Bạn đang xem bài viết Mẹ Đọc Ngay Bài Viết Này Để Xử Lý Kịp Thời Khi Trẻ Bị Chảy Máu Cam được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thời tiết quá nóng bức làm cho mạch máu và cấu trúc trong mũi dễ bị vỡ dẫn đến chảy máu cam. Hay thời tiết lạnh như hanh khô dễ dẫn đến tình trạng khô hốc mũi khiến các mao mạch mũi nhạy cảm hơn bình thường.
Thói quen hay ngoáy mũi của trẻ nhỏ có thể vô tình làm tổn hại đến các mạch máu khiến bé bị chảy máu cam.
Khi bị va chạm mạnh nơi vùng mũi gây tổn thương cũng dẫn đến chảy máu cam.
Trẻ hay chảy máu cam cũng có thể do các bé học hành căng thẳng hay vận động, lao lực quá nhiều.
Thiếu vitamin C cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé dễ bị chảy máu cam.
Một số bé bị viêm mũi mãn tính sẽ rất dễ bị chảy máu cam.
Trẻ bị rối loạn máu đông cũng dễ chảy máu cam vào ban đêm.
Một số bé bị chảy máu cam do bị viêm đường hô hấp trên như bị viêm xoang, hít phải hơi độc,…
Có dị vật ở mũi cũng là một nguyên nhân khiến bé bị chảy máu mũi một bên.
Nhiều bé khi bị sốt cũng dẫn đến tình trạng chảy máu cam.
Bé thường xuyên bị chảy máu cam cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc phải một số bệnh lý như bệnh phình mạch, lệch vách ngăn mũi,…
Như vậy, khi thấy trẻ chảy máu cam về đêm, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này ở bé. Do đó, nếu tình trạng lặp lại cách thường xuyên thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và tìm ra được nguyên nhân chính xác.
Tuy nhiên, một số trường hợp bé chảy máu cam là dấu hiệu cảnh báo bé đang bị bệnh và cần được sớm điều trị. Bạn cần quan sát xem ngoài tình trạng chảy máu cam, bé có các triệu chứng đi kèm khác không? Chẳng hạn như bé có bị chóng mặt, đau đầu, cơ thể rã rời, bé mệt mỏi, chán ăn, không thích vận động, tiểu đại tiện ra máu hay không?
Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Có thể nói, tuy việc chảy máu cam không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng trên xuất hiện thường xuyên thì bố mẹ không nên xem thường mà cần sớm đưa bé đi thăm khám để sớm điều trị.
Thứ 1, mẹ cần giữ bình tĩnh và cho bé ngồi xuống ghế, đầu hơi cúi về phía trước.
Thứ 2, dùng tay ấn bên mũi chảy máu để cầm máu, giữ im cho đến khi máu ngưng chảy (khoảng 5 đến 10 phút). Không nên ấn vào xương sống mũi của bé.
Thứ 3, cho bé hỉ sạch phần máu mũi đã chảy.
Thứ 4, áp một miếng băng gạc lạnh ở phía bên ngoài mũi.
Thứ 6, để bé nằm nghỉ ngơi. Nếu máu tiếp tục chảy thì nên cho bé nằm nghiêng để tránh nuốt phải máu không tốt.
Lưu ý:
Sai lầm mà nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải trong cách xử lý khi thấy trẻ em bị chảy máu cam đó chính là cho bé nằm ngửa ra sau vì nghĩ như thế có thể ngăn máu chảy. Tuy nhiên, cách xử lý trên có thể khiến máu chảy vào miệng, cổ họng gây nôn hoặc máu không đông được rất nguy hiểm.
Trong quá trình cầm máu cho bé, bạn nên hướng dẫn bé cách thở bằng miệng.
Sau 10 phút cầm máu mà không hết, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Bạn cần bình tĩnh để có thể xử lý đúng cách khi bé rơi vào tình trạng chảy máu cam. Bạn cần tránh trường hợp hoảng loạn, mất bình tĩnh có thể khiến bé cảm thấy sợ hãi.
Thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, nước chanh, bưởi, quýt, nho, dâu,.. là ứng cử viên đầu tiên mà mẹ nên thêm vào thực đơn của bé. Bởi cớ, một trong những nguyên nhân khiến bé bị chảy máu cam đó chính là thiếu hụt vitamin C. Bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chữa lành vết thương và làm mát cơ thể nên giúp điều trị chảy máu cam hiệu quả.
