Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Chú Ý Những Gì? 10 Điều Cần Làm Và Kiêng Kỵ # Top 6 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Chú Ý Những Gì? 10 Điều Cần Làm Và Kiêng Kỵ # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Chú Ý Những Gì? 10 Điều Cần Làm Và Kiêng Kỵ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mang thai 3 tháng đầu vô cùng quan trọng, không chỉ là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể, mà còn chứng kiến sự thay đổi về tâm sinh lý, ngoại hình của mẹ bầu. Vậy mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Điều gì mẹ nên làm, cần tránh?

1. Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

1.1. Thai nghén trong 3 tháng đầu

Thai nghén (hay ốm nghén) là hiện tượng xuất hiện trong khoảng giai đoạn thai nhi 3 tháng tuổi. Một số triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, mệt mỏi, kén ăn, nôn ói liên tục,… Tuy nhiên, trên thực tế, không phải phụ nữ mang thai nào cũng xuất hiện những triệu chứng ốm nghén kể trên, thậm chí có nhiều người không có triệu chứng ốm nghén trong quá trình mang thai.

Đến nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nghén, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ vẫn chưa xác định, nhưng theo nhiều nghiên cứu uy tín trên toàn thế giới, thai nghén là hiện tượng rất bình thường và cũng là dấu hiệu tốt cho thai nhi. Tuy vậy, ở một số trường hợp mẹ bầu nôn ói liên tục, tình trạng mệt mỏi kéo dài thì nên đến bệnh viện để theo dõi và cần có một chế độ ăn hợp lý.

Mệt mỏi, buồn nôn… là những triệu chứng ốm nghén thường gặp (Nguồn: twitter.com)

1.2. Mang thai 3 tháng đầu có nên khám phụ khoa

Đây là một trong những băn khoăn của mẹ bầu chưa có kinh nghiệm sinh nở. Về kiến thức bà bầu 3 tháng đầu này, MAJAMJA khuyên mẹ bầu vẫn nên đi khám phụ khoa. Bởi như đã nói ở trên, phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi rất lớn từ bên trong lẫn bên ngoài, đặc biệt là lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi liên tục, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Nếu mẹ bầu mắc bệnh phụ khoa mà không kịp thời chữa trị thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn như sinh non, sẩy thai, lưu thai,…

Để không ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình khám phụ khoa cũng như quá trình điều trị bệnh phụ khoa (nếu mắc bệnh), bạn nên tìm chọn những cơ sở khám uy tín, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ tay nghề cao, máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Khám thai thời gian đầu là rất cần thiết cho cả mẹ và bé (Nguồn: beyeu.vn)

1.3. Mang thai 3 tháng đầu có nên siêu âm nhiều lần

Trong những dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói các mẹ tin tưởng lựa chọn hiện nay, siêu âm là dịch vụ được nhiều mẹ bầu rất quan tâm. Một câu hỏi khiến mẹ bầu băn khoăn đó là: có nên siêu âm nhiều lần khi mang thai 3 tháng đầu? Câu trả lời đó là mẹ bầu nên siêu âm ít nhất 3 lần/ tháng (khoảng 9 lần/3 tháng đầu). Theo đó, ý nghĩa của việc siêu âm sẽ thay đổi trong từng giai đoạn của thai kỳ. Đối với thai kỳ 3 tháng đầu tiên, việc siêu âm sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, xác định tim thai, tình trạng nước ối, vị trí nằm của thai có đúng không (trong hay ngoài tử cung), dự tính ngày sinh,…

Không những vậy, khi siêu âm trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể phát hiện một số dị tật thai nhi (nếu có) và đo độ mờ da gáy (khoảng 11-13 tuần) để phát hiện thai nhi có bị hội chứng Down hay không.

1.4. Có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào

Khi mang thai, người phụ nữ với trách nhiệm “mang nặng đẻ đau” sẽ cùng ăn, cùng làm, cùng sinh hoạt, ngủ nghỉ với thai nhi. Và cũng do quá trình mang thai khiến cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi nên những thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ có nhiều đổi khác, điển hình là giấc ngủ.

