Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Kiêng Làm Gì Và 20 Điều Khi Mang Thai Phải Biết Để Tránh Khó Xử được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu kiêng ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?Trong giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi còn khá nhỏ và vẫn chưa ổn định nên sẽ rất dễ bị tác động bởi các vi khuẩn, vi-rút gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, bà bầu kiêng ăn gì luôn là thắc mắc của nhiều chị em. Để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé cưng cũng như sức khỏe mẹ bầu, thực đơn dinh dưỡng của bà bầu cần tránh ăn các món sau:
Bà bầu kiêng gì: Thực phẩm tái sống: Đây là những thực phẩm dễ bị nhiễm các chất độc và vi khuẩn, gây hại cho đường tiêu hóa của mẹ bầu nên khi mang thai mẹ cần kiêng kỵ các món ăn này.
Sản phẩm bơ sữa chưa được tiệt trùng: Sữa, bơ, phô mai,… chưa được tiệt trùng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn nên sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, cho nên mẹ cần kiêng kỵ tuyệt đối khi mang thai 3 tháng đầu. Hãy sử dụng các loại sữa được sản xuất dành riêng cho bà bầu để đảm bảo an toàn, từ đó giúp mẹ có đủ dưỡng chất và bé yêu phát triển được toàn diện.
Bà bầu kiêng ăn quả gì: Một số loại quả bà bầu cần kiêng đó là các thực phẩm gây co thắt tử cung như: dừa, đu đủ xanh có mủ trắng, đào, thơm (dứa), táo mèo (sơn tra), mận, mãng cầu, chuối tiêu (không ăn khi đói),… nếu ăn các loại quả trên, mẹ bầu sẽ dễ bị sảy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu vì thai nhi lúc này vẫn chưa bám chắc vào thành tử cung, rất dễ bị bong ra.
Tránh xa caffeine: Coca hay cà phê vốn là những món khoái khẩu của các bà mẹ làm văn phòng. Tuy nhiên, hàm lượng caffeine rất cao trong các thức uống này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Vì vậy, các bà bầu nên tránh các sản phẩm này để bảo vệ tốt nhất cho thai nhi.
Đồ uống có cồn, nước có gas: Bà bầu nên kiêng gì 3 tháng đầu? Câu trả lời chính là bia rượu và các đồ uống có cồn. Vì chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Đồ uống có gas cũng là một loại thức uống mà mẹ bầu phải tuyệt đối tránh xa trong suốt các giai đoạn của thai kỳ.
Bà bầu nên hạn chế các thực phẩm đóng gói sẵn: Thực phẩm được đóng gói sẵn thường có các chất bảo quản và phụ gia độc hại. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm đóng gói sẵn như: nem chua, mì tôm, thịt hộp,… Thay vào đó hãy lựa chọn các thực phẩm từ thiên nhiên với chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe và chăm sóc bé yêu được tốt nhất.
Mẹ bầu hãy lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng từ tự nhiên
Thực phẩm nhiễm độc Tuyệt đối tránh xa: Mẹ bầu cần kiểm tra thật kỹ lưỡng nguồn gốc của thực phẩm sử dụng hàng ngày, chọn lựa các loại thực phẩm có chất lượng, sơ chế thật kỹ càng trước khi chế biến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.Thực phẩm bị nhiễm độc nếu mẹ bầu ăn vào sẽ trực tiếp gây ra những nguy hại cho sức khỏe của cả 2 mẹ con.
Bà bầu nên kiêng các thực phẩm quá mặn và nhiều đường
Bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng đầu?Khi mang thai nên tránh sơn móng tay: Theo một nghiên cứu mới đây tại Columbia, những trẻ em tiếp xúc nhiều với sơn móng tay (có chứa nhiều phthalates), thường có chỉ số IQ thấp hơn so với những đứa trẻ khác. Ngoài ra, mùi hương của sơn móng tay và các hóa chất tẩy rửa có trong tiệm làm tóc cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ bầu.
Bà bầu nên kiêng gập người lên xuống nhanh và thường xuyên để tránh tình trạng bị chóng mặt, choáng váng, buồn nôn,… do máu tụ lên não.
