Bạn đang xem bài viết Mang Thai Hộ,Nhân Đạo Nhưng Vẫn Ẩn Chứa Nhiều Bất Cập được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mang thai hộ có ý nghĩa rất lớn đối với những cặp vợ chồng có nhu cầu có con một cách chính đáng mà khả năng của họ không thể mang thai được. Ví dụ người vợ vì lý do bệnh tật phải cắt bỏ tử cung hoặc vì bệnh lý mà không được phép mang thai, nhưng 2 buồng trứng vẫn bình thường, người chồng có tinh trùng khỏe. Hoặc người vợ có tử cung bình thường nhưng sức khỏe không cho phép để mang thai, ở nước ta gặp nhiều nhất là bệnh tim. Những trường hợp này, hai vợ chồng chỉ có thể có con bằng di truyền của chính họ thông qua kỹ thuật mang thai hộ.
Vợ chồng anh Khang, chị Dương ở Thuỵ Khê cho biết: “Vợ chồng tôi lấy nhau được hơn chục năm nay, đi chữa khắp nơi không có con, thậm chí vào bệnh viện Từ Dũ làm thụ tinh nhân tạo mấy lần không được vì vợ tôi nội tiết có vấn đề khó lưu giữ được thai nhi. Tốn kém không biết bao nhiêu tiền của, chúng tôi đã từng có ý định nhờ chị gái cô ấy mang thai hộ, nhưng lúc ấy pháp luật còn cấm, nếu có làm chắc làm chui thôi. Giờ thì luật pháp đã thông qua việc mang thai hộ rất có ích cho những cặp vợ chồng hiếm muộn như chúng tôi. Cũng may mắn là vợ chồng tôi sau hơn chục năm chờ đợi đã có con một cách tự nhiên và không phải nhờ người mang thai hộ nữa”.
Không may mắn như anh Khang, chị Dương, vợ chồng anh Nam, chị Xuân ở Hà Giang năm nay đã gần 50 nhưng sau bao năm chữa trị vô sinh, họ vẫn không có khả năng sinh con, mà lỗi chủ yếu là do chị. Chị Xuân đã từng phá thai một lần, và từ lần ấy, chị không thể sinh con. Thương anh, chị từng giục anh đi bước nữa, nhưng anh vẫn không chịu và đến nay đã gần 20 năm anh chị vẫn lặn lội khắp nơi trong Nam ngoài Bắc để chữa bệnh tìm cơ hội sinh con. Chị bảo: “Có người cũng đã khuyên tôi hay là tìm người mang thai hộ, nhưng tôi vẫn run vì ngày trước luật pháp nghiêm cấm việc này, với lại, mình cũng không an tâm lắm khi tìm người đẻ thuê. Người trong nhà đều đã có tuổi, không thể giúp được, còn người ngoài thì rất khó tin tưởng. Bây giờ luật pháp đã cho phép, chắc tôi cũng phải chuyển hướng xem thế nào, chứ cũng mong muốn có một đứa con mang dòng máu của mình lắm em ạ!”.
Những người phụ nữ trong đường dây đẻ thuê được đưa về nước.
Việc cho phép mang thai hộ đã mở ra một con đường mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Trả lời báo chí, chúng tôi Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, mang thai hộ có ý nghĩa rất lớn đối với những cặp vợ chồng có nhu cầu có con một cách chính đáng mà khả năng của họ không thể mang thai được. Lợi ích khác từ phía các bác sỹ trong một số trường hợp cấp cứu như: trường hợp sản phụ đẻ bị băng huyết, hoặc vỡ tử cung, hoặc bị rau tiền đạo…cần phải cắt ngay tử cung để cứu người mẹ. Mang thai hộ giúp các bác sỹ quyết định nhanh hơn để đảm bảo tính mạng của người mẹ (trong trường hợp người nhà sản phụ cũng sẵn sàng để bác sỹ cắt bỏ tử cung cứu để cứu sản phụ), đồng thời cũng tạo cơ hội để gia đình đó tiếp tục có thêm con một cách chính đáng.
Còn Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho hay, việc cho phép mang thai hộ là biện pháp nhân đạo giúp cho những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai, sinh con được ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản có cơ hội làm cha mẹ. Các quy định để đảm bảo việc mang thai hộ đúng với mục đích nhân đạo, không bị thương mại hóa, quy định về hợp đồng, về xử lý các tranh chấp phát sinh… được giao cho Chính phủ quy định chi tiết.