Giấc ngủ trong thời gian mang thai 3 tháng đầu của người phụ nữ có thể gặp nhiều rắc rối như khó tìm ra tư thế thoải mái để ngủ, cảm giác muốn ngủ cả ngày (do progesterone tăng), ngủ hay bị ợ nóng,… Tốt nhất trong khoảng thời gian này, bạn nên tìm ra một tư thế ngủ thích hợp, vừa không ảnh hưởng đến hô hấp, vừa giúp ngủ ngon hơn.

Vậy khi mang thai 3 tháng đầu, bạn nên nằm ngủ như thế nào? Có 3 tư thế nằm ngủ mà mẹ bầu nên áp dụng trong 3 tháng đầu mang thai gồm: tư thế nằm nghiêng sang trái giúp hệ hô hấp lưu thông rất tốt; nằm nghiêng một bên; và lót thêm đệm dưới bụng, lưng để có một tư thế ngủ thoải mái nhất. Ngoài ra mẹ bầu có thể tham khảo 8 tư thế dễ ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu an toàn, thoải mái mà lại tốt cho thai nhi.

Khi mang thai, bạn nên tìm một tư thế ngủ thoải mái nhất cho mẹ và thai nhi (Nguồn: igniteopm.com)

2. Kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu giúp bé khỏe mạnh

2.1. Chế độ dinh dưỡng, thực phẩm nên ăn

Một trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu đó là chế độ dinh dưỡng và thực phẩm cần bổ sung hàng ngày như thế nào sao cho khoa học và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.

Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ, cụ thể là một số thực phẩm như: bổ sung thêm các loại rau củ (các loại đậu, ớt chuông, khoai tây, khoai lang, măng tây…), ăn nhiều trái cây tươi, đảm bảo an toàn, sạch sẽ (nho, bơ, chuối, lê, cherry, táo…), bổ sung thêm ngũ cốc, sữa và các loại chế phẩm từ sữa nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (sữa chua, phô mai), trứng, thịt.

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc việc mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì thì điều đầu tiên bạn nên làm, đó là mua ngay que thử thai để kiểm tra khi phát hiện mình bị trễ kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ giúp kết luận gần như chắc chắn việc bạn có thai hay không bên cạnh các dấu hiệu mang thai dễ nhận biết cũng như giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho hành trình dài “9 tháng 10 ngày” sau đó.

Thử thai để xác định mình có mang thai hay không (Nguồn: babaucanbiet.com)

Việc khám thai định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi được tình hình sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều gói khám thai sản định chất lượng được mua dễ dàng trên các kênh mua sắm uy tín như Adr (hoặc App Adr). Tại đây, bạn có thể tham khảo gói thai sản 12 tuần thai đơn/đôi với dịch vụ tiện ích và giá thành được hỗ trợ thông qua chương trình tích điểm khi thanh toán bằng thẻ VinID.

Bạn nên chọn gói thai sản (bao gồm khám thai, siêu âm…) ở những cơ sở uy tín, chất lượng (Nguồn: qefes.biz)

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Đó là nên uống đủ nước trong suốt quá trình mang thai để cả mẹ lẫn thai nhi luôn khỏe mạnh. Tốt nhất bạn nên uống từ 1.4 – 1.9 lít nước tinh khiết mỗi ngày. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng một số nước trái cây (nước cam, nước ép táo…).

Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày (Nguồn: conlatatca.vn)

Những cơn nghén khi mang thai trong 3 tháng đầu sẽ khiến nhiều mẹ bầu luôn buồn ngủ và muốn ngủ cả ngày. Dù đôi khi, những cơn buồn nôn, sự mệt mỏi, khó chịu khiến bạn khó ngủ nhưng hãy cố gắng ngủ sớm với một tư thế ngủ thoải mái nhất. Để có được giấc ngủ ngon hơn, mẹ bầu nên sử dụng các loại gối ngủ cho bà bầu êm ái không gây đau lưng, cổ, vai gáy.

Lựa chọn cho mình một tư thế ngủ thoải mái nhất (Nguồn: sendo.vn)

2.6. Bổ sung axit folic và các vitamin quan trọng

Đây là 2 dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Nếu như vitamin hỗ trợ hình thành tế bào màu và hệ thần kinh của thai nhi thì axit folic sẽ giúp não bộ của thai nhi phát triển, đồng thời giảm thiểu một số dị tật của thai nhi.

