Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai Tuần 26: Những Điều Cần Biết # Top 7 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mang Thai Tuần 26: Những Điều Cần Biết # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tuần 26: Những Điều Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Sự phát triển của trẻ

1.1 Da, lông, tóc

Lông mày và lông mi của trẻ đã có hình dạng nhất định rồi đấy. Tóc của trẻ cũng bắt đầu xuất hiện và nhiều dần từ lúc này. Em bé ở tuần thứ 26, dù đã có sự lắng đọng của mỡ dưới da tương tự tuần 25, nhưng em bé vẫn có màu đỏ và da nhăn nheo. Như đã nhắc ở tuần 25, mỡ dưới da lắng đọng có chức năng vật lý là làm thay đổi màu da, cũng như làm da trẻ căng bóng, và chức năng chuyển hoá thành năng lượng và tạo nhiệt cho trẻ, giữ ấm sau khi sinh ra.

Sự xuất hiện của mỡ sẽ ngày càng nhiều hơn.

1.2 Mắt và hệ thần kinh của trẻ

Ở tuần 26 này, thông thường trẻ nặng khoảng 700 gram – 900 gram.

Sự phát triển các dây thần kinh của trẻ tăng hơn so với tuần thứ 25 đã làm tay trẻ với được các ngón chân. Cũng như bàn tay trẻ sẽ thường xuyên sờ nắn khuôn mặt, đặc biệt là môi.

Não là một cơ quan rất phức tạp. Trong suốt thai kỳ, não của trẻ không chỉ lớn dần lên mà còn trưởng thành nữa (có nhiều chức năng hơn). Điều này xảy ra do các tế bào thần kinh bắt đầu liên kết với nhau nhiều hơn. Những tế bào thần kinh này phát triển từ hơn 12 tuần trước, đến nay đã hoàn thiện. Tuy nhiên còn một chặng đường để phát triển nữa. Bề mặt não của trẻ lúc này khá trơn láng. Đến khi các tế bào thần kinh trong não phát triển hơn nữa, các nếp gấp não mới bắt đầu rõ ràng hơn.

Dịch não tuỷ là một loại dịch nằm trên trong xương sọ. Loại dịch này có nhiều chức năng. Một trong số đó là đệm cho mô não không bị dập khi đụng vào xương sọ khi có va đập.

1.3 Tuyến thượng thận của trẻ

Là một cấu trúc hình tam giác, nằm ngay trên thận. Điều đặc biệt là tuyến thượng thận của trẻ to gấp 20 lần ở người lớn.

Đây là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể. Chúng gồm 2 lớp tế bào, bên trong và bên ngoài. Các tế bào bên ngoài gọi là vỏ. Và các tế bào bên trong tiết ra Adrenaline và Noradrenaline.

Adrenaline còn được gọi là hormon giúp cơ thể đáp ứng với kích thích từ môi trường ngoài. Chúng làm tăng nhịp tim ở trẻ, tăng đường huyết, duy trì hoặc làm tăng huyết áp. Đây là hoạt chất giúp trẻ tự điều hoà cơ thể để phản ứng lại các kích thích bất lợi từ môi trường kể cả trong tử cung hay để sẳn sàng chào đời – một môi trường hoàn toàn lạ lẫm với trẻ.

Còn các tế bào vỏ, chúng giúp trẻ điều chỉnh sự phát triển và trưởng thành. Bao gồm các chất điều hoà cân bằng muối, điều chỉnh nồng độ đường, mỡ, đạm trong máu, và hormon đặc trưng cho giới tính ở trẻ.

Chính vì những vai trò quan trọng này mà chúng có kích thước rất to từ bào thai đến vài tuần sau sinh. Sau đó kích thước tuyến thượng thận sẽ trở lại bình thường.

2. Một số thay đổi ở cơ thể của bạn

2.1 Hệ tim mạch

Huyết áp của bạn tăng dần lên và giảm dần sau khi sinh.

Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy tim đập nhanh. Điều này có thể xảy ra vì tử cung đè ép vào các tĩnh mạch lớn ở bụng, làm giảm lượng máu về tim, do đó, tim sẽ đập nhanh hơn để bơm đủ máu ra các cơ quan xung quanh.

Hiện tượng tim đập nhanh thường không gây ra rối loạn nguy hiểm nào và thường sẽ đập chậm lại sau khi sinh. Do đó, nếu bạn vẫn còn có giảm giác này sau sinh, hãy nói với bác sĩ chăm sóc cho bạn, đặc biệt khi bạn cảm thấy đau ngực hay khó thở.

2.2 Hệ hô hấp

Dung lượng – hay nói cách khác là khả năng chứa khí của phổi của bạn sẽ tăng dần từ tuần 25 trở đi, điều này do Progresterone – hormone sinh lý của thai kỳ gây nên. Điều này giúp máu của bạn mang nhận được nhiều oxy hơn để nuôi thai nhi và cơ thể bạn. Cũng như đào thải nhiều CO2 (sản phẩm đào thải của cơ thể) ra ngoài. Chính điều này có thể làm bạn sẽ thở nhanh hơn thông thường, cũng như dễ cảm thấy thở mệt hơn.

2.3 Hệ tiêu hoá

Sự di chuyển của thức ăn trong ruột sẽ chậm lại do lượng máu tới ít, cũng như progresterone làm các cơ này giãn ra. Ngoài ra, việc tử cung tăng kích thước theo thời gian dẫn đến nó sẽ đè ép lên các quai ruột này. Do đó, một điều khó tránh rằng thức ăn sẽ bị ứ đọng lại, hoặc gây ra trào ngược dạ dày thực quản (nóng rát giữa ngực, ợ chua, ợ hơi), hoặc táo bón hoặc cả 2 hiện tượng này).

3. Vấn đề của cơ thể bạn

Khi tử cung căng to, khung xương sườn bị đẩy ra phía trước. Điều này được lý giải đơn giản do sự đè ép các cấu trúc khác trong bụng. Khung xương sườn ngay phía trước bụng sẽ bị đẩy ra ngoài. Cũng chính nguyên nhân này, thai phụ có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu. Vị trí đau ở các khung sườn cuối cùng.

Điều này không thường xuyên xảy ra. Chỉ khi cơ thể của bạn nhỏ người so với dân số chung hoặc chính xác hơn là nhỏ tương đối so với thai nhi. Ví dụ : Một phụ nữ cao 1.7m, nặng 60kg mang thai đứa bé 1kg sẽ không cảm thấy đau xương sườn. Còn một phụ nữ cao 1.5m nặng 40kg mang thai đứa bé 1kg có thể khó chịu, đau xương sườn. Ngoài ra, việc sinh đôi, ba sẽ dễ dàng gây ra triệu chứng này hơn.

Triệu chứng đau trằn bụng từng cơn có thể xuất hiện. Điều này do không gian bên trong tử cung của bé bị khung sườn giới hạn. Đầu bé bị cấn bởi xương sườn. Điều này sẽ làm trẻ khó chịu và dùng chân đá vào thành tử cung của mẹ, gây ra đau đột ngột, tăng nhiều.

Tình trạng đau xương sườn sẽ tăng hơn khi ngồi xuống. Do ở tư thế này thể tích bụng mẹ sẽ nhỏ hơn các tư thế khác.

Do đó, khi xuất hiện triệu chứng này, hãy cố gắng đứng, đi lại hoạt động phù hợp, hạn chế ngồi.

4. Chuẩn bị gì để chào đón trẻ bây giờ ?

Chỉ còn khoảng 100 ngày nữa thôi, gia đình bạn sẽ chào đón thêm một thành viên mới. Chuẩn bị cho trẻ bây giờ là thời gian tương đối hợp lý.

Sữa

Sữa mẹ là miễn phí và tốt nhất cho trẻ mới sinh và trẻ nhỏ. Nếu bạn nuôi trẻ bằng sữa bình, hãy chuẩn bị vài chiếc bình sữa cho trẻ. Lựa chọn loại sữa theo hướng dẫn của bác sĩ và một bộ vệ sinh bình sữa.