Khi ngồi, mẹ bầu nên kiêng bắt chéo chân và không gập gối vì sẽ làm hạn chế lượng máu lưu thông xuống chân. Đồng thời, việc bắt chéo chân còn có thể gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, đây là triệu chứng thường gặp ở những phụ nữ đang mang thai.
Các bà bầu kiêng với tay, kiêng đứng quá lâu ở 1 tư thế, đặc biệt không nên kiễng chân cao hay đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột.
Mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại như thuốc xịt muỗi, thuốc diệt côn trùng, các loại hóa chất tẩy rửa như nước rửa chén, bột giặt,…
Mẹ bầu tuyệt đối tránh xa những hóa chất vì có thể gây độc cho thai nhi
Mẹ bầu tẩy trắng răng có nên không? Cho tới hiện tại, việc tẩy trắng răng vẫn chưa được đảm bảo độ an toàn cho bà bầu. Hơn nữa, khi chị em mang thai, nướu răng cũng rất nhạy cảm, yếu ớt nên rất dễ bị tổn thương.
Những nơi nào bà bầu không nên đến?Bà bầu kiêng đi thăm bà đẻ: Nhiều người quan niệm bà bầu không nên đi thăm bà đẻ vì thai nhi có thể “đòi ra” bất kỳ lúc nào. Trên thực tế, những trường hợp bà bầu bị sinh non, động thai, sảy thai,… đều phụ thuộc vào những yếu tố khác như bà bầu gặp phải các vấn đề như: nhau bong non, nhau tiền đạo, ăn uống thiếu chất,… Do vậy, các bà bầu hoàn toàn có thể đi thăm bà đẻ bình thường mà không cần phải quá lo lắng.
Bà bầu có kiêng đi thăm người ốm không? Tốt nhất, với những người có bệnh truyền nhiễm thì bà bầu nên tránh để không bị lây, ảnh hưởng đến thai nhi.
Khó Thở Khi Mang Thai, Những Điều Mẹ Nên Biết Để Tránh Nguy Hiểm Đến Sức Khỏe Thai Kỳ
Khó thở khi mang thai là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Khoảng 3/4 thai phụ sẽ cảm thấy khó thở vào một số thời điểm nhất định trong thai kỳ.
Khi thấy triệu chứng khó thở trong thai kỳ, bạn có thể sẽ rất hoảng sợBạn có thể bắt đầu cảm thấy khó thở trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn hai của thai kỳ. Lúc đầu, khi thấy triệu chứng này, bạn có thể sẽ rất hoảng sợ. Ngoài ra, khó thở khi mang thai còn có thể do thai nhi phát triển đủ lớn, gây chèn ép lên các bộ phận lân cận hoặc trong trường hợp song thai, đa thai, bạn cũng có thể đặc biệt cảm thấy rất khó thở.
Tại sao khi mang thai bạn lại bị khó thở?
Khó thở khi mang thai là do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể để thích ứng với sự tồn tại của em bé trong bụng mẹ.
Trong kỳ đầu mang thai, xung quanh lồng ngực của bạn phải đấu tranh tìm không gian và thích ứng với sự chèn ép của thai nhi ngày một lớn. Lồng ngực của bạn sẽ di chuyển cao hơn trong thời gian bạn mang thai để cung cấp một dung tích lớn hơn cho phổi hoạt động.
Các hormone progesterone tăng cao cũng làm cho bạn bị khó thở khi mang thai do phải thích nghi với cách thức nó hấp thụ oxy trong máu thông qua phổi. Kết quả là cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nồng độ carbon dioxide mà bạn thở ra.
Kích thước thai nhi lớn cũng có thể làm cho bạn bị khó thởNhững thay đổi này có nghĩa là cơ thể bạn phải làm việc tốt hơn để thích nghi với sự thay đổi của nồng độ oxy và carbon dioxide trong cơ thể. Bạn đang thở ở mức tương tự như trước khi thụ thai, chỉ có điều mỗi lần thở phải sâu hơn và đó là lý do giải thích tại sao bạn lại có cảm giác khó thở khi mang thai. Một số bà mẹ sẽ cố gắng để thích nghi nhanh với thay đổi này nhưng số khác lại cảm thấy rất khó chịu và do đó lại càng cảm thấy khó thở hơn.
