Bạn đang xem bài viết Mách Mẹ Bầu Cách Pha Sữa Bầu Đúng Cách Để Không Làm Mất Chất Dinh Dưỡng Trong Sữa được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Pha sữa bầu như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn thai nhi?
Tưởng chừng pha sữa là một công việc hết sức đơn giản mà ai cũng biết làm, nhưng sự thật nếu các mẹ pha sữa không đúng cách thì sẽ rất dễ làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa.
Để pha sữa bầu đúng cách mà không bị vón cục, khó uống, mẹ bầu hãy pha sữa bột với nước ấm (khoảng 37 – 40 độ C). Mọi người thường hay pha sữa với nước nóng rồi để nguội mới uống, thực tế cách pha sữa này là sai hoàn toàn. Pha sữa bột với nước quá nóng gây ra hiện tượng vón cục và sữa không được hòa tan, chưa kể còn làm mất đi các vitamin và khoáng chất có trong sữa. Chính vì thế, các bà bầu muốn hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng từ sữa bầu thì nhất định phải lưu ý tuyệt đối không được pha sữa với nước nóng.
Ngoài ra, mẹ hãy pha sữa với lưu lượng vừa đủ như hướng dẫn có trên bao bì của các nhà sản xuất, không nên bỏ quá nhiều nước hoặc quá ít nước để tránh trường hợp bị ngọt quá hoặc nhạt quá. Cách tốt nhất là hãy tận dụng thìa đong sữa có sẵn trong mỗi lon sữa bầu.
Sau khi pha sữa với nhiệt độ nước đúng như hướng dẫn ở trên, các mẹ hãy khuấy đều cho đến khi sữa tan hoàn toàn. Chỉ với 1 – 2 ly sữa mỗi ngày với khoảng 250ml – 500ml/ly, mẹ bầu sẽ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết có trong sữa bầu và đảm bảo cho cả mẹ lẫn thai nhi có một cơ thể khỏe mạnh.
2. Uống sữa như thế nào mới là đúng cách?
Với phụ nữ mang thai thì việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu là rất quan trọng. Không chỉ bổ sung dinh dưỡng bằng các bữa ăn hàng ngày mà mẹ bầu cũng nên uống sữa bầu để được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất như canxi, axit folic, DHA, ARA, Lutein, kẽm, sắt, chất xơ, phospho,… để giúp thai nhi phát triển toàn diện ngay từ lúc còn trong bụng mẹ.
Vậy thì các mẹ nên uống sữa khi nào? Và uống sữa bầu như thế nào mới đúng cách? Giai đoạn ốm nghén của các thai phụ sẽ khiến các mẹ bầu chán ăn, buồn nôn,… rất dễ gây ra tình trạng thiếu chất cho cả mẹ và thai nhi dẫn đến bị sụt cân, sức đề kháng kém và tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho bào thai. Những lúc như thế này, sữa bầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng để giúp thai phụ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn ốm nghén mệt mỏi này.
Trong 12 tuần đầu của thai kỳ là giai đoạn thai nhi hình thành hầu hết các hệ cơ quan, tăng trưởng nhanh đến tuần 20. Đây là khoảng thời gian thuận lợi để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi phát triển trí não toàn diện. Chính vì thế, các mẹ nên uống sữa bầu vào giai đoạn này để con yêu được hấp thụ tối đa các dưỡng chất quan trọng và khỏe mạnh.
Sau khi sinh mẹ vẫn nên duy trì thói quen uống sữa bầu bởi vì phụ nữ sau khi sinh sức đề kháng yếu khiến cho các mẹ gầy đi trông thấy, khuôn mặt xanh xao do thiếu máu. Giai đoạn này, sữa bầu đem lại một nguồn năng lượng, dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe của các mẹ sau quá trình vượt cạn vất vả.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt nhất dành cho bà bầu là vào buổi sáng và buổi tối. Sau một đêm dài mệt mỏi, cả mẹ và thai nhi đều cảm thấy đói meo và cần cung cấp năng lượng đầy đủ. Bà bầu sau khi ăn sáng nên uống thêm 1 ly sữa ấm để con yêu ở trong bụng được hấp thụ dưỡng chất hiệu quả.
