Bạn đang xem bài viết Mang Thai Hộ – Du Học Trung Quốc 2022 được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cha mẹ có thể vì nhiều lý do, như bị vô sinh hoặc điều kiện sức khỏe không cho phép, mà phải thuê người khác để sinh con hộ mình, nhưng cũng có những trường hợp phụ nữ không bị vô sinh nhưng ngại mang thai nên đã trả tiền cho bọn buôn người để buộc phụ nữ khác mang thai hộ mình, hoặc cũng có những đường dây buôn người đã thuê người mang thai hộ, sau đó tước đoạt đứa trẻ để đem bán cho người khác. Do vậy, mang thai hộ là một hoạt động rất dễ bị lợi dụng để kiếm lợi nhuận, hoặc thực hiện buôn bán phụ nữ và trẻ em , nên cần phải quy định rất chặt chẽ về điều kiện thực hiện (cấm thực hiện vì mục đích thương mại, cấm thực hiện với người độc thân, chỉ cho phép họ hàng mang thai hộ cho nhau)
Mang thai hộ (tiếng Anh: surrogacy ) là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Nhiều ca mang thai hộ thực hiện bằng cách cấy trứng đã thụ tinh của cặp cha mẹ vào tử cung của người mang thai hộ. Thông thường việc này cần phải có sự dàn xếp và thỏa thuận giữa người thuê và người được thuê. [1] [2]
Việc mang thai hộ có thể dẫn tới những tranh chấp phức tạp về quyền nuôi con, cũng như gây ra nhiều vấn đề về đạo đức. Đặc biệt, nếu thủ tục và điều kiện mang thai hộ không chặt chẽ, việc này có thể bị lợi dụng để kiếm lợi nhuận, biến phụ nữ và trẻ em thành món hàng để mua bán (buôn người), thiên chức làm mẹ và giá trị về tình mẫu tử của con người sẽ bị biến dạng và chà đạp.
Thái Lan
Trước đây, Thái Lan cho phép mang thai hộ, nhưng các nhà làm luật Thái Lan lại không lường trước được mặt trái của vấn đề, họ không đề ra các quy định chặt chẽ về điều kiện mang thai hộ. Do vậy, trong nhiều năm, Thái Lan này đã trở thành điểm đến của những đường dây mang thai hộ để kiếm lợi nhuận.
Tuy nhiên, năm 2014, nhiều vụ việc phụ nữ bị buôn bán để mang thai hộ hoặc những trường hợp từ chối nhận con bị phát hiện, gây phẫn nộ dư luận Thái Lan. Trong đó, có vụ việc 1 người đàn ông Nhật đã thuê một đường dây buôn người để bố trí hàng chục phụ nữ Thái Lan mang thai hộ, kết quả là ông ta đã có tới 13 đứa con chỉ trong một thời gian ngắn[3]. Một vụ việc khác là 1 cặp vợ chồng Úc đã thuê 1 phụ nữ Thái Lan để mang thai hộ cho họ, nhưng khi đứa trẻ sinh ra bị dị tật thì họ đã bỏ đi, khiến người phụ nữ Thái Lan phải tự nuôi đứa trẻ. Dư luận Thái Lan rất phẫn nộ khi phụ nữ Thái Lan đã bị đem ra để mua bán, bị coi như một chiếc “máy đẻ”, trong khi đất nước bị coi là một “nông trại thu hoạch trẻ em”.
Do đó, từ đầu năm 2015, Thái Lan đã ra luật cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo đó, việc mang thai hộ chỉ được phép thực hiện với họ hàng trong phạm vi 3 đời (để tránh việc dùng tiền thuê phụ nữ mang thai hộ), và không được phép thực hiện cho người nước ngoài. Chỉ có các cặp vợ chồng có ít nhất 1 người là công dân Thái Lan, có xác nhận về tình trạng vô sinh không thể chữa được thì mới được sử dụng biện pháp này. Nếu không có giấy đăng ký kết hôn, không bị vô sinh không thể chữa được, hoặc không có ai là công dân Thái Lan thì không được thực hiện. Các cặp đồng tính, chuyển giới cũng bị cấm thực hiện mang thai hộ để tránh việc mua bán trứng, tinh trùng hoặc buôn bán trẻ em.
Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại hiện nay ở Thái Lan là bất hợp pháp, sẽ bị truy tố theo bộ luật hình sự, với mức án có thể lên tới 10 năm tù.
Việt Nam
Ngày 19/6/2014, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chính thức cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo. Luật quy định việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên sự tự nguyện của các bên, có văn bản công chứng và tuân theo các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Các điều kiện đối với cả người mang thai hộ lẫn người mang thai hộ phải được quy định rất chặt chẽ để hạn chế tối đa khả năng hoạt động này bị lợi dụng để thương mại hóa, tránh bị biến tướng thành buôn bán phụ nữ và trẻ em[4]
Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 [5] quy định chỉ được mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
Chỉ cặp vợ chồng mới được nhờ mang thai hộ (người độc thân không được nhờ mang thai hộ để tránh việc mua bán trứng, tinh trùng hoặc lợi dụng để buôn bán trẻ em)
Người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (quy định này để tránh việc người vợ vẫn có khả năng sinh sản nhưng vì tâm lý ngại mang thai, muốn “giữ dáng” nên bỏ tiền ra thuê người khác mang thai hộ, như vậy thì mục đích nhân đạo sẽ bị biến tướng thành hành vi trục lợi, mua bán cơ thể phụ nữ)
Cặp vợ chồng đang không có con chung (nghĩa là nếu đang có con chung thì họ không được thực hiện mang thai hộ, quy định này nhằm tránh hiện tượng những vợ chồng giàu có sẽ lợi dụng việc mang thai hộ để thuê thật nhiều phụ nữ sinh ra cho họ thật nhiều con cái).
Cặp vợ chồng đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định người mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Trong đó, quy định “là người thân thích” nghĩa là người mang thai hộ và nhờ mang thai hộ phải có họ hàng với nhau trong phạm vi 3 đời, nếu không có quan hệ họ hàng thì không được mang thai hộ (quy định này để tránh việc thương mại hóa, người này dùng tiền để thuê người khác mang thai hộ). Quy định “cùng hàng” có nghĩa là 2 bên phải là họ hàng cùng thế hệ (anh chị em ruột, anh chị em họ), quy định này để tránh những việc sai trái đạo đức, mang tính loạn luân như mẹ ruột/mẹ vợ mang thai hộ cho con, bà/bác ruột/cô ruột mang thai hộ cho cháu.
Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Trong đó, quy định “đã từng sinh con” là để tránh việc có những cô gái trẻ chưa có chồng con mà lại mang thai hộ cho người khác (việc này sẽ khiến cô gái đó bị điều tiếng xấu, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và người chồng tương lai của họ), quy định “chỉ được mang thai hộ một lần” là để tránh việc mang thai hộ bị biến thành nghề “đẻ thuê” (mang thai hộ nhiều lần cho nhiều người để kiếm tiền).
Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng. Quy định này là để đảm bảo việc mang thai hộ có sự đồng thuận giữa 2 vợ chồng, tránh ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình của người mang thai hộ.
Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Trong quá trình xây dựng các quy định về mang thai hộ tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có 2 ý kiến đề xuất về điều kiện mang thai hộ bị bác bỏ, cụ thể như sau:
Có đề xuất rằng: “Nếu cặp vợ chồng không có người thân thích cùng hàng thì có thể nhờ bạn bè mang thai hộ”. Đề xuất này bị bác bỏ vì 2 nguyên nhân: Về mặt pháp lý, pháp luật không có loại giấy tờ nào để xác nhận quan hệ bạn bè nên đây mối quan hệ mà cơ quan chức năng không thể xác thực được (người này có thể tự nhận mình là bạn bè của người kia, nhưng thực ra 2 bên không hề quen biết nhau). Còn về mặt xã hội, gần như không thể có chuyện 2 người không có họ hàng lại chấp nhận mang thai hộ cho nhau mà không được hưởng lợi ích nào về vật chất. Do đó, đề xuất này rất dễ bị lợi dụng để thực hiện buôn người, đẻ thuê (bề ngoài 2 bên có thể ký giấy cam kết rằng họ là “bạn bè” và mang thai hộ là vì nhân đạo, nhưng sau đó họ sẽ ngầm đưa tiền cho nhau thì cũng không ai biết được).