Luôn có rất nhiều “cò” đứng ở cổng bệnh viện.
Khi được hỏi về chuyện mang thai hộ, anh Thắng (Đại Từ, Thái Nguyên) – một người đang đưa vợ khám bệnh tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết: “Nếu vợ tôi không chữa được chắc cũng phải đi xin đứa con. Bây giờ người ta cho mang thai hộ nhưng tìm được người đủ điều kiện cũng không phải dễ dàng. Giờ cũng có tuổi rồi mà cứ phải đi nài nỉ, tìm chị em trong gia đình để nhờ đẻ hộ thì lại vô duyên quá. Người ta có chủ động giúp mình thì được chứ không thì thôi, ai cũng có công việc của mình rồi chuyện đẻ con nó có phải đơn giản như gà đẻ trứng đâu mà cứ nhờ là được…”.
Thực tế cho thấy, việc “đẻ thuê” vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu dù vi phạm pháp luật và vấn đề đạo đức xã hội. Vẫn có nhiều cặp gia đình hiếm muộn hoặc cánh đàn ông lỡ thìtìm đến những nơi có dịch vụ này để giải quyết vấn đề con cái. Với cái giá từ 10-15 triệu/lần thì đó không phải là vấn đề quá khó khăn đối với những gia đình có điều kiện. Việc cho phép mang thai hộ theo Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi mới đây cũng chỉ khiến cho chuyện này trở nên dễ dàng hơn mà thôi.
Một cô gái Việt trong đường dây đẻ thuê ở Thái Lan.
Trong khi đó, nhiều người phụ nữ bị dị dạng tử cung như không có tử cung, tử cung đôi, phải cắt bỏ tử cung, sức khỏe yếu, bị bệnh tim hoặc bệnh thận thì không thể mang thai. Tuy nhiên nhu cầu giữ gìn hạnh phúc gia đình, nhu cầu có con vẫn là một nguyện vọng chính đáng. Để thực hiện nguyện vọng này, họ không có cách nào khác là phải nhờ người mang thai hộ nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có bệnh viện nào nhận làm vì sợ phạm luật. Vì vậy, những người có nhu cầu sinh con phải “dạt” sang nước khác để làm. Điều này vừa gây tốn kém cho những người hiếm muộn, vừa làm thất thoát một nguồn ngoại tệ lớn cho Nhà nước, mà vẫn không cấm được.
Hiện tại, chuyện bằng giả, giấy tờ giả vẫn còn nhan nhản và đang là nỗi nhức nhối của các cơ quan chức năng. Khi nào chúng ta còn chưa quản lý nổi việc các loại giấy tờ giả như bằng đại học, thạc sỹ, tiến sỹ được rao bán công khai trên mạng thì không thể chắc chắn rằng, các loại giấy tờ hợp lệ cho một ca mang thai hộ không bị làm giả.
Hơn nữa, với việc thích thủ tục nhanh gọn, không lằng nhằng, không phải nài nỉ nhờ vả thì chuyện các gia đình hiếm muộn tìm đến dịch vụ “đẻ thuê” là điều không tránh khỏi. Thật vậy, nhiều người dân thích sự nhanh gọn, đơn giản và cũng vì thế mà sinh ra nạn “phong bì”. Thế nên chắc chắn rằng chuyện bỏ tiền ra để có được đứa con một cách nhanh chóng, không lằng nhằng thủ tục sẽ vẫn còn được nhiều người tìm đến. Cho đến khi họ chưa nhìn thấy được hậu quả, hệ lụy và các rắc rối phát sinh từ việc nhờ “đẻ thuê” trái pháp luật mang đến thì họ vẫn tìm đến loại dịch vụ này.Ngoài những vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa người “đẻ thuê” và khách hàng thì việc tìm đến dịch vụ này cũng đã tiếp tay khiến các tệ nạn buôn bán người để “đẻ thuê” nhức nhối hơn.