Đến cuối giai đoạn 3 của thai kỳ, kích thước thai nhi lớn cũng có thể làm cho bạn bị khó thở. Ở giai đoạn này, tử cung của bạn đã đẩy lên rất cao và nằm ngay dưới lồng ngực, vì thế nó sẽ gây ra áp lực lên phổi. Có lẽ bạn sẽ càng cảm thấy khó thở hơn ở giai đoạn này nếu mang thai lần đầu, đặc biệt lại là khi thai nhi nằm cao.
Thỉnh thoảng bạn cũng có thể cảm thấy như sắp tắt thở tới nơi những lúc bước lên bậc thang nhưng đừng lo lắng vì kiểu thở dốc này là bình thường và hoàn toàn vô hại.
Cảm giác khó thở khi mang thai sẽ kéo dài trong bao lâu?
Nếu bạn đang mang thai lần đầu tiên, em bé có thể chúc xuống khung xương chậu từ khoảng 36 tuần. Đây là lúc cảm giác khó thở khi mang thai giảm bớt. Nếu bạn đã từng mang thai trước đây, thai nhi có thể sẽ không chúc xuống ngay từ tuần này cho đến cuối thai kỳ.
Cố gắng uống nước, hít thở sâu để thích nghi với những cơn khó thở bình thườngNếu bạn vẫn có thời gian để đi lại, hãy thử một số tập thể dục nhẹ nhàng để kiểm soát tốt hơn nhịp thở của mình. Tuy nhiên, đừng quá gắng sức vì sẽ gây tác dụng ngược, khiến bạn cảm thấy khó thở nhiều hơn, thậm chí nguy hiểm. Trong khi đó, nếu tập thể dục nhẹ nhàng, thậm chí bạn có thể trò chuyện với bạn tập trong lúc tập luyện để giải tỏa tinh thần.
Thai nhi cũng sẽ nhận được nhiều oxy hơn trong khi bạn luyện tập để kiểm soát nhịp thở của mình.
Sau khi sinh, nồng độ hormone progesterone giảm mạnh, đồng thời áp lực lên cơ hoành và tử cung biến mất giúp bạn có thể thở lại bình thường. Tuy nhiên, có thể phải mất một vài tháng để những thay đổi ở lồng ngực và hệ thống hô hấp trở lại bình thường như trước khi mang thai.
Khi nào khó thở trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với bà bầu?
Mặc dù khó thở khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến nhưng bạn nên gọi bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy các triệu chứng khác đi kèm như:
– Cảm giác nhịp tim tăng đột ngột, đập không đều hoặc đánh trống ngực
– Khó thở nặng hoặc cảm thấy yếu đi sau vài trận trống ngực đập liên hồi
– Đau ngực, đặc biệt là đau khi bạn gắng sức làm gì đó
– Khó thở ngay cả khi bạn đang nằm hoặc vào ban đêm
Khó thở và mệt mỏi cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy nồng độ sắt của bạn thấp, một báo động cho thấy tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Nếu bị thiếu máu, cơ thể của bạn phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy cho bạn và bé.
Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh hen suyễn, rủi ro biến chứng thai kỳ rất lớn khi khó thở. Chính vì vậy, phải báo ngay cho bác sĩ biết trường hợp của bạn.
Khó thở khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nếu không có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác đi kèm với cảm giác khó thở thì bạn có thể an tâm rằng nó vô hại với đứa con trong bụng. Chỉ cần bạn cố gắng thích nghi, thở sâu và thở đều, bé sẽ có đủ lượng oxy cần thiết để phát triển khỏe mạnh.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
20 Điều Mẹ Bầu Cần Biết Khi Mang Thai Lần Đầu * Hello Bacsi
Lần đầu mang thai, bên cạnh cảm giác hạnh phúc, vui sướng thì các bà mẹ còn gặp phải không ít bối rối về những thay đổi của cơ thể. Hơn nữa, do chưa có kinh nghiệm, mẹ bầu cũng có phần hơi lơ là việc chăm sóc bản thân và bé cưng trong bụng.
Làm sao để có một thai kỳ suôn sẻ nhất? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về một số điều sau đây nhé.