Thực phẩm giàu sắt: Bổ sung sắt cho bé cũng là cách giúp điều trị tình trạng trẻ em bị chảy máu cam. Việc thiếu sắt sẽ dẫn tới nguy cơ bị thiếu máu ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, sắt là một nguyên tố vi lượng giúp các tế bào bị tổn thương nhanh lành. Các thực phẩm giàu sắt phải kể đến thịt bò, rau dền, củ dền, đậu xanh,..
Thực phẩm chứa kali: Thiếu kali dễ khiến cơ thể bị mất nước. Khi mất nước, mao mạch ở mũi dễ bị tổn thương dẫn đến tình trạng chảy máu cam. Do đó, bạn thắc mắc trẻ chảy máu cam nên ăn gì thì nhóm thực phẩm chứa kali sẽ là một gợi ý. Bạn có thể tìm thấy kali trong các loại thực phẩm như khoai lang, bí đỏ, cá hồi, sữa chua,…
Thực phẩm giàu omega 3: Các thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, bơ,… rất tốt cho trẻ bị chảy máu cam thường xuyên. Vì omega 3 sẽ giúp các mao mạch ở mũi được cải thiện giúp hạn chế tối đa tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ.
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm trên, mẹ cũng cần hạn chế nhóm thức ăn nhanh, thức ăn cay nóng hay thức ăn nhiều dầu mỡ vì chúng không tốt cho sức khỏe của bé. Việc ăn nhiều thức ăn như trên sẽ khiến cơ thể bé bị nóng và dễ dẫn đến tình trạng chảy máu cam hơn.
Thế thì, mẹ đã biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì rồi. Việc cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé chắc chắn sẽ giúp mẹ khắc phục hiệu quả tình trạng chảy máu cam không mong muốn.
5. Phòng tránh chảy máu cam cho bé ra sao?
Ngoài việc mang đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, mẹ cũng cần áp dụng các biện pháp sau đây để phòng tránh tình trạng chảy máu cam ở bé.
Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý là một cách giúp ngăn ngừa chứng chảy máu cam. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng việc này mà chỉ nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần một tuần là đủ.
Không cho bé ngoáy mũi vì đây là thói quen không tốt và dễ gây tác động, làm tổn thương các mao mạch dẫn đến chảy máu mũi.
Cho bé uống đủ nước sẽ giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể của bé, từ đó ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam.
Sử dụng vaseline vào phần trước của vách mũi để giữ ẩm cho mũi.
Khi bé ra ngoài, mẹ nên mang khẩu trang cho bé để tránh bụi bẩn bay vào mũi gây bệnh và dẫn tới tình trạng chảy máu mũi ở bé.
Tránh ra vào nóng, lạnh một cách đột ngột. Giữ nhiệt độ ổn định khi trời quá nóng để phòng tình trạng chảy máu cam.
Áp dụng các cách phòng tránh nêu trên sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng chảy máu mũi ở trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả. Do đó, các chị em cần lưu ý thực hiện để đảm bảo an toàn cho con.
Thích Viết lách, Du lịch, làm đẹp và nhảy
Mẹ Đã Biết Cách Cải Thiện Tình Trạng Trẻ Bị Thiếu Máu An Toàn Và Hiệu Quả Chưa?
Thiếu máu là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị thiếu máu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy, mẹ cần sớm nhận ra bệnh và có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu máu cho con để bé yêu có thể khỏe mạnh và phát triển cách tốt nhất. Ở bài viết này, chúng tôi xin được gửi đến mẹ thông tin về cách cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Qua xét nghiệm máu, trẻ sẽ được chẩn đoán là có bị thiếu máu hay không. Thông thường, trẻ em dưới 3 tuổi là đối tượng hay bị thiếu máu nhất. Vậy nên bé ở giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng của bé nhằm tránh để rơi vào tình trạng trẻ bị thiếu máu không mong muốn.
