Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tháng Thứ Năm Con Tăng Bao Nhiêu Cân Là Hợp Lý? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đến tháng thứ năm, thai nhi bắt đầu nặng gần 300 gram và dài hơn 15 cm. Bé con đã khá lớn rồi mẹ ơi! Tử cung của bạn lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn. Thai nhi khi này có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau.
Sẽ sớm thôi, mẹ bầu sẽ nhanh chóng cảm nhận được chuyển động của con trong bụng. Khoảnh khắc con yêu biết đạp quả thật vô cùng xúc động và diệu kỳ! Và thật là kỳ diệu, khi bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi có kích thước tương đương một quả chuối.
Những thai đổi trong cơ thể mẹ bầu ở tháng thứ năm của thai kỳ?
+ Tử cung to ra khiến bụng dưới lộ ra rõ ràng, chiều cao của đáy tử cung ngang với rốn, thể trọng tăng nhanh, ngực và mông nở ra, ở ngực và bụng cũng bắt đầu xuất hiện các vết rạn.
+ Bà bầu cũng cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi khắp cơ thể do khớp và dây chằng giãn ra.
+ Có thể thấy chân và mắt cá chân của bà bầu đã bắt đầu sưng lên do cơ thể đang tích nhiều nước hơn bình thường.
+ Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều. Giai đoạn này trọng lượng cơ thể sẽ tăng nhanh chóng.
+ Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…
+ Tăng tiết dịch âm đạo và bầu ngực có thể xuất hiện sữa non
+ Bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy.
Những thực phẩm bà bầu cần phải kiêng trong tháng thứ 5 của thai kỳ
+ Rượu bia, cà phê và đồ uống có ga:
Rượu là đồ uống cầm kỵ trong thai kỳ bởi có thể gây ra hội chứng rượu bào thai vô cùng nguy hiểm. Trà đặc và cà phê có chứa caffeine không có lợi cho sự phát triển của em bé, bà bầu chỉ nên uống 1 ly nhỏ mỗi ngày nhưng nếu hạn chế uống được là tốt nhất.
+ Thực phẩm giàu chất béo và đường ngọt:
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo và chất đường ngọt không lành mạnh có thể khiến cân nặng bà bầu tăng nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ, khó sinh…
+ Thức ăn quá mặn:
Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn nhằm tránh nguy cơ tổn thương thận, bị tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.
Ngoài những thực phẩm kể trên, bà bầu vẫn lưu ý, không được ăn những thức ăn tái sống, chưa tiệt trùng, cũng như những thực phẩm có hại cho sức khỏe của mình như: thực phẩm đóng hộp, đóng gói, chiên xào, nhiều dầu mỡ…
Mang Thai Tháng Thứ Tám Con Tăng Bao Nhiêu Cân Là Hợp Lý?
Khi thai nhi được 32 tuần tuổi sẽ nặng gần 2 kg và thường xuyên di chuyển xung quanh. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Từ thời điểm này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ đạt thêm nửa trọng lượng tương tự lúc chào đời.
Đây là lúc bạn nên hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của bào thai. Hầu hết các mẹ bầu đều đi khám bác sĩ mỗi hai tuần ở giai đoạn này của thai kỳ. Thêm một lưu ý về cơ thể mẹ bầu ở tuần thai thứ 32 các mẹ bầu có thể nhận thấy chất lỏng màu vàng rỉ ra từ vú. Đó chính là sữa non, và đó là dấu hiệu cho thấy ngực của bạn đã sẵn sàng cho “công tác” sản xuất sữa nuôi bé.
Những điều cần chú ý khi mang thai ở tháng thứ 8 của thai kỳ? + Hãy chú ý cách sử dụng gia vị khi chế biến cho bà bầu
Đối với các món ăn của bà bầu thì các loại gia vị là cần thiết nhưng cần phải hạn chế. Ăn quá cay có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Bởi không chỉ mẹ bầu thấy khó chịu và em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, cũng không có nghĩa là bạn cứ phải trung thành với đồ luộc, như vậy sẽ vô cùng chán và có thể thiếu một số dưỡng chất. Một chút gia vị để tăng mùi vị vẫn chấp nhận được. Miễn là mẹ bầu đừng sử dụng gia vị đóng gói vì chúng sẽ chứa hương liệu nhân tạo.
