Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tháng Thứ 8 Bụng Căng Cứng Có Phải Dấu Hiệu Sinh Non? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ tuần thứ 12 trở đi những cơn gò cứng bụng đã bắt đầu xuất hiện và xuất hiện thường xuyên hơn từ tháng thứ 4. Những cơn gò cứng bụng này là khá phổ biến đa số bà bầu đều không thể tránh khỏi nó không phải là dấu hiệu sinh non như nhiều bà mẹ vẫn suy nghĩ.
Trong giai đoạn mang thai sản phụ có rất nhiều thay đổi về cả tinh thần và thể chất nên những sự khác thường trong cơ thể là rất bình thường không có gì lắng. Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gò cứng bụng và nó xuất phát từ những thay đổi tự nhiên khi phụ nữ mang thai. Trừ một số trường hợp nguy hiểm như kèm theo dấu hiệu đau lưng chảy máu âm đạo thì nên tìm đến các trung tâm y tế ngay lập tức.
Tháng thứ 8 bụng mẹ bầu khá lớn
Tại sao khi mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng?
Khung xương thai nhi phát triển: bắt đầu từ tháng thứ 4 khung xương của bé bắt đầu phát triển và kể cả chiều dài. Đây là nguyên nhân khiến cho bụng mẹ bầu gò cứng dễ hiểu nhất
Tử cung giãn nở bị áp lực: 3 tháng đầu thai nhi còn bé nên không ảnh hưởng nhiều đến thai phụ. Đến quý thứ 2 trẻ phát triển rất nhanh tử cung giãn nở để đảm bảo không gian cho bé chèn ép lên các cơ quan như trực tràng, bàng quang , khoang chậu làm cho bụng mẹ bầu gò cứng.
Cảm xúc của thai phụ: tâm trạng cũng ảnh hưởng đến hiện tượng
mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng
. Theo các chuyên gia thì những mẹ bầu thường căng thẳng, lo lắng sẽ thường xuyên xuất hiện các con gò cứng bụng. Nên tạo tâm lý thoải mái để giảm bớt hiện tượng này.
Táo bón: táo bón cũng là một nguyên nhân gây ra gò cứng bụng khi mang thai tháng thứ 8. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàng không khoa học sẽ khiến bà bầu dễ bị táo bón. Trong tháng 8, giai đoạn cận kề sinh thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, nên cho bà bầu an nhiều rau xanh và các loại hoa quả để chống táo bón.
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8
Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không phải là dấu hiệu sinh non?
Những hiện tượng trên là rất thường gặp ở các mẹ bầu cho nên mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không có gì là nguy hiểm cũng không phải là dấu hiệu sinh non như nhiều bà mẹ vẫn hay lầm tưởng. Tuy nhiên có một số trường hợp cần phải biết và lưu ý đến.
Những cơn gò bụng xuất hiện thường xuyên khoảng 5-10 phút 1 lần được gọi là cơn dọa sinh non kèm theo ra máu và đau bụng thì nên đi khám bác sĩ .
Không nên sờ bụng, xoa bụng hay xoa ngực vì nhửng hành động này có thể kích thích cơn tử cung dẫn đến sinh non
Âm đạo có nhớt và dịch nhầy cũng khi chưa đến ngày dự sinh là dấu hiệu nhận biết sinh non.
Những trường hợp nguy cơ sinh non cao như : cổ tử cung bị hở bẩm sinh, từng nạo phá thai nhiều lần, té ngã và những tác động mạnh từ bên ngoài.
Không nên xoa bụng và đầu ngực để tránh sinh non
Sự phát triển nhanh của khung xương bé trong tháng thứ 8, sự giãn nở của tử cung để thích nghi với kích thước của thai nhi, tâm trạng lo lắng của mẹ bầu trong tháng này chính là những nguyên nhân làm cho các mẹ bị gò cứng bụng, những thay đổi này rất tự nhiên và bình thường không cần lo lắng. Những trường hợp nguy hiểm rất hiếm khi xảy ra nhưng cũng cần phải lưu ý.
Chia sẻ:
Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 7 Có Phải Là Dấu Hiệu Nguy Hiểm?
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là hiện tượng bình thường trong thai kỳ? Thai phụ có nên lo lắng? Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Có cách nào khắc phục không?
Nguyên nhân thai phụ gặp tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7
Cơn gò Braxton-Hicks
Bụng căng cứng trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là một trong những dấu hiệu chuyển dạ. Các cơn co thắt chuyển dạ có thể bắt đầu nhẹ và mạnh dần theo thời gian.