Tã giấy

Những vật dụng khác

Nôi hoặc giường nhỏ dành cho trẻ.

Xe nôi.

5. Kết luận

Tuần 26 đánh giá mốc trưởng thành của thai nhi về lông tóc móng, sự trưởng thành của thần kinh.

Một số triệu chứng có thể xuất hiện như đau khung xương sườn do sự lớn dần của tử cung so với bụng của người mẹ.

Hãy chuẩn bị những vật dụng cần thiết để đón em bé ra đời như tả giấy, quần áo, nôi từ bây giờ.

Trong thời điểm này. Chính bản thân mẹ, ngoài tử cung thì hệ tim mạch, hô hấp hay tiêu hoá cũng có thay đổi. Và chính những sự thay đổi này có thể làm người mẹ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần 1

Chúc mừng bạn, bây giờ bạn đã chính thức mang thai. Sau 2 tuần phôi thai được hình thành, tuần này nghĩa là bạn đang trong giai đoạn khởi đầu của việc mang thai, và đã có một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau thành công. Nếu tình cờ đến mức bạn rụng hai trứng cùng lúc và cả hai cùng được thụ tinh thì bạn sẽ mang song sinh. Bạn sẽ không thể biết điều đó, tất cả mọi chuyện đều xảy ra ở sâu bên trong ống dẫn trứng của bạn, và chúng cực nhỏ để có thể nhận ra.Dù mang thai tuần đầu tiên, bạn vẫn còn phải mất vài tuần nữa mới cảm nhận được sự tác động của nội tiết tố mang thai lên cơ thể.

Quá trình hợp nhất giữa trứng và tinh trùng mất khoảng 24 giờ. Chỉ một tinh trùng đi được vào trong lõi trứng sau khi phải vượt qua nhiều cuộc đua tranh trước đó. Tại thời điểm đã tiếp nhận tinh trùng, trứng sẽ hình thành một lớp tường bảo vệ bên ngoài để ngăn những sự tấn công khác. Cuối cùng thì các tinh trùng còn lại cũng phải bỏ cuộc. Nếu một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng duy nhất và sau đó bị chia tách, sẽ hình thành cặp song sinh giống hệt nhau ngay từ thời điểm khởi đầu này.

Bây giờ trứng mới thụ tinh chính thức được gọi là hợp tử và được chia thành nhiều tế bào hơn, lúc bắt đầu chỉ có 2 tế bào thì cho đến ngày thứ 3 sẽ nhân lên thành 12. Trong giai đoạn này, hợp tử vẫn còn trong ống dẫn trứng và đang tìm đường đi xuống tử cung rồi ở lại đó để chuẩn bị cho hành trình dài 37 tuần hoặc hơn. Một số lông mao nằm trong đường ống dẫn trứng sẽ tạo thành làn sóng để ngăn cản việc hợp tử đứng yên tại nơi không dành cho nó. Mất khoảng 60 tiếng để hợp tử được đẩy xuống tử cung, giai đoạn này nó có tới 60 tế bào rồi, tất cả đều được phân chia nhiệm vụ và chức năng riêng biệt. Các tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai còn ở bên trong sẽ hình thành thai nhi.

Khoảng một tuần sau khi thụ tinh trong ống dẫn trứng, trứng làm tổ ở thành tử cung. Bây giờ thì có khoảng 100 tế bào liên kết với nhau và được gọi là phôi thai. Ở thời điểm này, nội tiết tố mang thai ở người Chorionic Gonadotrophin (hCG) được sản xuất và chất này có thể đo được bằng các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Nếu thành tử cung không nhận được các tín hiệu để sản xuất hCG, nó không còn cần thiết và sẽ bị đẩy ra ngoài trong kỳ kinh tiếp theo.