Pháp luật VN nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ, đẻ thuê, mua bán trứng phụ nữ, tinh trùng và mua bán trẻ em. Trong đó, đối với hành vi mang thai hộ, khoản 3 điều 10 nghị định 96/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh quy định phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Điều 12 nghị định 12/2003/NĐ-CP quy định “chỉ các cơ sở y tế được Bộ Y tế hoặc sở y tế tỉnh, TP trực thuộc trung ương công nhận đủ điều kiện mới được thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm”. Và các cơ sở y tế được phép thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có trách nhiệm thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành. Do đó, việc bác sĩ tiếp tay cho việc mang thai hộ, đẻ mướn là hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp bác sĩ là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bác sĩ đó sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức hoặc kỷ luật lao động theo pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
Ngọc Mai – Ngọc Minh
Quy Định Mang Thai Hộ Còn Bất Cập Về Mặt Nhân Đạo
GS.TS Nguyễn Viết Tiến, thứ trưởng Bộ Y tế, khẳng định như vậy về quy định mang thai hộ.
Việc mang thai hộ có chỉ định cụ thể theo luật chứ không phải ai không muốn mang thai là được nhờ người mang thai hộ. Vừa qua bệnh viện nhận nhiều cuộc điện thoại đề nghị tư vấn mang thai hộ không vì mục đích nhân đạo mà xuất phát từ việc không muốn thực hiện thiên chức làm mẹ vì sợ mang thai sẽ “phá” sắc đẹp, vóc dáng hoặc làm trì hoãn thăng tiến nghề nghiệp
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết
Cũng tại hội thảo phổ biến nghị định 10/CP (NĐ10) quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, do Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh chúng tôi phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hôm qua 31-3, ông Tiến cho rằng: “Tuy mới bắt đầu thực hiện luật nhưng chúng ta đã thấy hơi bất cập về mặt nhân đạo. Những vấn đề này sau này sẽ đề nghị sửa lại luật, chứ hiện tại chúng ta bó tay”.
Vướng nhiều thứ
Theo bác sĩ Diễm Tuyết, thực tế có những phụ nữ không có tử cung và dự trữ buồng trứng của họ cũng không còn nên không có trứng (noãn). Với trường hợp này, để thực hiện mang thai hộ họ phải đi xin trứng của người khác.
Thế nhưng Luật hôn nhân và gia đình cũng như NĐ10 không có quy định vấn đề này thì bệnh viện có thực hiện được không?
Ngoài ra, NĐ10 quy định áp dụng mang thai hộ tại VN cho cả người VN và người nước ngoài nhưng quy định việc cho noãn thì lại chỉ áp dụng cho người VN và Việt kiều. Còn những trường hợp xin tinh trùng lại không đề cập tới. Vậy có áp dụng mang thai hộ cho người nước ngoài hay không?
Bác sĩ Tuyết còn cho biết có người đã gọi điện thoại đến Bệnh viện Từ Dũ hỏi con của họ bị hội chứng Down và sau khi sinh đứa con này người vợ bị băng huyết phải cắt bỏ tử cung, không thể mang thai thì họ có được phép nhờ người mang thai hộ không.
Bà cũng đề nghị xem lại điều 5 khoản 4 (không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau) vì quy định này đi ngược chỉ định chuyên môn: “Bộ nên xem lại có nhầm hay không vì trong những trường hợp người vợ hoặc người chồng, thậm chí cả hai vợ chồng bị bất thường di truyền về chuyển đoạn gen khiến người vợ bị sẩy thai hoài hoặc không có thai được thì sẽ phải xin noãn, hoặc đi xin phôi của người khác mới có thể nhờ người mang thai hộ được”.
“Dù con thế nào cũng là con mình”
Về vấn đề người có con dị tật muốn được mang thai hộ, thạc sĩ Nguyễn Hồng Hải – phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế (Bộ Tư pháp) – nói người làm luật chỉ quan tâm đến quyền con người chứ không quan tâm đến vấn đề sinh học.
“Cha mẹ sinh con, dù con thế nào cũng là con mình. Sao lại vì có đứa con dị tật mà yêu cầu phải có thêm đứa con bình thường khác? Cặp vợ chồng có con dị tật thì đã có chế độ an sinh riêng cho họ rồi…” – ông Hải khẳng định.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến không đồng tình với ý kiến của ông Hải: “Nhìn ở góc độ khác, nếu cặp vợ chồng có đứa con tật nguyền mà được phép nhờ mang thai hộ để có đứa con khỏe mạnh, lành lặn thì không những cặp vợ chồng đó sau này già yếu được đứa con khỏe mạnh này chăm sóc mà nó còn chăm sóc cả người anh, chị bị tật nguyền thì quá nhân đạo đi chứ”.