Sữa có chứa vitamin B6, canxi khi đi vào cơ thể, chúng có thể được chuyển đổi thành serotonin và các chất khác, với lượng tyrosine khá phong phú sẽ mang lại tác dụng cải thiện giấc ngủ. Vì thế, uống sữa trước khi đi ngủ sẽ giúp cho bà bầu có một giấc ngủ ngon, thoải mái và êm ái.
Vì thế theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai chỉ nên uống từ 1 -2 ly sữa mỗi ngày chia đều cho các bữa ăn là hợp lí nhất. Nhưng nếu các mẹ không thể uống hết một ly sữa sau khi đã dung nạp đủ thức ăn vào cơ thể thì có thể chia sữa thành các bữa uống nhỏ trong một ngày.
3. Cần bảo quản sữa như thế nào sau khi mở nắp?
Tất cả các loại sữa công thức trong đó có sữa bầu là những sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt được sản xuất, sử dụng và bảo quản kĩ càng. Muốn đảm bảo chất lượng của sữa bầu thì không thể lơ là việc bảo quản sữa sau khi mở nắp sử dụng. Việc bảo quản và sử dụng sữa bầu cần tuân theo những nguyên tắc:
+ Nhiệt độ cao và độ ẩm sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong sữa công thức. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản hộp sữa là nhiệt độ dưới 25 độ C, bạn có thể để ở trong phòng thoáng mát. Nên nhớ đậy kỹ nắp sau khi sử dụng và đặt sữa ở những nơi khô thoáng, tránh những vị trí ẩm ướt sẽ làm sữa bị vón cục do hút ẩm.
+ Tránh để hộp sữa ở những nơi gần bếp, có ánh nắng tiếp xúc trực tiếp hoặc những nơi có độ ẩm cao vì chúng sẽ khiến sữa nhanh hỏng, móc.
+ Sau mỗi lần mở nắp hộp sữa, các mẹ nên vệ sinh nắp và bề ngoài hộp sữa sạch sẽ để tránh các vi khuẩn có thể đang vây bám quanh hộp sữa. Dù đặt sữa ở đâu thì các mẹ cũng nên nhớ vệ sinh hộp sữa hàng ngày và các dụng cụ uống sữa như: muỗng, ly để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập gây hại cho cơ thể.
+ Theo các bác sĩ nhi khoa, sữa công thức sau khi mở nắp chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tháng. Vì khi mở nắp hộp sữa mở quá lâu thì không khí dễ bay vào trong khiến các chất dinh dưỡng bị biến đổi và không còn đảm bảo chất lượng như ban đầu. Chính vì thế, mọi người chỉ nên sử dụng sữa công thức trong vòng 1 tháng để đảm bảo dinh dưỡng có trong sữa không bị mất đi.
Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái và có thể yên tâm khi sử dụng những sản phẩm sữa bầu, các ông bố bà mẹ nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, thành phần dinh dưỡng phù hợp với cơ thể mẹ và thai nhi, đặc biệt là có công ty đại diện chính hãng và được nhiều người tin dùng.
4. Mẹ bầu nên uống sữa bầu nào để thai nhi phát triển toàn diện?
Để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của bé yêu thì các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm sữa bầu phù hợp và uy tín để cung cấp tối hàm lượng dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của mẹ và thai nhi. Một gợi ý để các mẹ lựa chọn là sữa Hoàng Gia Royal Ausnz Pregnant Mother Formula là sản phẩm sữa bầu thuộc công ty GOTOP của Úc với 160 năm kinh nghiệm làm sữa truyền thống, từ những con bò thuần chủng được nuôi dưỡng kĩ lưỡng tại các trang trại của Australia.