2.7. Trang bị kiến thức mang thai

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? sẽ thật thiếu sót khi bạn – người mẹ trong tương lai chưa trang bị đầy đủ kiến thức thai giáo. Bạn dễ dàng trang bị bằng cách tìm đọc những cuốn sách thai giáo hay cho bà bầu, lắng nghe chia sẻ của những người mẹ đã có kinh nghiệm mang thai hay nhờ bác sĩ tư vấn.

Hãy trang bị thêm kiến thức mang thai bằng cách đọc sách thai giáo (Nguồn: conlatatca.vn)

2.8. Chuẩn bị tinh thần, tránh căng thẳng

Trong 3 tháng đầu mang thai, điều bạn nên làm nhất chính là tạo niềm vui cho bản thân, chuẩn bị tinh thần cho cả hành trình dài sắp tới cũng như tránh tình trạng căng thẳng, lo âu khi mang thai – điều mà nhiều mẹ bầu mang thai lần đầu thường gặp phải. Hãy tham gia một số câu lạc bộ, hội nhóm dành cho mẹ bầu, mua sắm những thứ mà bạn thích!

Chăm sóc một đứa trẻ là điều không hề đơn giản. Do đó, để tránh rơi vào tình trạng “thiếu tiền mua sữa, mua bỉm tã cho con”, bạn nên chuẩn bị tài chính ngay từ những ngày đầu tiên mang thai.

Cũng giống như lúc ngủ, nếu không vận động hợp lý thì sẽ khiến bạn gặp rất nhiều phiền toái, nhất là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu đầy nhạy cảm như thế này. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một chế độ vận động phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mẹ lẫn bé lúc bấy giờ.

Lên kế hoạch tài chính dài hạn cho công việc làm cha mẹ sắp tới (Nguồn: conlatatca.vn)

3. Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai để bảo vệ bé

3.1. Tránh ăn các thực phẩm không tốt

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì và nên tránh những điều gì để bảo vệ bé? Điều đầu tiên bạn nên tránh đó là không nên (hoặc hạn chế) ăn một số loại thực phẩm như: thịt tái, hải sản sống (sushi, hàu sống), một số loại cá biển (vì chúng thường chứa một lượng thủy ngân đáng kể rất không tốt cho thai nhi), ăn trứng sống, một số chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, cà phê, thức uống có cồn,…

Các loại hải sản sống, cá biển là thực phẩm không được để bà bầu dùng (Nguồn: giadinh365.vn)

3.2. Cực kỳ cẩn trọng khi dùng thuốc điều trị

Một khi đã mang thai, bạn không nên uống thuốc tùy tiện vì sẽ làm tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống thuốc khi và chỉ khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa đồng ý.

Khi mang thai, bạn chỉ nên cẩn trọng khi uống bất cứ loại thuốc điều trị nào (Nguồn: moki.vn)

3.3. Tham gia các trò chơi cảm giác mạnh

Tất nhiên mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn thai nghén khó chịu nhất, những hiện tượng chóng mặt, buồn nôn luôn xuất hiện thường trực. Những trò chơi cảm giác mạnh khiến bạn càng thêm mệt, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ động thai.

Khi mang thai, nội tiết tố bên trong cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi, dẫn đến các khớp xương, dây chằng yếu hơn, cơ thể dễ mệt mỏi. Vậy nên, những công việc cần mang vác nặng như xách hàng hóa cồng kềnh, dọn nhà hay kê đồ đạc thì bạn nên không nên làm trong quá trình mang thai, đặc biệt giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Bà bầu không nên vận động mạnh cũng như mang vác đồ nặng (Nguồn: singlemum.vn)

3.5. Đứng hoặc ngồi quá lâu

Có lẽ, bạn đã biết việc mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì, nhưng điều bạn nên tránh trong cả quá trình mang thai, nhất là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu đó là không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Bởi lúc đó, mẹ bầu rất dễ gặp phải một số vấn đề như sưng phù đầu gối, bàn chân.

Khói thuốc lá không tốt cho bất cứ ai, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, bởi khói thuốc làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai như sẩy thai, sinh non.

