Xu Hướng 11/2023 # Mang Thai Tháng Thứ 4 Bị Đau Bụng Có Nguy Hiểm Không? # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tháng Thứ 4 Bị Đau Bụng Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

bà bầu bị đau bụng là điều rất thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nhưng đôi khi việc đau ở vùng bụng hoặc bị co thắt vùng bụng có thể là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn đồng thời cảm thấy nhiều triệu chứng khác nữa. Vì vậy, khi thai phụ thấy đau bụng dữ dội thì tuyệt đối không được coi thường mà phải kịp thời đến viện khám và điều trị để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đau bụng nghiêm trọng do nguyên nhân:

1. Bào thai bị bong sớm gây đau bụng dưới cho bà bầu

Đau ở vùng bụng, nếu bong thai ở mức độ nhẹ thì chỉ ra một ít máu, chỉ đau nhẹ; mức trung bình ra khoảng hơn 400ml một chút cũng không đau kịch liệt; bong thai ở mức độ nghiêm trọng ra rất nhiều máu, có cảm giác đau như dao cắt.

Bào thai bị bong sớm gây nên cơn đau bụng

2. Mang thai tháng thứ 4 bị đau bụng lâm râm

Theo các bác sĩ trong tháng thứ 4, phụ nữ mang thai có cảm giác đau bụng dưới và mắc mót rặn là bất thường. Siêu âm đơn thuần không chẩn đoán được tình trạng bệnh lý này. Nếu gặp trường hợp này, sản phụ nên đi khám sản khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán xem có dọa sẩy thai hay không.

Ngoài ra, mang thai tháng thứ 4, một số mẹ bầu có cảm giác đau hông lưng và mỏi 2 chân có thể do thiếu canxi. Mẹ bầu cần khám thai định kỳ để được xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ và con, được tiêm ngừa uốn ván rốn, được tư vấn về dinh dưỡng cho mẹ trong thai kỳ… Siêu âm cần thiết trong quá trình khám thai, khảo sát tình trạng thai nhi cũng như các bất thường bánh nhau dây rốn, nước ối, nhưng siêu âm đơn thuần không thay thế được việc khám thai.

Các chị em mang thai tháng thứ 4 cần sắp xếp thời gian và công việc để khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, nếu có bất kỳ triệu chứng gì khác thường cần khám thai ngay.

3.Thay đổi sinh lý của thai phụ

Thông thường, khi thai phụ mang thai đến tháng thứ 4, bụng đã bắt đầu nhô ra rõ rệt, đó là do tử cung đã to gần bằng đầu của một đứa trẻ. Dù là tử cung đã căng ra nhưng khi thai phụ ở trạng thái tĩnh, áp lực trong bụng vẫn hoàn toàn bình thường.

Thai phụ sẽ cảm thấy bầu vú to ra rõ rệt, quầng vú đen thẫm. Nguy cơ sẩy thai đã giảm, nhưng hiện tượng huyết trắng, cảm giác nặng bụng và tiểu nhiều vẫn còn. Vết nám do mang thai cũng bắt đầu rõ hơn, cần tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt. Phản ứng mang thai dần biến mất, khẩu vị cũng khá hơn.

Tình trạng cơ thể của phụ nữ mang thai tháng thứ 4

– Tử cung được cung cấp máu nhiều gấp 5 lần trước khi có thai để nuôi dưỡng bé.

– Bạn có thể tăng thêm từ 2,5 – 4,5 kg.

Mang thai tháng thứ 4 bị đau bụng nên làm gì?

– Không mặc quần áo chật: Tháng thứ 4 mẹ bầu đang ở thời điểm đầu tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này cân nặng của chị em đã có thể tăng thêm 2-4 kg, bụng bầu bắt đầu nhô lên. Bạn đã có dáng dấp của một bà bầu thực sự rồi vì thế nên chọn cho mình những bộ quần áo bầu rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát bụng vì chúng có thể tạo áp lực khiến chị em bị đau bụng.

