Bạn đang xem bài viết Mang Thai Theo Từng Giai Đoạn được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mang thai theo từng giai đoạn
Tuần thai thứ 40
Tuần thai thứ 40 – Chào mừng con yêu đến với thế giới này!
Tuần thai thứ 39
Tuần thai thứ 39 – Dịch âm đạo của cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn
Tuần thai thứ 38
Tuần thai thứ 38 – Con đã thuần thục cách gập người trong tử cung rồi mẹ ạ! -
Tuần thai thứ 37
Tuần thai thứ 37 – Con đang tiếp tục hoàn thiện cấu trúc và chức năng não -
Tuần thai thứ 36
Tuần thai thứ 36 – Những cơn đau thắt giả sẽ tìm tới mẹ bầu Mặc dù phải tới 3 tuần nữa mới tới ngày dự sinh của bé, thế nhưng theo các …
Tuần thai thứ 35
Tuần thai thứ 35 – Vấn đề sưng phù của mẹ sẽ ngày càng nghiêm trọng - Thật tuyệt vời! Vậy là chỉ chưa đầy 4 tuần nữa thôi mẹ sẽ được gặp …
Tuần thai thứ 34
Tuần thai thứ 34 – Con đã lớn ngang một trái bí hồ lô rồi mẹ! Ở tuần thai thứ 34, bé đã phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất. Bây …
Tuần thai thứ 33
Tuần thai thứ 33 – Con không còn hoạt bát như trước Tuần thai thứ 33, bé bắt đầu cảm thấy túi ối thật chật chội và khó chịu. Đây cũng có …
Tuần thai thứ 32
Tuần thai thứ 32 – Mẹ tăng cân nhanh chóng Khi bước vào tuần thai thứ 32, cơ thể bé đã đầy đặn và cứng cáp hơn. Lúc này, mẹ nên dành cho …
Tuần thai thứ 31
Tuần thai thứ 31 – Sự hiếu động của bé khiến mẹ mất ngủ Tuần thai thứ 31, bé lớn lên từng ngày. Vì vậy, bạn không thể tránh được cảm giác …
Tuần thai thứ 30
Tuần thai thứ 30 – Mẹ bầu dễ xúc động hơn bao giờ hết! Xin chào mừng bạn và bé yêu đã bước tới tuần thứ 30 của thai kỳ. Như vậy, là theo dự …
Thai Giáo Theo Nhà Phật Trong Từng Giai Đoạn Mang Thai
9 tháng mang thai của người phụ nữ được chia làm 3 thời kỳ. Mỗi giai đoạn, đứa trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau về hình dáng, nhận thức. Vì thế, tùy vào từng giai đoạn, người mẹ cần có sự giáo dục phù hợp.
Thai giáo theo đạo Phật trong 3 tháng đầu
Vào tháng đầu tiên của thời kỳ thai nghén, cơ thể của bé nhỏ xíu như hạt lúa, bé lúc này gọi là phôi thai. Ngay từ lúc này, mẹ đã có thể áp dụng cách thai giáo theo nhà Phật cho bé.
Phôi thai tháng đầu tiên có chiều dài khoảng 1cm, nặng khoảng 2g.
Tháng thứ 2, chiều dài phôi thai được 4cm, phôi nặng khoảng 14 – 15 gam và bắt đầu có tim thai.
Tháng thứ 3, mí mắt đã phát triển và khép phủ lên mắt, cơ quan sinh dục bắt đầu hình thành, các ngón tay, ngón chân đã phân biệt rõ và có móng, chiều dài phôi khoảng 9cm nặng khoảng 90-100g.
Thời kỳ này, đa số các người mẹ hay bị các cơn nghén hành hạ rất khổ sở. Tâm lý người mẹ cũng có những biến đổi rất thất thường, dễ khóc, hay nổi cáu, tức giận…. Nhận thức được điều này, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, người mẹ nên huân tập cho mình một tâm lý an nhiên, tự tại bằng phương pháp thiền định, làm chủ các cảm xúc của mình, không để những suy nghĩ tiêu cực kéo dài quá lâu.