+ Đến tháng thứ 8, mẹ bầu không nên ngồi quá nhiều và đi xa
Nếu như trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu được khuyến khích đi du lịch để giải tỏa căng thẳng cũng là để lúc lâm bồn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi mang thai ở tháng thứ 8, em bé có thể ra đời bất cứ lúc nào và bạn chỉ đủ thời gian để đến bệnh viện.
Vậy, để tránh những điều không mong muốn, ví dụ như em bé có thể sinh trên đường đến bệnh viện hoặc ở một nơi không có đủ điều kiện vệ sinh và y tế thì mẹ bầu không nên đi những nơi quá xa và quá lâu.
Hơn nữa, nếu có một chuyến đi dài ở tháng thứ 8, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mệt mỏi khi sinh con.
Thêm vào đó, dù đang ở nhà hay làm việc văn phòng thì bạn cũng nên tránh ngồi quá lâu một chỗ. Ngồi hàng giờ có thể khiến mẹ bầu bị đau lưng và gây áp lực lên bụng. Hãy nhớ, ở giai đoạn này, em bé chiếm phần lớn trong bụng của bạn.
+ Hãy cố gắng gạt bỏ những căng thằng khi mang thai tháng thứ 8
Căng thẳng trong bất kỳ giai đoạn mang thai nào mẹ bầu cũng đều không tốt cho cả mẹ và bé. Nhưng ở tháng thứ 8 là vô cùng quan trọng khi em bé đã đủ lớn để cảm nhận mọi thứ. Đừng để tâm trạng không tốt ‘lây’ sang bé.
Mang thai là giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời người phụ nữ. Đó là giai đoạn bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thai nhi trong bụng mình. Sẽ có những lời khuyên của bác sĩ, bạn bè và người thân để bạn có thể tránh những rủi ro.
Mang Thai Tháng Thứ Chín Con Tăng Bao Nhiêu Cân Là Hợp Lý?
Trung bình khi đến tháng thứ 9 của thai kỳ, một em bé ở giai đoạn này “cao” khoảng 47 cm và nặng gần 2,7 ký. Não phát triển rất nhanh. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu.
Khi đã qua 37 tuần, việc mang thai và các giai đoạn phát triển của thai nhi có thể được xem là “đến hạn”. Khoảnh khắc mẹ và bé gặp nhau sẽ nhanh đến thôi. Giờ đây, thai nhi to bằng một trái dưa gang, khuỷu tay, chân và đầu của thai nhi có thể nổi trên bụng mẹ khi bé con vươn tay, chân.
Ngày dự sinh của mẹ được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 40. Ngày sinh được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Dựa vào cách này này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần với ngày sinh “đáo hạn” khoảng 40 tuần.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp có tình trạng thai phụ mang thai hơn 42 tuần nhưng không phải sinh trễ mà thật ra là do tính ngày dự sinh không chính xác. Vì lý do an toàn, hầu hết các bé được sinh khi đủ 42 tuần. Đôi khi cần thiết, bác sĩ có thể phải kích sinh cho bạn.
Những thay đổi sinh lý của mẹ bầu trong tháng thứ 9
+ Bụng càng to hơn, chiều cao của đáy tử cung khoảng 30 – 32cm.
+ Do tử cung to ra và phình lên trên nên gây sức ép nghiêm trọng đối với dạ dày, phổi và tim. Các triệu chứng như đau dạ dày, tiêu hoá kém, khó thở… có thể sẽ càng nặng hơn; có thể có cảm giác tim đập nhanh, thở dốc.
Sau khi hoạt động, những chiệu trứng này ngày càng nặng hơn. Do tử cung đè ép bàng quang, nên thai phụ sẽ buồn tiểu nhiều hơn.
+ Chứng phù chân càng nghiêm trọng hơn, tay và mặt cũng có thể bị phù, tình trạng chuột rút ở chân càng tăng, lưng đau dữ dội, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn. Nướu răng thường xuyên bị chảy máu.
+ Một số thai phụ còn có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt…
+ Cơ thể càng lúc càng chậm chạp , dễ mệt mỏi. Độ nhạy cảm của tử cung tăng làm cho thai phụ luôn cảm thấy bụng căng chướng.