20 điều cần biết khi mang thai lần đầu 1. Các dấu hiệu mang thaiMang thai luôn là điều tuyệt với nhất đối với mỗi người phụ nữ, do đó khi nhìn thấy những triệu chứng mang, nhiều bà mẹ không khỏi vui mừng. Thế nhưng, đôi khi các triệu chứng ấy có thể là “báo động giả”. Để chắc chắn, bạn có thể sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến bác sĩ khám. Ngoài ra, nếu bạn thấy các triệu chứng như buồn nôn, đau lưng, tâm trạng thay đổi thất thường, đau ngực, thèm ăn chua… thì nhiều khả năng bạn đã có “tin vui” rồi đấy.
2. Khám thai định kỳNhiều cặp vợ chồng đã đi khám sức khỏe định kỳ trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ trong lần mang thai đầu tiên. Khi bạn đã mang thai, bạn nên sắp xếp đến gặp bác sĩ mỗi tháng một lần. Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của bé cũng như biết rõ tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ngoài ra, khám thai thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý.
3. Tìm hiểu lịch sử y tế gia đìnhĐây là một trong những điều quan trọng nhất phải làm khi mang thai. Thảo luận với mẹ, bà ngoại hoặc những người thân trong gia đình để biết chính xác những vấn đề di truyền hoặc dị tật thai nhi có trong dòng họ. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý cũng như có biện pháp chủ động phòng ngừa thích hợp.
4. Tiêm vắc xin rất quan trọngỞ mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai, bạn sẽ được khuyên nên tiêm loại vắc xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ. Hãy nhớ rằng một số bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc bản thân cẩn thận nhé.
Nhiều người nói rằng, tiêm vắc xin khi mang thai sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng để chứng minh. Tiêm vắc xin khi mang thai thường lợi nhiều hơn hại:
Vắcxin viêm gan B: không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Vắc xin viêm gan A: nên tiêm nếu có nhiều khả năng mắc bệnh này.
Vắcxin phòng cúm: nên tiêm trước khi vào mùa cúm.
Vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà: nên tiêm từ tuần 27-36.
Vắc-xin viêm màng não.
Một số vắc xin không nên tiêm:
Vắc xin cúm LAIV.
Vắc xin ngừa HPV.
Văc xin ngừa sởi, quai bị và sởi Rubella.
Vắc xin bại liệt (IPV).
5. Các giai đoạn mang thaiThai kỳ của mẹ bầu được chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm ba tháng, được gọi là tam cá nguyệt. Ở từng giai đoạn, cơ thể sẽ có những thay khác nhau như thay đổi hormone, huyết áp, hô hấp và quá trình trao đổi chất. Các mẹ nên theo dõi những thay đổi này ngay từ những ngày đầu mang thai để có biện pháp khắc phục. Ngoài ra, bạn cũng nên tính trước ngày chuyển dạ, thông thường được xác định sau 40 tuần tính từ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
6. Bong huyết trong suốt thai kỳDấu hiệu điển hình đầu tiên của việc mang thai là chậm kinh. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại thấy bong huyết ở giai đoạn đầu thai kỳ, sinh ra cảm giác lo lắng, bất an.
Hiện tượng này xảy ra khi trứng di chuyển xuống vòi dẫn trứng và tiến tới tử cung, nơi mà phôi thai được hình thành. Cách tốt nhất để nhận biết sự khác biệt giữa kinh nguyệt và loại dịch huyết đỏ trên là dựa vào màu sắc. Thông thường, nếu mang thai, màu máu sẽ có xu hướng nâu hoặc hồng hơn so với màu kinh nguyệt bạn thường thấy.
7. Tăng cân bao nhiêu khi mang thai?Hầu hết các mẹ bầu mang thai lần đầu đều lo lắng về việc tăng cân và làm sao để giảm cân sau sinh. Tăng cân bao nhiêu phụ thuộc vào chỉ số cơ thể BMI trước khi sinh. Nếu bạn thừa cân trước khi có thai thì nên tiêu thụ ít calo mỗi ngày hơn người bình thường. Nguyên tắc cơ bản là cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, chỉ cần ăn đúng bữa ăn và hiểu đúng những gì bé cần.