Có một đề xuất rằng: “Cặp vợ chồng đang đã có 1 con chung nhưng đứa con đó bị tàn tật thì có thể nhờ mang thai hộ đứa con khác”. Đề xuất này bị bác bỏ vì nó sẽ vô tình gây ra sự phân biệt đối xử, sự hắt hủi của cha mẹ với đứa con bị khuyết tật, trái với tinh thần nhân đạo của việc mang thai hộ.
Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại đã bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm. Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị truy tố theo Bộ luật hình sự năm 2017 với khung hình phạt tối đa là 7 năm tù.
Vì Sao Bị Cấm Nhưng Mang Thai Hộ Vẫn Bùng Nổ Tại Trung Quốc?
Cũng như nhiều nước trên thế giới, mang thai hộ là bất hợp pháp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu có con ngày càng cao ở nước này, nhất là sau khi chính phủ nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình khiến thị trường chợ đen về mang thai hộ bùng nổ đến mức không thể kiểm soát. Nhiều phụ nữ Trung Quốc kết hôn muộn, ảnh hưởng khả năng sinh nở nên càng có nhu cầu tìm người mang thai hộ.
Thị trường mang thai hộ xuất phát từ nhiều yếu tố: Cuộc sống kinh tế của người Trung Quốc bây giờ khá giả hơn, nhiều phụ nữ nước này có học vấn cao và chờ đến sau tuổi 30 mới lập gia đình, điều đó khiến khả năng sinh con của họ khó khăn hơn. Một nguyên nhân khác khiến người Trung Quốc phải tìm đến dịch vụ mang thai hộ là tình trạng vô sinh ngày càng phổ biến ở nước này do tình trạng ô nhiễm mọi mặt (khói bụi, nước và tiếng ồn …). Viện Dân số Trung Quốc cho biết hơn 40 triệu người Trung Quốc hiện nay bị coi là vô sinh, và tỉ lệ vô sinh ở Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần, lên mức 12,5% số người trong độ tuổi sinh sản trong vòng 2 thập kỷ qua.
Tâm lý cũng có vai trò không nhỏ trong việc mang thai hộ. Không như các nước phương Tây, nhiều người Trung Quốc xem việc không có con nối dõi là tội lớn với tổ tiên. Nhiều phụ nữ quyết có con bằng mọi giá vì nếu không, họ lo chồng của mình sẽ tìm cách có con với một phụ nữ khác.
Các chuyên gia trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình ước tính, mỗi năm có trên 10.000 trẻ em ra đời theo dịch vụ mang thai hộ. Hiện có không dưới 1.000 công ty thực hiện việc môi giới mang thai hộ ở Trung Quốc. Khi không tìm được người mang thai hộ, các công ty còn tìm người làm việc này ở các nước lân cận.
Giới trung lưu Trung Quốc “rủ nhau” sang Mỹ… thuê người mang thai hộ
Sang Mỹ sử dụng dịch vụ mang thai hộ vừa giúp cha mẹ tránh những rắc rối về luật pháp Trung Quốc đồng thời tạo điều kiện cho con làm thẻ xanh đến Mỹ sau này. Cô Linda Zhang, một người phụ nữ Trung Quốc đã rất đau lòng khi biết hai vợ chồng cô không thể có con. Cô đã nghĩ đến việc thuê người mang thai hộ nhưng đây vẫn là điều bất hợp pháp tại Trung Quốc. “Tôi nghe bạn bè từ Mỹ nói ở đó luật pháp về mang thai hộ cũng như các thủ tục y tế đã được nới lỏng nhiều. Vì vậy, tôi quyết định sang Mỹ tìm người mang thai hộ cho tôi”, Zhang nói. 14 tháng sau đó, hai vợ chồng Zhang trở về Thượng Hải cùng con trai mới sinh. Hai vợ chồng Zhang chỉ là một trong nhiều gia đình Trung Quốc thuê người mang thai hộ tại Mỹ.