Một số những biểu hiện thường gặp ở mẹ bầu trong tháng cuối của thai kỳ
+ Bản năng “lót ổ” của bạn sẽ trỗi dậy và bạn có cảm giác mình bị thôi thúc phải quét tước, dọn dẹp nhà cửa.
+ Nếu là con so, khi đầu bé đã lọt thì bạn sẽ bớt các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu và khó thở.
+ Bàng quang đang bị đè ép nên bạn mắc tiểu thường hơn trước.
+ Bạn dễ bị mệt do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi
+ Các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn
Mẹo hay giúp mẹ bầu giảm thiểu cảm giác khó chịu
+ Khó chịu vì bé chòi đạp:
Cảm giác được bé chòi đạp sẽ đem đến cho bạn sự yên tâm và sung sướng, nhưng nếu bé cứ đạp mãi một chổ làm bạn khó chịu thì hãy thay đổi tư thế thường xuyên để đáp ứng lại những đợt chòi đạp của bé.
+ Cảm giác mệt mỏi:
Khi bị mệt mỏi, các mẹ hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng của bạn đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau.
Thêm vào đó, các mẹ đừng nên làm việc gì quá sức vào lúc này.
+ Hội chứng ống cổ tay:
Hội chứng này gồm các triệu chứng tê, châm chích ở các ngón tay do sưng các mô ở cổ tay, do thai gây chèn ép lên dây thần kinh. Hội chứng này sẽ khỏi sau khi sinh. Hãy đeo nẹp cổ tay và dùng vitamin B6 hàng ngày sẽ làm giảm triệu chứng này.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!
Mang Thai Tháng Thứ Tư Con Tăng Bao Nhiêu Cân Là Hợp Lý?
Cảm nhận về đầu tử cung bên dưới rốn khoảng 4,5 cm đã trở nên khá rõ ràng. Mắt bé đã có thể chớp và tim cùng với các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã có vân. Và khi đến tháng thứ 4 (16 tuần tuổi), thai nhi sẽ nặng khoảng 99 g và có chiều dài khoảng 11,6 cm.
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 4
Đến tháng thứ 4, bé to cỡ một quả bơ: hơn 11cm (đầu đến mông) và nặng gần 100g. Đôi chân của bé phát triển đáng kể, đầu cũng đã đứng thẳng hơn, và mắt đã chuyển đến gần nhau ở phía trước đầu.
Đôi tai của bé cũng đã gần như ở đúng chỗ của mình. Cấu trúc da đầu đã bắt đầu hình thành, mặc dù các nang tóc chưa thể nhận ra được. Bé thậm chí cũng đã bắt đầu mọc móng chân. Tim bé hiện tại bơm khoảng hơn 25 lít máu mỗi ngày và lượng máu sẽ tiếp tục tăng khi cơ thể bé tiếp tục lớn lên.
Nguồn dinh dưỡng dành cho bà bầu ở tháng thứ 4
Bà bầu nên bổ sung chất gì khi mang thai tháng thứ 4? Vì đây là thời kỳ quan trọng cho sự tăng trưởng nhảy vọt của thai nhi. Bà bầu cần bổ sung các chất sau đây để bảo đảm cho thai nhi phát triển toàn diện:
+ Chất xơ: Chất xơ không chỉ để làm cho ốm đi như nhiều người nghĩ. Mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo một bữa ăn khỏe mạnh, đặc biệt là khi bạn mang thai tháng thứ 4.
Bạn cần chất xơ để chuyển thức ăn một cách nhanh chóng vào cơ thể bạn, để cung cấp chất xơ cho cơ thể, nó đi qua ruột để việc loại chất thải được nhanh chóng. Và để giữ nước và thải chất độc ra khỏi cơ thể.
+ Protein: mẹ bầu nên bổ sung thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bởi vì, protein là chất cơ bản nhất cấu thành cơ thể thai nhi, cung cấp đủ protein có lợi cho sự sinh sôi nảy nở tế bào não của thai nhi, khiến não thai nhi phát triển tốt.