Mời bạn đọc thêm bài: Tăng cân khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết.
8. Nên và không nên ăn gì?Cùng với việc uống bổ sung vitamin, sắt và canxi, các mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Ngoài ra, nên tránh xa các sản phẩm có chứa cồn và caffeine vì chúng làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc đẻ con nhẹ cân.
9. Vận động nhẹ nhàng là điều cần thiếtCác bà mẹ nên tập thể dục hàng ngày để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể vận hành trơn tru. Quá trình sinh con đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Chỉ có một cơ thể khỏe mạnh mới vượt qua quá trình đó thuận buồm xuôi gió. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm cảm giác khó chịu do thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi cũng theo đà tiến triển tốt hơn.
10. Những điều không thoải mái khi mang thaiMang thai không phải là một việc dễ dàng. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều điều khó chịu như không thể đứng hoặc ngồi quá lâu. Táo bón và nôn cũng làm cạn kiệt nguồn năng lượng của bạn. Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi nhiều để giảm bớt cảm giác khó chịu.
11. Du lịch khi mang bầuTrong giai đoạn đầu của thai kỳ, việc đi du lịch không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối, một số hãng hàng không từ chối phục vụ khách hàng mang thai sau 36 tuần. Nếu bạn kiên quyết đi, hãy hỏi bác sĩ về những biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có những vấn đề sau thì nên tránh đi du lịch:
Từng bị sảy thai
Mang đa thai
Huyết áp cao
Tử cung bất thường
Tiểu đường thai kỳ
Cổ tử cung bất thường
Bong huyết trong thai kỳ
Đã từng bị tiền sản giật hoặc thai ngoài tử cung.
Đa số các bác sĩ sẽ cho phép bạn đi du lịch nếu bạn đang ở trong giai đoạn giữa của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn cuối thì nên tránh.
12. Suy nghĩ tích cựcSuy nghĩ tích cực sẽ giúp các mẹ mạnh mẽ để đương đầu với những khó khăn, thách thức trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, tâm lý của các bà mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Do đó, hãy chuẩn bị tinh thần ngay từ khi lên kế hoạch sinh bé nhé.
13. Không làm việc quá căng thẳngCác bà mẹ có thể chuyên tâm tập trung vào công việc khi bé đã chào đời. Do đó, đừng suy nghĩ quá nhiều về công việc ở thời điểm hiện tại mà hãy tập trung chăm sóc bé.
14. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơiNhững bà mẹ làm việc đến tháng thứ tám thường đẻ con nhẹ cân. Mang thai đã tạo ra rất nhiều căng thẳng cho cơ thể, do đó bạn đừng ép cơ thể chịu đựng thêm những căng thẳng do công việc.
15. Chọn nơi sinhBạn hãy lên chọn sẵn một bệnh viện để sinh con. Tiêu chí để chọn là bệnh viện phải phù hợp với bạn và gia đình. Ngoài ra, còn có một số tiêu chí khác như trình độ chuyên môn của bác sĩ, thời gian thăm viếng, vệ sinh và khoảng cách từ nhà đến bệnh viện. Khi bạn đã chọn được, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.
16. Đau đẻKhi ngày dự kiến sinh đang đến gần, bạn sẽ cảm nhận càng rõ cơn đau chuyển dạ ập đến. Cần báo bác sĩ về những dấu hiệu bất thường. Một dấu hiệu khác để cho thấy bạn đã sắp sinh chính là những cơn co thắt thường xuyên. Hãy đi bộ khi chuyển dạ vì điều này giúp cho các bà mẹ cảm thấy thoải mái hơn đấy.
17. Lo sợBạn nên nhớ rằng, nỗi sợ hãi sinh con có thể làm trì hoãn quá trình này. Ước tính chậm hơn từ 1-1,5 tiếng khi vượt cạn so với bình thường. Sợ hãi sẽ làm tăng nồng độ hormone catecholamine trong máu, làm suy yếu các chức năng của tử cung. Ngoài ra, nếu bạn và bác sĩ không có sự kết nối thì cũng làm trì hoãn thời gian sinh con. Do đó, bạn nên tham gia một vài lớp học tiền sản nhé.