Khói thuốc lá rất không tốt cho sức khỏe mẹ lẫn thai nhi (Nguồn: obs.line-scdn.net)

Tuy ở giai đoạn này, bụng bầu còn khá nhỏ nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì bạn nên mang giày bệt, dép, vừa thoải mái, vừa tránh những trường hợp không hay xảy ra như trẹo chân, té ngã. Bên cạnh đó, bạn nên sắm sửa thêm một số bộ trang phục thiết kế dành riêng cho bà bầu co giãn thoải mái để mặc.

Nên mang giày búp bê, dép và không dùng các loại giày cao gót (Nguồn: evashoes.com.vn)

Nếu bồn tắm quá nông thì có thể làm nguy hiểm đến thai nhi, thậm chí có thể làm tăng khả năng dị tật của thai nhi. Đó là chưa kể đến nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vì bồn chưa được vệ sinh sạch sẽ hoặc nước trong bồn tắm không vệ sinh. Vì vậy, các mẹ nên tránh tắm bồn quá nông, không đảm bảo vệ sinh.

Mẹ bầu không nên tắm bồn quá lâu (Nguồn: eva.vn)

Hóa chất như mùi sơn tường, sơn quét gỗ có thể làm bạn ngộ độc và gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy khi mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Đó là bạn không nên ở lâu trong căn phòng mới xây hoặc nơi có mùi sơn nồng.

Vì trong phân chó mèo thường có chứa ký sinh trùng Toxoplasma – nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng Toxoplasmosis, nên tốt nhất trong quá trình mang thai, bạn nên rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc chó mèo và đeo găng tay kỹ càng nếu phải dọn phân của chúng.

3 Điều Cần Bà Bầu Cần Kiêng Kỵ Trong 3 Tháng Đầu

– Mẹ bầu mang thai trong 3 tháng đầu không nên tiếp xúc với bức xạ nhiệt và các chất độc hại. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, nhuộm tóc hoặc sơn móng tay, móng chân có thể gây dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng đến chỉ số IQ ở trẻ sau này.

Trong 3 tháng đầu không nên tiếp xúc với bức xạ nhiệt và các chất độc hại.

– Ngoài ra, mẹ bầu cũng phải tránh chạy nhảy, xoay người, gập người quá mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức với những bộ môn nguy hiểm hay leo trèo cao hoặc nâng, bê, xách vật nặng.

– Mẹ bầu mới mang thai nên chú ý tới tư thế ngồi, không nên ngồi xổm, ngồi trùng lưng, thõng vai, bắt chéo chân và không nên cúi lưng khi ngồi. Việc đi lại cần nhẹ nhàng, từ tốn. Khi leo cầu thang, mẹ bầu nên bám vào thành vịn để duy trì sự cân bằng.

– Mẹ bầu cần kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Nếu công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi 30 phút/lần.

– Hạn chế sử dụng nước lạnh để tắm, gội đầu và cũng không nên sử dụng nước quá nóng vì việc tăng nhiệt độ đột ngột trong cơ thể có thể khiến thai nhi bị dị tật.

– Mẹ bầu cần chú ý không nên đến những nơi tập trung đông người, đặc biệt nơi công cộng khi đang có dịch bệnh bởi có thể dễ dàng lây bệnh do sức đề kháng trong giai đoạn đầu thai nhi còn yếu.

– Mẹ bầu mới mang thai cũng nên giảm thời gian làm việc, tránh căng thẳng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt với mẹ ốm nghén. Trong quá trình làm việc cần tránh đi lại quá nhiều, ôm đồm nhiều việc và làm việc khuya…

2. Mang thai 3 tháng đầu nên nên kiêng ăn những gì?

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu. Đây cũng là thời kỳ “nhạy cảm”, có nguy cơ sảy thai cao nên mẹ bầu cần ăn uống lành mạnh.

Không nên ăn những thực phẩm có thể kích thích tử cung co bóp.

– Mẹ bầu nên kiêng các loại thực phẩm có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến sảy thai tự nhiên. Đó là ngải cứu, rau ngót, rau răm, dứa, rau sam, nhãn, đu đủ xanh,…

– Tuyệt đối nói không với rượu bia và các loại nước uống có caffein, có cồn, có ga…

– Không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, tránh uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thành phần thuốc có hại cho thai nhi.