Tuy nhiên mang thai tháng thứ 7 các thai phụ có thể gặp các cơn co thắt Braxton-Hicks phổ biến hơn. Braxton-Hicks còn được gọi là “chuyển dạ giả” vì nhiều phụ nữ nhầm lẫn chúng với chuyển dạ thật. Thường những cơn chuyển dạ giả này mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ hay đổi tư thế thì sẽ ngừng, chúng không tăng dần theo thời gian.
Tinh thần căng thẳng, không vui
Tâm lý của thai phụ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ tổng quát và của cả thai nhi. Nếu mẹ cáu gắt, khó chịu, cũng có thể khiến bé khó chịu và gò mình khiến bụng căng cứng. Đồng thời, nếu bị stress, cảm xúc của mẹ nếu quá tiêu cực và trong thời gian dài có thể sẽ khiến mạch mách đi tới tử cung thông qua dây rốn bị co thắt lại, giảm lượng oxy tới thai nhi, khiến bé có thể gặp nguy hiểm, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Trong nhiều trường hợp tệ, tâm trạng mẹ bầu cũng có thể khiến mẹ bị sảy thai.
Sự phát triển của thai nhi
Bước vào tháng thứ 7, tam ca tứ nguyệt thứ 3, cũng là thời gian thai nhi phát triển vượt bậc. Kích thước bụng và cân nặng của mẹngày một tăng khi em bé có thể đạt đến kích thước khoảng 38 cm và nặng từ 900 – 1.350g. Thai phụ cũng sẽ thường cảm nhận được những “cú đá” và “vươn vai” của bé khi thai nhi 7 tháng tuổi.
Tiêu hoá có vấn đề cũng khiến bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7
Đôi khi do tiêu thụ những thực phẩm không phù hợp có thể khiến tiêu hoá của mẹ gặp trục trặc. Táo bón, đầy hơi là những tình trạng mà nhiều thai phụ gặp phải. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra những lúc bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7.
Uống một cốc nước, và nhìn chung là bổ sung đủ nước cho cơ thể có thể giúp tình trạng này dịu lại.
Nằm xuống và thư giãn trong vài phút. Với tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp mẹ thoải mái.
Nếu đang có dấu hiệu mắc vệ sinh thì hãy đi tiểu để làm sạch bàng quang. Bí quyết này cũng giúp mẹ mau chóng qua đi cơn căng cứng bụng bầu.
Đôi khi vị trí ngồi hay nằm của cơ thể có thể gây áp lực lên tử cung, kích hoạt các cơn co thắt Braxton-Hicks. Thử thay đổi tư thế hoặc nằm xuống.
Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen có thể giúp thư giãn các cơ mệt mỏi hoặc đau nhức, bao gồm cả tử cung.
Uống một tách trà hoặc sữa ấm có thể vừa giúp thư giãn vừa cung cấp nước cho cơ thể.
Đi bộ và hít thở đều vừa giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn, còn giúp mẹ giữ cho cơ thể linh hoạt và năng động.
Mặc quần áo hay đầm bầu thoải mái, không quá bó chặt với chất liệu mềm và thoáng mát.
Khi nào tình trạng này được xem là nguy hiểm?
Hầu hết các trường hợp bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 không có gì quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên tiếp tục quan sát và chăm sóc bản thân tốt nhất. Và hãy ngay lập tức đi khám bác sĩ hay đến trạm y tế gấn nhất nếu xuất hiện kèm theo:
Các cơn co thắt mạnh hơn hoặc gần nhau hơn
Xuất hiện dịch nhầy khác màu hay chảy máu từ âm đạo
Có những biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, có mùi hôi ở âm đạo
Đau bụng, sốt và ớn lạnh
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bụng Căng Cứng Có Phải Sắp Sinh
Bụng căng cứng có phải sắp sinh bé hay không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu đặt ra. Hay đó chỉ là do những cơn gò sinh lý trong thai kỳ gây ra?
Trong giai đoạn này, hiện tượng bụng căng cứng xảy ra khá phổ biến với hầu hết mẹ bầu, nên không đáng lo sợ như các mẹ bầu thường nghỉ. Bụng căng cứng ở giai đoạn này, có thể được xem là dấu hiệu đáng mừng bởi bụng căng cứng báo hiệu thai nhi đang phát triển tốt trong bụng mẹ, mẹ bầu bị căng cứng bụng là do khung xương thai nhi phát triển, khi bé đạp có thể làm bụng của mẹ bị căng cứng lên. Những bà mẹ có thân hình mi nhon sẽ sẽ có hiện tượng bụng căng cứng xảy ra sớm hơn những mẹ bầu có thân hình mũm mĩm.