Thai phụ nên nghe nhạc thiền Phật giáo vào 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 phút. Chúng ta có thể chọn những loại nhạc Phật giáo không lời có giai điệu du dương, nhẹ nhàng hoặc những bản nhạc Phật giáo có lời như nhạc niệm Phật A Di Đà, nhạc Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, chú Đại bi… Âm lượng khi mở nên vừa phải, đủ nghe, nhất là mỗi khi ngủ nghỉ hoặc trong không gian tĩnh lặng, người mẹ nên quán tưởng đến hình ảnh của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Đức Phật Di Đà, Phật Di Lặc… Với những việc làm trên, người phụ nữ khi mang thai sẽ có tâm trang thư thái, tự tại. Từ đó, đứa con cũng cảm thấy như được tưới mát, nhẹ nhàng.
Sau khi ăn cơm xong, chúng ta cũng nên dành khoảng 10-20 phút thiền hành. Các nhà khoa học cũng khuyên phụ nữ mang thai nên đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho thai nhi. Với những Phật tử khi mang thai vừa có thể kết hợp đi bộ chậm rãi vừa đi trong chánh niệm mà nhà Phật hay gọi là đi kinh hành. Mỗi bước chân của ta có thể niệm thầm hoặc niệm thành tiếng hồng danh Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc Nam mô A Di Đà Phật… Chí tâm, chí thành niệm Phật và cầu nguyện cho thai nhi khỏe mạnh là những điều vô cùng lợi lạc cho đứa trẻ.
Một điểm mà những người mẹ mang thai cần lưu ý là: nếu bạn có con khi tâm lý chưa chuẩn bị sẳn sàng như bị cưỡng hiếp, bị phụ tình hoặc đứa trẻ không được người cha hoặc hai bên gia đình chấp nhận thì người mẹ nên vững vàng về tinh thần. Chúng ta không nên mang tâm lý oán hận, buồn bã, bởi những ai làm sai đã có luật nhân quả trừng trị, phải suy nghĩ nuôi mầm sống đang hình thành trong cơ thể bằng một cái tâm vị tha thì đứa trẻ ra đời sẽ sống nhân ái, bao dung.
Thai giáo theo đạo Phật trong 3 tháng giữa
Từ tháng thứ 4, lông mày, lông mi và móng của bé bắt đầu phát triển, da bé vẫn còn rất mỏng.
Từ tháng thứ 5, mẹ có thể cảm nhận những cử động đầu tiên của bé con thân yêu của mình.
Từ tháng thứ 6, da bé dày hơn, lớp mỡ dưới da xuất hiện, bé cử động mạnh hơn và đã có phản xạ nuốt, chiều dài của bé khoảng 30cm và nặng khoảng 600-700g.
Khi siêu âm trong giai đoạn này, chúng ta đã có thể biết được giới tính của thai nhi. Vì thế, nếu bạn không quan trọng về giới tính thai nhi thì tâm lý của bạn sẽ thoải mái với kết quả siêu âm. Nhưng nếu bạn đang mong chờ đứa trẻ là công chúa hoặc một cậu nhóc kháu khỉnh thì đừng ức chế nếu giới tính của bé không như ta mong đợi. Nếu khởi tâm buồn rầu, chán chường thì đứa trẻ cũng sẽ cảm nhận được rất rõ.
Trong giai đoạn này, người mẹ cũng nên tích cực xem các bộ phim Phật giáo về những hạnh hiếu, hạnh bi, nhẫn của các vị Phật, Bồ tát, thiền sư… hoặc những bộ phim xã hội có tính giáo dục cao. Các bạn nên tránh xem những bộ phim thuộc các thể loại như kinh dị, ủy mị, chiến tranh… Khi nghe nhạc cũng tránh nghe những loại nhạc như rock, nhạc sến… Những bộ phim hay thể loại nhạc nêu trên rất dễ làm cho tâm lý người mẹ bị chìm xuống vực sâu.
