Bạn đang xem bài viết Mang Thai Mà “Quên” Không Ăn Mận Là Bỏ Lỡ Thứ Quả Vừa Ngon Vừa Tốt Đó Mẹ Bầu Biết Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đến các chị, các cô chẳng bầu bí gì mà còn thèm mận đến… phát điên chứ huống hồ là các mẹ bầu, chỉ nghe đến thôi là đã thèm… chảy nước miếng rồi. Trái mận đang vào mùa, da căng mịn và dần chuyển từ màu xanh sang tím, đỏ, cắn một miếng thấy giòn tan từ lớp vỏ chan chát, rồi vị chua giòn và cái hậu hơi ngọt thật hấp dẫn vô cùng, đem chấm muối tôm hay muối ớt, dầm đường,… có khi tốn cả rổ.
Thế mà nhiều mẹ vì đang bầu bí nên chỉ… nuốt nước bọt chứ chẳng dám ăn, nghe đâu “các cụ” bảo ăn mận nóng, không tốt cho phụ nữ mang thai. Vậy sự thật là thế nào?
Mang thai, dại gì quên ăn… mận!
1. Thực ra, mận rất giàu dinh dưỡng
Loại quả này chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ và các khoáng chất như canxi, đồng, mangan, kali,… đặc biệt, trong một quả mận nhỏ chứa tới 30calo nhưng không hề có chất béo và cholesterol.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Trung bình, bà bầu cần khoảng 150mg vitamin C mỗi ngày. Với hàm lượng vitamin C dồi dào (1 quả mận nhỏ chứa tới gần 10mg vitamin C), ăn mận giúp bổ sung lượng vitamin C đáng kể cho bà bầu để nâng cao hệ miễn dịch, đặc biệt là giúp phòng ngừa các bệnh cảm cúm.
3. Giảm ốm nghén
Vị hơi chát, chua chua lại ngòn ngọt của quả mận giúp cảm giác buồn nôn bị đẩy lùi, nó cũng kích thích vị giác giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn. Vì thế, trong những tháng nghén nặng nề và chán ăn kinh khủng, mẹ bầu hãy ăn 1 vài quả mận trước bữa ăn để bớt cảm giác buồn nôn và thấy thèm ăn hơn.
4. Hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón
Theo Đông y, mận có vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt – trị nóng trong, giải khát, giảm ho,… và kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, lượng chất xơ trong quả mận cũng khiến chứng táo bón đáng ghét giảm đi đáng kể.
5. Giúp cơ thể hấp thu sắt
6. Làm đẹp da
Điều này có vẻ hơi “thừa” nhưng sự thật là phụ nữ, bất kể là các mẹ đang mang thai, ai cũng đều có nhu cầu làm đẹp. Nhất là trong thai kì, da thường xấu đi đáng kể với sự xuất hiện của mụn, nám và tình trạng sạm dạ. Vì thế, hãy sử dụng mặt nạ quả mận như một loại mỹ phẩm cực kì an toàn lại hiệu quả, giúp làn da sáng rõ lên.
Lưu ý khi ăn mận
Với từng ấy tác dụng cũng như đã được Y học chứng minh là không gây nóng, các mẹ bầu hoàn toàn có thể mua mận về ăn mà không cần ngậm ngùi “đợi đến mùa sau”. Tuy nhiên, khi ăn mận, các mẹ cần lưu ý:
– Rửa thật sạch và ngâm nước muối loãng trước khi ăn.
– Không nên gọt vỏ vì các chất oxy hóa tập trung chủ yếu ở phần này.
– Không ăn mận khi đói vì mận chua sẽ không tốt cho dạ dày.
– Không nên ăn quá nhiều mận trong một ngày (bất cứ thực phẩm gì, dù tốt đến mấy cũng không nên lạm dụng). Chỉ nên ăn vài quả mỗi ngày là đủ.
– Vì mận có vị chua, chát nên rất hợp với chấm muối ớt. Tuy nhiên, đồ ăn mặn và cay không được khuyến khích cho bà bầu, vì thế hãy hạn chế chấm nhiều muối và không nên ăn quá cay.