Đồng thời cũng thỏa mãn những nhu cầu thay đổi về cơ thể của phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn này, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần hấp thu 85g protein thì có thể thỏa mãn nhu cầu cần thiết cho cơ thể.
+ Muối vô cơ: Các chất như canxi, sắt… phong phú. Canxi là chất không thể thiếu cho sự phát triển xương của thai nhi, do vậy để thai nhi không bị còi xương thì khi mang thai bạn cần hấp thu đủ canxi. Nếu thiếu canxi, cơ thể phụ nữ mang thai cũng dễ bị loãng xương.
+ Sắt: Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì có thể làm giảm tốc độ tăng trọng lượng của thai nhi. Khi thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn tới đẻ sớm, thai chết lưu.
Để bổ sung các loại muối vô cơ cần thiết cho cơ thể, mỗi bữa ăn nên ăn các loại thức ăn như: canh sườn, bột xương, lòng đỏ trứng gà, các loại sữa, các sản phẩm chế biến từ đậu, gan, thận, tim lợn, thịt nạc, rau lá xanh và hoa quả…
+ Vitamin cần thiết cho bà bầu mang thai tháng thứ 4
Cơ thể của con người cần nhiều loại vitamin để thỏa mãn nhu cầu phát triển. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi; vitamin nhóm B có thể tăng cảm giác thèm ăn, giúp tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển và việc bài tiết sữa của phụ nữ mang thai…
Mang Thai Tháng Thứ Bảy Con Tăng Bao Nhiêu Cân Là Hợp Lý?
Đến tháng thứ 7, thai nhi nặng khoảng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Vào tuần thai thứ 28, tức là mẹ bầu đang ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 và chuẩn bị “cán đích”, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra.
Thêm vào đó, mẹ bầu nên cực kỳ cẩn thận với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn con. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, ngay lập tức báo với bác sĩ để được thăm khám. Khả năng sống sót của bé con nếu “bất đắc dĩ” phải chào đời sớm ở 28 tuần tuổi cũng thuộc dạng khá cao.
Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên đăng ký tham gia các khóa học tiền sản để trang bị thêm kiến thức bảo vệ 2 mẹ con khỏi những tác động gây hại từ bên ngoài. So với tuần 27, thai nhi tuần 28 đã tăng thêm 100 gram và có kích thước tương đương một trái cà tím
Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai ở tháng thứ 7 Đến tháng thứ 7, cơ thể mẹ bầu thay đỏi như thế nào?
+ Ngực của bạn có thể bắt đầu rỉ sữa non, chất dịch màu vàng tiết ra từ bầu ngực để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
+ Cảm giác mất thăng bằng sẽ bắt đầu xuất hiện, bụng nặng hơn và bạn có thể sẽ phải đi “hàng hai” và bước lạch bạch. Để cải thiện, hãy cố gắng duy trì tư thế cân bằng, mang giày đế thấp và sử dụng một tấm đệm lót vững chắc khi nằm hoặc ngồi xuống.
+ Chứng đau lưng vì thế sẽ càng nặng hơn. Đồng thời, phát sinh thêm chứng khó thở do áp lực thai tác động lên phổi.
+ Lồng xương sườn và xương chậu của bạn đều có cảm giác đau đớn khi thai nhi lớn dần. Muốn thoải mái hơn, bạn có thể vận động nhẹ nhàng như chọn bộ môn bơi lội chẳng hạn.
+ Dịch tiết âm đạo của bạn lúc này ngày càng nhiều và có màu trắng. Vì thế, mỗi ngày có thể bạn sẽ phải thay 2-3 chiếc quần trong. Ợ nóng trong tháng này cũng rất phổ biến.
+ Theo dõi số lần thai máy trong tháng này sẽ là cách để đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi. Mỗi ngày, ít nhất bé phải có 10 cú đá, chuyển động, cọ quậy hoặc cuộn mình.
Bạn sẽ cảm thấy ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 tiếng. Hiện tượng thai máy này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy theo mỗi bé nhưng phải ít nhất ba cử động trong nửa tiếng.
