Xu Hướng 3/2023 # Mẹ Bầu Bị Lạnh Bụng Do Đâu Và Làm Sao Để Khắc Phục Tình Trạng Khó Chịu Này? # Top 7 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mẹ Bầu Bị Lạnh Bụng Do Đâu Và Làm Sao Để Khắc Phục Tình Trạng Khó Chịu Này? # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Bị Lạnh Bụng Do Đâu Và Làm Sao Để Khắc Phục Tình Trạng Khó Chịu Này? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ bị lạnh bụng

Mẹ bầu bị lạnh bụng là tình trạng chung của khá nhiều người. Theo nghiên cứu, trung bình hơn 80% chị em phụ nữ khi mang thai bị lạnh bụng. Thông thường, triệu chứng mẹ bầu bị lạnh bụng sẽ kèm theo những biểu hiện như: đầy bụng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, tay chân lạnh…

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu lạnh bụng. Trong đó, phổ biến nhất là do thời gian mang thai sức đề kháng chị em bị giảm sút. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể và hạn chế hấp thụ, sẽ gây rối loạn hệ tiêu hóa.

Không ít mẹ bầu bị lạnh bụng bởi tác động của yếu tố môi trường. Đặc biệt vào mùa đông khi mà nhiệt độ không khí giảm xuống, mưa gió thất thường. Ngoài ra, lạnh bụng còn là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị cảm, hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh.

Nếu để tình trạng lạnh bụng kéo dài mà không có biện pháp điều trị kịp thời. Thì chắc chắn sẽ có hại tới sức khỏe, tinh thần của chị em. Đồng thời, tình trạng này cũng khiến thai nhi ảnh hưởng, bị suy dinh dưỡng chậm phát triển…

Phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn

Khi mẹ bầu lạnh bụng diễn ra thường xuyên, hoặc kèm theo sốt cao, cảm lạnh thì phải xử lý nhanh. Để điều trị hiệu quả và an toàn, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp như:

– Thực hiện xoa dầu làm ấm vùng bụng, vùng quanh rốn. Hoặc lấy ngải cứu sao vàng rồi muối rang nóng và đem trộn đều, quấn vào khăn rồi đem chườm nóng lên chỗ bụng đang khó chịu. Tuy nhiên, cách này chỉ dành cho mẹ bầu từ tháng thứ 4 trở đi. Những người đang mang thai 3 tháng đầu nên tránh. Bởi nhiệt độ cao thông qua thành bụng có thể không tốt cho em bé.

– Sử dụng những thức ăn nóng như: cháo, soup có vị nóng từ gừng hay sả, tía tô…

– Mẹ bầu có thể tự chế biến trà gừng và uống thường xuyên mỗi ngày. Thực hiện rất đơn giản, chị em lấy 50g gừng tươi rửa sạch, cắt lát mỏng và sao vàng cho thơm lên, rồi giã nát, đun sôi cùng 1 chén nước.

– Cách hạn chế triệu chứng lạnh bụng về đêm nữa là ăn nhẹ trước giờ ngủ 1-2 tiếng. Hoặc mẹ uống một ly sữa ấm trước khi lên giường.

– Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh. Thay vào đó hãy tắm với nước ấm và massage cơ thể nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

Cách phòng tránh thai phụ bị lạnh bụng

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” do đó nhằm tránh tình trạng mẹ bầu lạnh bụng trong suốt thời gian thai nghén. Chị em hãy nằm lòng những lưu ý sau:

– Hạn chế ăn những loại cá biển, tôm, ốc, cua, ghẹ… hoặc các thực phẩm mà mình từng có tiền sử bị đau bụng.

– Không sử dụng bia, rượu, cafe, đồ ăn nhanh, gia vị cay nóng, đồ ăn đóng hộp, nem chua…

– Không ăn thức ăn cất lâu trong tủ lạnh hay uống nước lạnh, ăn kem…

– Trong lúc ngủ, chị em hãy dùng chăn mỏng đắp ngang bụng. Nhất là nằm trong phòng điều hòa hoặc bật máy quạt.

– Vào mùa đông và ban đêm; khi ra ngoài bạn nên giữ ấm toàn cơ thể, nhất là ở đầu, cổ, chân.

– Đừng quên thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, không tự ý uống thuốc mà chưa được bác sĩ chỉ định.

Bà Bầu Bị Táo Bón 3 Tháng Cuối Có Đáng Lo? Làm Sao Để Khắc Phục Tình Trạng Này?

Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối mang lại cảm giác vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Vậy nguyên nhân tình trạng này do đâu và phải chữa trị thế nào?

Vì sao bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối?

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mà bà bầu rất dễ bị táo bón. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu?

Ăn ít chất xơ

Uống ít nước hoặc bị mất nước do nôn nghén nhiều

Ít vận động, không tập thể dục thường xuyên do bụng đã nặng và chân sưng đau

Hormone progesterone gia tăng khi mang thai làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, từ đó gây ra táo bón

Do nạp quá nhiều thuốc sắt hoặc vitamin

Do kích thước và trọng lượng của thai nhi tăng lên làm thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, đồng thời gây áp lực lên trực tràng nên làm chậm quá trình giải phóng chất thải ra ngoài.

Vì thói quen nhịn đi vệ sinh

Ăn quá nhiều trong 3 tháng cuối cũng khiến cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa kịp dẫn đến táo bón

Đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao

Do bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp

Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ

Nứt kẽ hậu môn

Sa trực tràng

Theo các chuyên gia, bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi và cũng chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó có những tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống khiến cơ thể mẹ như gây khó chịu và mệt mỏi.

Thai nhi sẽ gián tiếp chịu các ảnh hưởng sau đây:

Không được cung cấp đủ dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai

Dễ sảy thai hoặc sinh non nếu bà bầu dùng lực rặn

Sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng nếu mẹ không rặn, khiến cho các chất độc có trong phân như phenol, amoniac, indol,… bị tồn quá lâu trong ruột sẽ bị hấp thụ ngược lại vào cơ thể

Những mẹo hay giúp bà bầu dễ đi ngoài hơn khi bị táo bón 3 tháng cuối

Ngâm hậu môn trong nước ấm nhiều lần trong ngày

Mát xa khu vực giữa âm hộ và vùng chậu khi bạn đang đi vệ sinh

Đặt chân lên một chiếc ghế đẩu khi đi vệ sinh vì tư thế ngồi xổm sẽ giúp chất thải dễ dàng được thải ra ngoài hơn. Ngoài ra bạn có thể thử nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối

Bà bầu cần làm gì để “tạm biệt” những cơn táo bón?

Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ

Trái cây: táo, mơ, nho, đào, lê, mận, quả mâm xôi và dâu tây

Ngũ cốc nguyên hạt,

Bánh mì và rau quả tươi,…

Với chế độ ăn này mẹ cần kiên nhẫn và duy trì mỗi ngày thì mới nhận thấy kết quả.

Uống đủ nước

Nước có tác dụng giúp các chất dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa và làm mềm phân. Vì vậy, khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, bà bầu cần bổ sung ít nhất 2 – 2,5 lít chất lỏng mỗi ngày để không chỉ ngăn ngừa táo bón mà còn đảm bảo đủ lượng nước ối cần thiết.

Mẹ hãy uống một cốc nước ấm uống vào buổi sáng sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai tháng cuối hiệu quả mà ít ai biết.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Massage vùng bụng

Các động tác massage giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, vùng bụng dễ chịu và mẹ dễ đi ngoài hơn.

Cách làm:

– Đặt nhẹ bàn tay dưới vùng xương ức

– Dùng các ngón tay, bàn tay nhẹ nhàng vuốt xuống dưới bụng dưới bằng một áp lực nhẹ

– Lặp lại động tác này khoảng 3 – 5 phút/lần và thực hiện 5-7 lần/ngày

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Quan Hệ Xong Bị Đau Bụng Do Đâu? Cách Khắc Phục

1. Phản ứng cảm xúc

Hoạt động tình dục gây xáo trộn cảm giác và cảm xúc, bao gồm hưng phấn, lo lắng và có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn. Ngoài ra, các vấn đề về mối quan hệ, căng thẳng, áp lực công việc và các lo lắng về tình dục nói riêng cũng có thể kích thích cơ bụng, xương chậu và dẫn đến tình trạng đau bụng.

2. Quan hệ thâm nhập sâu

Các tư thế quan hệ tình dục thâm nhập sâu cũng có thể gây đau bụng sau khi quan hệ tình dục thông qua âm đạo hoặc hậu môn. Các cơn đau này thường là tạm thời có thể được cải thiện sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ.

Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng đau bụng sau khi quan hệ trong tương lai, bạn có thể thay đổi vị trí quan hệ hoặc tránh sử dụng lực quá mạnh.