PREGNANT MOTHER FORMULA – Công thức dinh dưỡng chuyên biệt dành riêng cho phụ nữ mang thai và cho con bú:
Sữa Hoàng Gia Royal Ausnz Pregnant Mother Formula bổ sung 16 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh:
+ Axit Folic giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
+ DHA cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ.
+ Prebiotic thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
+ Canxi giúp phòng chống loãng xương, đảm bảo sự phát triển tốt của mẹ và thai nhi, giảm tỷ lệ nguy cơ tiền sản giật và sinh non. Giúp trẻ tăng cường phát triển chiều cao, chống còi xương, suy dinh dưỡng.
+ Ngoài ra, thành phần sắt có trong sản phẩm còn kích thích sự phát triển của vi khuẩn đặc hiệu, tham gia vào cấu trúc của nhiều enzyme, giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn.
+ Đặc biệt, Pregnant Mother Formula là dòng sữa tách kem có hàm lượng chất béo chỉ có 12g/100ml. Mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi sữa Pregnant Mother Formula không gây tăng cân cho mẹ nhưng vẫn đảm bảo thai nhi được hấp thụ dinh dưỡng tối đa.
Sử dụng công nghệ trộn ướt hiện đại, được nghiên cứu và xây dựng một cách khoa học. Những sản phẩm của Royal Ausnz đảm bảo tiêu chí 4 không: Không chất bảo quản, không chất tạo màu, không hương vị tổng hợp và không nguyên liệu biến đổi gen.
Không chỉ dừng lại ở đó, Sữa Hoàng Gia Royal Ausnz còn mua gói bảo hiểm với giá trị lên đến 20 triệu đô từ tập đoàn bảo hiểm toàn cầu Liberty nhằm cam kết chịu mọi trách nhiệm đối với khách hàng nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm. Điều này một lần nữa khẳng định về chất lượng, độ an toàn và đáng tin cậy của các sản phẩm của Royal Ausnz với sức khỏe cộng đồng.
Sữa Hoàng Gia Royal Ausnz Pregnant Mother Formula đảm bảo cung cấp cho mẹ và em bé dinh dưỡng tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này.
Tham khảo thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY
Cách Pha Sữa Đặc Với Mật Ong
Mật ong nguyên chất chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, các chất chống oxy hóa, có tính kháng khuẩn cao… Sữa là nguồn thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, B, D, canxi và các khoáng chất. Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau, chúng ta sẽ có được một hợp chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe.
1. Cách pha sữa đặc với mật ong
Để pha sữa đặc với mật ong, bạn cho lượng sữa đặc vừa đủ (tùy độ hảo ngọt của bạn), sau đó cho thêm 2 thìa cafe mật ong, cho thêm nước ấm và khuấy đều là đã có thể dùng ngay.
Hỗn hợp này bạn có thể uống vào sáng sớm để thay cho bữa sáng (nếu bạn đang muốn giảm cân), hoặc bổ sung thêm vào bữa sáng hàng ngày (nếu muốn tăng cân). Ngoài ra trước khi đi ngủ, một ly sữa ấm pha mật ong nguyên chất cũng sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, có giấc ngủ sâu hơn.
2. Những tác dụng từ mật ong pha sữa đặc
*Bảo vệ làn da, chống lão hóa
Như đã nói, trong mật ong có tính kháng khuẩn, cóng oxy hóa rất cao nên sẽ giúp bạn chống lại sự tấn công của các gốc tự do một cách hiệu quả nếu dùng thường xuyên, từ đó ngăn ngừa tình trạng lão hóa da, giảm sự xuất hiện của các đốm nâu và nếp nhăn trên da. Trong sữa chứa nhiều vi chất sẽ kết hợp nuôi dưỡng cho làn da khỏe mạnh từ bên trong.
*Hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Trong mật ong nguyên chất cũng có chứa nhiều prebiotic – là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi trong đường ruột, nó đồng thời kích thích các vi lợi khuẩn có trong sữa. Do vậy, sự kết hợp của sữa và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón, đầy hơi.