Tập thể dục trong thai kì tốt cho sức khỏe bà bầu

– Tập thể dục trong thai kỳ: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, chị em không nên đứng hay ngồi cùng một tư thế quá lâu mà cần đi lại nhẹ nhàng. Đặc biệt khi mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa thì càng nên tập thể dục. Mẹ bầu có thể lựa chọn vài môn thể thảo nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ…

– Tư thế trong sinh hoạt hàng ngày: Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép vùng bụng. Đồng thời không nên với tay lên cao, cúi ngập người… khi bụng bầu đã to.

Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Có Nguy Hiểm Không?

1. Đau bụng bầu 4 tháng có sao không?

Đau bụng khi mang bầu 4 tháng, đau bụng khi mang thai 4 tháng, đau bụng bầu tháng thứ 4, mang thai 4 tháng bị đau bụng… là trạng thái thường gặp và cũng là vấn đề mà hầu hết các chị em quan tâm. Không chỉ thắc mắc có bầu 4 tháng bị đau bụng, mang thai tháng thứ 4 bị đau bụng, bầu 4 tháng đau bụng… có nguy hiểm không mà các bà bầu còn lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình sinh sau này.

Ở tháng thứ 4 mẹ bầu xuất hiện các cơn đau lâm râm hoặc đau nhói (Ảnh: Internet)

Nhiều mẹ bầu cảm thấy bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 mặc dù đây là thời kỳ được coi là ổn định và khỏe mạnh nhất trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu chỉ đau bụng lâm râm thì hoàn toàn không vấn đề gì vì trạng thái này không kéo dài lâu, chỉ cần chú ý cải thiện ăn uống, sinh hoạt là sẽ khỏi nhanh chóng.

Mang bầu tháng thứ 4 bị đau bụng hay đau bụng khi mang thai 4 tháng, đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu đều có thể kiểm soát được. Trừ khi đi kèm với các hiện tượng như đau nhói bụng khi mang thai 4 tháng, đau dữ dội, âm đạo chảy máu, tiết dịch nhầy màu nâu… thì đây là biểu hiện cho thấy người mẹ đang gặp phải một số vấn đề bất thường và cần có sự hỗ trợ của bác sĩ. Bởi nó có thể là báo hiệu của mang thai ngoài tử cung, sắp sinh non, dễ sảy thai, nhiễm trùng đường tiết niệu.

2. Bầu 4 tháng bụng đau lâm râm

Hiện tượng bầu 4 tháng đau bụng lâm râm theo các bác sĩ là bình thường nhưng nếu đau mà mắc mót rặn thì là bất thường. Siêu âm không thể chẩn đoán tình trạng này, phải kiểm tra kỹ hơn.

Tuy nhiên với mẹ bầu tháng thứ 4, nếu đau lâm râm bụng kèm mỏi hông, lưng, hai chân có thể do thiếu canxi. Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để có xét nghiệm, đánh giá chung về sức khỏe, được tiêm ngừa uốn ván, tư vấn về dinh dưỡng.

Ở một số trường hợp bất thường bánh nhau dây rốn, nước ối cũng có thể gây ra đau bụng lâm râm lúc ban đầu.

3. Bầu 4 tháng đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải có nguy hiểm không?

Thai 4 tháng đau bụng dưới bên trái là trường hợp thường gặp khi mang thai. Một số mẹ có thể là đau bên trên, đau nhói hoặc đau lâm râm khác nhau. Mỗi tình trạng sẽ cho biết tình trạng của bệnh có nguy hiểm hay không.

Nếu bầu 4 tháng đau bụng bên trái hay bầu 4 tháng đau bụng dưới bên trái mà chỉ nhẹ, lâm râm, thi thoảng mới đau và đau trong một thời gian ngắn thì đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Nó thường xuất phát từ nguyên nhân như:

– Bị rối loạn tiêu hóa, đại tràng có thể kèm theo các triệu chứng như: táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi

– Tử cung to dần chèn ép dây chằng từ đó gây đau

– Đột ngột ngồi xuống rồi đứng lên cũng gây đau bụng bởi ở tháng thứ 4, tử cung đã được kéo dài hơn dẫn đến dây chằng bị kéo dãn

Tử cung to dần chèn ép dây chằng từ đó gây đau (Ảnh: Internet)

Với việc bầu 4 tháng đau bụng dưới bên phải, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, đau bụng khi mang thai tháng thứ 4… cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên nếu mẹ bầu tháng thứ 4 bị đau bụng mà có kèm các dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, đau buốt lưng, hoa mắt chóng mặt… thì cần nhanh chóng đi khám. Những triệu chứng này có thể cảnh báo tình trạng thai nghén nguy hiểm.