Thể trạng thay đổi trong tuần thứ nhất

Cũng vẫn còn quá sớm để bạn có thể nhận ra mình đang mang thai. Mặc dù đã ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai và có thể hy vọng nhưng mà cũng phải mất vài tuần nữa mới chắc chắn được.

Có một số phụ nữ tin rằng họ có thể biết khi nào mình thụ thai. Họ thấy vị lạ ở miệng, cảm nhận được sự khác biệt và có cảm giác rằng có chuyện gì đó vừa xảy ra. Tuy việc thay đổi các nội tiết tố thời điểm này không phải là lí do duy nhất dẫn đến các triệu chứng kể trên nhưng vẫn không nên đánh giá thấp những khẳng định của họ.

Mọi thứ đều được tạo hóa sắp xếp rất hoàn hảo nên bạn cũng không cần quá cẩn thận về những hoạt động thể chất hoặc phải thay đổi thói quen gì cả. Nếu một trong những quả trứng của bạn được thụ tinh, nó tự biết đi đâu và phải làm gì.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi “cực đoan” bởi vì cứ muốn thời gian trôi nhanh hơn để biết chắc mình đã thụ thai thành công. Hãy điềm tĩnh lại, nếu đúng bạn có thai thì đây là thời điểm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đừng quá vội vã.

Cho đến giờ thì trông thai nhi tuần 1 của bạn chỉ bằng đầu pin. Nó vẫn chỉ là một cụm tế bào, nhưng nó sẽ nhân lên và phân chia nhanh chóng trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem chuyện gì sẽ xảy ra khi mang thai tuần thứ 2 – khi bắt đầu cấy trứng đã được thụ tinh. Để biết thêm thông tin, tham khảo tại Mang thai hoặc Thai kỳ theo tuần.

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần 2

Thai 2 tuần tuổi chính là thời gian làm tổ. Trong giai đoạn thai nhi 2 tuần, phôi thai, lúc này được gọi là túi phôi, đang di chuyển vào trong tử cung và tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong suốt 38 tuần tới. Sự kiện làm tổ này thường xảy ra vào khoảng thời gian bạn có chu kỳ hàng tháng, do vậy, nhiều phụ nữ không thấy ngạc nhiên khi họ bị ra máu nhẹ trong tuần thứ 2 này. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đó chỉ là rò rỉ máu rất ít thì nó có thể là do túi phôi đang làm tổ ở thành tử cung, chứ không phải là máu kinh bình thường. Vì ở giai đoạn này, thành tử cung đang căng lên với rất nhiều máu nên khi túi phôi gắn vào nó thì có thể sẽ gây ra chảy máu nhẹ. Một số phụ nữ cho rằng họ có thể thực sự cảm nhận được thời điểm mà túi phôi làm tổ, và ai có thể nói rằng họ sai?

Bạn có thể có được vui mừng chưa?

Bạn nghĩ là mình sẽ có kinh trong tuần này, nhưng nếu thực tế không có thì bạn có thể bắt đầu nghi ngờ về việc có thai. Nên kiểm tra lại các đánh dấu ghi chú về chu kỳ của bạn trên lịch. Bạn có thể cảm thấy một số triệu chứng ban đầu của thai kỳ (xem bên dưới), rằng cơ thể bạn bằng cách nào đó cảm thấy một chút khang khác so với bình thường. Mặc dù vậy, cũng đừng lo lắng gì nếu như bạn vẫn cảm thấy rất bình thường, không có gì khác cả. Ngay cả khi bạn chính thức có thai 2 tuần thì ở giai đoạn rất sớm này, cơ thể bạn vẫn có thể chưa có dấu hiệu hay phản ứng gì với các thay đổi đang diễn ra.

Bạn đã có thể thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác nhận thai vào thời điểm này. Cả hai cách xét nghiệm với hormone HCG đều rất nhạy nếu như hormone này đã hiện diện trong cơ thể bạn. Bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà bằng que thử thai. Thời gian tốt nhất để làm điều này là khi bạn mới thức dậy vào buổi sáng, vì khi đó, nồng độ HCG sẽ ở mức cao nhất.