Theo bau.vn
Mẹ Bầu Đừng Bỏ Lỡ Loại Quả “Ngon
Sự “thần kì” của sầu riêng
– Giống như các loại hoa quả khác, sầu riêng cũng “sở hữu” một lượng lớn các dưỡng chất vitamin và chất xơ, đặc biệt là vitamin C, B, E rất tốt cho sức khỏe sản phụ và thai nhi. Trong 100g sầu riêng có chứa đến hơn 30% là vitamin C, các vi chất như là folate, magie cùng một số khoáng chất khác giúp bảo vệ cơ thể mẹ khỏi các bệnh như táo bón, chứng thiếu máu, ung thư, … và đặc biệt là hạn chế tình trạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
– Lý do khiến mẹ ngày càng “nghiện” sầu riêng hơn là do trong loại quả này có chứa hàm lượng nhỏ thiamin – vitamin B giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất này còn kích thích sự hoạt động của dạ dày dẫn đến việc sản xuất axit hydrochloric giúp hệ tiêu hóa của sản phụ hoạt động hiệu quả hơn hẳn.
– Các mẹ khi mang thai thường xuyên phải đối mặt với việc xương khớp lúc nào cũng trong tình trạng đau nhức và mỏi mệt. Thế nhưng, khi ăn sầu riêng, mẹ và bé sẽ có một khung xương và hàm răng chắc khỏe hơn nhờ “combo” các dưỡng chất lợi hại như kali, photpho, canxi,… có trong đó.
– Ngoài ra, sầu riêng còn cung cấp một nguồn chất béo thô có lợi cho cơ thể chất béo và làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể sản phụ.
Tác hại nghiêm trọng nếu ăn sầu riêng sai cách Vừa hấp dẫn vừa nhiều dưỡng chất như vậy chẳng trách các bà bầu luôn “phát cuồng” sầu riêng đến thế.
Sầu riêng là loại quả có rất nhiều năng lượng. Theo nghiên cứu của chuyên gia cho biết trong 2 múi sầu riêng cỡ trung có thể cung cấp khoảng 60 calories và rất nhiều lượng đường cho cơ thể. Chính vì thế, sầu riêng là loại quả chống chỉ định với những bà bầu thừa cân và bị tiểu đường thai kì.
Cách ăn sầu riêng an toàn và đúng cách
Bên cạnh đó, sầu riêng là loại quả có tính nóng nên việc ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ khiến cho sản phụ bị nóng trong người, khó tiêu hóa, thậm chí là dẫn đến chảy máu mũi, nổi mụn. Ngoài ra, khi ăn nhiều, hàm lượng kali trong máu sẽ tăng cao hơn khiến thận của sản phụ bị tác động xấu, thậm chí có thể gây tử vong đặc biệt là sau khi mẹ sử dụng bia rượu.
Sầu riêng sẽ chỉ tốt khi mẹ ăn với liều lượng vừa đủ và không quá thường xuyên mà thôi. Bởi lẽ khi đó, hệ tiêu hóa sẽ không cần phải làm việc quá sức nữa mà các dưỡng chất cũng được bổ sung vừa phải hơn nữa. Ngoài ra, vào buổi tối, trước lúc đi ngủ mẹ không nên ăn sầu riêng vì đây là khoảng thời gian hệ tiêu hoá cần phải nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt mỏi.
Các mẹ khi mang thai thường xuyên thèm đủ thứ do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Thế nhưng, không phải loại thực phẩm nào cũng tốt cho thai nhi nên mẹ lúc nào cũng phải ngậm ngùi “chia tay” những loại quả thơm ngon như sầu riêng vì sợ sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể chính mình và con yêu. Tuy nhiên, với cách ăn trên, mẹ sẽ không cần phải thèm thuồng nữa mà con yêu vẫn được khỏe mạnh và an toàn.
Ảnh: Internet
3 Cách Chưng Yến Cho Bà Bầu Vừa Ngon Vừa Đơn Giản Dễ Làm
5
/
5
(
20
bình chọn
)
1. Tác dụng tuyệt vời của yến đối với sức khỏe của bà bầu
Thai phụ trong quá trình mang thai sinh nở đều rất cần bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết tốt cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ. Một khi người mẹ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì bé sẽ được phát triển toàn diện một cách tốt nhất.
1.1 Thành phần dinh dưỡng có trong yến sào cần thiết cho sức khỏe người mẹ
– Hàm lượng Protein tầm 45 – 55%
– 18 loại Axit Amin khác nhau, trong đó Axit Amin đặc biệt có công dụng rất tốt cho cơ thể như: Aspartic Acid, Proline có tác dụng giúp tái tạo các tế bào cơ, mô và tế bào da cho cơ thể mẹ; Cysein, Phenylalamin giúp tăng cường hoạt động trí não, làm tăng khả năng hấp thu Vitamin D từ ánh sáng mặt trời và Tyromsine, Acid Syalic, Glucosamin,.. chúng có tác dụng giúp phục hồi sức khỏe cơ thể nhanh chóng, phục hồi và tái tạo sụn khớp và ngăn ngừa thái hóa khớp cho mẹ.
