Xu Hướng 5/2023 # Mẹ Bầu Bị Sốt Xuất Huyết Có Phải Bỏ Thai Không? # Top 14 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Mẹ Bầu Bị Sốt Xuất Huyết Có Phải Bỏ Thai Không? # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Bị Sốt Xuất Huyết Có Phải Bỏ Thai Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo thống kê có Bộ Y Tế tính đến cùng kỳ năm 2018, số lượng các ca sốt xuất huyết đã tăng gấp 5 lần với 250.000 người bệnh và 50 ca trong số đó đã tử vong. Vậy mẹ bầu bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai không? Nguy hiểm như thế nào? Có bị tử vong không?

Đối tượng trẻ nhỏ và bà bầu là hai nhóm cần đặc biệt chú ý trong mùa dịch sốt xuất huyết. Triệu chứng sốt xuất huyết ở bà bầu thường sẽ xuất hiện sau khoảng 3 ngày tính từ lúc bị muỗi cắn. Các dấu hiệu này bao gồm:

– Sốt cao đột ngột

– Đau đầu, buồn nôn và nôn dữ dội

– Cảm giác mắt bị đau, đau xương khớp và cơ

– Có thể mất vị giác và cảm giác thèm ăn

– Chảy máu mữi, chảy máu lợi (nướu)

– Phát ban thành các mảng đỏ trên da ở phần ngực và cánh tay.

Vậy bà bầu bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai không?

1. Mẹ bầu bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai không?

Vào cuối năm 2017 tại Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên là bà bầu 26 tuổi bị sảy thai do bị sốt xuất huyết tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Từ Dũ. Bác sĩ cho biết bệnh nhân bị sảy thai khi đang mang thai được 4 tuần và phát hiện mắc bệnh mặc dù đã nhập viện ngay trong ngày sốt thứ 2.

Cũng trong tuần trước, tại Cần Thơ tiếp nhận một ca bệnh thai phụ 31 tuổi đang mang thai 38 tuần nhập viện trong tình trạng bị sốt xuất huyết, trở dạ, băng huyết sau sinh với lượng tiểu cầu giảm mạnh, xuất huyết 400ml máu cần phải ngay lập tức cắt tử cung phẫu thuật không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và con.

Từ các ca bệnh này rất nhiều bà bầu lo lắng tới việc bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai không, có nguy hiểm tới thai nhi không, nguy hiểm tới mẹ không.

Theo các bác sĩ cho biết sảy thai là một biến chứng điển hình khi mang thai ở những tuần đầu và những tuần cuối của thai kỳ. Có một vài trường hợp ghi nhận thai phụ khi ở giai đoạn cuối nếu bị sốt xuất huyết có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết lúc sinh dẫn tới chứng rối loạn đông máu và giảm số lượng cũng như chất lượng của tiểu cầu. Bệnh có thể gây sảy thai, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.

Vậy bà bầu bị sốt xuất huyết có phải bỏ thai không?

Các bác sĩ cho biết thông thường khi bà bầu nhập viện do bị sốt xuất huyết sẽ không có chỉ định bỏ thai ngay lập tức. Vì thế mà mẹ bầu không nên lo lắng thái quá tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Điều quan trọng nhất chính là theo dõi và can thiệp y tế kịp thời, càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân sốt xuất huyết khi mang thai có thể ảnh hưởng tới thai nhi

Sốt xuất huyết có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ là do 2 biểu hiện chủ yếu là sốt và sốt xuất huyết. Bệnh có thể gây sảy thai, tăng tỷ lệ sinh non hay thai chết lưu hoặc thai nhẹ cân cùng một tỷ lệ cực nhỏ việc mẹ lây nhiễm virus sang thai nhi (nếu trong tháng cuối của thai kỳ).

Với những bà bầu khi bị mắc sốt xuất huyết có thể bị xuất huyết dưới da, bị chảy máu chân răng hay chảy máu đường tiêu hóa do lượng tiểu cầu bị suy giảm. Nếu bệnh nặng, bà bầu có thể bị tăng men gan, bị tràn dịch màng phổi hay màng tim từ đó khiến cho nhau bị bong non, thai chết lưu ở trong tử cung của mẹ và thậm chí là mẹ có thể bị tử vong.

Nếu bạn bị sốt xuất huyết tại thời điểm sinh con, em bé sơ sinh của bạn có thể bị sốt xuất huyết trong hai tuần đầu tiên của cuộc đời. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể rất khó phát hiện. Nhưng bạn nên theo dõi các dấu hiệu sau đây ở trẻ sơ sinh: sốt (100,4 độ F trở lên) nhiệt độ thấp (thấp hơn 96,8 độ F) cáu kỉnh, quấy khóc, kích động quá mức, buồn ngủ hoặc không chịu ăn phát ban

2. Lưu ý khi bà bầu mang thai bị sốt xuất huyết

– Bà bầu bị sốt xuất huyết cần phải được theo dõi và điều trị tại bệnh viện do triệu chứng khó lường.