3. Cực khoái

Các cơ xương chậu có thể thường xuyên co thắt trong khi đạt cực khoái. Đối với một số người, những cơn có thắt này có thể ảnh hưởng đến vùng bụng dưới và xương chậu. Điều này có thể dẫn đến đau bụng khi đạt cực khoái.

Đau bụng do đạt cực khoái sau khi quan hệ thường ảnh hưởng đến một số đối tượng như:

Đang mang thai

Phụ nữ có khối u nang buồng trứng

Lạc nội mạc tử cung

Bệnh viêm vùng chậu

Mắc Hội chứng viêm vùng chậu mãn tính

Viêm tuyến tiền liệt

4. Tích tụ khí nén

Quan hệ tình dục thâm nhập có thể đẩy không khí vào âm đạo hoặc hậu môn. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau ảnh hưởng đến bụng hoặc vùng thượng vị.

Đau do nén khí thường tạo ra cảm giác cơn đau có thể di chuyển. Vì vậy cơn đau có thể lan tỏa ra các khu vực xung quanh và gây đau toàn bộ khoang bụng. Các triệu chứng thường được cải thiện khi bạn thả khí.

5. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu thường dẫn đến đau và khó chịu ở phần dưới đường tiết niệu, bao gồm bàng quang và niệu đạo. Các hoạt động tình dục thâm nhập có thể dẫn đến các cơn đau ở vùng bụng dưới, bàng quang và xương chậu.

Bên cạnh đó, các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:

Đau hoặc rát khi đi tiểu

Tăng tần suất đi tiểu

Nước tiểu có màu đục

Có máu trong nước tiểu

Đau trực tràng

6. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Tình trạng quan hệ xong bị đau bụng có thể là dấu hiệu nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia. Bên cạnh đau bụng, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu như:

Có điểm mềm ở khu vực xương chậu

Đau hoặc rát khi đi tiểu

Tiết dịch âm đạo hoặc dương vật bất thường

Dịch sinh dục có mùi hôi

7. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ có thể dẫn đến các cơn đau mãn tính ở khu vực xương chậu hoặc bụng dưới. Cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

Rò rỉ nước tiểu hoặc tiểu không tự chủ

Đi tiểu thường xuyên với số lượng nước tiểu mỗi lần nhỏ

Có cảm giác cần thường xuyên đi tiểu, ngay cả khi vừa đi tiểu xong

8. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn tiêu hóa mãn tính có thể dẫn đến đau bụng, đầy hơi và đau dạ dày. Đôi khi người bệnh có thể bị táo bón hoặc đau bụng trong và sau khi quan hệ tình dục.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Đầy hơi chướng bụng

Bệnh tiêu chảy

Thay đổi tính chất phân

Nguyên nhân quan hệ xong bị đau bụng chỉ ảnh hưởng đến nữ giới

Một số nguyên nhân và bệnh lý gây đau dạ dày sau khi quan hệ chỉ ảnh hưởng đến nữ giới bao gồm:

1. Vị trí tử cung

Theo một số thống kê, có khoảng 20 – 30% phụ nữ có tử cung bị nghiêng. Nếu tử cung bị nghiêng, quá trình thâm nhập khi quan hệ tình dục có thể chạm đến tử cung.

Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng bất ngờ trong và sau khi quan hệ tình dục. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn sau ở các tư thế thâm nhập sâu, thâm nhập từ phía sau hoặc sử dụng lực quá mạnh trong quá trình quan hệ.

2. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một túi chứa đầy các chất lỏng phát triển bên trong hoặc bên trên bề mặt buồng trứng. Thông thường u nang buồng trứng không nghiêm trọng và có thể được cải thiện sau vài tháng.

Mặc dù u nang buồng trứng không gây đau, nhưng các u nang lớn có thể dẫn đến đau bụng dưới. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình thâm nhập khi quan hệ tình dục.

Các triệu chứng u nang buồng trứng khác có thể bao gồm:

3. U xơ tử cung

U xơ tử cung là tình trạng phổ biến, lành tính, không tăng trưởng thành ung thư. Các khối u xơ thường không dẫn đến các triệu chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, các khối u xơ có thể tăng trưởng theo thời gian và dẫn đến tình trạng đau bụng. Ngoài ra , cơn đau cũng có thể phát triển phụ thuộc vào vị trí khối u xơ.