– Bên cạnh đó, các chất như Threonine có tác dụng hình thành nên Elastin và Collagen giúp ngăn ngừa và phòng tránh lão hóa cho da, giúp phục hồi làn da thêm trẻ trung và mịn màng hơn.
Yến tinh chế giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng
1.2 Tác dụng của tổ yến sào đối với sức khỏe bà bầu
Ăn yến giúp tăng cường sức đề kháng
Nhiều các dưỡng chất trong yến sào giúp làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, ốm nghén cho mẹ bầu. Giúp nâng cao sức đề kháng, giúp mẹ bầu ăn ngon hơn và hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể tốt hơn.
Yến sào giúp nâng cao sức khỏe, giúp làm giảm nguy cơ bà bầu mắc các chứng bệnh tiền kinh giật khi có thai.
Giúp mẹ ngăn ngừa và tránh được triệu chứng ốm nghén
Mẹ bầu ăn tổ yến sẽ giúp cơ thể bổ sung được thêm nhiều dưỡng chất dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự sinh trưởng và tái tạo tế báo cho mẹ và con. Yến sào vốn có đặc tính thanh mát và giàu dưỡng nên có thể giúp mẹ bầu tránh được các triệu chứng ốm nghén trong các tháng thai kỳ đầu, giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
Ngăn ngừa, hạn chế tình trạng rạn nứt da sau sinh
Trong yến sào có sẵn hàm lượng lớn chất Collagen, có tác dụng giúp tái tạo lại tế bào da một cách nhanh chóng giúp làn da mềm mại mịn màng hơn, tăng cường độ ẩm và ngăn ngừa được các triệu chứng rạn nứt da sau khi sinh.
Giúp giữ dáng đẹp cho cơ thể mẹ
Ăn yến sào các mẹ bầu không lo bị béo sau khi sinh. Trong yến sào không chứa chất béo, không đường nhưng có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và đặc biệt tốt cho cơ thể mẹ bầu.
Phát triển trí não trẻ từ trong bụng mẹ
Trong yến sào có chứa rất nhiều chất đạm, khoáng chất và kẽm, các vitamin hữu ích có tác dụng hỗ trợ sự phát triển trí não toàn diện cho bé kể từ tháng thai kỳ thứ 3 trở đi.
2. 3 cách chưng yến sào cho bà bầu thơm ngon – bổ dưỡng
Bước vào thai kỳ sẽ có nhiều mẹ bầu gặp các vấn đề về giấc ngủ, thiếu máu, da trở nên xấu đi,… Vì thế mà yến sào lại được tận dụng để khắc phục các vấn đề này.
Vậy cách chế biến yến sào cho bà bầu như thế nào, cách nấu yến cho bà bầu ra sao để có thể giữ nguyên dinh dưỡng trong yến và ngon miệng hơn.
2.1 Cách làm tổ yến chưng đường phèn hạt chia cho bà bầu
Nguyên liệu
Tổ yến tinh chế: 10gr
Hạt chia: 2 muỗng
Đường phèn: 2gr
Cách chưng yến đường phèn hạt chia cho bà bầu
– Ngâm nguyên liệu: yến tinh chế vào nước sạch tầm 30 phút cho yến nở đều và có độ mềm. Hạt chia gâm vào nước lạnh ngâm tầm 15 phút cho nở đều.
– Cho phần yến đã sơ chế vào thố/ chén thủy tinh đem chưng cách thủy khoảng 20 phút. Sau đó, cho đường phèn vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.
– Múc yến đã chưng ra bát/chén, cho hạt chia đã ngâm nở vào rồi khuấy nhẹ đều tay là đã có thể thưởng thức. Món ngon yến chưng hạt chia này dùng nóng hay lạnh đều ngon và bổ dưỡng, rất thích hợp cho cả gia đình.
2.2 Cách chế biến yến cho bà bầu cùng hạt sen
Nguyên liệu
Tổ yến đã tinh chế đã sạch lông: 10gr
Hạt sen: 50gr (nên chọn loại hạt sen to, tròn hạt, hạt chắc)
Đường phèn tùy theo khẩu vị
1 chén nước và vài lát gừng
Cách chưng yến hạt sen cho bà bầu
– Đối với tổ yến sào đã tinh chế, bạn chỉ cần ngâm trong nước từ 20 – 30 phút cho sợi yến mềm thì vớt ra, để ráo nước.