Các bệnh có thể gặp khi mang thai tháng thứ 7 mà mẹ bầu cần chú ý
Đến tháng thứ 7, các mẹ bầu sẽ phải khám thai 2 tuần một lần và thăm khám tương tự như các tháng trước với các chỉ số: cân nặng, huyết áp, nước tiểu, nhịp tim nhi, chiều cao của tử cung, kích thước và hình dạng của tử cung, kích thước và vị trí của thai nhi.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ thăm khám xem bạn có bị sưng mắt cá chân và bàn chân hay không. Đặc biệt nếu kèm theo triệu chứng đau đầu, thay đổi thị giác hoặc đau bụng, rất có thể bạn đã bị tăng huyết áp. Thêm vào đó, nếu nhóm máu của bạn là Rh-, hãy nói với bác sĩ để được tiêm Rhogam trong tháng này nhằm ngăn ngừa biến chứng.
Mang Thai Tháng Thứ Sáu Con Tăng Bao Nhiêu Cân Là Hợp Lý?
Đến tháng thứ sáu, giờ đây bé cưng đã có thể phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bé có thể hiểu được những lời mẹ thủ thỉ mỗi ngày.
Cơ thể thai nhi cũng đã phát triển đầy đủ các chức năng. Khuôn mặt cũng gần giống với lúc chào đời, với đầy đủ lông mi, lông mày, tóc. Thai nhi tuần thứ 24 có kích thước tương đương một quả dưa lưới, nặng khoảng 500 gram và dài khoảng 29 cm
+ C:hia nhiều bữa nhỏ:
Mỗi ngày ăn khoảng 4 đến 5 bữa và không nên ăn quá no, ăn ở mức độ vừa phải giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, việc ăn nhiều sẽ gây mệt nhọc vì bụng phải mang lượng thức ăn lớn.
+ Bổ sung các dưỡng chất:
Cần bổ sung cho cơ thể các loại thức ăn giàu phốt pho, protein và vitamin để trí lực của thai nhi phát triển hơn.
+ Hạn chế đồ ngọt, dầu mỡ:
Nên hạn chế ăn những đồ nhiều dầu mỡ, đường, quá nhiều nhiệt lượng khiến thai nhi quá lớn và gây ảnh hưởng khi sinh nở.
+ Bổ sung chất xơ, dinh dưỡng từ các loại hạt:
Những loại thức ăn như rau xanh và hoa quả tươi, lạc, vừng, hồ đào và hạt hướng dương… cần được bổ sung nhiều hơn để tránh các bệnh về tiêu hóa và bệnh hậu môn trực tràng như táo bón, trĩ…
+ Ăn nhiều gan động vật, đậu, mộc nhĩ, rau xanh… để làm giảm lỷ lệ thiếu máu của trẻ khi sinh.
+ Bổ sung sắt, canxi:
Sắt là chất rất cần thiết giúp bổ sung máu trong thời gian thai kỳ và hạn chế được thiếu máu sau khi sinh, các thực phẩm chứa nhiều sắt là: máu động vật, thịt nạc, gan, cá, các loại thực phẩm họ đậu…
Cần chú ý bổ sung canxi, I-ốt, phốt pho, kẽm có trong rong biển, sứa, tảo đỏ, đậu tương, rau cải, đậu phụ, mộc nhĩ đen, lạc, lòng đỏ trứng, trứng gà, xương đầu động vật, gan động vật, thịt nạc cùng các loại cá, trai biển, tép moi, …
+ Tăng cường bổ sung các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E và D…, sữa và protein:
Ăn nhiều hoa quả tươi như: Các loại hoa quả tươi chính là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời, các bà bầu không nên bỏ qua các loại quả như chuối, đu đủ, bưởi, lê, táo và kiwi…
Thêm vào đó, các mẹ cần bổ sung nhiều protein với các thực phẩm thịt, cá, sữa trứng…nhưng tránh thịt và cá có quá nhiều mỡ. Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng là nguồn thực phẩm không thể thiếu, trong sữa có nhiều canxi giúp bé phát triển về xương, các bà bầu nên ăn sữa chua và váng sữa, sữa tươi hàng ngày.
+ Uống nhiều nước:
Mỗi ngày thai phụ nên uống khoảng 6 đến 8 cốc nước, có thể thay thế nước bằng nước ép rau củ quả và trái đây để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tháng Thứ Năm Con Tăng Bao Nhiêu Cân Là Hợp Lý? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!