*Tăng sức đề kháng
Tạo lập cho mình thói quen uống sữa pha mật ong vào buổi sáng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả, do trong sữa có chứa protein và mật ong có carbohydrate. Đây đều là 2 thành phần rất cần thiết để kích thích trao đổi chất trong cơ thể.
*Điều trị chứng mất ngủ
Một cốc sữa ấm pha mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Mật ong giúp kiểm soát lượng insulin để não sinh ra nhiều tryptophan rồi chuyển sang serotonin – là một loại hormone giúp bạn ngủ ngon hơn
*Giúp xương khỏe mạnh
Một trong những tác dụng của mật ong đối với cơ thể con người chính là giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thực phẩm tới từng phần của cơ thể, mà đặc biệt hiệu quả nhất chính là canxi. Trong khi đó, sữa chứa nguồn canxi rất dồi dào. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa sữa với mật ong sẽ hỗ trợ cơ thể của bạn hấp thụ canxi tốt hơn, giúp xương chắc khỏe.
ĐT
Cách Chưng Yến Cho Bà Bầu Đúng Cách Và Nhiều Dinh Dưỡng
Đối với bà bầu, yến sào là một trong những loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, được đánh giá cao. Tuy nhiên cách chưng yến cho bà bầu như thế nào là điều không phải ai cũng biết. Nếu bạn băn khoăn không biết làm sao để chưng yến đơn giản mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng thì sau đây sẽ là một số thông tin cho bạn tham khảo.
Yến sào có tác dụng gì với bà bầu?
Mang thai là một trong những thời gian cực kỳ quan trọng đối với cả bà bầu và thai nhi. Trong đó việc bổ sung các dưỡng chất là cực kỳ cần thiết. Cho bà bầu sử dụng yến sào trong giai đoạn này sẽ:
Cung cấp và bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể.
Bổ sung sắt và canxi là hai thành phần quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
Tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức khỏe cho mẹ bầu, giúp bà bầu luôn cảm thấy thoải mái, không còn mệt mỏi hay ốm nghén.
Tổ yến có tác dụng làm sạch phổi cũng như hệ hô hấp, hạn chế bệnh cúm, ốm vặt,…
Giúp mẹ bầu nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, trắng hồng rạng rỡ và làm giảm thâm, mờ vết nám,…
Hướng dẫn chi tiết cách chưng yến cho bà bầu
Để mẹ bầu có thể để hấp thu được hết 18 loại axit amin và 31 nguyên tố vi lượng có trong yến sào thì chưng yến là cách chế biến tốt nhất. Trong đó bạn có thể chưng yến với hạt sen, đường phèn, mật ong hoặc táo tàu đều được cả,…
Chuẩn bị nguyên liệu
Để có thể chế biến tổ yến cho bà bầu, nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
10 gram yến sào, có thể sử dụng chân yến, yến tinh chế, yến đã rút lông hoặc yến vụn, tùy điều kiện kinh tế của bạn.
10 gram hạt sen, có thể sử dụng hạt sen còn tâm hoặc đã rút tâm. Bạn cũng có thể thay hạt sen bằng táo tàu. Thêm đường phèn tùy khẩu vị
Thêm gừng nếu muốn khử mùi tanh của tổ yến
Các bước để chưng yến như thế nào?
Cách chưng yến cho bà bầu rất đơn giản, hầu như ai cũng được có thể chế biến được. Quy trình chưng yến gồm các bước sau đây:
Bước 1: cho 10 gram yến sào ngâm với 500ml nước trong 25-30 phút.
Bước 2: cho hỗn hợp vừa ngâm vào nồi và chưng cách thủy trong 25-30 phút.
Bước 3: tắt bếp và cho đường phèn vào, để nguội tự nhiên sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh
Một số vấn đề cần lưu ý khi chưng yến sào cho bà bầu
Để có những chén yến thơm ngon, dễ ăn và đảm bảo dinh dưỡng, khi chế biến bạn nên lưu ý một vài vấn đề như:
Để yến không bị tanh có thể cho thêm một vài lát gừng tươi.