Đối với một số người, hoạt động tình dục thâm nhập âm đạo có thể gây đau bụng hoặc khiến các triệu chứng đau bụng dưới trở nên nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng u xơ tử cung khác có thể bao gồm:

Chảy máu nặng trong chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn một tuần

Táo bón hoặc đau bụng nhưng không thể đi ngoài

Đau lưng

4. Bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh sản nữ. Tình trạng này thường được gây ra với vi khuẩn gây bệnh lậu và chlamydia.

Viêm vùng chậu có thể dẫn đến tình trạng đau bụng dưới sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác như:

Chảy máu khi quan hệ

Chảy máu dạng đốm bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt

Tiết dịch âm đạo bất thường

Âm đạo có mùi hôi

Sốt

5. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Các mô nội mạc tử cung có thể kéo dài đến buồng trứng và ống dẫn trứng, đôi khi ảnh hưởng đến xương chậu.

Sự phát triển quá mức của mô, tế bào này có thể gây đau ở dạ dày, xương chậu và lưng dưới. Cơn đau này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong các hoạt động tình dục hoặc thâm nhập sâu vào âm đạo.

Một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết khác bao gồm:

Đau bụng hoặc đau khi đi tiểu

Chảy máu nặng giữa hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt

Đau bụng dữ dội trọng chu kỳ kinh nguyệt

6. Tắc nghẽn ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng kết nối buồng trứng và tử cung. Hàng tháng, các ống dẫn trứng mang trứng từ buồng trứng đến tử cung để chuẩn bị thụ tinh. Nếu một hoặc cả hai ống dẫn trứng bị tắc bởi chất lỏng hoặc mô, có thể gây đau nhẹ ở bụng. Cơn đau này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình quan hệ tình dục.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không gặp bất cứu triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết nào. Tuy nhiên, tắc ống dẫn trứng có thể dẫn đến tình trạng khó mang thai.

Nguyên nhân quan hệ xong bị đau bụng chỉ ảnh hưởng đến nam giới

Ở nam giới quan hệ xong bị đau bụng có thể là dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước bằng quả óc chó, nằm ở ngay dưới bàng quan, có nhiệm vụ sản xuất tinh dịch. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây sưng, viêm dẫn đến các cơn đau và khó chịu ở khu vực bụng dưới nam giới, đặc biệt là sau hoạt động thâm nhập tình dục. Ngoài đau bụng dưới và vùng chậu, một số người còn bị đau trong hoặc sau khi xuất tinh.

Các triệu chứng khác bao gồm:

Đau mãn tính ở lưng dưới, hậu môn hoặc bìu

Đau trong và sau khi đi tiểu

Có nhu cầu đi tiểu liên tục

Dòng nước tiểu yếu

Cách phòng ngừa hoặc giảm đau sau khi quan hệ

Thông thường tình trạng đau bụng sau khi quan hệ tình dục có thể cải thiện bằng các phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện nếu cơn đau kéo dài hơn 24 giờ hoặc nếu cơn đau liên tục, dữ dội sau khi quan hệ tình dục.

Các biện pháp xử lý, cải thiện tình trạng quan hệ xong bị đau bụng thường bao gồm:

Bôi trơn: Bôi trơn phù hợp có thể giảm ma sát và tổn thương cơ quan sinh dục, vùng chậu và các khu vực khác ở nữ giới. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn được bôi trơn đầy đủ trước khi thực hiện hoạt động quan hệ thâm nhập. Bạn có thể đề nghị bạn tình thực hiện một màn dạo đầu dài hơn để tạo sự hưng phấn hoặc sử dụng chất bôi trơn gốc nước để giảm ma sát khi quan hệ.

Chuẩn bị về mặt cảm xúc: Hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng mọi mặt cho hoạt động tình dục. Không sẵn sàng hoặc căng thẳng trong hoạt động tình dục có thể dẫn đến tình trạng đau bụng trong và sau khi hoạt động tình dục.

Chườm nóng: Nếu bị đau sau các hoạt động tình dục, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng để giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể ngầm người trong nước nóng để thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Trong nhiều trường hợp, cơn đau sẽ được cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, đến bệnh viện nếu gặp các triệu chứng như:

Cơn đau bụng kéo dài hơn 6 giờ hoặc ngày càng tệ hơn

Thường xuyên nhận thấy đau bụng sau khi quan hệ

Cơn đau nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường

Cảm thấy đau quặn bụng bắt đầu từ rốn và lan sang bụng phải

Bị sốt ở hoặc trên 38 độ C

Có dấu hiệu nhiễm trùng như buồn nôn hoặc nôn

Bác sĩ có thể đánh giá các triệu chứng và xác định các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

Bà Bầu Bị Sôi Bụng Nguyên Nhân Do Đâu ? Cách Khắc Phục

Bà bầu bị sôi bụng nguyên nhân do đâu ?