Mang thai tuần thứ 2 có dấu hiệu gì?

Cảm xúc của bạn thay đổi như thế nào?

Bạn có thể cảm thấy thật hồi hộp và lo âu. Bạn cứ chờ xem có kinh hay không, cứ vào ra toilet để kiểm tra, và thời gian trôi qua có vẻ như là vô tận.

Bạn có thể cảm thấy tương tự như khi bạn hành kinh bình thường. Mẫn cảm hơn, dễ nổi nóng hơn, và nói chung là tâm trạng thất thường hơn.

Nếu bạn đang muốn có thai nhưng que thử lại cho kết quả âm tính, bạn có thể cảm thấy rất thất vọng. Lúc này, hãy nói chuyện, tâm sự với chồng hoặc bạn thân. Trường hợp ngược lại, nếu bạn không hề có kế hoạch có thai nhưng lại phát hiện ra mình đang có, điều này có thể sẽ làm cho bạn lo lắng, căng thẳng một thời gian.

Thai nhi tuần 2 thay đổi và phát triển như thế nào?

Khi thai nhi 2 tuần tuổi, em bé của bạn mới chỉ bằng cỡ một hạt giống thuốc phiện, và hầu như không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Có rất nhiều sự phân chia tổ chức và tế bào diễn ra trong tuần thứ 2 của thai kỳ. Ba lớp tế bào riêng biệt bắt đầu hình thành. Lớp ngoại bì (lớp ngoài) về sau sẽ trở thành da, mắt, tóc, hệ thống thần kinh, não bộ, và thậm chí là men răng của em bé. Lớp giữa (trung bì) sẽ trở thành xương sống, cơ và thận, các mô và hệ thống mạch (máu). Các lớp bên trong (nội bì) cuối cùng sẽ trở thành cơ quan nội tạng của em bé.

Khi một tế bào có một chức năng cụ thể, nó không thể trở thành một loại tế bào khác. Mỗi tế bào được lập trình ngay từ đầu để thực hiện những công việc cụ thể và sẽ trở thành những cơ quan cụ thể.

Khi mang thai tuần thứ 2 mẹ nên làm gì?

Bạn hãy ra nhà thuốc hoặc siêu thị mua một hay hai que thử thai. Đắt nhất không nhất thiết có nghĩa là tốt nhất. Hãy mua loại có 2 que trong một gói để bạn có thể dùng kiểm tra 2 lần. Không thể có tình huống cho kết quả dương tính sai, mặc dù trong giai đoạn rất sớm này thì bạn có thể có kết quả âm tính giả. Và hãy giữ lại que thử, nếu nó cho kết quả dương tính, đó là sẽ một vật lưu niệm ý nghĩa về sau này.

Cố gắng giữ sức khỏe và tránh bị quá nóng. Nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao trong những tuần đầu của thai kỳ đôi khi có thể mang lại rủi ro cho em bé vì cơ thể bé đang trong quá trình hình thành.

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang mang thai tuần thứ 3, khi em bé của bạn đang dần thành hình.

Mang Thai Tuần Thứ 18 Và Những Điều Cần Biết

mang thai tuần thứ 18

Mang thai tuần thứ 18 và sự phát triển của thai nhi

Ở tuần thai này, bé nhà mình nặng khoảng 240g và dài khoảng 15cm từ đầu đến mông. Tay chân đã cân đối. Thận tiếp tục tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu bắt đầu mọc. Một lớp phủ bảo vệ dạng sáp, gọi là vernix caseosa, đang hình thành trên làn da của bé để ngăn da bé bị ngấm nước ối. Quá hoàn hảo phải không mẹ?

Sự phát triển các giác quan của bé cũng đang ở mức tối đa. Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác. Bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ.

Đôi mắt của bé cũng đang phát triển. Còn xương đã phát triển nhưng vẫn còn mềm. Trong tuần thai này, xương của bé sẽ bắt đầu cứng lại, hoặc thành chai. Một số mẩu xương đầu tiên để thành chai là ở xương đòn và chân.