Bụng căng cứng trong thời gian này cũng có thể là do nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón do bị thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và sự phát triển của bào thai trong bụng gây nên.
Ngoài ra, căng cứng bụng còn có thể do những động tác xoa bụng quá nhiều, massage bầu ngực quá mức gây nên.
Bụng căng cứng được xem là sắp sinh khi đi kèm một số dấu hiệu
Bụng căng cứng cũng là một trong những dấu hiệu dự báo mẹ sắp phải vượt cạn. tuy nhiên bụng căng cứng được xem là sắp sinh khi bụng căng cứng đi kèm các dấu hiệu như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút, xuất hiện cùng những cơn co thắt âm đạo trong khoảng 1 phút và kéo dài ít nhất trong một giờ, xuất hiện máu báo, tiêu chảy…
Nếu hiện tượng căng cứng bụng không đi kèm những biểu hiện nói trên, thì các mẹ bầu đừng quá lo lắng vì đó có thể là những cơ co thắt sinh lý trong thai kỳ gây ra và nó sẽ sớm biến mất.
Cách phân biệt giữa cơn gò sinh lý và hiện tượng chuyển dạ khi bụng căng cứng
Nếu bụng căng cứng là dấu hiệu bạn sắp chuyển dạ thì được gọi là những cơn gò chuyển dạ, thì cơn gò sẽ xảy ra liên tục với cường độ mạnh và những cơn gò vẫn xảy ra cho dù bạn có thay đổi tư thế nằm hay ngồi.
Còn nếu là những cơn gò sinh lý nó sẽ không xảy ra liên tục như cơn gò chuyển dạ, một giờ nhiều lắm cũng chỉ có 1 đến 2 cơn gò, khi bạn thay đổi tư thế nó sẽ giảm dần.
Mang Thai Tháng Thứ 8 Nhưng Bụng Bị Căng Cứng Có Vấn Đề Gì Không?
Hỏi: Mang thai tháng thứ 8 nhưng bụng bị căng cứng có vấn đề gì không?
Đáp:
Khi mang thai ở tháng thứ 8, nhiều mẹ bầu sẽ gặp phải vấn đề căng cứng. Càng về cuối thai kỳ tình trạng này sẽ lặp lại nhiều hơn. Vậy nguyên nhân của tình trạng đó là gì? Khu bị căng cứng ở thời điểm này có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu không?
Nguyên nhân căng cứng khi mang thai tháng thứ 8
Bên cạnh yếu tố cảm xúc, mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng có thể vì những vấn đề sau:
Áp lực lên tử cung: Cùng với sự phát triển của thai nhi, áp lực lên tử cung và các bộ phận khác cũng lớn dần. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn nhỏ nên mẹ sẽ không cảm thấy rõ ràng. Nhưng sang tam cá nguyệt thứ 3, những áp lực này sẽ làm mẹ bầu dễ nhận thấu những cơn gò cứng bụng.
Chuyển động của thai nhi: Mẹ sẽ nhận thấy những cơn gò nhẹ trên bụng mỗi lần cục cưng trong bụng đạp, hoặc xoay người.
Táo bón khi mang thai: Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng có thể do táo bón. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, táo bón khi mang thai có thể tích tụ chất độc trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Hơn nữa, việc mẹ phải dùng sức rặn mỗi lần đi vệ sinh, nhất là trong những tháng cuối còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.
Mẹ bầu bị mất nước: Một số trường hợp cơ thể bị mất nước khi mang thai cũng gây ra các cơn gò.
Bàng quang đầy: Không kịp thời “giải phóng” lượng nước khi bàng quang đã đầy cũng có thể “kích hoạt” các cơn gò cứng bụng.
Cách xử lý vấn đề bụng căng cứng
Tùy theo nguyên nhân, cách xử lý các trường hợp mang thai tháng thứ 8 căng cứng bụng cũng sẽ khác nhau. Trường hợp gò bụng do cảm xúc, do chuyển động của thai nhi, mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ ngơi chờ các cơn gò đi qua. Nếu nguyên nhân là do táo bón khi mang thai, mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
Trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng đi kèm với những triệu chứng đau lưng dưới, thay đổi dịch âm đạo, chuột rút ở vùng bụng dưới…, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ điển hình.
Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần chú ý theo dõi vì đã gần đến thời điểm chuẩn bị sinh. Đặc biệt, các mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai khi thấy những cơn gò bất thường phải nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi ngay.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tháng Thứ 8 Bụng Căng Cứng Có Phải Dấu Hiệu Sinh Non? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!