Nguyên nhân bà bầu bị sôi bụng đến từ nhiều nhân khác nhau, nhưng một số yếu tố tác động đến triệu chứng này có thể kể đến là :

Trong quá trình mang bầu, cơ thể người mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi và đây cũng chính là yếu tố tác động đến việc bà bầu bị sôi bụng.

Việc dung nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn khó tiêu cũng chính là nguyên nhân mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, những thói quen ăn quá nhanh cũng chính là yếu tố khiến tình trạng này kéo dài hơn.

Một số thói quen của một số phụ nữ mang bầu là nằm ngay sau khi ăn, đây cũng là lí do dẫn đến tình trạng sôi bụng bởi dạ dày chưa kịp tiêu hóa hết lượng thức ăn mà cơ thể đã cung cấp.

Những thói quen trong chế độ ăn, bổ sung thiếu các chất xơ cho cơ thể và thay vào đó là việc sử dụng nhiều chất béo, đường bột, đạm cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng bà bầu sôi bụng.

Đối với những người phụ nữ mang bầu và có tiền xử mắc các bệnh về đường tiêu hóa thì tình trạng sôi bụng cũng chính là những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe.

Những triệu chứng đi kèm sôi bụng của bà bầu

Một số triệu chứng của sôi bụng bà bầu đi kèm chính là hiện tượng xì hơi, tiêu chảy. Thậm chí, bụng có thể kêu rất to ngay cả khi bụng đói.

Cách khắc phục tình trạng bụng sôi an toàn

Bà bầu bị sôi bụng là tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và thậm chí là trẻ em. Và sau đây là một vài phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị sôi bụng mà bạn có thể áp dụng.

Khám bác sĩ có chuyên môn

Nếu tình trạng sôi bụng của bà bầu kéo dài thì bạn cần tìm gặp các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn kịp thời, tránh có những biến chứng không lường trước được.

Và một số biến chứng mà bạn cần lưu ý chính là : sôi bụng liên tục, đau 2 bên bụng thường xuyên, những cơn đau sẽ xuất hiện liên tục và tăng lên khi cơ thể người mẹ có dấu hiệu đại tiện.

Điều chỉnh chế độ ăn khoa học

Một chế độ ăn khoa học sẽ là yếu tố then chốt để làm giảm tình trạng bà bầu bị sôi bụng. Việc cung cấp vào cơ thể những thực phẩm lành mạnh và chìa khóa để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Những thực phẩm mà bà bầu nên bổ sung chính là rau xanh, chất đạm, chất xơ, đường bột..Và cơ thể của bà bầu sẽ trở lên khỏe mạnh hơn, khi đó tình trạng sôi bụng cũng sẽ được giảm đi phần nào.

Thực hiện Massage bụng

Massage cho bà bầu sẽ là cách làm giảm sôi bụng đơn giản mà bà bầu có thể thực hiện hàng ngày. Ngoài tác dụng giảm sôi bụng thì massage bụng cũng sẽ giúp lưu thông máu, giảm căng thẳng trong quá trình mang bầu.

Đặc biệt, khi kết hợp với chườm nóng quanh bụng thì tình trạng này cũng sẽ được giảm bớt đi rất nhiều. Một cách đơn giản mà bạn có thể làm chính là sử dụng túi ấm để lên trên phần bụng trong khoảng 10 phút.

Uống trà gừng hoặc nước ấm

Uống nước ấm hay trà gừng cũng là cách được nhiều bà bầu áp dụng. Gừng có tính ấm nên khi uống sẽ đem lại cảm giác dễ chịu và làm giảm tình trạng bụng sôi hiệu quả.

Nhưng đây chỉ là cách tạm thời và không nên sử dụng nước gừng ấm quá nhiều, chúng sẽ gây nên những cơn co bóp tử cung.

Bà bầu bị sôi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng hay không ?

20 SUẤT TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ TỔ CHUYÊN GIA

Bạn đang bị viêm đại tràng, có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, phân sống… hãy mô tả tình trạng của bạn ngay bây giờ để chuyên gia có thể hỗ trơ kịp thời.

Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN

Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội

& Đội ngũ các chuyên gia hàng đầu

Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Bị Lạnh Bụng Do Đâu Và Làm Sao Để Khắc Phục Tình Trạng Khó Chịu Này? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!