Bạn đang xem bài viết Mang Thai 3 Tháng Đầu Nhưng Lại Bị Ra Máu Nâu? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chào em!
Hiện tại em đang có thai được 10 tuần, nhưng em lại thấy có ra máu màu nâu ở vùng kín, ngoài ra em có thêm biểu hiện đau lưng. Điều này làm em phân vân không biết có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho em.
Thông thường, khi mang thai có hiện tượng ra máu là những biểu hiện bất thường, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu. Ra máu trong 3 tháng đầu có thể nghĩ đến dấu hiệu của động thai, dọa sảy thai, thai lưu, nhưng đôi khi cũng có thể là biểu hiện bình thường. Hiện tượng được coi là bình thường khi lượng máu ra rất ít, có thể đau bụng nhưng chỉ lâm râm, thì đó có thể là do bong niêm mạc tử cung khi có sự thay đổi về nội tiết làm cho nội tiết tăng cao. Ngược lại, khi có hiện tượng ra máu kèm theo đau bụng dữ dội, lượng máu ra nhiều có thể màu đỏ tươi, màu đỏ thẫm, màu đen là tình trạng xấu và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Trường hợp như vậy thì cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời.
Vì vậy, em cũng đừng lo lắng quá. Tình trạng của em có thể theo dõi thêm xem hiện tượng ra máu có tiếp diễn nữa hay không, lượng máu có nhiều không, có kèm theo đau bụng dữ dội hay không, nếu có thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản ngay. Thời gian này em cần nằm nghỉ ngơi tại chỗ, ăn uống đủ dinh dưỡng, để yên tâm hơn thì nên kiêng quan hệ tình dục, tránh ăn nhiều rau ngót, uống nước dừa vì dễ gây co bóp tử cung và dẫn đến sảy thai. Hãy theo dõi cơ thể sát sao, thăm khám thai định kỳ và làm xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi ở những tuần tuổi thai quan trọng do bác sĩ chỉ định.
Chúc em thai kỳ khỏe mạnh.
Ra Máu Nâu (Dịch Màu Nâu) Khi Mang Thai Trong 3 Tháng Đầu Phải Làm Sao?
Ra máu nâu khi mang thai kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, chuột rút, hoa mắt, chóng mặt,… là triệu chứng nguy hiểm khiến mẹ bầu hoang mang, lo lắng. Hiện tượng này bắt nguồn từ đâu và cách xử lý như thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh? Hãy cùng với Zcare tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Ra máu nâu khi mang thai có nguy hiểm không?
Nếu một ngày đẹp trời, mẹ bầu bỗng nhận thấy âm đạo tiết ra dịch màu nâu thì cũng đừng quá hoảng sợ nhé. Vì đây là 1 hiện tượng hoàn toàn bình thường đối với hầu hết những mẹ bầu và không ảnh hưởng nhiều tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu việc này kéo dài lâu hơn 7 ngày và có đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dưới, chóng mặt, choáng ngất,… thì mẹ bầu nên đến bác sĩ để được khám sớm. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khi gặp hiện tượng ra dịch nhầy màu nâu, mẹ bầu cần chú ý để tìm rõ nguyên nhân và trước tiên mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn. Và mẹ nên đi khám ngay nếu thấy hiện tượng ngày càng có xu hướng tăng nặng kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Tình trạng có thai ra dịch màu nâu khi mang thai 3 tháng đầu chỉ có khoảng 20% mẹ bầu từng gặp thôi. Và ở hiện tượng này thường có nguyên nhân do quá trình làm tổ của trứng, mẹ bị sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Đây cũng là vấn đề bất khả kháng, không ai mong muốn cả. Nếu như mẹ bầu bị ra máu nâu có kèm theo các triệu chứng như chảy máu, đau