3. Quan hệ cần nhẹ nhàng và không quá lâu trong 3 tháng đầu

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên, nhu cầu quan hệ thường tăng cao ở nhiều phụ nữ. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do hormone thai kỳ tăng nhanh. Bầu ngực trở nên to và dễ bị kích thích hơn, vùng kín cũng dễ bị kích thích do máu lưu thông ở vùng nhạy cảm này nhiều hơn. Ngoài ra, ba tháng đầu thai kỳ cơ thể người mẹ bề ngoài có rất ít thay đổi, bụng bầu còn nhỏ nên việc quan hệ vợ chồng rất dễ dàng.

Tuy nhiên, ba tháng đầu là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành. Vì vậy, việc “yêu” của các thai phụ cần có một số lưu ý để luôn an toàn cho bé mà vợ chồng vẫn thăng hoa. Hai vợ chồng nên quan hệ nhẹ nhàng, tránh thô bạo; cũng như không nên quan hệ quá lâu.

Hai vợ chồng nên quan hệ nhẹ nhàng, tránh thô bạo; cũng như không nên quan hệ quá lâu. 4. Một số điều cần chú ý khác?

– TRong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần chú ý đến những thay đổi trong cơ thể đặc biệt là nhịp tim thai nhi. Nếu nhận thấy triệu chứng khó thở cần báo ngay cho bác sĩ.

– Theo dõi cơ thể, bất cứ lúc nào trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu mà nhận thấy triệu chứng ra máu âm đạo, đau bụng… mẹ bầu cần nghỉ ngơi và đi khám bác sĩ ngay.

– Phụ nữ mang thai bị thiếu máu, mang bầu đa thai, có tiền sử sảy thai, bị cao huyết áp…nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thăm khám bác sĩ theo đúng lịch định kỳ. Những mẹ bầu này cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh của mình để được theo dõi chặt chẽ hơn.

– Những mẹ bầu có tiền sử dọa sảy thai, chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, sinh non hay bất thường về nước ối cần kiêng kỵ việc quan hệ tình dục hoàn toàn trong 3 tháng đầu mang thai.

Những Điều Kiêng Kỵ Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai Mẹ Bầu Cần Ghi Nhớ

Mang thai lần đầu, nhiều chị em không khỏi băn khoăn mang thai cần kiêng kỵ những gì và nên làm gì, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất khi bé còn quá nhỏ, vừa tượng hình. Trong khi đó, cơ thể mẹ vẫn chưa hẳn thích nghi được với việc mang thai. Vì vậy, mẹ nên né tránh những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

6 điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Hoặc nếu không, những em bé này khi sinh ra cũng có khả năng cao chậm tiếp thu hơn những đứa trẻ khác, dễ mắc phải Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Những đứa trẻ này cũng có nhiều khả năng trở thành người hút thuốc sớm do bị nghiện nicotine sinh lý.

2. Sử dụng chất kích thích

Sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… khi mang bầu đều có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, uống rượu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến thai nhi bị dị tật trên khuôn mặt, hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, uống rượu khi mang thai còn làm tăng nguy cơ sảy thai, chết lưu và khiến trẻ mắc phải chứng rối loạn phổ rượu thai nhi (FASDs – các khuyết tật về nhận thức và hành vi thứ phát trong cuộc đời trẻ).

Đối với cà phê, chất caffein trong loại thức uống này có thể đi qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến nhịp tim của bé. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sức khỏe của mẹ và bé vẫn ổn định nếu như mẹ tiêu thụ không quá 200mg caffein, tương đương với 2 tách cà phê mỗi ngày trong 3 tháng đầu.

3. Ăn thực phẩm chưa chín hẳn

4. Dọn phân chó mèo

Nghe có vẻ lạ nhưng dọn phân chó mèo là một trong những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai. Bởi trong chất thải của chó mèo có hàng triệu ký sinh trùng, đặc biệt trong đó có chứa toxoplasmosis, vô cùng nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

Khi bị chất này xâm nhập vào cơ thể, mẹ bầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu. Những đứa trẻ sinh ra khi mẹ bị nhiễm loại ký sinh trùng này có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như thiểu năng trí tuệ, co giật, gặp vấn đề về thị lực. Vì vậy, các mẹ bầu nên nhờ ai đó dọn hộ phân chó mèo hoặc mẹ nên đeo găng tay, khẩu trang khi làm và rửa tay sạch sẽ sau đó.