Còn về việc cho phép người nước ngoài mang thai hộ, ông Hải thừa nhận: “Không ai cấm người nước ngoài mang thai hộ mà chỉ cấm cho noãn và tinh trùng. Bộ Y tế và Bộ Tư pháp sẽ tính toán để có hướng xử lý. Đây là vấn đề pháp lý rất phức tạp nên các anh chị hết sức cân nhắc khi thực hiện”.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhận định: “Đúng là hơi bất cập vì quy định mang thai hộ chỉ thực hiện cho cặp vợ chồng nào chưa có con chung – con chung đó dị tật thì cũng chưa được phép thực hiện.
Thực tế có trường hợp bệnh lý di truyền, trước khi chuyển phôi bác sĩ sẽ loại bỏ những phôi bất thường thì họ sẽ có những đứa con khỏe mạnh. Rất tiếc là luật chưa đề cập đến vấn đề này, làm bó tay chúng ta. Với những cặp vợ chồng không có chỉ định mang thai hộ nhưng người vợ lại có bệnh lý noãn nên không thể có phôi bình thường thì phải xin noãn.
Nhưng luật quy định phải là noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng mới cho mang thai hộ thì chúng ta cũng đành chịu thôi. Nếu chúng ta làm là sai luật. Chỉ còn cách là khuyên họ đi xin con nuôi”.
Bất Cập Của Việc Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Nghị định số 10/2023 của Chính phủ về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chính thức có hiệu lực đã được các cặp vợ chồng hiếm muộn rất quan tâm. Tuy nhiên, để nghị định đi vào cuộc sống cần có những điều chỉnh hợp lý hơn. 1. Việc đưa ra quy định giới hạn đối tượng là người mang thai hộ nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng thương mại hóa hoạt động này. Câu hỏi đặt ra là, liệu có thể ngăn chặn được hiện tượng lách luật để biến mang thai nhân đạo thành mang thai thương mại hay không?
Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu chỉ cho đối tượng mang thai hộ là người trong phạm vi gia đình thì sẽ có rất nhiều người thiệt thòi, như những người không có chị em nào để nhờ mang thai hộ hoặc nếu có mà chị em đó không muốn mang thai hộ… Và khi đó, liệu họ có thể chấp nhận việc mãi mãi không có con hay sẽ tìm đến một đối tượng khác nhờ mang thai hộ, lúc ấy sẽ không tránh khỏi các loại “biến tướng” đã bị cấm như “đẻ thuê”.
Thực tế cho thấy, việc “đẻ thuê” vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu dù vi phạm pháp luật và vấn đề đạo đức xã hội. Vẫn có nhiều cặp gia đình hiếm muộn hoặc những người chồng lỡ thì tìm đến những nơi có dịch vụ này để giải quyết vấn đề con cái. Với cái giá từ 10-15 triệu/lần thì đó không phải là vấn đề quá khó khăn đối với những gia đình có điều kiện. Việc cho phép mang thai hộ theo Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi mới đây cũng chỉ khiến cho chuyện này trở nên dễ dàng hơn mà thôi.
Người ta thường nói, có cầu ắt có cung, khi nhu cầu của những người cần có con vẫn cao thì không thể tránh được việc nhiều người nhận “đẻ thuê”. Hiện tại, khi đã cho phép “mang thai hộ”, vấn đề đối với người nhờ mang thai hộ chỉ nằm trên giấy tờ. Nếu muốn quản lý chặt chẽ, cấm chuyện “đẻ thuê”, chúng ta cần phải theo sát những vấn đề liên quan như làm giả giấy tờ, đi cửa sau để có giấy tờ hợp lệ.