Các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi công thức máu, đông máu, theo dõi chức năng của gan, thận,.. cùng với tình trạng của thai nhi để kiểm tra xem có biểu hiện bất thường nguy hiểm như dọa sảy hoặc sảy thai, sinh non đối với thai kỳ ở những tháng cuối hay rong kinh, rong huyết,..

– Những triệu chứng có thể được kiểm soát bằng việc uống paracetamol, được coi là an toàn trong thai kỳ. Uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể kèm theo dõi sát sao.

Nếu bà bầu bị sốt xuất huyết nặng sẽ cần được điều trị tại bệnh viện và truyền dịch qua ống nhỏ giọt để tránh mất nước và ổn định huyết áp. Đôi khi, truyền máu có thể cần thiết để duy trì số lượng tiểu cầu tối thiểu.

Đang Mang Thai Bị Sốt Xuất Huyết, Phải Làm Sao?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Sốt xuất huyết khi mang có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt vào những giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

1. Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai tương tự như ở những đối tượng khác như:

Sốt cao đột ngột kèm theo run rẩy

Đau đầu dữ dội, đau mỏi người, nhức hốc mắt

Ăn uống kém, không ngon miệng, buồn nôn hay nôn thường xuyên

Cơ thể mất nước, khát nước, tiểu ít

Khó thở

Chảy máu chân răng.

Xuất hiện các nốt đỏ trên da, căng da không mất

Mất nước gây hạ huyết áp người bệnh biểu hiện: Choáng, nhịp tim nhanh….

Xét nghiệm thấy tiểu cầu hạ nhiều nguy cơ xuất huyết nặng ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh…

2. Sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết khi mang thai là tình trạng nguy hiểm cần được theo dõi và xử lý kịp thời đúng cách do:

Cơ thể phụ nữ mang thai sức đề kháng suy yếu dễ mắc bệnh hơn, tình trạng bệnh có thể nguy hiểm hơn so với người khác

Tăng nguy cơ mắc tiền sản giật

Làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu ở những tháng đầu thai kỳ

Nếu vào thời điểm cuối thai kỳ và trong khi chuyển dạ có thể gây xuất huyết nhiều, băng huyết sau sinh có nguy cơ tử vong cả mẹ và con

3. Làm gì khi bị sốt xuất huyết khi mang thai

Khi đang mang thai bị sốt xuất huyết hay có những dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết bà bầu cần:

Cần đến các cơ sở y tế uy tín ngay để được chẩn đoán sớm bệnh, đưa ra phương hướng điều trị bệnh.

Điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi thai phụ nên không được tự ý mua thuốc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai.

Chú ý đến tình trạng sốt vì sốt có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nên khi sốt trên 38 độ C cần hạ sốt bằng paracetamol 10-15mg/kg cân nặng, chườm ấm, uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát. Khi sốt dưới 38 độ C chưa cần dùng thuốc, chỉ cần chườm ấm, uống nhiều nước, mặc thoáng mát.

Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại ở mức tối đa.

Uống nhiều nước, sử dụng nước hoa quả như nước cam ép…

Ăn lỏng dễ tiêu, ăn cháo hay súp giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giảm cảm giác chán ăn.

Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé, tuân thủ phác đồ điều trị và những hướng dẫn của nhân viên y tế.

Nếu bị sốt xuất huyết vào cuối thai kỳ gần thời điểm dự sinh thai phụ nên chọn những bệnh viện lớn, uy tín để tiến hành sinh đẻ. Để xử lý kịp thời những trường hợp xấu xảy ra trong và sau khi sinh.

Xét nghiệm này được chỉ định thực hiện từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 của bệnh. Nếu bệnh nhân mắc bệnh đã hơn 3 ngày (từ cuối ngày thứ 3 trở đi), mặc dù thật sự bị sốt xuất huyết, nhưng kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết NS1 có thể âm tính. Nguyên nhân là vì xét nghiệm này dựa trên cơ chế xác định kháng nguyên của virus. Giai đoạn bệnh từ ngày thứ 4, nồng độ kháng nguyên virus trong máu đã giảm xuống thấp nên đôi khi chỉ số xét nghiệm sẽ âm tính.

IgM xuất hiện từ ngày thứ 4-5 sau sốt. Xét nghiệm IgM giúp xác định sự có mặt của kháng thể chống lại virus Dengue trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc mức độ sinh kháng thể của từng bệnh nhân mà kết quả xét nghiệm này có dương tính hay không.