Đồng thời, nếu bạn có những khúc mắc, những nỗi buồn cất giấu trong lòng thì nên chia sẻ với chồng, người thân hoặc bạn bè, những người mà bạn cảm thấy tin tưởng, tránh để tinh thần ủ dột, đau buồn. Chúng ta cần tạo ra tâm lý vui vẻ, thường xuyên tâm sự với đứa trẻ. Thêm vào đó, trong thời gian mang thai, chúng ta nên học hạnh bao dung, vị tha, không cằn nhằn, chì chiết chồng con, gia đình.
Để thai giáo theo đạo Phật, những lúc có thời gian rảnh rỗi, đặc biệt vào ngày rằm, mồng 1 và lễ lớn, người mẹ nên đến chùa để tụng kinh, lạy Phật, phóng sanh, cúng dường… Với những công đức, phước lành mà chúng ta có được, người mẹ nên hồi hướng cho con, nguyện cho đứa con sinh ra khỏe mạnh, sống biết thương người, có đạo nghĩa và được bén duyên với đạo Phật.
Thai giáo theo đạo Phật trong 3 tháng cuối
Tháng thứ 7, bé có cân nặng khoảng 1000 – 1100g. Thính giác phát triển.
Tháng thứ 8, bé có thể nghe được những âm thanh bên ngoài cơ thể mẹ.
Trong quý 3 này, các cơ quan thính giác của bé đã hình thành trọn vẹn. Vì thế, việc các bạn thường xuyên nghe nhạc Phật giáo, nhạc Thiền với tiết tấu du dương, nhẹ nhàng, vừa phải là đủ để bé có thể nghe và tiếp nhận âm thanh ấy. Đây cũng là kỹ năng thai giáo theo đạo Phật đơn giản mà rất hiệu quả.
Trong giai đoạn này, người mẹ còn có thể tìm các loại sách ngụ ngôn Phật giáo, câu chuyện nhân quả, hiếu thảo hoặc các truyện cổ dân gian mang tính giáo dục cao để đọc cho con nghe. Chúng ta không nên nghĩ phải đợi con chào đời thì mới làm những chuyện này. Người mẹ cũng có thể hát ru cho con bằng những lời ru nhẹ nhàng hoặc hát nhạc niệm Phật, nhạc niệm Quan Thế Âm Bồ Tát… Đây chính là những hạt giống tốt lành cho sự phát triển và hình thành nhân cách đứa trẻ về sau.
Trong suốt 9 tháng mang thai, người mẹ vẫn nên vận động nhẹ nhàng, đừng nên quá yếu đuối, ỷ lại để đứa trẻ sinh ra đời không mang tâm lý dựa dẫm vào cha mẹ. Bên cạnh việc thực hành các phương pháp giáo dục thai nhi theo quan điểm Phật giáo, người phụ nữ khi mang thai cũng nên chú ý chăm sóc sức khỏe của mình bằng việc bổ sung các chất dinh dưởng, viatmin… cho cơ thể khỏe mạnh.
3 phương thức thai giáo theo đạo Phật
Tóm lại, từ các vần đề nếu trên, trong suốt hơn 9 tháng mang thai, người mẹ nên áp dụng phương pháp thai giáo theo đạo Phật bằng những phương thức sau:
Thai giáo bằng cảm xúc
Tránh tối đa các phản ứng tiêu cực trong thời gian mang thai: vui, buồn, mừng, giận đồng thời phát triển các nhân cách tích cực: thương người (từ), cảm thông trước nỗi khổ, niềm đau của người khác (bi), tâm lúc nào cũng vui vẻ (hỷ), buông bỏ những uất hận, nỗi buồn (xả). Đứa trẻ khi đầu thai vào cha mẹ đã có thần thức, ý niệm, có sóng, cho nên khởi tâm động niệm và hành động của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai. Nên trong thời gian người mẹ mang thai, nếu khởi tâm động niệm thiện, thanh tịnh thì thai nhi sẽ nhận được rất nhiều lợi lạc. Ngay trong lúc mang thai, chính bản thân chúng ta phải thực hành tận hiếu thảo, sóng hiếu thảo đó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thai giáo bằng nhạc thiền: thường xuyên nghe nhạc thiền không lời, nhạc thiền có lời, nhạc thiền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hoa, chọn nghe những bản nhạc mà mà thấy tâm rũ bỏ được những khổ đau, nhạc kinh A Di Đà, nhạc Vu lan, nhạc kinh Phổ Môn….