Hơn nữa, với việc thích thủ tục nhanh gọn, không lằng nhằng, không phải nài nỉ nhờ vả thì chuyện các gia đình hiếm muộn tìm đến dịch vụ “đẻ thuê” là điều không tránh khỏi. Thật vậy, nhiều người dân thích sự nhanh gọn, đơn giản và cũng vì thế mà sinh ra nạn “phong bì”. Thế nên chắc chắn rằng chuyện bỏ tiền ra để có được đứa con một cách nhanh chóng, không lằng nhằng thủ tục sẽ vẫn còn được nhiều người tìm đến. Cho đến khi họ chưa nhìn thấy được hậu quả, hệ lụy và các rắc rối phát sinh từ việc nhờ “đẻ thuê” trái pháp luật mang đến thì họ vẫn tìm đến loại dịch vụ này. Ngoài những vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa người “đẻ thuê” và khách hàng thì việc tìm đến dịch vụ này cũng đã tiếp tay khiến các tệ nạn buôn bán người để “đẻ thuê” nhức nhối hơn.
Nhưng hiện tại pháp luật chưa quy định nào về việc xử phạt đối với những người mang thai hộ vì mục đích thương mại.
2. Luật chỉ cho phép mang thai hộ khi vợ chồng chưa có con chung như vậy đã hợp lý chưa?Trường hợp, những cặp vợ chồng có đứa con đầu nhưng bị dị tật, bị khuyết tật, bị hội chứng Down, sau sinh người vợ gặp tai biến sản khoa nên không còn khả năng sinh con. Họ rất mong muốn được làm thủ tục mang thai hộ để có thêm đứa con thứ hai. Họ mong muốn nhờ việc mang thai hộ để có một đứa con khỏe mạnh.
Có một số ý kiến cho rằng việc cho mang thai hộ khi vợ chồng đã có con chung bị dị tật, bị khuyết tật hay bị hội chững Down là phân biệt đối xử trẻ em. Nhưng đứng trên cương vị là một người cha người mẹ, ai cũng mong muốn có một người con khỏe mạnh, sau này sẽ chăm sóc mình lúc già yếu cũng như người anh/chị bị khuyết tật của mình… Các nhà làm luật lên xem xét đến trường hợp này.
3. Giấy chứng sinh sẽ được ghi tên ai? Người nhờ mang thai hộ hay người mang thai hộ?Khi người mang thai hộ đến bệnh viện để sinh thì bệnh viện không biết sẽ ghi tên sản phụ là ai. Vì thực tế, nếu ghi tên người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai sẽ không được cấp giấy chứng sinh để sau này làm thủ tục khai sinh cho con. Nếu không ghi tên cho người mang thai hộ thì các chế độ thai sản của họ sau này sẽ bị ảnh hưởng.
4. Luật Hôn nhân và gia đình không có quy định cấm mang thai hộ tại Việt Nam cho người nước ngoài, vậy trên tinh thần luật không cấm thì có thể thực hiện?Nếu áp dụng cho người nước ngoài mang thai hộ thì chúng ta giải quyết hệ quả của vấn đề pháp lý thế nào khi người đó trở về đất nước họ? Việc này có thể dẫn tới các xung đột về mặt pháp lý liên quan đến hiệp định thương mại quốc tế, liên quan tới luật của nước họ có cho phép mang thai hộ hay không…
Ngoài ra, NĐ10/2023 quy định áp dụng mang thai hộ tại VN cho cả người VN và người nước ngoài nhưng quy định việc cho noãn thì lại chỉ áp dụng cho người VN và Việt kiều. Còn những trường hợp xin tinh trùng lại không đề cập tới.
Trân trọng!
Lưu ý: Những thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu luôn cập nhật và thay đổi nên có thể hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng khi đọc bài viết mà không để ý hiệu lực của điều luật thì có thể dẫn tới sai sót nếu áp dụng ngay vào thực tiễn.
Để chắc chắn và cẩn trọng nhất, khách hàng có thể Liên hệ để được tư vấn chính xác nhất về nội dung này.
VPGD HIEU GIA LAW
Văn phòng tại Hà Nội: Số 2/115, Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng tại Quảng Ninh: Số 2/16 Trần Hưng Đạo – Hạ Long – Quảng Ninh
Hotline: 0973.931.600 – 093.324.3003
Email: luathieugia@gmail.com
Website: Luathieugia.com
LUẬT HIẾU GIA
– Tư vấn mọi vấn đề liên quan để khách hàng có lựa chọn tối ưu nhất cho vụ, việc trên;
– Soạn hồ sơ cho khách hàng;
– Đại diện đến cơ quan nhà nước làm thủ tục nộp hồ sơ, theo dõi tình trạng hồ sơ, nhận kết quả;
– Bàn giao giấy tờ (kết quả) cho khách hàng;
– Chuyển hồ sơ lưu cho khách hàng
Chia sẻ bài viếtMang Thai Hộ Ẩn Chứa Nhiều Hậu Quả Cho Trẻ?