bụng dữ dội, chuột rút hay tình trạng này diễn biến ngày một nặng thì mẹ nên đi khám ngay vì rất có thể sảy thai, dọa sảy thai, động thai, sẽ rất nguy hiểm đối với cả 2 mẹ con. Những mẹ trên 40 tuổi có hiện tượng ra khí hư màu nâu nhạt hoặc máu đỏ kéo dài và màu máu đậm hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Đồng thời, mẹ cũng nên cảnh giác với các bệnh như: bệnh ung thư cổ tử cung, viêm vùng chậu, rối loạn chảy máu tử cung hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ra máu nâu khi mang thai
Dịch màu nâu khi mang thai có thể xuất hiện khi lượng máu tăng lên, di chuyển về phía cổ tử cung trong thai kỳ và làm cho vùng kín trở nên nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ bầu cũng có thể xác định được nguyên nhân của việc ra dịch nâu hoặc chảy máu âm đạo khi mang thai. Đôi khi, có bầu ra dịch màu nâu đơn giản chỉ là do quá trình làm tổ của thai khiến mẹ bầu bị ra dịch màu hồng. Nhưng cũng có thể do những nguyên nhân nghiêm trọng hơn như sảy thai, dọa sảy thai hoặc 1 nguyên nhân nào đó nguy hiểm mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Dưới đây là những nguyên nhân hay gặp:
– Do trứng đã được thụ tinh và cấy vào tử cung: Đây là tình trạng thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 10 sau khi thụ thai. Khi đó, mẹ sẽ nhận thấy những đốm máu hồng đôi khi là màu nâu đây chính là dấu hiệu trứng đã thụ tinh và cấy vào tử cung. Hiện tượng này sẽ mất khoảng 1- 2 ngày, mẹ nên chú ý để không nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt vì tình trạng này ra rất ít máu và sẽ nhanh chóng hết.
– Màng rụng gây hiện tượng có thai ra chất nhầy màu nâu: Hiện tượng này chị em phụ nữ cũng hay gặp. Màng rụng thường xuất hiện vào khoảng trong 2 tháng đầu của thai kỳ. Với tình trạng này, mẹ bầu sẽ nhận thấy những đốm máu nhỏ ở quần.
– Quan hệ tình dục quá thô bạo khiến mẹ bầu bị ra chất nhầy màu nâu: Khi mang thai, tử cung quá nhạy cảm dẫn tới mang thai bị ra dịch màu nâu. Ở giai đoạn mang thai, lượng máu đến tử cung tăng cao do những thay đổi hormone. Hiện tượng này khiến mẹ bầu thấy một vài đốm máu nhẹ, đặc biệt sau khi quan hệ hay khám phụ khoa, nhưng đây là một tình trạng bình thường và không đáng lo ngại.
Nhiều cặp vợ chồng vẫn quan hệ tình dục đều đặn ngay cả khi người vợ mới mang thai. Thậm chí, họ hoàn toàn không hề hay biết chuyện mình mang thai đến khi người vợ ra dịch hồng sau khi quan hệ. Nguyên nhân là do khi mang thai, cổ tử cung của người phụ nữ trở nên mỏng và nhạy cảm hơn. Các cặp đôi khi quan hệ nếu thực hiện những động tác mạnh hoặc quan hệ quá nhiều lần có thể gây kích thích tử cung, từ đó dẫn tới hiện tượng xuất huyết âm đạo. Cá biệt có 1 số chị em còn cảm thấy đau nhẹ ở bộ phận sinh dục.
– Có thai ra khí hư màu nâu do nhiễm trùng: Đây là một trong những tình trạng nguy hiểm, bởi nó có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Nhiễm trùng âm đạo hoặc viêm nhiễm ở cổ tử cung có thể khiến dịch âm đạo của mẹ bầu có màu nâu bất thường. Ngoài ra, nhiễm trùng còn khiến cho dịch âm đạo có mùi, ngứa và xuất huyết nâu.
Bên cạnh đó, mang thai ra dịch màu nâu nhạt cũng có khả năng là triệu chứng của bệnh HPV do mức độ nội tiết tố nữ estrogen và lưu lượng máu đến vùng âm đạo tăng lên. Do đó, khi mẹ bầu bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở cổ tử cung hay âm đạo thì nên khám và điều trị càng sớm càng tốt.