5. Tắm bồn và nước quá nóng

Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu bà bầu tắm với nhiệt độ nước nóng cao hơn 39 độ C thì trí não và thị lực của thai nhi có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nguy cơ sảy thai sẽ tăng gấp đôi khi bà bầu làm việc này trong 3 tháng đầu.

6. Ăn cho 2 người

Không ít người lầm tưởng rằng mang thai là mẹ phải ăn cho 2 người nhưng theo kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu thì điều này là hoàn toàn sai lầm. Các nghiên cứu cho thấy, rất nhiều phụ nữ tăng cân quá nhiều khi mang thai và điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, từ đó có thể dẫn đến tiền sản giật.

Ngoài ra, mẹ bầu tăng cân quá sớm và nhiều (đặc biệt là tăng cân nhiều trong 3 tháng đầu) còn có thể khiến thai nhi tiếp xúc với hàm lượng dưỡng chất “đậm đặc” hơn, bao gồm glucose và axit amin, từ đó khiến bé đối mặt với nguy cơ gặp rắc rối về trao đổi chất.

3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ nên kiêng gì?

Ngoài những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai kể trên, mẹ bầu cũng cần chú ý một số điều sau trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối:

– Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu

– Không mang vác đồ nặng từ 5kg trở lên để tránh động thai

– Hạn chế đi giày cao gót hoặc với tay lấy đồ ở vị trí cao

– Tránh hoạt động mạnh như chạy bộ, leo cầu thang, chơi những trò chơi cảm giác mạnh,…

– Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc điều trị tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩ

– Giữ tinh thần vui vẻ, tránh nóng giận hay tiếp xúc với những thông tin rùng rợn trên báo chí, truyền hình

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nhung-dieu-kieng-ky-trong-3-thang-dau-mang-thai-me-ba…

Theo Hà Phương (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Mang Thai 3 Tháng Giữa Cần Chú Ý Những Gì, Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?

Mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn cá hồi, trứng gà, bơ, sữa, các chế phẩm từ sữa và kiêng đồ uống kích thích, gia vị mang tính nóng,…để thai phát triển tốt, khỏe mạnh rất có lợi cho mẹ và bé. Các giai đoạn phát triển của thai nhi Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, tức là trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng, thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Mỗi ngày bình quân tăng trưởng khoảng 10g. Thai…

Mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn cá hồi, trứng gà, bơ, sữa, các chế phẩm từ sữa và kiêng đồ uống kích thích, gia vị mang tính nóng,…để thai phát triển tốt, khỏe mạnh rất có lợi cho mẹ và bé.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, tức là trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng, thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Mỗi ngày bình quân tăng trưởng khoảng 10g. Thai phụ cùng với việc nâng cao số lượng ăn uống còn cần đề cao chất lượng và ăn nhiều đồ ăn có dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là có nhiều hàm lượng lòng trắng trứng, nhiều canxi, phốt pho, i-ốt, kẽm…

Từ khoảng tuần thứ 17: Dạ con sẽ có dạng hình cầu. Bụng bạn bây giờ phồng lên trên nhiều hơn là to ra về chiều rộng. Đôi khi bạn có thể bị đau lưng, đặc biệt là khi bạn ngồi dậy hoặc khi bạn đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế.

Từ khoảng tuần 19: Bạn sẽ cảm thấy bé bắt đầu cựa quậy.

Từ tuần thứ 20: Dạ con của bạn sẽ tăng thêm 1 cm mỗi tuần. Bác sĩ sẽ đo kích thước dạ con mỗi lần bạn khám định kì. Nhớ khám thai đều đặn và làm các xét nghiệm cần thiết. Lưu ý: Nếu dạ con cao lên hơn 28 cm, bạn cần đi siêu âm, vì có thể bạn sinh đôi hoặc hạn thai không chính xác.