Thai giáo bằng ngôn ngữ
Có 4 cách truyền thông bằng ngôn ngữ: nói lời sự thật; nói lời xây dựng, hòa hợp, hàn gắn; nói bằng ngôn ngữ, ngữ điệu hòa ái, không văng tục, không nói châm biếm, nói lưỡi hai chiều làm người khác phải buồn; nói những điều thật sự có lợi ích. Người mẹ khi mang thai không nên nghe chuyện thị phi, cũng không nên mang những chuyện thị phi ở ngoài đường vào nhà mình và ngược lại. Phát ngôn bằng lời từ ái, ngữ điệu từ ái, xuất phát từ tâm chúng ta. Tránh các ngôn ngữ căng thẳng. Ngày nay, với thời đại kỹ thuật số, các phương tiện như điện thoại, blog, Facebook cũng là nơi để chúng ta phát ngôn tuy không thành tiếng. Vì vậy, bất cứ một thông tin nào được đăng tải trên các phương tiện trên, người mẹ cũng nên biểu đạt bằng ngôn ngữ dễ nghe, thân thiện.
Thai giáo bằng mĩ học
Mĩ học là quan niệm thẩm mỹ lệ thuộc vào lối sống của con người. Người mẹ khi mang thai đừng bỏ quên cách giáo dục con trẻ bằng mĩ học. Chúng ta nên thường xuyên treo những hình ảnh cao đẹp ở nhà như tượng Bồ tát, hình Phật hoặc hình các em bé dễ thương để nhìn ngắm. Điều này sẽ tác động rất tốt đến đứa trẻ sau khi ra đời.
Theo phatphapungdung.com
BÀI CÙNG QUAN TÂM
Mách Mẹ Cách Bế Bé Sơ Sinh Chuẩn Theo Từng Giai Đoạn
1 – 2 tháng: Tốt nhất nên bế trẻ theo tư thế nằm ngang, hạn chế thấp nhất tư thế bế thẳng lưng trẻ (còn gọi là bế vác vai). Lý do là vì trong giai đoạn này, chiều dài đầu của bé chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn thân nên khi bế vác, trọng lượng của toàn bộ phần đầu bé sẽ dồn áp lực xuống cột xương sống.
Một số bà mẹ muốn bế vác con lên sau khi cho bú để vỗ lưng cho bé ợ hơi, tránh trớ sữa thì cần chú ý để phần thân bé áp vào ngực mình và đỡ phần đầu, cổ bé ngả tự nhiên vào vai sẽ hạn chế được áp lực lên cột sống bé. Tuy vậy, cũng không nên bế bé trong tư thế này lâu.
3 – 5 tháng: Khi bé đạt đến mốc tuổi này, bạn có thể chọn bế bé theo hướng nghiêng hoặc bế dựng thẳng đứng (bế vác). Trong giai đoạn này, đầu bé đã bước đầu giữ được theo phương thẳng nhưng cổ và các cơ ở lưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, tuy được khuyên là có thể bế bé theo 2 cách trên nhưng cách bế dựng thẳng lưng bé không nên duy trì trong thời gian quá lâu.