– Tụ máu dưới màng đệm cũng có thể dẫn tới việc ra huyết nâu: Tình trạng này thường là do trứng đã làm tổ trong tử cung nhưng lại bị bong ra 1 phần. Tùy vào tình trạng vừa hoặc nặng của mẹ bầu, nếu vừa và nhẹ thì sẽ tự khỏi trong khoảng 20 tuần. Nhưng nếu nặng thì mẹ bầu có thể sẽ bị bong nhau thai và dẫn tới sảy thai.
– Ra dịch nâu nhưng không đau bụng có thể do mang thai giả: Mang thai giả là tình trạng cơ thể bỗng xuất hiện mô bất thường có hình dáng giống hệt như bào thai, phát triển ngay bên trong tử cung người mẹ. Chị em cũng có thể gặp phải các triệu chứng như nôn ói, chóng mặt, chướng bụng,… rất giống các dấu hiệu mang thai. Tình trạng này là do tâm lý mong có thai, rất thường bị nhầm lẫn với việc mang thai thật.
Ra dịch nâu nhưng không đau bụng có thể do mang thai giả
– Chất nhầy màu nâu nhạt có thể do dấu hiệu sắp sinh: Dịch âm đạo màu nâu nhạt xuất hiện trong những tuần cuối của thai kỳ có thể bắt nguồn từ tình trạng mất nút nhầy cổ tử cung. Đây được xem là một trong những dấu hiệu sắp “vỡ chum” phổ biến của mẹ bầu. Hiện tượng này thường xảy ra vào khoảng tuần 36 – 40, khi đó cổ tử cung đã mềm và mở rộng hơn để chuẩn bị thật tốt cho quá trình sinh nở.
– Ra dịch nhầy màu nâu do chứng Polyp cổ tử cung: Bệnh polyp cổ tử cung ở mẹ bầu là tình trạng xuất hiện các khối u nhỏ ở trên bề mặt cổ tử cung. Những khối u này thường là lành tính nhưng lại rất dễ vỡ, đặc biệt là khi nồng độ estrogen của cơ thể mẹ bầu tăng lên trong thai kỳ. Tuy nhiên, các khối u này cũng có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới, khó chịu và chảy máu bụng dưới.
– Mang thai ra máu nâu do dọa sảy thai: Dọa sảy thai là tình trạng cũng sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng thai nhi nếu mẹ phát hiện muộn. Dọa sảy thai gây chảy máu nhưng nếu được thăm khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp thì sẽ không gây ảnh hưởng gì. Nhưng nếu để nặng thì mẹ bầu rất khó có thể giữ lại được thai nhi.
– Có thai ngoài tử cung gây ra tình trạng ra chất nhầy màu nâu: Đây là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng lại không nằm ở trong tử cung mà lại di chuyển đến 1 nơi khác. Thông thường và cũng là hay gặp nhất là trứng sẽ nằm tại vòi tử cung gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo, chóng mặt, đau đầu, đau một bên hông, thậm chí gây vỡ ống dẫn trứng và xuất huyết nghiêm trọng.
Theo như con số thống kê của các chuyên gia, cứ 1000 mẹ bầu thì sẽ có khoảng 4 – 10 mẹ gặp phải tình trạng này. Tuy con số rất ít nhưng đây lại là một trong những tình trạng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện kịp thời rất có thể người mẹ bị thai ngoài tử cung sẽ bị mất đi khả năng sinh con. Chính vì vậy, mẹ bầu hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám khi gặp các triệu chứng như trên.
– Mang thai ra dịch màu nâu do sảy thai: Mang thai bị ra máu nâu hoặc đen do đã bị sảy thai là một trong những dấu hiệu khiến mẹ bầu hoang mang và lo lắng nhất. Tình trạng này bao gồm những triệu chứng như: có dịch nhầy màu nâu, chảy máu âm đạo, bụng dưới bị co rút kèm đau thắt lưng.