Các công ty môi giới mang thai hộ ở Trung Quốc và Mỹ đang làm ăn rất phát đạt khi ngày càng nhiều các gia đình giàu có ở Trung Quốc đua nhau thuê phụ nữ người Mỹ mang thai hộ. John Weltman, nhân viên một Trung tâm dịch vụ mang thai hộ tại Boston (Mỹ), cho biết: “Rất nhiều khách hàng Trung Quốc sử dụng dịch vụ chúng tôi. Tôi chưa bao giờ chứng kiến số lượng khách hàng từ một quốc gia lớn như thế”. Ngày càng nhiều gia đình Trung Quốc bỏ ra khoản tiền lớn để thuê phụ nữ Mỹ mang thai hộ với hy vọng cả nhà sẽ được định cư ở Mỹ.
Công ty Circle Surrogacy ở Boston, Mỹ cho biết họ đã xử lý hàng trăm ca mang thai hộ cho người Trung Quốc trong vòng 5 năm qua. Giám đốc công ty John Weltman cho biết, nhiều khách hàng Trung Quốc muốn lựa chọn quốc tịch Mỹ cho con cái của mình, còn một số người muốn con em mình được hưởng nền giáo dục tốt hơn ở Mỹ. Chi phí cho mỗi ca mang thai hộ của các công ty ở Trung Quốc vào khoảng 120.000 đến 200.000 USD và nếu cộng thêm các chi phí khác như vé máy bay và tiền chăm sóc các lại, tổng chi phí có thể lên tới 300.000 USD. Tuy nhiên, kết quả của khoản đầu tư này là toàn bộ gia đình có thể được đinh cư ở Mỹ. Việc sinh con tại Mỹ sẽ tạo điều kiện cho em bé có thể làm thẻ xanh sang Mỹ vào năm 21 tuổi.
Khoản đầu tư này được coi là một món hời nếu so với số tiền mà người Trung Quốc phải bỏ ra để có được visa diện EB-5 của Mỹ. Theo đó, để được định cư ở Mỹ, họ sẽ phải đầu tư tối thiểu 500.000 USD vào một lĩnh vực kinh doanh tạo công ăn việc làm ở Mỹ. Trong khi đó, nhiều người giàu có ở Trung Quốc nói rằng họ muốn có một nơi ẩn náu ở nước ngoài vì lo sợ sẽ xảy ra bất ổn xã hội trong tương lai, với quan niệm rằng của cải của họ sẽ được bảo vệ tốt hơn ở Mỹ.
Những thiên đường hấp dẫn khác
Nhiều người giàu ở nền kinh tế số 2 thế giới muốn di cư đến một quốc gia có hệ thống giáo dục tốt hơn và thoát khỏi các thành phố ô nhiễm, cũng như chính sách khắt khe của chính phủ. Ngoài ra, bảo vệ tài sản cũng là một trong những lý do. Hiện tài sản ở nước ngoài chiếm 11% tổng tài sản của các triệu phú Trung Quốc.
Ở Canada, việc bao thẻ xanh cho phụ huynh cũng đang dần được cởi trói khiến ngành công nghiệp du lịch sinh con tại nước này ngày càng hấp dẫn. Theo thống kê công bố hồi tháng 7/2018, tỷ lệ sinh của những người mẹ quốc tịch nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, tại Canada tăng vọt trong 3 năm trở lại đây.