– Hạt sen tươi lột vỏ, bỏ màng sau đó thông tim sen. Nếu mẹ bầu ăn đắng được thì có thể giữ cả màng và tim hạt sen (2 thành phần cũng rất tốt cho sức khỏe). Hạt sen sau khi sơ chế xong đem rửa sạch lại với nước lạnh rồi đem ngâm trong nước nóng đến khi mềm thì vớt ra. Còn gừng nên thái thành những lát mỏng vừa ăn.
– Cho phần yến sào đã ngâm nở, mềm bỏ vào tô// chén/ thố haowjc nồi nhỏ đem chưng yến, cho thêm hạt sen, gừng và một chén nước vào cùng. Hấp cách thủy và xem bên ngoài đến khi hạt sen chín mềm thì cho đường phèn vào với lượng vừa đủ để có độ ngọt thanh mát của món ăn. – Thông thường chưng như vầy trong 20 phút là tổ yến đã có thể ăn được, nếu bạn muốn ăn hạt sen thật nhừ thì hấp thêm khoảng 60 – 90 phút.
– Múc món ăn ra từng bát nhỏ và thưởng thức dần. Với cách chưng yến hạt sen này có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy khẩu vị của gia đình.
Nếu bạn không có thời gian thực hiện các món yến chưng thì bạn có thể tham khảo các món yến chưng sẵn tại Yến Bạc
Yến chưng mới giao ngay trong 2h – Nội thành HCM
2.3 Cách chế biến yến cho bà bầu – yến hầm gà ác
Món yến bổ dưỡng này giúp bà bầu bổ khí, cầm máu, hoạt huyết, sau khi sinh sẽ giúp tử cung nhanh chóng phục hồi và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Nguyên liệu
Gà ác
Đương quy, hoàng kỳ, kỷ tử, táo, sơn dược
Và các loại gia vị đi cùng
Cách hầm yến gà ác cho mẹ bầu
– Không khó nấu. Gà ác và các vị thuốc bắc đem đi rửa sạch và để ráo nước sau đó cho tất cả vào chung một nồi áp suất với lượng nước ngang với lượng nguyên liệu.
– Bắt đầu hầm yến với gà ác trong vòng 30 phút để món ăn chín và giữ được trọn hương vị và dưỡng chất của các món ăn. Nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức.
– Với món ăn này bạn nên ăn khi còn nóng để tránh mùi tanh của gà, để không ngán bạn có thể chuẩn bị thêm một dĩa muối tiêu chanh để ăn kèm với gà ác thì sẽ rất ngon.
Cách chưng tổ yến Thơm Ngon – Bổ Dưỡng – Chuẩn Khoa Học
3. Những lưu ý khi chưng (chế biến) tổ yến cho mẹ bầu
– Để có những bát yến chưng thơm ngon, dễ ăn và đảm bảo dinh dưỡng, thì khi chế biến bạn nên lưu ý một vài vấn đề như:
– Để yến không còn mùi tanh thì nên thêm một vài lát gừng tươi.
– Đổ nước vào chén yến để chưng, nên đổ nước ngập bề mặt để yến không bị vàng, yến mềm không không bị cứng.
– Không nên cho yến sào và đường phèn vào chưng cùng lúc, vì đường phèn có thể làm cho yến không nở được hết.
– Hạt sen nên ngâm riêng và cần nấu riêng cho mềm trước khi cho vào yến chưng (nên cho hạt sen, táo đỏ hoặc nhãn vào cùng lúc với đường phèn)
– Yến sào đã chưng nếu không ăn hết 1 lần nên bảo quản trong tủ lạnh.
Muốn ăn lại thì nên ngâm chén/ hủ yến sào đã chưng vào nước sôi để tổ yến nóng từ từ, không nên đem hấp lại để tránh trường hợp làm yến quá nóng, biến tính và khiến chén yến sào bị mất chất dinh dưỡng.
Cách ăn cũng quan trọng không thua kém lúc nấu. Nên cho bà bầu ăn yến vào những buổi tối và kể từ tháng thứ 3 trở đi. Nên ăn yến chưng hoặc uống yến chưng sẵn trước khi đi ngủ để giúp các mẹ bầu dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng mà không lo bị khó tiêu.