18. Mua sắm vật dụng cho béHãy mua sẵn những vật dụng cần thiết cho bé. Tránh để đến phút chót rồi mới đi mua. Một số vật dụng mà bé cần như quần áo, chiếu, chăn và các vật dụng để bé bú. Hơn thế nữa, việc mua sắm này cũng làm tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và bé.
19. Tìm hiểu về cách nuôi dạy conNuôi dạy con có thể rất đơn giản với người này, nhưng lại khó với người khác. Do đó, hãy tâm sự với bác sĩ, bạn bè, người thân hoặc đọc một số sách để trang bị một số kiến thức về cách chăm sóc bé.
20. Tăng cường trí nhớKhi mang thai, trí nhớ của người mẹ thường tốt hơn so với những phụ nữ không mang thai.
Những điều bạn nên lưu ý
Tìm một bác sĩ giỏi để đỡ đẻ.
Trai hay gái? Bạn có thử một vài cách dân gian để đoán giới tính của bé.
Mặc quần áo thoải mái. Đừng lo lắng vì mình sẽ xấu.
Bạn sẽ bắt đầu ngáy vì màng mũi sưng lên.
Hạn chế mặc áo ngực vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của núi đôi.
Phù nề là một triệu chứng thường gặp. Hãy kê chân cao khi ngủ và uống nhiều nước nhé.
Đừng lo lắng về dịch âm đạo trừ khi nó có mùi, màu xanh lá cây hoặc có máu.
Sự thay đổ của hormone khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn.
Da căng ra và thường bị ngứa.
Bạn sẽ có mùi khác. Những thay đổi trong cơ thể sẽ khiến bạn có một mùi hương mới.
Đừng quên khám thai nhé. Khám thai rất quan trọng vì điều này sẽ giúp phát hiện sớm những biến chứng để có phương án điều trị.
Ham muốn tình dục sẽ thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Đây là điều hoàn toàn bình thường và những thay đổi này là tạm thời.
Hãy thường xuyên nói chuyện hoặc hát cho bé nghe vì thanh âm của bạn rất quan trọng với bé.
Tâm trạng của các mẹ bầu thường thay đổi thất thường, lúc thì tức giận, lúc thì buồn bã, lúc thì sợ hãi.
Nếu bạn không mang thai lần đầu, hãy dạy bé về trách nhiệm của việc làm anh/chị. Ngoài ra, bạn hãy hướng dẫn bé một số cách để chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Không nên nuôi thú cưng ở nhà.
Bạn tìm người giúp bạn chăm sóc bé khi bạn đi làm hoặc bận việc. Tốt nhất là người thân trong gia đình, nếu không được, hãy thuê vú em hoặc người giữ trẻ.
Chỉ có bản thân bạn mới biết được điều gì là tốt nhất cho cơ thể và bé. Hãy nhớ rằng mang thai đã mở ra chương mới trong cuộc đời người phụ nữ. Mang thai lần đầu luôn khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, qua những chia sẻ trên, hy vọng đã giảm bớt phần nào những lo lắng của bạn.
Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Những Điều Cần Tránh Khi Mang Thai Các Mẹ Nhất Định Phải Biết
Những điều cần tránh khi mang thai theo từng giai đoạn 1. Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu – Nhịn quan hệ tình dục
Bạn cần nhịn quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu nếu thuộc các trường hợp sau:
Dọa sảy thai (động thai)
Chảy máu âm đạo nhiều
Nhau tiền đạo
Có tiền sử sinh non, sảy thai
Có các bất thường về nước ối, nhau thai
2. Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữaỞ giai đoạn này, mẹ cần tiếp tục duy trì lịch khám thai định kỳ, ăn uống đầy đủ và lành mạnh. Đây cũng là lúc mẹ có thể nhận thấy mình bắt đầu tăng cân nhanh hơn và mức tăng trung bình là 10-12kg.
Một trong những tình trạng phổ biến ở tam cá nguyệt thứ hai là “giảm trí nhớ thai kỳ” nên lời khuyên cho mẹ là nhớ sắp xếp đồ đạc một cách khoa học theo một nguyên tắc nhất định, đặc biệt là những món đồ quen thuộc hoặc quan trọng.