2. Vì sao trẻ bị thiếu máu?
Không bà mẹ nào mong muốn nhìn thấy bé yêu của mình bị thiếu máu cả. Đó chính là lý do vì sao nhiều chị em quyết tâm tìm ra nguyên nhân khiến trẻ em bị thiếu máu. Thiếu máu nghĩa là bé thiếu đi tế bào hồng cầu so với tiêu chuẩn. Hồng cầu được sản sinh từ tủy xương và có tuổi thọ trung bình 120 ngày. Bé có thể rơi vào tình trạng bị thiếu máu vì 3 lý do chính sau đây:
a. Số lượng hồng cầu sản sinh không đủ
Chế độ dinh dưỡng của bé thiếu sắt sẽ gây khó khăn trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu đủ như lượng cần thiết.
Hoặc trẻ sinh thiếu tháng cũng có số lượng hồng cầu ít hơn, đời sống hồng cầu ngắn hơn dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu máu rất phổ biến.
Ngoài ra, acid folic và vitamin B12 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu. Nếu thiếu đi hai chất này cũng dễ khiến bé rơi vào tình trạng thiếu máu.
Trẻ bị nhiễm trùng, suy dinh dưỡng,.. thì tế bào hồng cầu được tạo ra cũng ít hơn.
b. Số lượng hồng cầu chết đi quá nhiều
Vì một số nguyên nhân nào đó mà số lượng hồng cầu bị chết đi có thể quá nhiều dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ. Thông thường, hồng cầu sẽ có hình tròn và dẹt nếu được nhìn qua kính hiển vi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của một số bệnh mà hồng cầu sẽ có hình liềm. Khi đó, hồng cầu đi qua các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ dẫn đến thiếu máu.
c. Thiếu máu do mất máu
Trẻ bị thiếu máu có thể do bé bị mất nhiều máu. Chẳng hạn như bé bị đứt tay, chảy máu mũi, nôn ra máu hay vì tai nạn nào đó khiến chảy nhiều máu.
3. Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Đây chính là câu hỏi mà tất cả các bậc phụ huynh đều quan tâm khi biết được bé yêu đang bị thiếu máu. Nếu bé chỉ bị thiếu máu ở một lượng nhẹ thì có thể nhanh chóng được hồi phục và không ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, tình trạng thiếu máu có thể ảnh hưởng nhiều mặc, trường hợp thiếu máu nhiều mà tủy xương không kịp sản xuất hồng cầu có thể dẫn đến tử vong.
Bé mệt mỏi, lờ đờ, chóng mặt, đau đầu, thậm chí là ngất xỉu. Bé chậm tăng cân, người xanh xao và dễ bị suy dinh dưỡng.
Thiếu máu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bé vì bé thường mệt mỏi và không thích vận động hay vui chơi.
Thiếu máu làm giảm khả năng tập trung, tư duy và nhận thức của trẻ nhỏ. Vì vậy, vấn đề học tập của trẻ sẽ bị giảm sút.
Trẻ bị thiếu máu sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy tim hay rối loạn nhịp tim cao hơn vì khi thiếu máu, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường.
Thiếu máu cũng ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của bé, khiến bé rơi vào tình trạng thở mệt, khó thở.
Thiếu máu cũng làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, do đó trẻ bị thiếu máu sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
Thiếu máu gây ảnh hưởng đến khả năng mọc tóc và móng tay của bé. Tóc bé dễ rụng, mọc chậm và ít hơn trước. Móng tay cũng yếu và dễ gãy hơn.
Thiếu máu ở mức độ nhiều mà không được cung cấp máu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Có thể nói, trẻ em bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần lẫn trí tuệ của bé. Do đó, mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi bé bị thiếu máu.
4. Biểu hiện của trẻ bị thiếu máu
Vì trẻ nhỏ rất hay bị thiếu máu, trong khi đó tình trạng thiếu máu lại có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần sớm nhận ra bé đang bị thiếu máu để có thể sớm giúp con yêu khắc phục tình trạng này. Thế thì, dấu hiệu trẻ bị thiếu máu là gì?
Khi quan sát, bạn sẽ thấy da bé nhợt nhạt, xanh xao, bé gầy và chậm tăng cân.
Về triệu chứng: Bé mệt mỏi, dễ buồn ngủ, khó thở, chóng mặt hay thậm chí ngất xỉu.
Trẻ khó tập trung, dễ mệt khi hoạt động vui chơi.
5. Cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ như thế nào?
Chắc chắn, khi đã xác định bé yêu bị thiếu máu, điều mà bạn quan tâm đó là làm sao để cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ. Thật ra, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu mà cách điều trị của mỗi bé sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trẻ bị thiếu máu thường do chế độ ăn uống nên mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé là được.
Nhóm thực phẩm giàu sắt: Thịt, trứng, các loại đậu và rau xanh.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin B12 và Acid folic: Các sản phẩm làm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, cá, nghêu, nấm hương,…
Ngoài ra, các bé cũng có thể được uống thuốc sắt để bổ sung sắt giúp việc tạo ra các tế bào hồng cầu được nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc để bổ sung sắt cho bé, mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:
Chỉ nên cho bé uống khi nhận được sự đồng ý của trẻ nhỏ.
Thuốc sắt dạng lỏng như siro sẽ hấp thu tốt hơn thuốc sắt dạng viên.
Sắt sẽ được hấp thu tốt nhất khi bé đói, vì vậy mẹ có thể cho bé uống trước bữa ăn sáng khoảng 1 giờ.
Sắt sẽ hấp thu tốt hơn khi được dùng chung với các loại thực phẩm chứa vitamin C như cam, quýnh, chanh,….
Thiếu máu vốn không quá nguy hiểm nếu như mẹ sớm nhận ra và có biện pháp khắc phục hiệu quả cho bé. chúng tôi mong rằng với những chia sẻ về việc trẻ bị thiếu máu trong bài viết này sẽ giúp mẹ có phương pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị phù hợp cho bé yêu của mình.
Thích Viết lách, Du lịch, làm đẹp và nhảy
Trẻ Em Nên Ăn Gì Khi Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Nhiều người thắc mắc Trẻ em nên ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này.
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà “chỉ” là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.
Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu. Một giả thuyết khác được đưa ra với khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến rối loạn tiêu hóa.
Những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa:
– Đau bụng: Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn. Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau.– Đầy hơi: Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng “căng to như cái trống”. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc “đánh rắm” liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần khi ngày từ từ trôi qua. Bụng “phì lớn” nhanh như người có bầu.– Tiêu chảy, táo bón: Những vấn đề mất nước, giảm chất điện giải sẽ khiến cho cơ thể bị táo bón, hoặc do cơ địa mà sẽ xuất hiện bệnh tiêu chảy thay vì bệnh táo bón
– Ăn nhiều trái cây:
Có rất nhiều loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là ổi và chuối. Ổi chứa nhiều vitamin C và chất chát làm êm dịu đường ruột. Chuối giúp hồi phục chức năng tiêu hóa và khôi phục chất điện giải và kali bị mất khi tiêu chảy.
– Uống nhiều nước:
Đối với những người bình thường mỗi ngày nên uống 2 lít nước để hỗ trợ đường tiêu hóa. Còn đối với những người mắc bệnh tiêu hóa thì nên uống từ 2,5 – 3 lít nước uống 6-8 lần/ngày, nên uống vào lúc đói hoặc buổi sáng sớm. Uống nước khoáng có chứa nhiều kali hoặc magiê thì càng tốt.
– Hạt ngũ cốc:
Các loại hạt ngũ cốc có đầy đủ Omega 3, tuyệt vời cho hệ thống tuần hoàn của cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chúng là nguồn cung cấp các chất đạm dồi dào, đồng thời chứa các loại dầu thực vật tự nhiên thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
Mua sắm gì làm quà khi đi du lịch ở Canada: http://guihangdinuocngoai.vn/p/nen-mua-sam-gi-lam-qua-khi-di-du-lich-o-canada.html
Đặt mua hàng từ bên Mỹ: http://dichvushiphangmy.com/cach-order-dat-mua-hang-tu-ben-my-ve-viet-nam.html
– Ăn các loại thịt trắng:
Bổ sung thêm vào thực đơn các loại thịt trắng như thịt gà, đậu hũ… các loại thực phẩm này rất giàu chất đạm vừa cung cấp chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.
– Rau xanh:
Rau quả là một thực phẩm cực kì dễ tiêu hóa. Rau có chứa chất xơ thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh và giúp làm sạch các loại thực phẩm không được tiêu hóa tốt. Rau còn chứa có một lượng lớn vitamin và khoáng chất rất cần thiết để tiêu hóa các loại thực phẩm béo không lành mạnh.