Thay bằng: Ở thể tiên phát ( lần đầu bị nhiễm Dengue), IgG xuất hiện vào ngày thứ 10-14 và có thể tồn tại nhiều năm sau đó. Ở thể thứ phát (đã từng bị Dengue trước đó), IgG đã sẵn có trong máu và tăng lên trong 1-2 ngày

Bên cạnh đó, tùy theo tình hình, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm để bổ sung chẩn đoán như:

Xét nghiệm điện giải đồ (bao gồm Na+, K+, Cl-): để đánh giá tình trạng rối loạn điện giải;

Xét nghiệm chức năng gan (bao gồm AST, ALT, GGT): nhằm kiểm tra chức năng gan, đánh giá tổn thương và phát hiện biến chứng của sốt xuất huyết;

Xét nghiệm Albumin: để đánh giá tình trạng thoát huyết tương có thể xảy ra đối với sốt xuất huyết Dengue, giúp nhận biết sớm và theo dõi khi bệnh nhân nếu có tình trạng tăng tính thấm thành mạch;

Xét nghiệm chức năng thận (gồm các chỉ số như Ure, Creatinine, Cystatin C, MicroAlbumin niệu): để thăm dò chức năng thận và tình trạng tổn thương thận sớm do các biến chứng của sốt xuất huyết;

Xét nghiệm CRP: nhằm đánh giá tình trạng viêm nhiễm, giúp chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây ra sốt và đánh giá hiện tượng bội nhiễm do sốt xuất huyết.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

4. Phòng chống sốt xuất huyết khi mang thai

Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh do sức đề kháng suy kém, nên biện pháp tốt nhất là phòng tránh bệnh. Chủ động phòng tránh bệnh bằng cách diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và đề phòng bị muỗi đốt bằng cách:

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào các dụng cụ chứa nước, vệ sinh dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa thường xuyên, dọn vệ sinh khu vực sống.

Sử dụng thuốc đuổi muỗi xung quanh khu vực nhà ở.

Mặc quần áo dài tay đề phòng muỗi đốt.

Mắc màn khi ngủ, sử dụng màn có hóa chất đuổi muỗi

Sử dụng vợt muỗi, hương xua muỗi.

Muỗi không thích không khi lạnh, nên khi thời tiết nóng có thể bật điều hòa trong phòng ngủ.

Sốt xuất huyết khi mang thai rất nguy hiểm vì có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi, nếu khi chuyển dạ mất máu nhiều có nguy cơ tử vong mẹ và bé. Chính vì vậy khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết bà bầu nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị và theo dõi bệnh. Chủ động phòng muỗi đốt là biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất, bà bầu nên chủ động phòng tránh.

Bị Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai Có Sao Không ?

Các bác sĩ khuyến cáo, khi mang thai mắc sốt xuất huyết, các bà bầu cần đến bệnh viện khám và điều trị để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Theo ghi nhận của PV xét nghiệm sàng lọc trước sinh hà nội gentis , tại khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), số ca mắc sốt xuất huyết là phụ nữ mang thai chiếm khoảng 15% tổng số bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết.

Các bác sĩ nhận định, trường hợp biến chứng điển hình vì sốt xuất huyết thường nguy hiểm ở giai đoạn đầu mang thai hoặc trong những tuần cuối thai kỳ. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối, sốt xuất huyết dễ làm chảy máu trong lúc sinh nở, dễ dẫn đến rối loạn đông máu.

Trao đổi với báo chí, TS. BS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai khuyến cáo khi phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết cần lưu ý:

1.Nhất thiết khi mang thai cần nhập viện khám và điều trị, tốt nhất là tại bệnh viện có sự phối hợp các chuyên khoa Truyền nhiễm, sản, huyết học, điều trị tích cực;

2.Biểu hiện sốt xuất trên phụ nữ có thai rất khó lường. Do vậy, khi bệnh nhân có thai mắc sốt xuất huyết sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận… hàng ngày và theo dõi tình trạng của thai nhi để xem có biểu hiện như: Dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (nếu ở trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không; (do mo da gay la gi )

3.Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, sốt xuất huyết dễ làm chảy máu, cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho người mẹ và thai nhi.

Cùng chung khuyến cáo với BS.Cường, TS.BS.Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu Sản M, BV Từ Dũ chúng tôi lưu ý thêm, bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai khá nguy hiểm. Vi rút sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Bệnh có thể gây sảy thai, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.

“Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến thai kỳ do 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ cân và có một tỷ lệ rất nhỏ mẹ có thể truyền virus sang thai. Với các bà bầu có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa do tình trạng giảm tiểu cầu. Nếu diễn tiến nặng hơn có thể bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, màng tim hoặc sốc giảm thể tích máu, dễ dẫn đến nhau bong non, thai chết lưu trong tử cung hay thậm chí mẹ tử vong”, BS.Hà khuyến cáo.

Trước thực trạng nhiều bà bầu lo lắng khi mắc sốt xuất huyết sẽ phải bỏ thai nhi, chúng tôi Hà khẳng định, thông thường bác sĩ không có chỉ định bỏ thai khi mắc sốt xuất huyết. Vì thế, khi mắc bệnh, chị em không nên lo lắng thái quá bởi sẽ làm ảnh hưởng đến em bé. Điều quan trọng là phải theo dõi khám thai định kỳ, xét nghiệm trước sinh để kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

Hàng Loạt Bà Bầu Bị Sốt Xuất Huyết

TS Cường khám cho một bệnh nhân SXH là phụ nữ mang thai. Ảnh: M.T

Chị P.T.M.H (31 tuổi), ở Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội mang thai đôi và xuất hiện các triệu trứng toàn thân phù to, có các mảng, nốt xuất huyết dưới da, ra máu âm đạo, khó thở, sốt cao 39,5 độ C. Ngày 19/11 bệnh nhân được gia đình đưa vào BV Bạch Mai khám, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với vi rút Dengue. Tình trạng tiểu cầu của bệnh nhân cũng hạ thấp trầm trọng, còn 24 G/L.

Sau 1 tuần điều trị tích cực tại Khoa Truyền nhiễm, đến ngày 26/11/2015 tình trạng của bệnh nhân P.T.M. H đã khá lên và qua giai đoạn nguy kịch. Bệnh nhân không còn ra máu âm đạo, tỉnh táo, đỡ phù. Xét nghiệm cho thấy tiểu cầu đã tăng lên 169 G/L, các chỉ số sinh hóa, huyết học đã trở về bình thường.

Một trường hợp khác là bệnh nhân N.T.H (34 tuổi) ở tập thể Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội đang mang thai 12 tuần thì bị SXH. Ở ngày thứ 4 sau sốt, tiểu cầu của bệnh nhân hạ ở ngưỡng nguy hiểm, còn 7 G/L. Rất may mắn, sau 5 ngày điều trị và theo dõi sát sao, đến ngày 24/11/2015, tình trạng của bệnh nhân N.T.H đã tiến triển theo hướng khả quan và thoát tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, người thường mắc SXH đã nguy hiểm, thai phụ mắc SXH còn nguy hiểm hơn bởi cả mẹ và thai nhi đều có thể bị đe dọa đến tính mạng vì bệnh khó điều trị hơn so với người bình thường. Những thuốc đơn giản có thể dễ dàng kê đơn thì với thai phụ SXH phải theo dõi chặt tình trạng bệnh, cân nhắc chỉ định thuốc vì nguy cơ ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi.

Phụ nữ mang thai những tháng đầu bị SXH có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như chảy máu khó cầm, rau bong non, tiền sản giật… dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Với phụ nữ mang thai, việc giảm số lượng hoặc chức năng của tiểu cầu rất nguy hiểm bởi tình trạng chảy máu và rối loạn đông máu, tổn thương gan thận, xuất huyết não, phù phổi,.. có thể xảy ra, đặc biệt là lúc sinh nở. Ngoài ra, những bé sinh ra từ bà mẹ tiểu cầu hạ có thể bị thiếu hụt tiểu cầu trong những ngày đầu, thậm chí vài tuần sau sinh.

Vì thế, phụ nữ mang thai nếu xuất hiện triệu chứng sốt cao đột ngột, đau nhức người, đau đầu… thì nên đến BV khám sớm để được chẩn đoán, điều trị, phòng những rủi ro về sức khỏe cho cả bà mẹ và thai nhi do SXH gây ra.

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh SXH thường sống ở đô thị, gần người, trong nhà hoặc quanh nhà. Chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm và buổi chiều tối. Vì thế, các bà bầu cần hạn chế tối đa nguy cơ bị SXH bằng cách phòng tránh muỗi, đi ngủ nhớ mắc màn, khi đi ra ngoài buổi chiều tối nên mặc quần áo dài tay, xoa kem, xịt chống muỗi. Trong nhà không nên để các vật dụng có thể chứa nước để muỗi không có môi trường sinh sôi, phát triển.

Đa số bệnh SXH tự khỏi trong vòng 7 ngày, nhưng khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong. Vì thế, khi có dấu hiệu sốt đột ngột, đau nhức mỏi người… hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị.

Hồng Hải

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Bị Sốt Xuất Huyết Có Phải Bỏ Thai Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!