Vì đau nhói bụng dưới khi mang thai 4 tháng, đau nhói bụng khi mang thai tháng thứ 4 sẽ có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:

– Bong thai non: nếu đau nhẹ ra ít máu thì là bong thai ở mức nhẹ, nhưng đau bụng nặng, tức bụng, ra nhiều máu nhau thai bong ở mức độ nghiêm trọng

– Dọa sảy thai: nếu xảy ra hiện tượng này sẽ rất nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy khi mẹ bầu có dấu hiệu đau tức bụng dưới nhiều, bụng có cảm giác hơi rát, mót vệ sinh nhiều thì có thể bạn đang bị dọa sảy thai

– Mang thai ngoài tử cung: cơn đau nhói liên tục nếu được phát hiện sớm sẽ có cách điều trị sớm

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: thường gặp ở phụ nữ mang thai với các triệu chứng đau tức vùng bụng dưới, nước tiểu đục và hôi, đôi khi lẫn máu, đi tiểu đau rát, có cảm giác nóng ran

4. Mẹ bầu nên làm gì?

Khi bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 hoặc đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 nói chung mẹ bầu cần chú ý quan sát các hiện tượng kèm theo. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được hỗ trợ và chăm sóc ngay nếu có dấu hiệu bất thường.

Việc khám thai định kỳ đóng vai trò quan trọng vì nó theo dõi được cả tình trạng của em bé và mẹ để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu lạ. Bên cạnh đó các mẹ bầu cũng cần thực hiện một số vấn đề như:

Đây là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, em bé bắt đầu tăng trưởng kích thước nhanh và bụng to dần. Mẹ bầu nên chọn cho mình những bộ đồ rộng rãi để cả mẹ và bé được thoải mái.

Bà bầu nên duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động nhẹ nhàng… (Ảnh: Internet)

Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bầu nên nằm là nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực của thai nhi lên các cơ, mô gần tử cung người mẹ. Tư thế nghiêng giúp cho bé nhận được tối đa lượng oxy từ mẹ và phát triển tốt hơn.

Hạn chế các tư thế có thể gây đau bụng như ngồi gập người quá lâu, với tay lên quá cao, cúi xuống để bê vật nặng.

Ở tháng thứ 4 của thai kỳ, thai chưa quá lớn nên các mẹ chưa phải chịu những áp lực từ bụng bầu. Việc tập thể dục nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, chống hiện tượng táo bón, căng cơ hay mỏi khớp. Một số môn thể thao cho mẹ bầu là bơi, yoga, đi bộ,…

Nước sẽ được cung cấp đầy đủ cho thai nhi, vì vậy mẹ bầu cần duy trì khoảng 2 lít nước một ngày, không nên uống nhiều vào buổi tối vì nó dễ gây tiểu đêm và mất ngủ.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Có Nguy Hiểm Không?

Tháng thứ 4 giữa thai kỳ là thời gian tương đối khỏe mạnh của các mẹ bầu vì thai nhi đã dần ổn định trong tử cung, nhưng không có nghĩa là mẹ bầu không gặp những triệu chứng bất thường. Một trong những vấn đề mẹ bầu hay gặp phải và lo lắng là đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4. Vậy những triệu chứng đau bụng ở giai đoạn này có nguy hiểm không? Mẹ bầu nên làm thế nào để có hướng xử lý tốt nhất?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có là dấu hiệu bình thường?

Trong thời gian mang thai, bụng là bộ phận chịu nhiều tác động nhất. Mẹ bầu sẽ gặp phải một số hiện tượng gây khó chịu, trong đó có tình trạng đau lâm râm vùng bụng dưới. Theo các chuyên gia, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 thường do tử cung phát triển và dây chằng căng ra để nâng đõ thai nhi. Đây là biểu hiện bình thường và không có gì phải lo lắng nếu cơn đau nhẹ và biến mất khi mẹ nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế.