Thông thường, quá trình sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu sẽ diễn ra trong khoảng 7 – 10 ngày. Nguyên nhân gây sảy thai đôi khi do thai nhi không thích ứng được với môi trường chứ không phải lúc nào cũng do mẹ bầu. Các nghiên cứu cho thấy, sảy thai tự nhiên là vấn đề phổ biến và có tới 20% mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng này. Nếu gặp phải các dấu hiệu này, mẹ nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Mang thai bị ra máu nâu hoặc đen có thể do đã bị sảy thai
– Bất thường ở nhau thai: Thai phụ có thể gặp phải tình trạng nhau tiền đạo tức là nhau thai nằm ở vị trí thấp của tử cung khiến cho bánh nhau đè lên tử cung. Lúc này cổ tử cung sẽ mở ra khiến mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo, ra dịch nâu nhưng không đau bụng nên rất khó phát hiện. Cũng có thể thai phụ đã bị bong nhau thai khiến cho bụng dưới đau âm ỉ rất khó chịu.
Ra máu nâu khi mang thai có cần đi khám bác sĩ không?
Nếu bị ra dịch khi mang thai mà dịch có màu nâu và chỉ là một đốm nhỏ thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy vậy, chị em cũng vẫn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn một cách kĩ càng hơn. Đặc biệt, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay khi bị ra máu nhiều và bị đau, thậm chí kể cả khi đã ngưng chảy máu. Chị em có thể cần đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra. Các bác sĩ có thể thăm khám âm đạo, thực hiện các siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu để đo nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu. Từ đó, tìm ra nguyên nhân của hiện tượng có thai ra dịch màu nâu cũng như phương hướng giải quyết tốt nhất. Trên thực tế, có khoảng 20% mẹ bầu phải trải qua hiện tượng ra dịch màu hồng khi mang thai tại một vài thời điểm trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng nên lo lắng quá bởi có những phụ nữ đã trải qua những triệu chứng này và họ vẫn có một thai kỳ rất bình thường, khỏe mạnh. Nếu bà bầu vẫn còn có những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia phụ khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời. Khi bị ra máu nâu khi mang thai, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ
Cách phòng tránh nguy cơ ra máu nâu khi mang thai
– Khám thai càng sớm càng tốt: Khi mang thai ra máu nâu (có thể là ra máu khi mang thai tháng đầu ) dù là do nguyên nhân gì thì các mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời, kể cho bác sĩ biết thật chi tiết về tình trạng của mình càng sớm càng tốt để biết được chính xác nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm nhất. Khi khám thai, bác sĩ sẽ siêu âm để biết rõ tình trạng và các bộ phận trong cơ quan sinh sản, phôi thai, túi ối, nhau thai,… của mẹ bầu có gì bất thường không, và dựa vào đó, bác sĩ sẽ đề ra các chỉ định phù hợp.
– Chế độ ăn uống: Bên cạnh việc thăm khám, các mẹ bầu cần lưu ý ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất sắt, canxi, vitamin và axit folic. Và các mẹ bầu cũng cần tuân thủ khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn để có thể phát hiện sớm những bất thường, nguy hiểm trong thai kỳ.
– Nghỉ ngơi nhiều hơn: Để giúp mẹ bầu đối phó với hiện tượng ra máu nâu trong khi mang thai và có thể tiếp tục một thai kỳ khỏe mạnh, bác sĩ có thể sẽ khuyến khích mẹ bầu năng nghỉ ngơi, thư giãn, hoạt động nhẹ nhàng hoặc ngủ trưa nhiều hơn. Đặc biệt, mẹ cần chú ý không hoạt động chân quá nhiều, hạn chế hoạt động thể chất mạnh, tránh lo lắng, căng thẳng tâm lý. Khi nằm, các mẹ bầu hãy nhớ gác cao chân lên khi có thể nhé.
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, thư giãn hoặc ngủ trưa nhiều hơn
– Dùng thuốc đông y: Khi mang thai không được dùng thuốc nên mẹ bầu có thể sử dụng các bài thuốc đông y, dân gian dưới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để chữa trị ra máu nâu khi mang thai rất tốt. Trên thực tế có rất nhiều người bị động thai, dọa sảy thai đã sử dụng thuốc đông y và cứu được thai nhi.