– Chuối:
Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên ăn chuối khi bệnh vì loại quả này có chứa các enzyme đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, chuối có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin, nếu ăn một – hai trái chuối mỗi ngày sẽ cung cấp thêm năng lượng và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên cũng không nên dùng các thực phẩm sau sẽ gây cho bệnh tiêu hóa nặng hơn:
– Không nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhanh khó tiêu như: xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hambeger, sanwich,… – Đối với trẻ bị tiêu chảy: tránh các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo, bánh… và chất xơ như các loại đậu – Đối với các bé bị táo bón: cần tránh các loại thức ăn giàu tinh bột như bắp, đậu và các loại thức ăn giàu chất béo bởi những chất này làm cho phân khô và trẻ khó đi tiêu hơn.
Qua bài viết Trẻ em nên ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Bạn chưa biết:
Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Có Sao Không
Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cho bà bầu là do các vi khuẩn ở đường tiêu hóa thâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, đồ uống. Những nguyên nhân cụ thể như sau:
Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
Các virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.
Các ký sinh trùng có thể nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm và nước uống. Một số ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy.
Hiện tượng tiêu chảy gây ra do sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.
Các nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.
Đây là thắc mắc của phần lớn chị em bị tiêu chảy khi mang thai. Hiện tượng tiêu chảy thường ít gặp hơn so với táo bón, tuy nhiên nếu bị tiêu chảy nặng bà bầu dễ bị mất nước ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tiêu chảy ít gặp hơn so với táo bón, có thể kéo dài đến 10 ngày. Tuy nhiên nếu tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài tác hại với cơ thể, thai nhi có thể bị ảnh hưởng xấu, có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…
Vì thế, lúc này thai phụ cần uống nhiều nước (nước trái cây, nước Oresol), ăn thực phẩm dễ hấp thu, tránh thực phẩm có dầu, mỡ hoặc bơ. Nên thận trọng với sản phẩm sữa nhưng có thể sử dụng sữa chua vì nó chứa vi khuẩn giúp tiêu hoá tốt… Nếu tiêu chảy kèm theo các triệu chứng khác như ói mửa, buồn nôn/nôn và các triệu chứng mất nước (khô miệng, nước tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt, giảm phản xạ…), thai phụ cần đến cơ sở y tế để theo dõi, truyền dịch.
Điều trị tiêu chảy khi mang thai
Nên đi khám bác sĩ để tìm được nguyên nhân và được điều trị kịp thời để nhanh khỏi bệnh.
Không nên tự ý mua thuốc uống vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể: Tiêu chảy gây nên tình trạng mất nước, vì vậy, mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất. Nước đun sôi để nguội là giải pháp an toàn cho mẹ. Không nên sử dụng các loại nước có ga, nước ngọt, nước ép trái cây…
Tránh xa các loại thực phẩm có thể khiến tình trạng của bạn thêm tồi tệ như trái cây sấy khô, thực phẩm béo hoặc cay, và sữa trong trường hợp bạn bị dị ứng lactose.
Bổ sung các loại thực phẩm nhiều tinh bột như khoai tây, ngũ cốc, bánh quy, các loại rau như cà rốt nấu chín, sữa chua
Cần đi khám bác sĩ nếu như:
Xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội.
Xuất hiện máu trong phân.
Tiêu chảy đi kèm với triệu chứng sốt và nôn mửa.
Tình trạng vẫn tiếp tục nghiêm trọng, không thuyên giảm và kéo dài liên tục trong 2 ngày.
Hướng dẫn phòng bệnh tiêu chảy cho thai phụ
– Giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn thực hiện “ăn chín, uống sôi”, không ăn rau sống chưa được rửa sạch, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi hay thịt tái…
– Tuyệt đối không ăn uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Thực phẩm sau khi chế biến xong cần được ăn ngay, không để sang ngày khác, phải đảm báo kỹ thuật an toàn khi chế biến thực phẩm sống và chín.
Qua bài viết bà bầu bị tiêu chảy có sao không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Đọc Ngay Bài Viết Này Để Xử Lý Kịp Thời Khi Trẻ Bị Chảy Máu Cam trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!