Khi đổ nước vào chén để chưng nên đổ nước ngập bề mặt để yến không bị vàng và không bị cứng.
Không nên cho yến sào chưng cùng với đường phèn ngay từ đầu bởi đường phèn có thể khiến yến không nở được hết. chỉ bỏ vào sau khi đã chưng xong.
Đối với hạt sen nên ngâm riêng và nấu riêng trước khi cho vào yến chưng (cho vào cùng lúc với đường phèn) Nhãn và táu đỏ cho vào cùng lúc với đường phèn
Nên bỏ yến sào đã chưng cho bà bầu vào tủ lạnh để bảo quản tránh bị hỏng.
Trước khi cho bà bầu ăn, nên ngâm yến sào đã chưng vào nước sôi với một lượng vừa đủ để tổ yến nóng từ từ, không nên đem hấp lại tránh trường hợp làm yến quá nóng, biến tính và khiến chúng bị mất chất dinh dưỡng vốn có của Yến Sào.
Đối với bà bầu thì nên ăn Yến chưng vào các buổi tối kể từ tháng thứ 3 trở đi là tốt nhất. Việc ăn yến chưng trước khi đi ngủ sẽ giúp các mẹ bầu dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng của yến tối đa và có một giấc ngủ ngon, không bị đầy bụng.
Hy vọng những thông tin chia sẻ này sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bà bầu có thể dễ dàng sử dụng tổ yến để chăm sóc sức khỏe.
Làm Sao Để Có Nhiều Sữa Cho Con Bú: 6 Cách Kích Sữa Cho Mẹ
Trước khi tiến hành việc tăng cung sữa cho mẹ, bạn phải đảm bảo rằng đây đúng là những gì bạn cần làm. Một số bà mẹ tự cho rằng họ không có đủ sữa cho bé hoặc dòng sữa quá yếu hay kém chất lượng. Bé quấy khóc trong lúc bú mẹ làm nhiều người mẹ tưởng rằng do mẹ ít sữa. Các dấu hiệu như khóc, khó chịu, quấy mẹ thường có thể do bé bị kích thích hoặc quá mệt mỏi hơn là bị đói do thiếu sữa bởi mẹ ít sữa.
Ngay cả khi đúng là mẹ ít sữa thật thì cũng có thể chỉ do yếu tố tạm thời. Sau vài ngày ăn uống bổ sung và nghỉ ngơi thì mẹ lại có thể phục hồi dòng sữa như bình thường.
Trong vài tháng đầu, trẻ sơ sinh thường đòi bú rất nhiều lần trong ngày (8-12 lần trong vòng 24 tiếng). Cho con bú thường xuyên như vậy làm mẹ bị mệt mỏi và giờ nghỉ ngơi bị gián đoán. Điều này có thể khiến mẹ nghi ngờ về lượng cung sữa của mình. Vậy mẹ cần biết những gì và làm sao để nhiều sữa cho con bú?
Màu da của bé như thế nào? Các bắp tay bắp chân của bé ra sao? Bạn có cảm nhận sự thay đổi tốt hơn khi trẻ tăng cân?
Những bộ quần áo của bé có bị chật dần? Bé có các ngấn trên cánh tay/chân không hay nhìn gầy gò như “da bọc xương”?
Cân nặng của trẻ quay về thời điểm mới sinh hay hơn 2 tuần tuổi?
Theo dõi phần trăm tăng trưởng của bé về cân nặng, chu vi đầu và chiều dài đầu?
Tâm trạng bé vui vẻ hay khó chịu? Bé có hay ngủ và rất khó thức hay không?
Bé có ti mẹ tích cực? Bé có háu đói mỗi lần cho bú, thức dậy và đòi bú thường xuyên?
Bạn có phải thay tã cho bé ít nhất 6 cái mỗi ngày? Phân bé có màu vàng và mềm? Mặc dù bé không đi ngoài thường xuyên nhưng miễn là phân bé mềm có nghĩa là lượng sữa bé uống là đủ.