Khoảng từ tuần thứ 22 trở đi: Lượng hồng cầu sẽ bị giảm tự nhiên ở mức độ lớn nhất. Khi sức khỏe của thai phụ bình thường, lượng hồng cầu sẽ tự trở về mức bình thường.

Mang thai 3 tháng giữa nên ăn gì?

Không chỉ được biết đến là một loại trái cây giảm nghén hiệu quả, trái bơ còn là một thực phẩm cực tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bơ chứa một lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và vitamin B6.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa chua và phô mai chứa vitamin D, canxi và một số lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa mẹ bầu 3 tháng giữa hoạt động tốt hơn bình thường. Ngoài ra, những thực phẩm lên men như sữa chua có thể giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn.

Các loại hạt

Hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó đều chứa nhiều omega 3, là món ăn vặt vui miệng nhưng đầy lợi ích cho mẹ bầu.

Nên xem: Thai 28 tuần nặng bao nhiêu, thai nhi quay đầu chưa?

Mang thai 3 tháng giữa nên kiêng gì?

Đồ uống kích thích

Khi mẹ bầu dùng một lượng lớn thức ăn và đồ uống có chứa chất café có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn… Chất caffeine còn có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.

Gia vị mang tính nóng và cay

Một số loại gia vị như: ớt tiêu, hoa hồi, hạt tiêu, ngũ vị hương, quế… không chỉ dễ làm mất nước mà nó còn khiến cho sự bài tiết của mẹ bầu kém đi dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, trĩ và táo bón. Khi bị táo bón phụ nữ mang thai phải rặn nhiều sẽ khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị ép theo, sẽ dễ tạo nên những hậu quả xấu như động thai hoặc sinh sớm.

Lượng đường liên tục có nhiều trong cơ thể có thể làm hao tốn một lượng can-xi lớn, thiếu can-xi trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương và răng của bé. Dùng quá nhiều sôcôla cũng không tốt, khiến mẹ có cảm giác no bụng và ảnh hưởng đến việc ăn uống khác, kết quả là cơ thể béo lên nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu.

Những vấn đề mẹ bầu gặp khi mang thai 3 tháng giữa

Ba tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu vẫn phải đối mặt với những rắc rối của quá trình mang thai như:

Táo bón: Nhiều mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trong 3 tháng giữa mang thai. Để tránh hiện tượng này, mẹ bầu hãy uống nhiều nước và dùng các thực phẩm giàu xơ. Ngồi nhiều cũng khiến bạn bị táo bón, vì vậy hãy đứng lên đi lại khoảng 10 phút sau mỗi tiếng ngồi.

Chóng mặt: Có nhiều mẹ bầu cảm thấy chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa, nhất là lúc nằm ngửa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trọng lượng của thai ép lên các tĩnh mạch mang máu từ phần dưới cơ thể quay lại tim. Nguy hiểm lớn nhất của chóng mặt là làm bạn bị ngất. Vì vậy để tránh chóng mặt, mẹ bầu nên hạn chế nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Thay vào đó, hãy nằm nghiêng về bên trái hoặc kê một chiếc gối phía hông khi bạn nằm nghiêng.

Khó thở: Vào khoảng thời gian cuối của tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi tiếp tục lớn lên và gây sức ép lên lồng ngực và phổi khiến bạn khó thở nhiều hơn. Nếu bạn thấy khó thở thường xuyên, phải thở nhanh thì bạn nên đi khám sớm.

Lưu ý khi đi khám thai 3 tháng giữa

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, việc khám thai giúp bác sĩ kiểm tra những thông tin thiết yếu đối với sức khỏe của bạn và bé. Từ đó, bác sĩ sẽ theo dõi để loại trừ các nguy cơ cho thai kỳ.

Nếu bạn chưa kịp siêu âm tầm soát đo độ mờ da gáy từ 11 đến 13 tuần ở 3 tháng đầu mang thai thì ở thời điểm này, có thể bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm Triple test.