Chiều 19/6, Quốc hội thông qua luật Hôn nhân & Gia đình sửa đổi. Đề xuất cho phép mang thai hộ đến phút cuối cùng vẫn làm “nóng” hội trường khi tỷ lệ phiếu tán thành cho nội dung này chỉ hơn quá bán đôi chút, không cao tuyệt đối như thông lệ.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý lần cuối dự thảo luật trước khi trình Quốc hội quyết định của UB Thường vụ Quốc hội cũng thể hiện nhiều tâm tư, lo lắng về nội dung này.
Báo cáo cho biết, đến thời điểm đưa ra biểu quyết, nhiều ý kiến nhất trí quy định vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự thảo Luật, song cũng có ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ từ việc đăng ký mang thai hộ, quá trình chăm sóc người mang thai hộ cho đến khi hoàn tất thủ tục giao con…; có ý kiến lại đề nghị xây dựng Luật mang thai hộ riêng…
Số không ít ý kiến khác lại không đồng ý quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chưa rõ, vì tính bức xúc và tính khả thi không cao. Một số ý kiến cho rằng, chưa nên quy định mang thai hộ trong điều kiện hiện nay vì chưa có khảo sát, đánh giá về nhu cầu thực tế. Việc mang thai hộ ẩn chứa nhiều hậu quả khôn lường và chưa xem xét ý nghĩa nhân đạo từ góc độ của đứa trẻ.
Giữa 2 luồng ý kiến, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc cho phép mang thai hộ thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu của các cặp vợ chồng không thể sinh con kể cả đã áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, vì thế, luật cần bổ sung quy định này. Tuy nhiên, luật phải đưa ra các quy định chặt chẽ để ngăn ngừa việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Theo số lượng thống kê, hiện nay có trên 700.000 cặp vợ chồng không có điều kiện sinh con, muốn được làm cha, làm mẹ. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đáp ứng được mong muốn của các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là nội dung mới, vì thế luật quy định người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng, để ngăn ngừa mang thai hộ vì mục đích thương mại. Luật cũng quy định người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Các điều kiện để được thực hiện kỹ thuật này, theo đó, rất chặt chẽ. Các cặp vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện như: Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; Vợ chồng đang không có con chung; Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Người được nhờ mang thai hộ cũng chỉ trong diện là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; đang ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ. Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng…
Đi sâu vào những nội dung này, có đại biểu vẫn đề nghị bổ sung điều kiện “vợ, chồng đang trong quan hệ hôn nhân hợp pháp” mới được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể “độ tuổi phù hợp” với người mang thai hộ, yêu cầu bổ sung quy định xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ tại thời điểm khám…
Về việc lường trước các vấn đề có thể xảy ra để đảm bảo quyền của đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp mang thai hộ, luật cũng quy định hướng giải quyết tranh chấp trong quá trình mang thai hộ như buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con; quy định nghĩa vụ của người mang thai hộ phải giao con cho bên nhờ mang thai hộ; quy định quyền ưu tiên nhận đứa trẻ làm con nuôi trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ qua đời hoặc mất năng lực hành vi dân sự…
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị bổ sung quy định bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chứng minh khả năng tài chính để chi phí cho quá trình mang thai hộ và nuôi con; đề nghị thực hiện ký quỹ bằng một khoản tiền nhất định để đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ sinh ra.
Khi vợ hoặc chồng của bên nhờ mang thai hộ còn sống thì bên nhờ mang thai hộ phải nuôi đứa trẻ. Nếu cả vợ và chồng chết thì Tòa án chỉ định người giám hộ và quy định rõ trách nhiệm cấp dưỡng cho đứa trẻ.
Có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định quyền được biết thông tin về người mang thai hộ của đứa trẻ sau này…
Vượt qua tất cả những lo lắng, băn khoăn, cân nhắc như vậy, nội dung này vẫn được thông qua, hy vọng và tinh thần nhân đạo, hướng thiện đã vượt lên. Thêm một cơ hội làm cha làm mẹ được mở ra cho tất cả các cặp vợ chồng, cơ hội để có thêm những gia đình trọn vẹn với tiếng khóc, cười của con trẻ.