Với tư thế bế thẳng lưng bé, bạn có thể cho bé ngồi lên một cánh tay bạn, cánh tay còn lại đỡ phần ngực và cổ của bé sao cho áp sát vào ngực của bạn. Lúc này, bạn như một điểm dựa vững chắc cho cổ và lưng của bé. Với sự thay đổi nhỏ về tư thế bế như thế này, chắc chắn bé sẽ rất thích đấy.
6 tháng trở lên: Từ giai đoạn này trở đi, bạn có thể lựa chọn nhiều tư thế bế bé khác nhau tùy theo tình huống cụ thể và ý thích của bé. Riêng kiểu bế cắp nách, theo kinh nghiệm dân gian được truyền khẩu thì nên đợi đến khi bé cứng cáp hẳn, thông thường khoảng gần 1 tuổi là tốt nhất.
Một số chú ý khi bế trẻ sơ sinh
– Trước khi bế bé, bạn nên rửa tay sạch sẽ và tháo hết các vòng đeo tay để tránh làm trầy xước làn da non nớt của bé. Sau đó, nên xoa hai tay với nhau để tạo độ ấm rồi mới bế bé.
– Trong khi bế bé, động tác của bạn cần nhẹ nhàng, dịu dàng, nên nhìn vào mắt bé và mỉm cười. Ngay cả khi bé khóc, bạn đừng tỏ ra mất bình tĩnh khiến động tác trở nên quá nhanh, quá mạnh. Hầu hết các bé sơ sinh đều thích được mẹ bế với sự bình tĩnh, dịu dàng vì như vậy bé mới thấy cảm giác an toàn.
– Khi chưa được 2 – 3 tháng, phần cổ của bé rất yếu, không có sức nâng đầu dậy. Vì vậy, bạn cần chú ý hỗ trợ cho phần đầu của bé khi bế bé lên hoặc đặt bé xuống.
– Khi bé tỏ ra thích thú với trò chơi nào đó, sau khi kết thúc trò chơi, bạn nên bế bé trong một khoảng thời gian để bé được được yên tĩnh, thư giãn sau khi tinh thần đã ở trạng thái phấn khích.
Dinh Dưỡng Mang Thai Trong Từng Giai Đoạn
Nếu phụ nữ đang mang thai mà bị suy dinh dưỡng thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà còn ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và phát triển của thai nhi, vì giữa người mẹ và thai nhi có mối liên kết hữu cơ với nhau thật chặt chẽ.
Ở thời kỳ đầu mang thai (giai đoạn 3 tháng đầu):
Thai nhi phát triển tương đối chậm, do vậy lượng nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng chỉ cần đáp ứng giống như trước khi mang thai. Nghĩa là đủ dinh dưỡng hợp lý cung cấp cho người mẹ cả về đạm, đường, mỡ và các yếu tố vi lượng như khoáng chất và các vitamin (như Elevit, Blackmores Pregnancy)
Ở thời kỳ giữa mang thai (được 4-7 tháng):
Giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh. Do đó đòi hỏi lượng nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng tăng lên rất cao. Nếu như không đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ xuất hiện trên người phụ nữ mang thai nhiều hiện tượng khó chịu như thiếu máu, chuột rút… Bởi vậy trong thời kỳ này người mẹ cần ăn nhiều các thức ăn giàu dinh dưỡng như trứng, thịt nạc, cá, đậu, sữa, rau xanh ra trái cây để tăng cường đạm, đường, các khoáng chất đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, iốt, acid folic, sêlen…, các vitamin đặc biệt là nhóm B, vitamin C, A, D, E… ăn ít mỡ, nhưng lại cần ăn cá nhiều để dễ hấp thu canxi và mỡ loại omêga 3. Nếu không cung cấp đầy đủ canxi thai nhi khó phát triển bình thường người mẹ mang thai còn dễ bị tăng huyết áp ở giai đoạn cuối, xuất hiện phù, tiểu có albumin, thậm chí chức năng tim gan thận bị tổn hại hoặc co giật nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Do vậy khi mang thai ở tuần thứ 15, bắt đầu cho uống mỗi ngày 2g canxi thì huyết áp luôn giữ được ở mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ. Nếu như mỗi ngày chỉ dùng 1g thì sau tuần lễ thứ 24 sẽ không khác gì là chưa được bổ sung canxi và vẫn làm huyết áp tăng dần gây bệnh tăng huyết áp thi kỳ. Vì trong giai đoạn này do cần đủ canxi để phát triển xương của thai nhi nên cuống rốn đã tiết ra một lượng lớn estrogen để ngăn trở việc tái hấp thu canxi của xương trong cơ thể mẹ.