– Thận trọng khi quan hệ tình dục: Mẹ hãy hạn chế tất cả các hoạt động, vận động thể chất hết mức có thể, kể cả việc quan hệ tình dục. Mặc dù hoạt động, các bài tập nhẹ nhàng trong thời gian mang thai rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng nếu xuất hiện dịch màu nâu kèm theo chút máu thì bạn nên tránh vận động.
– Tránh lao động nặng nhọc: Nếu vị trí công việc buộc phải dùng sức lực nhiều thì mẹ bầu nên xin nghỉ sớm để dưỡng thai, đề phòng bất trắc. Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối không nên mang vác bất cứ vật gì nặng trên 10kg trong suốt thời kỳ mang thai, nhất là khi đã bị ra khí hư màu nâu. Không những thế, nếu mẹ mang vác vật nặng vào giai đoạn đầu của thai kỳ cũng rất có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo.
– Giữ vệ sinh vùng kín: Mẹ bầu nên chăm sóc, vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên và cẩn thận. Âm đạo cần phải luôn khô thoáng và sạch sẽ, đặc biệt nếu mẹ bầu đang mắc phải tình trạng xuất huyết âm đạo. Bên cạnh đó, mẹ nên tránh các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh, chỉ nên sử dụng nước để làm sạch vùng kín thôi nhé.
– Khám thai và phụ khoa định kỳ: Mẹ bầu cần khám thai và siêu âm thai định kỳ theo lịch để phát hiện và giải quyết sớm nhất có thể những vấn đề bất thường của thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần khám phụ khoa trước và trong khi mang thai để sớm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị kịp thời cũng như theo dõi tình trạng bệnh.
Ra máu nâu khi mang thai là hiện tượng thường xuất hiện trong trường hợp mẹ bầu bị xuất huyết do phôi làm tổ, nhiễm nấm men và bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh chlamydia, lậu hoặc mụn cóc sinh dục,… Cũng có khi là do những nguyên nhân như dọa sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Hy vọng mẹ bầu có thể nhận biết dấu hiệu ra khí hư màu nâu như thế nào là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi mang thai để kịp thời xử lý.
Ra Máu Đen Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu
Ra máu đen khi mang thai 3 tháng đầu khiến nhiều chị em lo lắng, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Để giải thích chính xác hiện tượng này, hôm nay Viknews Việt Nam xin chia sẻ nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đồng thời hướng dẫn cách xử lý khi không may mắc phải. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Vì sao ra máu đen khi mang thai 3 tháng đầu?
Trong suốt thai kỳ, thỉnh thoảng chị em vẫn thấy mình bị ra máu. Đây là hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại. Chúng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời thì vấn đề ra máu không còn đáng lo ngai.
Tuy nhiên, ra máu đen khi mang thai 3 tháng đầu chắc chắn là dấu hiệu nguy hiểm mà chị em không nên xem thường. Bởi màu sắc của máu cũng đã là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Nào, chúng ta cùng điểm danh những nguyên nhân khiến âm đạo ra máu đen khi mang thai 3 tháng đầu nhé!
Đau quanh hố chậu, đau bụng dưới, ra máu đen trong 6 tháng đầu của thai kỳ là triệu chứng của tình trạng mang thai ngoài tử cung.
Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, chị em cần chấm dứt thai kỳ càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe và chuẩn bị cho những kỳ mang thai tiếp theo.
Nhau thai bị che phủ một phần hoặc toàn phần được gọi là nhau tiền đạo. Chúng gây ra tình trạng chảy máu âm đạo trong 3 tháng đầu. Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm, có thể gây sinh non, sẩy thai, thai nhi suy dinh dưỡng. Quá trình vượt cạn sau này của chị em cũng gặp không ít khó khăn.
Tuyệt đối đừng nên xem thường hiện tượng ra máu đen ở những tháng đầu của thai kỳ. Vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng động thai, sẩy thai. Đi kèm với ra máu đen là đau bụng dưới dữ dội, đau lưng hay chuột rút.