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng dưới

Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới trong tháng thứ 4 của thai kỳ có thể được kế đến:

Do đau dây chằng tròn

Dây chằng được định nghĩa là một nhóm mô xơ cứng nắm giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, đồng thời nâng đỡ các cơ quan nội tạng, bao gồm cả tử cung. Theo đó, khi thai nhi phát triển, tử cung của mẹ cũng to lên, dây chằng bị giãn ra và khiến mẹ bầu thấy đau vùng bụng dưới. Cơn đau sẽ càng mạnh lên khi mẹ ho hay thay đổi vị trí đứng lên ngồi xuống. Đau dây chằng tròn thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và sẽ tự khỏi.

Do đầy hơi hoặc táo bón

Mẹ bầu bị táo bón hầu hết là do sự chèn ép liên tục của tử cung lên thành ruột. Tử cung càng lớn, áp lực lên đường ruột cũng tăng dần, tình trạng táo bón do vậy cũng thường xuyên xảy ra hơn. Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ progesterone trong cơ thể mẹ gây giãn các cơ trơn ở thực quản và ruột, điều này làm cho quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Chính vì thế, bà bầu thường cảm thấy đầy hơi, vùng bụng dưới co thắt.

Cơ thể tích tụ mỡ khi mang thai

Khi mang thai, các mẹ thường ăn uống nhiều hơn để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Việc này khiến vùng bụng của nhiều chị em bị căng tức nhiều hơn. Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai xảy ra có thể do lượng mỡ tích tụ sớm trong thai kỳ. Lúc này các mẹ bầu thường sẽ có cảm giác như đang bị đau bụng kinh.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 nguy hiểm trong trường hợp nào?

Hầu hết các trường hợp đau bụng dưới khi mang thai là bình thường. Nhưng nếu cảm giác đau bụng đi kèm với một số dấu hiệu như: đau dữ dội, âm đạo chảy máu hoặc tiết dịch nâu… thì đó là biểu hiện cho thấy mẹ bầu đang gặp phải vấn đề bất thường trong thai kỳ và cần có sự can thiệp của bác sĩ

Mang thai ngoài tử cung gây đau bụng dưới

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng được thụ tinh nhưng không thể làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài, khiến cho mẹ bầu phải chịu những cơn đau tức ở bụng dưới. Theo thống kê, cứ 50 mẹ bầu thì có 1 trường hợp mang thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm đau bụng dưới nghiêm trọng, chảy máu âm đạo, đau khi đi tiêu, đau khi hoạt động thể chất và đau vai. Nếu bắt đầu chảy máu nhiều hoặc rối loạn nhịp tim, hồi hộp và các dấu hiệu của sốc, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Sinh non khi mang thai tháng thứ 4

Nếu cơn co thắt liên tục xuất hiện trước 37 tuần thai và kèm theo cơn đau lưng liên tục, có thể bạn sẽ sinh non. Đây là trường hợp khẩn và cần được cấp cứu ngay lập tức. Các cơn co thắt có thể kèm hoặc không kèm dịch âm đạo, có máu hoặc giảm thai máy.

Sẩy thai

Hiện tượng sảy thai thường diễn ra trong khoảng 22 tuần đầu tiên của thai kỳ. Hiện tượng này không chỉ được cảnh báo bằng việc đau tức bụng dưới, mà còn ra máu âm đạo liên tục trong nhiều giờ liền hoặc thậm chí tới vài ngày.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường đi kèm với các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, đau rát khi đi tiểu và đi tiểu có máu. Một số mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu có cả triệu chứng đau bụng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng ở thận và làm tăng nguy cơ sinh non.

Cách giảm đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4

Để giảm hiện tượng co thắt và đau bụng dưới khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp sau để cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn:

Nghỉ ngơi thư giãn hợp lý khi mang thai

Bà bầu không nên vận động quá mạnh và làm việc quá sức khiến cơ thể bị suy nhược, tâm lý căng thẳng, thay vào đó, nên có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Một tinh thần thoải mái làm cho chức năng của các cơ quan trong cơ thể đều ở trạng thái tốt, giúp giảm đau bụng dưới đảm bảo có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Tránh giữ một tư thế quá lâu

Khi mang thai, mẹ bầu không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu vì sẽ gây ra áp lực cho bụng dưới khiến bụng đau nhiều hơn. Ngoài ra cũng cần tránh tư thế ngồi xổm, ngồi khom lưng hoặc đứng yên tại chỗ quá lâu.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

Một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết trong quá trình mang thai. Mẹ nên tránh ăn các món ăn cay, chua, nóng. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau, trái cây, lựa chọn thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, giúp cơ thể hấp thu nhiều nước từ đó làm giảm tình trạng đau bụng dưới.