Để đề phòng táo bón ở người mẹ cần ăn nhiều các loại rau có chứa chất xơ và pectin như rau cần, rau hẹ, lê hoặc mật ong… không nên hoặc ăn ít các loại rau quả không có lợi cho phụ nữ ở thời kỳ mang thai như rau chân vịt, nhãn, sơn tra, gan động vật… hay các loại gây kích thích ảnh hưởng đến tim mạch, nhịp thở và giấc ngủ, thần kinh như ớt, trà đặc, cà phê, cocacola, thuốc lá…
Việc bổ sung các loại vitamin bà bầu như Elevit, Blackmores Pregnancy là rất cần thiết trong giai đoạn này.
Thời kỳ cuối mang thai (được 8-9 tháng):
Thai nhi phát triển nhanh hơn, song lượng dinh dưỡng cần được tích trữ trong thai nhi cũng cao nhất ở giai đoạn này. Vì vậy nhu cầu về chất dinh dưỡng trong từng bữa cơm cũng rất cao, nên người mẹ phải ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng các loại để bảo đảm nhu cầu phát triển nhanh chóng của thai nhi. Nghĩa là cần phối hợp một cách hợp lý các loại thức ăn như lương thực, đậu các loại, các chế phẩm từ đậu, chế phẩm từ sữa như sữa chua…, thức ăn từ động vật như tôm, cua, thịt nạc các loại rau xanh, trái cây… cố gắng làm cho bữa ăn đa dạng, nhưng vẫn cần hạn chế chất béo động vật có cấu tạo phân tử là liên kết no (liên kết đơn) để ngăn ngừa các chứng bệnh khác cho cả mẹ và thai nhi.
Cụ thể cần lưu ý đến các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như đậu các loại (đậu phộng, hạt bồ đào, quả hạnh nhân), cà chua và những sản phẩm làm từ cà chua, các loại quả chín như quất, mâm xôi, vì trong các loại quả này có chứa nhiều sắt và acid ellagic (một chất tạo màu cho quả) có tác dụng ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch, ngoài ra còn cung cấp chất xơ và nhiều vitamin C.
Tốt nhất là xây dựng một thực đơn, đó là một bữa ăn cần đầy đủ chất phải hội tụ 3 nguyên tắc:
– Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và muối khoáng, chất xơ.
– Cần đủ nước cho cơ thể để chuyển hóa các chất thông qua các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giải phóng năng lượng, thực hiện quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể, đào thải các cặn bã, chất độc trong cơ thể qua đường niệu, mồ hôi, hơi thở…, điều hòa thân nhiệt, tuần hoàn huyết dịch… Vì vậy nước chiếm hầu hết trong cơ thể và các tế bào kể cả tế bào xương, thần kinh…
– Thực phẩm phải an toàn: Thịt, cá, hải sản, trái cây phải tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn như sữa chua, xúc xích, ruốc bông bảo đảm không có hóa chất, biến đổi gen… Các loại rau quả khi chế biến không làm nhàu nát để khi rửa không làm mất các vitamin tan trong nước như nhóm B, C, PP, acid folic… Thay đổi thực đơn thích hợp để vừa đủ chất lại ngon miệng, kích thích ăn uống.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Theo Từng Giai Đoạn trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!