Tuy vậy, gần đây, một trào lưu âm thầm hơn, kín kẽ hơn và ít được biết tới hơn đã hé lộ: Loạt phóng sự điều tra của báo Mainichi Shimbun (Nhật Bản) đã soi rọi vào những góc khuất cũng như các kế hoạch lạnh lùng của câu chuyện “đẻ chui” ở “đất nước mặt trời mọc” của những gia đình Trung Quốc. Theo đó, nhiều người thân của các quan chức Trung Quốc cấp cao đã tận dụng hoạt động kinh doanh đẻ mướn ngầm len lỏi ở Tokyo để có những đứa con mang quốc tịch Nhật nhằm tẩu tán tài sản và tính đường chuồn khi cần.
Sau khi thương thảo với một người môi giới đẻ mướn Trung Quốc suốt gần 6 tháng, Mainichi Shimbun mới gặp được một phụ nữ Bắc Kinh – vốn là thành viên trong gia tộc giàu có và cậu con trai 2 tuổi mang quốc tịch Nhật. “Tôi không chịu chuyện đẻ mướn. Thế nhưng, không ai trong gia đình có thể trái lệnh của bác chồng tôi” – người mẹ trải lòng.
Theo lời kể, chồng phụ nữ nêu trên là cán bộ quản lý của một công ty thương mại và bác chồng cô giữ chức vụ cao trong chính quyền. Chính ông bác chỉ thị cháu dâu sang Nhật dàn xếp người đẻ mướn. Ông nói: “Nếu trong gia đình có người mang quốc tịch Nhật sẽ dễ dàng chạy sang đó hơn khi có biến”.
Với một thành viên mang quốc tịch Nhật, gia đình người Trung Quốc có thể an toàn chuyển tài sản sang Nhật. Đồng thời, các thành viên trong nhà cũng dễ dàng hơn trong việc mua bán bất động sản hay mở công ty ở đây. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các giao dịch sang nước thứ 3 như Mỹ.
Trong khi đó, một người đàn ông Trung Quốc ở độ tuổi 40 có cậu con trai 2 tuổi mang quốc tịch Nhật Bản cũng thông qua “đẻ mướn” tiết lộ tài khoản đứa bé có 2 tỉ yen (tương đương hơn 17 triệu USD). Giải đáp thắc mắc của phóng viên về việc số tiền lớn như vậy trong tài khoản của một đứa trẻ lẽ nào không bị để mắt tới, người đàn ông tự tin: “Những người trong ngành tài chính đều hiểu cả, thế nên chúng tôi vẫn ổn”.
Một người Trung Quốc hành nghề môi giới dịch vụ đẻ mướn tiết lộ với Mainichi Shimbun rằng trong 4 năm (2012-2016) đã thu xếp cho 86 đứa trẻ Trung Quốc có quốc tịch Nhật. Chi phí 1 trường hợp lên tới 15 triệu yen (hơn 130.000 USD). Luật pháp Nhật Bản không cấm việc mang thai hộ. Ngoài ra, đứa trẻ sinh ra bằng dịch vụ đẻ mướn ngầm ở Tokyo có thể có được quốc tịch Nhật Bản.
5 đối tượng bị khởi tố: Cai Guo Lin (SN 1982), Cai Guo Fang (SN 1965, cùng quốc tịch Trung Quốc); Hoàng Thị Thu Trang (SN 1992, quê Đắk Lắk); Triệu Thị Hằng (SN 1978, quê Thanh Hóa) và Nguyễn Thị Mai Anh (SN 1995, quê Nam Định) để điều tra về tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại” theo điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là vụ án đầu tiên về hành vi phạm tội này bị Công an TPHCM khởi tố.
Quốc Hội Cho Phép Mang Thai Hộ
Thứ năm – 19/06/2014 23:40
Chiều 19/6, Quốc hội đã thông qua Luật Hôn nhân Gia đình sửa đổi, theo đó chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi được thông qua với tỷ lệ tán thành gần 60% dù trước đó nhiều đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn về những hậu quả khó lường nếu cho phép.
Bên nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện như: Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Tương tự điều kiện với người được nhờ mang thai phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc chồng; từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ. Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có hôn nhân thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.
Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường và những dị tật của bào thai. Đồng thời vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Người nhờ mang thai phải có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
Vấn đề hôn nhân đồng tính được đưa vào phần quy định về điều kiện kết hôn trong luật. Cụ thể, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính thay vì cấm kết hôn như trước đây.
So với dự thảo để xuất ban đầu, Luật được thông qua đã bỏ đi điều 16 quy định về việc chung sống giữa người cùng giới tính. Lý do, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là vì còn nhiều ý kiến khác nhau với vấn đề này.
Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho rằng, với việc bỏ quy định này, Luật Hôn nhân và Gia đình tiếp tục duy trì sự phân biệt đối xử với người đồng tính và gia đình họ, không bảo vệ được những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong các gia đình có hai người mẹ hoặc hai người bố. Hàng triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới tiếp tục phải đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành.
Dự kiến, từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) chính thức có hiệu lực.
Tác giả bài viết: Nam Phương
Nguồn tin: vnexpress.net
Hé Lộ Thân Nhân Bé Gái 12 Tuổi Người Việt Mang Thai Ở Trung Quốc
Bé gái 12 tuổi, bụng vừa nổi nhưng đã xuất hiện các vết nứt sưng và căng trên da. Ảnh: Asiawire.
Phía Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, đơn vị này đã nhận được công hàm chính thức từ phía công an tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Theo công hàm, bé gái này không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Tại trụ sở công an (Trung Quốc) bé cho biết tên là Mai, từng sống ở ường Đào Cam Mộc, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội và đường Cảm Hội quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trước đó, một du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc (theo học trường Đại học Khoáng sản Trung Quốc) đã đăng thông tin lên trên facebook cá nhân về trường hợp của bé gái này. Theo thông tin người này cung cấp qua cuộc nói chuyện với em được biết, em sang Trung Quốc từ năm 2011. Nhà ở khu vực Thanh Nhàn hoặc Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
“Em kể, nhà em có 7 người: Mẹ em tên Lưu Thị Mái, bố tên Dũng, 2 anh trai và 2 em gái lần lượt tên Thụy Lý – Thụy Xuân – Thụy (hoặc Thị) Xoan – Thụy (hoặc Thị) Giai và em là Thị Mai. Do thời sang sang Trung Quốc quá lâu nên tiếng Việt của em nói không còn tốt.”
Trên Dân Trí sáng nay, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C45, Bộ CA) cho biết, Cục Cảnh sát hình sự đang phối hợp để trao đổi thông tin với nhà chức trách Trung Quốc.
Cục Cảnh sát hình sự sẽ cử một đoàn công tác sang Trung Quốc để phối hợp với nhà chức trách Trung Quốc tiến hành điều tra.
Theo thông tin trên Người Lao Động tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy từ Trung Quốc cho biết, ngày 10/10, Viện Kiểm sát TP Từ Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) xác nhận bé gái 12 tuổi mang thai là người Việt Nam bị bán làm vợ với giá 30.000 nhân dân tệ (100 triệu đồng).
Em bị hai người Việt Nam bán sang TP Tín Dương, tỉnh Hà Nam vào năm 2014. Sau đó còn bị bán qua tay nhiều người khác trước khi được bà Tạ (47 tuổi) nhận nuôi.Đến tháng 5/2016, bà Tạ bán em cho ông Lưu, hai người sống như vợ chồng, hiện em đang có thai 3 tháng.
Trước đó, sự việc gây xôn xao vào ngày 4/10, khi ông Lưu và bà Tạ đưa bé gái đến bệnh viện khám thai. Tại đây các bác sĩ phát hiện em chưa đủ tuổi mang thai và nghi ngờ bị bắt cóc. Phía bệnh viện đã báo cảnh sát và sự việc được làm rõ.
Ngày 5/10, Lưu và Tạ bị điều tra tội buôn bán phụ nữ và trẻ em. Lần lượt trong ngày 6 và 7/10, hai người này bị tạm giữ hình sự.
Dã Quỳ (tổng hợp)
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Hộ – Du Học Trung Quốc 2022 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!