Uống nhiều nước

Nước không chỉ cung cấp các ion cần thiết cho cơ thể mà nước còn có tác dụng làm giảm triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai cho mẹ bầu. Uống đủ nước để hệ bài tiết làm việc hiệu quả và cung cấp đủ nước ối cho thai nhi. Mẹ bầu nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống nhiều vào buổi tối, dễ gây tiểu đêm, mất ngủ.

Tập một số bài tập thể dục đơn giản giảm đau bụng dưới

Tập thể dục thường xuyên với những bài tập đơn giản sẽ hạn chế tối đa nguy cơ đau bụng dưới cho mẹ bầu. Một số môn thể thao mẹ có thể luyện tập như đi bộ yoga, bơi lội. Chỉ với vài động tác vận động nhẹ nhàng cũng giúp mẹ bầu giảm các vấn đề căng cơ bắp và các cơn đau liên quan khác.

Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm, thai phụ nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ.

Xem thêm

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bị Đau Bụng Bên Trái Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Có Nguy Hiểm Không?

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 là tình trạng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải trải qua rất nhiều thay đổi hoặc triệu chứng mà mình chưa bao giờ gặp phải. Vậy khi bị đau bụng bên trái, bạn nên làm gì? Bài viết cung cấp cho sản phụ các thông tin cần thiết để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng bên trái khi mang thai ở tháng thứ 4

Mẹ bầu không cần lo lắng khi bị đau bụng bên trái khi mang thai ở tháng thứ 4. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường mà thai phụ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên nếu cơn đau dai dẳng và có dấu hiệu xấu như chảy máu nhiều thì đây là một vấn đề nghiêm trọng. Lúc này mẹ cần đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân và được can thiệp y tế kịp thời.

Các nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng bên trái khi mang thai ở tháng thứ 4

Tử cung bị kéo dài dẫn đến dây chằng bị kéo giãn: Ở tháng thứ 4, khi các dấu hiệu ốm nghén đã hầu như biến mất. Mẹ bầu có thể ăn lại bình thường và ăn nhiều hơn. Nhờ vậy, thai nhi cũng phát triển và nặng hơn. Giãn dây chằng làm cho mẹ dễ bị đau bụng khi đứng lên ngồi xuống.

Sự mở rộng của tử cung cũng khiến cho dây chằng chéo bị kéo giãn khiến cho mẹ bị những cơn đau cả bên trái và phải. Nếu mẹ đau bên trái nhiều hơn thì có thể tử cung của mẹ nghiêng về bên trái nhiều hơn.

Táo bón và đầy hơi cũng gây ra hiện tượng đau bụng bên trái

Viêm tuyến tuỵ do ăn nhiều chất béo cũng là nguyên nhân gây gián tiếp làm mẹ bị đau bụng trái

Những nguyên nhân khác nguy hiểm hơn

Bên cạnh những dấu hiệu nói trên, không phải các biểu hiện của việc đau bụng trái ở tháng thứ 4 đều bình thường và an toàn. Vẫn còn các nguyên nhân nghiêm trọng khác khiến cho mẹ bị đau bụng trái không nên bỏ qua:

Phần còn lại của nang buồng trứng không co lại sau 3 tháng mẹ mang bầu. Ngược lại, nó vẫn tồn tại, dẫn đến một khối u và làm đau nhói bên trái bụng của mẹ bầu.

Mang thai ngoài tử cung cũng khiến mẹ bị đau bụng.

Sỏi thận hoặc nhiễm trùng nếu mẹ bị đau bụng trái dai dẳng, chảy máu. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Những cách khắc phục khi đau bụng trái ở tháng thứ 4

Với những nguyên nhân tự nhiên không nguy hiểm, mẹ bầu chỉ cần thay đổi một chút về thói quen sinh hoạt thì có thể giảm thiểu được hiện tượng đau bụng.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Thời điểm này mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh, nếu mặc quần áo chật và bó thì có thể gây chèn ép, không tốt cho thai nhi và dễ bị đau bụng.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Mẹ có thể tập các bài như đi bộ, yoga hoặc bơi. Tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ làm giảm đau bụng mà còn giúp việc tiêu hoá được thuận lợi hơn.