Tuần thai thứ 22 là cực kỳ quan trọng thai phụ rất cần được siêu âm để khảo sát các dị tật thai nhi như não úng thủy, giãn não thất, nứt đốt sống, tim bẩm sinh, dị dạng nang tuyến phổi, ngắn chi, chân tay khoèo, sứt môi chẻ vòm, teo thực quản, hẹp tá tràng, thoát vị rốn… Đây là thời gian vàng để chẩn đoán, vì lúc này thai nhi còn nhỏ, nước ối nhiều siêu âm sẽ dễ khảo sát hơn những tuần lễ sau.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ về việc ngồi, đứng, đi

Ngồi cũng phải đúng cách, quan trọng là tựa thẳng lưng vào thành ghế, nếu cần có thể kê thêm chiếc gối nhỏ phía sau. Khi làm việc văn phòng phải ngồi lâu, sau mỗi giờ nên di chuyển xung quanh nơi làm việc cho máu lưu thông đều, tránh trường hợp dẫn đến bệnh trĩ. Nếu đi xe đường dài, thỉnh thoảng cần xoa bóp bắp chân để các khớp và cơ chân không bị tê mỏi, chuột rút…

Động tác cúi người phải hết sức cẩn thận, khi cái thai bước sang tháng thứ 6 trở đi, cột sống người mẹ sẽ phải mang một trọng lượng lớn, gây ra những cơn đau lưng rất khó chịu. Vì thế tốt nhất là tránh cúi người, nếu phải cúi để nhặt vật gì đó nên khuỵ hai đầu gối thấp xuống trước, sau đó từ từ ngồi xuống và chỉ hơi cúi nhẹ về phía trước.

Nếu công việc đòi hỏi đứng nhiều, chú ý để trọng tâm chia đều cho hai chân bằng cách đứng thẳng chân ngang bằng vai, có thể vừa đứng vừa tập thể dục cho bàn chân và các cơ. Chẳng hạn như bấm đầu ngón chân xuống đất rồi duỗi ra, lần lượt đặt từng chân lên xuống trên một chiếc ghế thấp…

Đi bộ rất cần thiết cho các bà bầu vì đi bộ làm các cơ ở chân khỏe hơn, máu lưu thông tốt hơn. Không chỉ vậy, đi bộ còn giúp các cơ vòm bụng săn chắc rất có lợi khi sinh, đồng thời hạn chế nguy cơ làm biến dạng các ven. Tuy nhiên, khi đi bộ nên đi chậm mang giầy vừa chân, đế bằng và thấp. Nếu thấy mệt, nên ngồi nghỉ ngơi vài phút rồi mới tiếp tục.

5 lời khuyên cho bà bầu vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Hãy đi khám răng: Trong khi mang thai, phần lợi trở nên nhạy cảm hơn, nhưng từ tuần thứ 13 trở đi có thể chữa răng được rồi. Nhớ báo cho bác sĩ biết là bạn đang mang thai.

Vào những tháng đầu của thai kỳ: Các vết giãn da có thể xuất hiện ở vùng ngực, sau đó khi bạn dần lên cân, da ở vùng mông và bụng cũng bị giãn ra thành các vết màu trắng. Sau khi sinh, những vết giãn da này sẽ khó mà hết hẳn được, vì thế phòng giãn da bằng cách bôi kem là hiệu quả nhất.

Để tránh tình trạng đau lưng: Bạn nên tích cực vận động, đặc biệt là đi bơi. Có thể dùng đai nâng bụng dành cho các bà bầu. Nằm nghiêng và làm ấm vùng lưng đau bằng chăn ấm. Nhờ chồng xoa bóp nhẹ nhàng dọc theo cột sống cũng là một cách giảm đau tốt.

Khích lệ chồng bạn chuyện trò với em bé. Từ tuần thứ 20 trở đi thai nhi đã biết nghe.

Trong khi mang bầu, có những đêm bạn nằm mơ thấy những giấc mơ nặng nề. Để tránh những cảm xúc tiêu cực, hãy bật nhạc êm dịu và uống một cốc sữa pha mật ong trước khi đi ngủ.

mang thai 3 tháng giữa nên kiêng gì

mang thai 3 thang giua co nen uong nuoc dua

3 thang giua thai ky tang bao nhieu kg

mang thai 3 thang giua nen uong sua gi

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Chú Ý Những Gì? 10 Điều Cần Làm Và Kiêng Kỵ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!