Nguyên nhân bé đòi ăn thường xuyên:
Bé cần được dỗ dành và cảm thấy an tâm. Trẻ sơ sinh thường có thói quen ngậm và mút, chứ không đơn thuần là tại bé đói.
Nhu cầu đòi bú thường xuyên giúp kích thích nguồn sữa cho mẹ.
Vì bé còn quá nhỏ nên kích thường dạ dày và cơ thể cũng nhỏ. Do đó bé cần ăn thường xuyên.
Khi bé trong giai đoạn phát triển bứt phá, bé cần nhiều năng lượng hơn. Đòi bú nhiều hơn là cách để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé.
Cho con bú thành công hay không phụ thuộc vào nguyên tắc cung và cầu. Bé càng cần nhiều sữa thì càng đòi bú. Cơ thể mẹ lại càng sản xuất nhiều sữa hơn và vòng tuần hoàn lại tiếp diễn.
Thỉnh thoảng khi bé ốm bé cũng đòi ti mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé rất tuyệt vời, chứa các kháng thể tự nhiên giúp chống lại căn bệnh. Cho bé bú thường xuyên sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch và kháng lại vi khuẩn gây bệnh.
Cách để mẹ có nhiều sữa cho con bú
Phải đảm bảo bé được đặt đúng vị trí và ngậm ti đúng cách. Mặt bé phải hướng vào ngực mẹ và cằm bé chạm vào bầu vú.
Sự tiếp xúc da thịt giữa mẹ và bé rất quan trọng. Cởi quần áo bé, chỉ cho bé mặc mỗi tã quần. Ôm bé sát người bạn sẽ giúp kích hoạt các nội tiết tố thúc đẩy quá trình tạo sữa.
Cho bé bú thường xuyên và khuyến khích bé ngậm ti mỗi lần bé muốn. Đừng đếm số lần cho ăn mà hãy cho bé bú cả hai ti để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Luôn ở cạnh bé. Việc mẹ đi làm trở lại sớm hoặc mẹ và bé bị hạn chế ít gần nhau, hoặc bé ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú đều đặn.
Cho bé bú mỗi một tiếng một lần.
Đổi bên cho bé bú. Mỗi lần bé bắt đầu khóc quấy thì bạn đổi bên. Có thể thực hiện vài lần đổi như vậy.
Cố gắng cho bé bú mỗi bên hai lần vào mỗi lần ăn. Đôi lúc bé ăn ít hoặc nhiều, nhưng về cơ bản nên cho bé bú mỗi tiếng một lần để giúp sản sinh sữa cho mẹ nhiều hơn.
Trong khi cho bé bú, massage và bóp nhẹ bầu ngực cùng lúc giúp nặn bớt sữa trong bầu ngực ra, đồng thời nó cũng giúp kích thích ngực tạo ra dòng sữa mới.
Cho bé bú hết ít nhất một bên ngực mỗi lần. Nếu bên kia còn căng thì bạn có thể nặn ra cho bớt căng và giữ lại sữa cho bé bú bình phòng khi bé không muốn bú mẹ.
Không nên cho bé ngậm ti giả. Nếu bé muốn hãy cho bé ngậm ti mẹ.
Mẹ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều dinh dưỡng. Tránh uống các loại nước chứa caffeine như trà và cà phê.
Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn thức cả đêm thì hãy tranh thủ ngủ ban ngày. Chỉ ngủ một tiếng thôi cũng giúp bổ sung lại nguồn sữa và năng lượng cho mẹ.
Giữ cho tâm trạng thanh thản và thoải mái. Quá trình tạo sữa sẽ bị tác động nếu mức độ căng thẳng của mẹ tăng cao. Và khả năng tiết sữa sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ không cảm thấy lo lắng.
Dành nhiều thời gian để chơi với con. Khi việc cho con bú chỉ là một việc nhẹ nhàng thì nó phần nào có tác động tích cực tới việc tạo sữa ở mẹ.