Để ý khi nằm

Khi nằm thư giãn, các mẹ nên nằm nghiêng bên trái, không nên cúi gập người hay với tay lên cao khi bụng đã trở nên to.

Ăn nhiều thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá

Khi mẹ bị đau bụng vì táo bón, lúc này mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá. Bạn có thể bổ sung bơ, sữa, rau củ và uống đủ nước mỗi ngày.

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 là một hiện tượng bình thường. Bất kì sản phụ nào cũng có thể gặp phải trong giai đoạn thai kỳ. Mẹ bầu không cần quá lo lắng để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Bạn chỉ cần theo dõi các triệu chứng và thực hiện thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu bị đau nhiều hoặc bị chảy máu, bạn thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám.

Mang Thai Tháng Thứ 4 Bị Đau Đầu Có Nguy Hiểm Không?

Tuy đau đầu là tình trạng thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu nhưng ở một số mẹ bầu hiện tượng này lại xuất hiện ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Mang thai tháng thứ 4 bị đau đầu có nguy hiểm không là điều khiến không ít chị em lo lắng và thắc mắc.

Tuy đau đầu là tình trạng thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu nhưng ở một số mẹ bầu hiện tượng này lại xuất hiện ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Mang thai tháng thứ 4 bị đau đầu có nguy hiểm không là điều khiến không ít chị em lo lắng và thắc mắc.

Theo đó, đau đầu thông thường chỉ xuất hiện vào 3 tháng đầu và giảm dần vào các tháng tiếp theo. Do đó, vào tháng thứ 4, cơ thể mẹ bầu đã qua khoảng thời gian bất ổn nhất, nên hầu như không còn các cơn đau đầu. Tuy nhiên, nếu bị đau đầu vào thời điểm này thì mẹ bầu nên hết sức cẩn trọng và nguyên nhân đau đầu có thể do mẹ bầu mắc một số bệnh như cảm cúm, viêm xoang, hen suyễn hay đau dây thần kinh,…Đồng thời, trong trường hợp mẹ bị đau đầu, đi kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng. Hoặc xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn thị giác, hay thấy ánh sáng đèn nhấp nháy hoặc các điểm mù. Đây đều là những chứng bệnh khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở lên nặng hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Dù vì lý do nào thì khi xuất hiện triệu chứng đau đầu trong thai kỳ tháng thứ 4, mẹ bầu cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để được điều trị kịp thời. Đặc biệt, mẹ bầu không được tự ý mua thuốc về uống hoặc uống thuốc kéo dài mà không đi tái khám hay bỏ thuốc giữa chừng. Ngoài ra, mẹ bầu phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn và phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Mang thai tháng thứ 4 bị đau đầu nên làm gì?

Trường hợp mẹ bầu chỉ bị đau đầu bình thường trong thai kỳ thì có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên. Đầu tiên khi bị đau, mẹ hãy uống một cốc nước để tăng lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là máu lên não. Sau đó tìm một nơi thoải mái, yên tĩnh để nghỉ ngơi. Nếu vẫn đau quá, mẹ có thể dùng khăn mát chườm đầu, thái dương và vùng mắt hoặc massage nhẹ nhàng.Ngoài ra, các chị em đang có ý định mang bầu, hãy bắt đầu nghỉ ngơi nhiều hơn ngay từ bây giờ sẽ giúp làm giảm tần suất những cơn đau đầu mà chị em gặp phải trong quãng thời gian mang thai. Bên cạnh đó, khi mang thai cũng cần theo dõi lượng đường máu thường xuyên vì khi lượng đường trong máu quá thấp, nhức đầu sẽ là một tác dụng phụ thường xảy ra. Đồng thời, mẹ bầu cần ăn lượng thức ăn nhiều hơn cũng như chia làm nhiều bữa trong ngày để duy trì ổn định lượng đường trong máu.