3.1 Các thực phẩm cần tránh cho phụ nữ mang thai khi dùng chung tổ yến
– Các mẹ bầu nên chú ý, kỷ tử không dành cho phụ nữ mang thai có hàm lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp hay đang sử dụng thuốc chống đông máu.
3.2 Sử dụng yến cho mẹ bầu đúng cách nhất
– Vì yến tổ có tính hàn nên trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cẩn thận nếu muốn ăn. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng.
– Bắt đầu ăn từ tháng thai kỳ thứ 4: dùng mỗi ngày một chén
– Thai tháng thứ 5 – 6: dùng 2 ngày/chén/ 1 tháng 100gr.
– Thai kỳ ở tháng thứ 7: 3 ngày/ chén. Số lượng ăn yến sào giảm dần đi.
Lưu ý: khi cho mẹ bầu ăn yến chưng thì cần phải cân đo liều lượng, chế độ hợp lý, không để ăn quá nhiều.
2 Cách Nấu Chè Khoai Môn Vừa Ngon Vừa Dễ
Bên cạnh các món chè bưởi, chè đậu xanh,… thì cách nấu chè khoai môn cũng khá đơn giản và được rất nhiều người yêu thích. Sự thơm ngon, hấp dẫn của món ăn vặt này bạn sẽ cảm nhận được qua mùi vị bùi bùi của khoai môn; dẻo thơm của đậu xanh và nếp; kết hợp với vị béo ngậy của nước cốt dừa hấp dẫn vô cùng.
Cách nấu chè khoai môn với nếp
Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè khoai môn với nếp cần có
Khoai môn (hoặc khoai sọ): 300 gram.
Nếp ngon: 150 gram.
Dừa: 30 gram.
Sữa tươi: 100 gram.
Nước cốt lá dứa: 1 ít (bạn có thể mua lá dứa tươi về tự làm).
Đường: 170 gram.
Thực hiện nấu chè khoai môn với nếp
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Nếp: Bạn đem ngâm với nước lạnh hoặc nước ấm rồi để qua đêm cho nở.
Khoai môn: Đem gọt bỏ hết vỏ, rửa thật sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ cỡ bằng ngón tay (hoặc có thể cắt theo kích thước vuông, tùy ý của bạn), sau đó cho ngay vào thau nước ngâm trong khoảng 2 tiếng rồi vớt ra và để cho ráo nước.
Lưu ý: Nếu bạn dùng khoai sọ, thấy khoai sọ nhớt hoặc gây ngứa, bạn có thể rửa qua với nước muối rồi xả lại với nước cho sạch. Nếu dùng khoai môn thì không cần phải rửa muối.
Bước 2: Nấu khoai môn
Sau khi khoai môn đã được sơ chế, các bạn cho khoai môn vào nồi cùng với 100 ml sữa tươi + 70 gram đường.
Lưu ý: Đây là cách để có thể tăng thêm vị ngọt và béo ngậy cho khoai. Và điều quan trọng là khi chè chín, nước cốt dừa và khoai đều có vị ngọt tương đồng nhau chứ không chỉ có nước ngọt còn khoai lại bị nhạt.
Tiếp đó, đặt nồi lên trên bếp và tiến hành nấu chín khoai rồi tắt bếp. Lưu ý: các bạn có thể thêm 1 vài hạt muối để khoai được đậm đà hơn.
Bước 3: Nấu gạo nếp với dừa
Dừa: Sau khi mua về đem bào nhừ rồi cho khoảng 500 ml nước ấm vào, sử dụng khăn vắt lấy phần nước cốt đầu để riêng ra. Tiếp đó, cho thêm khoảng 400 ml nước vào và tiếp tục vắt để lấy phần nước dão (sử dụng nước dão dừa này để đổ vào nồi nấu chung với gạo nếp).
Khi nếp đã chín, các bạn cho khoảng 100 gram đường + nước cốt lá dừa vào nồi nếp để tạo nên mùi thơm đậm đà.
Nếu muốn hạt nếp dẻo và thơm ngon hơn khi nấu chè, các bạn nên tán hạt nếp cho nhuyễn sơ qua.
Bước 4: Nấu chè khoai môn với nếp.
Đầu tiên bạn đun nếp với mức lửa to để nếp được nở đều và sánh mịn. Tiếp đó, cho toàn bộ khoai môn đã nấu chín ở bước 2 vào. Nêm thêm khoảng 1/4 muỗng cà phê muối + 300 ml nước dừa vắt lần đầu vào nồi nấu cùng luôn (nên khuấy đều tay và nhẹ nhàng).