Chấp nhận mọi đề nghị giúp đỡ từ người thân và bạn bè. Những hành động giúp đỡ trong công việc nhà, chăm sóc em bé hay mua sắm, lau chùi đều giúp bạn tiết kiệm năng lượng để có thể “chuyên tâm” vào việc tạo sữa.
Luôn tự tin và lạc quan. Cho con bú là một việc làm tự nhiên. Cơ thể của bạn sẽ nhận biết cần phải làm gì, do đó cần thoải mái và kiên nhẫn.
Hạn chế cho bé bú bình hoặc thức ăn ngoài. Khi bé đói sẽ bú cạn ti mẹ, giúp ti mẹ sản sinh sữa mới.
Nhờ bác sĩ kê đơn để tăng lượng sữa. Thuốc sẽ có tác dụng tốt đặc biệt trong 3 tháng đầu mới sinh.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh khuyên rằng:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho trẻ bú mẹ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả 2 mẹ con. Nuôi con bằng sữa mẹ chính là thuận theo tự nhiên một cách khoa học nhất!
Nguyên nhân sữa mẹ ít
Mẹ từng có tiền sử phẫu thuật ngực như nâng ngực hay giảm nhỏ ngực. Mặc dù bác sĩ phẫu thuật có thể đã cố gắng để duy trì mô vú tạo sữa càng nhiều càng tốt, nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định. Việc cắt đứt các dây thần kinh và ống dẫn từ vú tới núm vú có thể gây ra vấn đề.
Bị nhiễm trùng ngực, chẳng hạn như bệnh viêm vú hoặc nấm đầu núm vú.
Khi bé không biết cách ngậm ti và nuốt, hoặc kết nối giữa bé và ngực mẹ chưa đúng. Trong trường hợp này bạn nên nhờ y tá hoặc bác sĩ kiểm tra xem đã đúng tư thế chưa.
Do một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai.
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ, chẳng hạn như hành kinh, thụ thai hay sử dụng nội tiết tố nhân tạo.
Cho bé bú ít và chưa đủ để kích thích tạo sữa.
Hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy.
Sử dụng các loại thuốc ức chế tạo sữa. Một số thảo dược cũng có ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa của mẹ.
Mẹ bị đau đầu ti khi cho bé bú dẫn tới dần dần mất khả năng tạo sữa.
Cho bé ăn dặm sớm làm bé không còn muốn bú mẹ nữa.
Cách kích sữa hiệu quả cho mẹ
Sử dụng thảo dược
Có một số loại thảo dược giúp bổ sung dưỡng chất, lành tính lại có khả năng kích sữa mà mẹ có thể sử dụng:
Cà rốt, khoai lang: vừa giúp nhuận tràng vừa hỗ trợ quá trình sản xuất sữa và kích sữa.
Ngũ cốc lợi sữa: cung cấp protein giúp phục hồi cơ thể bên cạnh giúp sữa mẹ về nhiều và thơm ngon
Lá bồ công anh, lá đinh lăng, chè vằng: dùng nấu nước uống sau sinh để tăng tiết sữa mẹ.
Cho bé bú trực tiếp sớm nhất có thể trực tiếp
Không cách kích sữa nào hiệu quả hơn việc cho con bú trực tiếp và bú thường xuyên, đều đặn sau sinh càng sớm càng tốt.
Sử dụng máy hút sữa
Tuy không tự nhiên như cách cho con bú trực tiếp, máy hút sữa cũng giúp mẹ kích sữa. Sữa hút ra mà bé chưa dùng tới có thể trữ đông trong tủ lạnh và dùng dần.
Lá bồ công anh: có thể pha uống như trà hoặc giã nát đăp xung quanh bầu ngực.
Lá mít: hơ lá mít nóng day xung quanh bầu ngực.
Xôi nếp: Nấu chín xôi nếp và bó vào lớp khăn dày, chườm xung quanh bầu ngực kết hợp với massage.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Mẹ Bầu Cách Pha Sữa Bầu Đúng Cách Để Không Làm Mất Chất Dinh Dưỡng Trong Sữa trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!