P.Thảo
Cho Phép Mang Thai Hộ: Còn Nhiều Trường Hợp Bất Cập Cần Sửa Đổi
Bước đột phá về tư duy khoa học và pháp lý
Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TPHCM (HOSREM) đã phối hợp cùng Bộ Y tế tổ chức Hội thảo phổ biến quy định về mang thai hộ cho 22 đơn vị y tế trong cả nước.
GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, việc chính phủ Việt Nam cho phép được mang thai hộ là một quyết định hết sức nhân văn và nhân đạo.
Theo TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), đây là bước đột phá về tư duy khoa học và pháp lý. Hiện nay tỷ lệ vô sinh của nước ta khá cao, khoảng 7,7%. Cho phép mang thai hộ là giải pháp tốt cho những trường hợp vô sinh không thể chữa trị; bảo đảm quyền làm mẹ của mọi phụ nữ. Việc mang thai hộ được luật quy định sẽ bảo đảm sự an toàn và quyền lợi cho các đối tượng tham gia, hạn chế các đường dây bóc lột phụ nữ nghèo tại các nước đang phát triển.
Nghị định số 10 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng đã quy định khá chi tiết và cụ thể về đối tượng được phép mang thai hộ, người mang thai hộ cũng như những quy định pháp lý về vấn đề này.
Trước mắt, có 3 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện đa khoa trung ương Huế và Bệnh viện Từ Dũ TPHCM.
Vẫn còn nhiều trăn trởBS Hoàng Thị Diễm Tuyết (Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ) khẳng định, thực hiện kỹ thuật mang thai hộ không khó, nhưng lại rất khó khăn trong việc thiết lập quy trình thực hiện.
Bệnh viện Từ Dũ đã thành lập Hội đồng khoa học kỹ thuật nhằm thông qua các chỉ định cụ thể cho các trường hợp được phép mang thai hộ, từ sàng lọc, tư vấn đến hoàn tất hồ sơ, thẩm định hồ sơ…
Tuy nhiên, đối với yêu cầu xác định người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng thì ai là người xác nhận mối quan hệ này? Những giấy tờ tư pháp nào được coi là đủ đối với hồ sơ xin mang thai hộ?
Những trường hợp phụ nữ không có tử cung, không có trứng thì có được xin trứng của người khác để nhờ mang thai hộ hay không? Có được thực hiện mang thai hộ với người nước ngoài hay không?
Trường hợp hai vợ chồng đã có một con chung nhưng đứa con đó bị dị tật về thần kinh (down, bại não…), người vợ sau khi sinh bị băng huyết phải cắt bỏ tử cung thì có được phép nhờ mang thai hộ đứa con khác không? Người được nhờ mang thai hộ đã qua sinh nở nhưng không có hôn thú thì có được thực hiện không?…
BS Nguyễn Thị Ngọc Sương (Trưởng khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Hùng Vương) lo ngại: Liệu có quản lý được số lần mang thai hộ của một người hay không? Luật quy định người mang thai hộ chỉ được mang thai hộ 1 lần, nhưng liệu sau vài năm họ lại mang thai hộ thì có kiểm soát được hay không?
ThS Nguyễn Hồng Hải (Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp) cho biết, các bệnh viện không nên đặt nặng nề quá việc xác định thân nhân của người mang thai hộ. Việc đó thuộc trách nhiệm của người nhờ mang thai hộ.
Hiện nay Chính phủ đang xây dựng mã số định danh cá nhân, trong đó sẽ lưu lại thông tin chi tiết của từng cá nhân, do đó sẽ thuận lợi hơn trong việc xác định thân thích cùng hàng cũng như kiểm soát được người đó đã từng mang thai hộ hay chưa.
Ông Hải cũng đề xuất HOSREM cần nghiên cứu đưa ra một điều kiện giao dịch chung, hợp đồng mẫu trong việc mang thai hộ, có như vậy mới tránh được những rủi ro về pháp lý.
Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến nhấn mạnh, trước hết các bệnh viện, cơ sở y tế thực hiện mang thai hộ và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải tuân thủ đúng các quy định của luật pháp.
Phụ nữ độc thân được phép mang thai hộ với điều kiện phải có xác nhận của chính quyền địa phương về tình trạng độc thân của mình.
Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ bằng trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng đó chứ chưa cho phép mang thai bằng trứng hoặc tinh trùng của người khác, cũng như chưa cho phép vợ chồng có con khuyết tật được mang thai hộ.
Tuy nhiên, xét về khía cạnh nhân đạo, đây là những vấn đề khá bất cập. Như trường hợp vợ chồng có con khuyết tật xin được mang thai hộ để có được một đứa con khỏe mạnh, thì chính đứa con này sẽ là người chăm sóc cha mẹ lúc về già cũng như chăm sóc người anh, người chị khuyết tật kia.
GS Tiến nhận định, khi bắt tay vào làm thực tế, gặp phải những vấn đề nào còn bất cập, các bệnh viện có thể đề xuất để Bộ trình Chính phủ sửa đổi cho phù hợp.
Phụ Nữ Mang Thai Ăn Vải Tốt Nhưng Không Nên Ăn Nhiều Kẻo “Lợi Bất Cập Hại”
Ăn vải khi mang thai có an toàn không?
Câu trả lời là “Có” nếu bạn ăn có chừng mực. Vải chứa rất nhiều vitamin C, kali, chất chống oxy hóa có lợi cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trước khi ăn, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nên ăn bởi nếu bạn ăn quá nhiều thì có thể ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng đấy.
Bà bầu hãy cân nhắc khi ăn vải
Những lợi ích của quả vải đối với bà bầuQuả vải chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, ăn vải có thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng và một số bệnh thông thường trong thời gian mang thai.
Lợi ích của quả vải: cân bằng chất lỏngLượng kali dồi dào trong quả vải có thể giúp duy trì nồng độ natri và chất lỏng trong cơ thể để cân bằng điện giải. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này còn giúp duy trì huyết áp bình thường, làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Hỗ trợ tiêu hóaVải rất giàu chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Lợi ích của quả vải: tốt cho daVải rất giàu chất chống oxy hóa, do đó ăn nhiều vải sẽ giúp chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa sự tổn thương do oxy hóa, giúp nuôi dưỡng làn da trắng và mịn màng. Chính vì vậy, nếu bạn muốn có làn da khỏe mạnh, hãy thêm vải vào chế độ ăn.
Giàu polyphenolQuả vải chứa một lượng lớn polyphenol (một chất chống oxy hóa mạnh), giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và điều trị tổn thương gan. Ngoài ra, chất này cũng giúp ngăn ngừa đái tháo đường típ 2.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn quả vải trong thời gian mang thaiKhi thêm quả vải vào chế độ ăn, bạn cần chú ý đến số lượng mà bạn ăn mỗi ngày. Nếu ăn quá nhiều, bạn không những không được thụ hưởng những lợi ích của quả vải mà còn có thể gặp phải một số biến chứng sau:
Vải là loại trái cây có tính nóng, do đó nếu bạn ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho bạn và em bé. Nếu bạn ăn nhiều có thể gặp phải một số triệu chứng như đau họng, chảy máu mũi, loét miệng….
Bên cạnh đó, vải cũng là một loại trái cây có chứa rất nhiều đường. Nếu bạn ăn quá nhiều, lượng đường trong máu sẽ tăng lên đột ngột, làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.
Tiêu thụ quá nhiều chất xơ cũng có thể làm hạ huyết áp xuống mức nguy hiểm, gây ra các triệu chứng như mờ mắt, chóng mặt, lạnh, buồn nôn, thở nông và mệt mỏi.
Vải có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi tương tác với các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu (heparin hoặc warfarin), thuốc kháng tiểu cầu (clopidogrel) và NSAIDs (naproxen hoặc ibuprofen).
Vải cũng có thể gây xuất huyết khi dùng chung với các loại thảo mộc.
Cũng giống như các loại trái cây khác, nếu bạn có chừng mực thì sẽ rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trước khi ăn, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng việc thêm vải vào chế độ ăn sẽ không gây nguy hiểm cho bạn và bé.
Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/phu-nu-mang-thai-an-vai-tot-nhung-khong-nen-an-nhieu-keo-loi-bat-cap-hai-a170623.html
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Hộ,Nhân Đạo Nhưng Vẫn Ẩn Chứa Nhiều Bất Cập trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!