Thai chết lưu trong tử cung từ 24 – 48 giờ sẽ xuất hiện máu đen chảy ra âm đạo. Có thể xuất phát từ việc mẹ bầu mắc các bệnh mãn tính, rối loạn nội tiết tố, nhiễm sắc thể hay do thai phụ lớn tuổi.
Lúc này, chị em cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa uy tín để xử lý tình trạng lưu thai. Không nên để thai lưu nằm quá lâu trong tử cung sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác.
Thông thường, khi ra máu đen mẹ bầu sẽ không còn cảm giác ốm nghén hay các triệu chứng khi đang mang bầu. Khi thấy máu đen xuất hiện, chị em nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng xử lý thích hợp. Tuyệt đối không tự điều trị ở nhà vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của thai phụ.
Những lưu ý khi ra máu đen khi mang thai 3 tháng đầu
Như đã trình bày ở trên, ra máu đen khi mang thai 3 tháng đầu là dấu hiệu bất thường. Ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thai nhi và cả mẹ bầu. Do đó, ngoài việc tìm đến các bác sĩ chuyên khoa, muốn có một thai kỳ và sinh nở an toàn, chị em cũng cần phải có một số kỹ năng chăm sóc sức khỏe của chính mình.
Trong suốt thai kỳ, chị em cần phải chú ý:
Vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, dành riêng cho bà bầu. Nếu không có điều kiện, chị em có thể sử dụng nước ấm.
Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo, không dùng các chất tẩy rửa quá mạnh.
Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh vận động mạnh do 3 tháng đầu thai nhi còn chưa ổn định, nếu vận động mạnh hay làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến bé.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Dành thời gian thư giãn.
Quan hệ tình dục nhẹ nhàng, tránh thực hiện những động tác khó ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, chị em cũng nên nhắc nhở nửa kia sử dụng bao cao su đẻ tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khám thai định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường
Lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín, trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Có như thế mới đảm bảo có thể phát hiện ra được nFnaauhững bất thường trong thai kỳ.
Với những chia sẻ của Viknews trên đây hy vọng bạn đã biết được ra máu đen khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm như thế nào. Đồng thời có cách xử lý đúng cách nhằm đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm: Uống Canxi Corbiere trong bao lâu? Mẹ bầu có nên sử dụng canxi Corbiere trong thời gian mang thai không?
Hiện Tượng Ra Máu Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu, Tại Sao Cứ 5 Bầu Lại Có 1?
Hiện tượng ra máu khi máu khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ khiến nhiều mẹ lo lắng đứng ngồi không yêu vì sợ sảy thai. Thực ra thì dấu hiệu này không đáng sợ như vậy, dọa sảy thai chỉ là % rất nhỏ!
Nhắc mẹ không cần quá lo lắng khi có hiện tượng ra máu khi mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên vì theo thống kê có đến 30% thai phụ gặp phải vấn đề này. Đừng để tâm trạng bị ảnh hưởng bởi cứ mãi để ý để điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
5 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai
Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, liệu nghỉ ngơi nhiều hơn có thể khắc phục và ngăn ngừa? Theo Tiến sĩ Goh Shen Li, chuyên gia về sản – phụ khoa tại Trung tâm Y tế Mount Alvernia, Singapore cho biết: “Chảy máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ là một hiện tượng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 25% phụ nữ có thai”.
Đây là một dấu hiệu dọa sảy thai hoặc không. Nhưng hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể mất em bé. Có tới 5 nguyên nhân gây ra hiện tượng này mà bạn nên nghĩ đến:
Trứng thụ tinh và làm tổ
Sau khi thụ tinh từ 8-12 ngày, một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất chính là máu báo. Bạn có thể thấy những đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hơi hồng ở đáy quần chip. Lượng máu lúc này xuất hiện rất ít, và biến mất sau 1-2 ngày.
Nội mạc tử cung bong
Tương tự như hiện tượng trứng thụ tinh, khi màng rụng xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khiến một phần nội mạc tử cung bong ra sẽ gây chảy máu nhẹ. Đó là lý do mẹ bầu thường nhầm tưởng đây là hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng bởi chúng cũng xuất hiện trùng với ngày hành kinh trước đó.