Sau khi thấy khoai đã được trộn đều cùng với nếp, các bạn đun thêm vài phút nữa cho khoai được thấm đường rồi tắt bếp đi.
Bước 5: Làm nước cốt dừa
Các bạn cho 200 ml nước dừa vào nồi cùng với khoảng 30 gram đường + 1/2 thìa bột gạo và 1/4 thìa cà phê muối, tiếp đó khuấy thật đều rồi chờ cho nước dừa vừa sôi lên thì tắt bếp đi và để nguội.
Khi thưởng thức chè khoai môn nếp các bạn múc chè ra chén nhỏ, rưới thêm nước cốt dừa lên trên và có thể bắt đầu thưởng thức được rồi đó.
Như vậy là các bạn đã hoàn thành xong món chè khoai môn nấu với nếp rồi đó. Tiếp theo sẽ là cách nấu chè khoai môn đậu xanh, các bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu và tiến hành nấu món chè này như sau:
Cách nấu chè khoai môn đậu xanh
Nguyên liệu nấu chè khoai môn đậu xanh cần chuẩn bị
Tiến hành nấu chè khoai môn đậu xanh
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Khoai môn: Các bạn đem gọt sạch vỏ, rửa sạch với nước nhiều lần rồi cho vào luộc chín. Sau đó, thái thành từng khối vuông nhỏ sao cho vừa ăn là được.
Lá dứa: Bạn đem rửa sạch rồi buộc lại thành bó và để riêng ra.
Đậu xanh: Cho vào chậu nước ngâm khoảng 15 phút, tiếp đó cho đậu xanh ra rổ rồi cho vào nồi đun với nước lọc sạch.
Bước 2: Nấu chè khoai môn đậu xanh
Cuối cùng, cho phần khoai môn cao vào nồi, đun cho đến khi nào nồi chè khoai môn đậu xanh sôi lên thì chúng ta tắt bếp đi là xong.
Yêu cầu về thành phẩm của món chè khoai môn
Món chè khoai môn đậu xanh có được đạt yêu cầu sẽ có màu tím của khoai môn kết hợp với màu vàng của đậu xanh, và phía trên là nước cốt dừa màu trắng vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
Vị của món chè khoai môn này rất thanh đạm và ngọt dịu, khi bạn thưởng thức không chỉ mát nhất thời mà còn mát luôn cả cơ thể. Đặc biệt là rất bổ dưỡng.
Cách chọn khoai môn ngon
Muốn chọn được những củ khoai môn ngon và nhiều bột, các bạn nên chọn những củ có kích thước vừa phải.
Những củ khoai khi bổ ra sẽ có màu trắng đục và nhiều vân tím thường là sẽ là những củ khoai môn thơm ngon và có chứa nhiều dưỡng chất.
Một số tác dụng của khoai môn
Tác dụng của khoai môn trong việc giúp cân bằng lượng đường trong máu: Trong khoai môn có chỉ số đường huyết rất thấp, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ kiểm soát được lượng đường bên trong cơ thể.
Giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Trong khoai môn có chứa 1 hàm lượng chất xơ cao, có khả năng ngăn ngừa táo bón và 1 số hội chứng kích thích.
Giúp ngăn ngừa ung thư: Khoai môn có chứa chất polyphenol, có tác dụng trong việc chống oxy hóa và có khả năng ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Trong khoai môn có chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất,… có khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và có khả năng nâng cao hệ miễn dịch.
Giúp giảm cân: Khoai môn rất giàu chất xơ, bởi vậy có tác dụng trong việc giảm cân rất tốt.
Tốt cho mắt: Trong khoai môn có chứa Vitamin A, có khả năng giúp cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mất thị lực.
Giúp da luôn mạnh khỏe và giàu sức sống: Khoai môn còn được ví giống như 1 thần dược cho làn da của các chị em phái đẹp. Bởi khoai môn có chứa vitamin E, Vitamin A và các chất chống oxy hóa.
Và như vậy là chúng ta cũng đã hoàn thành xong nồi chè khoai môn đậu xanh rồi đó. Với 2 món chè khoai môn đậu xanh và khoai môn nấu với nếp này các bạn đều có thể thưởng thức nóng hoặc lạnh đều được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Mà “Quên” Không Ăn Mận Là Bỏ Lỡ Thứ Quả Vừa Ngon Vừa Tốt Đó Mẹ Bầu Biết Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!