Thêm vào đó, uống nhiều nước có thể làm giảm bớt mức độ ảnh hưởng của rất nhiều “tác dụng phụ” khi bầu bí mà mẹ gặp phải. Thiếu nước cũng như quá căng thẳng có thể khiến các mạch máu trong đầu sưng lên, một trong những nguyên nhân thường gặp của chứng nhức đầu. Vì thế bổ sung đủ nước sẽ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, giảm cường độ cũng như tần suất của các cơn nhức đầu.

Đau Bụng Bên Trái Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Có Nguy Hiểm Không?

Mang thai tháng thứ 4 cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?

Ở tháng thứ 4 tử cung được cung mẹ phải chịu nhiều áp lực hơn khi bụng bầu bắt đầu lớn dần khiến tình trạng đau bụng trở nên thường xuyên gặp hơn.

Máu và dưỡng chất được cung cấp nhiều hơn gấp 5 lần so với khi bình thường tới tử cung, thận sẽ hoạt động nhiều hơn, trọng lượng mẹ có thể tang khoảng 2.5 đến 5kg ở giai đoạn này, đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4.

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 là bình thường

Tình trạng đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 là tình trạng thường gặp và đa số nguyên nhân đều không quá nhiều nguy hiểm đến thai nhi. Biểu hiện như cơn đau không kéo dài, không quá đau gắt và thỉnh thoảng mới đau thì có thể mẹ đang gặp tình trạng:

– Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nặng bụng hay vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và đây do mẹ đã ăn thực phẩm gây kích thích, khó tiêu chứa nhiều dầu mỡ.

– Do tử cung co dãn do bụng bầu đang lớn dần và thai nhi đang phát triển, khi bụng lớn hơn và thai nhi phát triển hơn so với 3 tháng đầu thì tử cung mẹ cũng dãn ra chèn ép các mô và dây chằng khiến mẹ cảm thấy đau bụng bên trái.

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 gây nguy hiểm

Ngoài dấu hiệu bình thường như ở trên thì vẫn có những trường hợp hiếm gặp và nhỏ tình trạng đau bụng gây nguy hiểm tới mẹ và thai nhi khi: đau bụng bên trái kèm theo các triệu chứng xuất huyết âm đạo, đau buốt sang lưng, chóng mặt, các cơn đau kéo dài và ngày một đau dữ dội hơn…. Với những biểu hiện này mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay vì đây nguyên nhân gây các tình trạng nguy hiểm như sau:

– Nhau thai bong sớm, khi gặp hiện tượng đau bụng kèm theo chảy máu, đau bụng dữ dội.

– Nguy cơ dọa sảy thai, biểu hiện tình trạng này như: đau tức bụng dưới, mót tiểu, cảm giác rát bụng thì mẹ nên đi khám ngay.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là nguyên nhân gây đau bụng bên trái khi mang thai nguy hiểm mà chị em nên chú ý, thường xuất hiện triệu chứng đau tức bụng dưới, nước tiểu có mùi và có màu đục, tiểu khó, rát khi đi tiểu thì mẹ nên đi khám ngay.

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bà bầu bị đau bụng trên bên phải có phải dấu hiệu nguy hiểm? Chuột rút bắp chân ban đêm bà bầu và dấu hiệu nguy hiểm Mang thai nên nằm tư thế nào ?

Đau bụng bên trái khi mang thai nên làm gì?

– Nghỉ ngơi nhiều hơn, mặc đồ rộng thoáng mát, tránh ăn thức ăn dễ đầy bụng, ợ nóng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

– Tập một số bài tập thể dục nhẹ như: yoga, bơi, đi bộ nhẹ…

– Ngủ đúng tư thế, dùng gối kê bụng giúp giảm áp lực từ bụng nếu có thể mẹ nên dùng gối ôm cho bà bầu sẽ tốt hơn, giúp giảm đau lưng, trì bụng và gác chân cao máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt có tư thế ngủ nghiêng trái thoải mái.

– Uống đủ nước, bổ sung them nước ép trái cây hoa quả tốt cho cơ thể và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

– Khám thai định kì đúng lịch để nắm rõ tình trạng sức khỏe cũng nư sự phát triển của thai nhi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tháng Thứ 4 Bị Đau Bụng Có Nguy Hiểm Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!