Tụ máu dưới màng đệm
Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên. Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa thì khi trứng đã làm tổ trong tử cung thì có thể cũng có một phần bị bong ra khỏi thành tử cung, và chúng thường biến mất sau khoảng 20 tuần thai.
Sử thay đổi hormone thai kỳ
Khi bắt đầu mang thai, sự thay đổi hormone khiến lượng máu lưu thông đến tử cung nhiều hơn. Nếu quan hệ tình dục hay sau các thao tác khám phụ khoa có hiện tượng chảy máu nhẹ. Mẹ đừng quá lo lắng và nhớ rằng vệ sinh “cô bé” sạch sẽ là ổn.
Có thai ngoài tử cung
Nếu xuất hiện các dấu hiệu như xuất huyết âm đạo, đau nhói ở vùng bụng có thể bạn đã có thai nhưng khả năng mang thai ngoài tử cung nhiều hơn. Đây là triệu chứng cho thấy trứng đã làm tổ ngoài tử cung, thường là vòi trứng. Đi khám ngay để biết được chính xác.
Dọa sảy thai
Chảy máu âm đạo được cảnh báo là nguy hiểm nếu xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu thì đó có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Nếu được can thiệp kịp thời thì cổ tử cung sẽ khép lại và không có gì đáng lo ngại. Quan trọng là mẹ phải đi khám sớm nhất có thể tại các bệnh viện uy tín.
Ra máu khi mang thai không phải là điểm báo xấu
Không thể loại trừ khả năng dọa sảy thai hay mang thai ngoài tử cung khi ra máu khi mang thai giai đoạn đầu nhưng tỷ lệ % là rất ít.
Thật ra thì cứ 5 người thì có 1 người bị chảy máu thai kỳ và hầu hết mọi người đều có một thai kỳ bình thường với em bé hoàn toàn khoẻ mạnh. Trong 1 nghiên cứu ở 16.000 mẹ có tình trạng xuất huyết thì ít hơn 5% gặp biến chứng. Vậy nên đừng hoang mang nhé!
Việc xuất hiện các đốm máu ở phụ nữ mang thai rất khác nhau. Một số sản phụ thấy những đốm dịch nhầy màu hồng hoặc nâu trong khi những người khác thì thấy một ít máu màu đỏ tươi.
Một vài phụ nữ thường có các đốm máu xuất hiện và biến mất liên tục trong suốt thai kỳ của họ. Các thai phụ khác thì chỉ thấy đốm máu xuất hiện trong một hoặc hai ngày, còn một số khác thì kéo dài đến vài tuần lễ.
Nhưng may mắn là hầu hết phụ nữ trải qua việc xuất hiện những đốm máu này đều tiếp tục có một thai kỳ hoàn toàn bình thường tốt đẹp và kết thúc bằng việc sinh ra đời một em bé khoẻ mạnh.
Chảy máu âm đạo, cần làm gì?
Vì âm đạo là “cô bé” nên nếu là chảy máu đơn thuần, lượng máu ít và không có triệu chứng khác kèm theo thì mẹ chỉ cần:
Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày để tránh viêm nhiễm.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân:
Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone
Siêu âm để kiểm tra tim thai
Cần đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu:
Đau quặn ở bụng dưới
Chảy máu nhiều dù đau hay không, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông
Choáng hoặc ngất
Sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh
Để phòng nguy cơ ra máu, cần chú ý:
Khám và siêu âm thai định kỳ
Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai
Không phải trường hộ nào cũng có thể chuẩn đoán chính xác được hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, đặc biệt đối với người lần đầu tiên làm mẹ. Do đó, nếu thấy âm đạo chảy máu cần theo dõi lượng máu ra nhiều hay ít, màu máu và tính chất đồng thời thông báo cho người thân và bác sĩ biết để đề phòng trường hợp xấu nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai 3 Tháng Đầu Nhưng Lại Bị Ra Máu Nâu? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!