Mỗi ngày trong tuần thai thứ 18 của bé

– Ngày thứ 120: Hàm của bé tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ, nhưng tại thời điểm này nó vẫn còn khá ngắn. Các chồi răng được làm cứng trong vòng hai hàm. Cũng như với các xương khác, canxi đang được tăng cường cho cấu trúc hàm.

– Ngày thứ 121: Chân của em bé đang ở vị trí đặt chéo. Tay chân và dây rốn xuất hiện được trong một mớ hỗn độn nhưng vẫn có thể phân biệt.

– Ngày thứ 122: Hình ảnh siêu âm vẫn có thể bị che đi nhiều do tư thế nằm của bé.

– Ngày thứ 123: Lòng bàn chân và các ngón chân sẽ xuất hiện rõ nét trong hình ảnh siêu âm.

– Ngày thứ 124: Các ngón tay xuất hiện với kích thước lớn hơn những tuần trước, khá dễ để nhận thấy điều này.

– Ngày thứ 125: Cử động của bé tuần này sẽ mạnh mẻ hơn khá nhiều nữa đó.

– Ngày thứ 126: Tai được làm bằng sụn mềm mại và linh hoạt. Mặc dù tai ngoài được phát triển tốt ở giai đoạn này, cấu trúc tai bên trong sẽ không phát triển.

Mẹ sẽ thay đổi như thế nào khi mang thai thứ 18 này?

Sự gia tăng trọng lượng là do các bộ phận của cơ thể của mẹ. Lượng máu trong mẹ tăng, kể cả kích cỡ ngực của mẹ cũng có sự thay đổi lớn trong tuần thai này.

Tử cung của mẹ lúc này đã cao ngang rốn. Bụng sẽ lộ rõ hơn, đặc biệt là vùng từ dưới cánh tay đến eo sẽ trở nên to hơn.

Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy nóng ran quanh vùng ngực, nách và háng. Nhiệt độ cơ thể tăng hơn một vài độ so với bình thường khiến dễ bị đổ mồ hôi.

Trên 50% phụ nữ mang thai phải đối mặt với bệnh nám da thai kỳ. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường và phần lớn các vệt nám này sẽ sớm biến mất sau khi bé chào đời. Vì vậy, các bà bầu không nên quá lo lắng.

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần tuần thứ 18

Hãy thường xuyên mang vớ để hỗ trợ đôi chân và nâng đỡ phần bụng dưới tránh khỏi các bệnh giãn tĩnh mạch. Tranh thủ nghĩ ngơi, thả lỏng chân tay khi có thể và tránh đứng quá lâu.

Cần đảm bảo chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp bạn xoá tan nỗi lo bệnh trĩ. Chất xơ có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc, rau và trái cây. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không được cố nhịn đi vệ sinh nếu sẽ gây ra những chứng bệnh không đáng có.

Tham gia ngay các lớp học tiền sản để có sự chuẩn bị tốt nhất. Và mẹ cũng nên đọc sách và vào xem những trang web đáng tin cậy để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về những thay đổi trong thai kỳ, quá trình chuyển dạ và cách chăm sóc bé sau sinh.

Tránh những sinh hoạt hằng ngày như xách nước, bế trẻ và dịch chuyển đồ đạc nặng nề… để không bị đau lưng trong thai kỳ. Hãy tắm bằng nước ấm, chườm nóng và luyện tập các động tác thể dục nhẹ nhàng khi phát hiện những cơn đau lưng nhẹ. Còn nếu quá đau, mẹ hãy đến bác sĩ để tư vấn

Nhờ gia đình hai bên nội ngoại hoặc tìm bảo mẫu. Cần có cuộc gặp gỡ với ứng viên có thể trở thành bảo mẫu chăm con bạn sau này để tìm hiểu về tính cách, sức khỏe của họ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tuần 26: Những Điều Cần Biết trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!