác sĩ cũng khuyên mẹ bầu tháng thứ 6 tránh đi du lịch xa, vì ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng, và dễ dẫn đến sinh non.

Mẹ bầu cũng cần tránh để cho cơ thể bị lạnh quá mức, dễ gây co thắt tử cung

Để phòng nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ nên uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2 lít/ ngày. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, xúc rửa đường tiểu nên bệnh ít xảy ra.

Nên đi giày bệt và mềm, tránh đứng lâu và đi lại nhiều dễ gây phù nề chân, đau lưng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Lưu Ý Chế Độ Dinh Dưỡng Đặc Biệt Cho Mẹ Bầu 3 Tháng Giữa trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!