3. Tam cá nguyệt thứ ba và những điều cần tránhThai nhi sẽ chào đời ở tam cá nguyệt cuối cùng. Đây cũng là lúc mẹ sẽ đón nhận các thay đổi sau:
Đây là giai đoạn mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh nhất, có thể khoảng 0,5kg-1kg mỗi tuần
Bụng bầu ngày càng to, áp lực trên khung xương tăng lên và việc giữ thăng bằng với mẹ trở nên khó khăn hơn
Các cơn đau lưng, tình trạng phù nề, giãn tĩnh mạch, đau hông, khó thở và mệt mỏi xuất hiện nhiều
Mất ngủ nhiều về đêm
Đi tiểu nhiều hơn
Nên chú ý theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ khác như sa bụng hoặc vỡ ối để kịp thời nhập viện.
Tránh ăn gì khi mang thai?Thông qua nhau thai, bé có thể hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, để con phát triển toàn diện, việc lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ là điều hết sức cần thiết. Lưu ý về dinh dưỡng chính là những điều cần biết khi mang thai lần đầu quan trọng nhất.
1. Tránh bổ sung quá nhiều vitamin AVitamin A hỗ trợ cho sự phát triển tim, gan, phổi, thận và hệ thống thần kinh của bé. Đồng thời, bổ sung vitamin A trong thai kỳ cũng giúp mẹ bầu nhanh chóng phục hồi sau khi sinh.
Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày, mẹ chỉ cần duy trì một chế độ ăn đủ chất là có thể đảm bảo lượng vitamin A cần thiết. Dư thừa vitamin A là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh, thậm chí sảy thai, sinh non. Mẹ nên tránh nạp nhiều gan động vật các loại, do trong gan chứa rất nhiều vitamin A hoạt động. Mách mẹ nguồn vitamin A an toàn: Các loại rau qủa có màu vàng, đỏ như cà chua, cà rốt, bí đỏ.
2. Tránh thực phẩm còn sống hoặc chưa chín kỹ 3. Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân caoNhư cá kiếm, cá mập, những loại cá sống dưới đáy biển sâu. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao sẽ lảnh hưởng sự phát triển thần kinh của thai nhi. Cá ngừ chứa khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa một hàm lượng thủy ngân đáng để tâm. Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn cá ngừ trong thai kỳ, mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 150g.
4. Tránh thực phẩm chứa hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khácTheo nghiên cứu, các chất này gây ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng và các vấn đề hành vi của trẻ sau này. Acrylamide thường xuất hiện trong các món ăn chiên, nướng lâu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như khoai tây chiên.
6. Tránh thức uống có cồn và caffein 7. Tránh hút thuốc khi mang thaiThậm chí là hút thuốc thụ động. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ dị tật, sinh non, sảy thai và gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
Thực ra, khái niệm ăn cho hai người không đồng nghĩa với việc bạn gia tăng gấp đôi khẩu phần. Nó chỉ đơn giản là cộng thêm 300 calories vào khẩu phần hàng ngày của bạn. Ăn quá nhiều khiến bạn đứng trước nguy cơ tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.
Tuy rằng khoảng thời gian mang thai thường mang đến cho bạn rất nhiều cảm giác hài lòng, trải nghiệm cảm giác thiêng liêng nhưng đối với cơ thể, đây lại là khoảng thời gian đầy áp lực. Một lượng lớn chất thải được tạo ra trong cơ thể cần được thanh tẩy. Uống nhiều nước chính là cách để cơ thể hoạt động trơn tru và đẩy những chất thải ra theo con đường tự nhiên như mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện.
10. Ăn quá nhiều chất ngọtNên cắt giảm tối đa các loại kẹo bánh, đồ ăn ngọt khi bạn đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Ăn nhiều đồ ngọt trong thời điểm này chỉ khiến bạn dễ bị tiểu đường thai kỳ và còn dẫn đến nhiều biến chứng khác.
11. Tránh uống thuốc tuỳ tiệnViệc tự đi mua thuốc khi chưa qua thăm khám là một sai lầm rất phổ biến. Nhưng đừng chủ quan như thế trong 9 tháng quan trọng này. Bạn có biết một viên thuốc đau bụng thông thường có thể khiến mình sảy thai, hay kem trị mụn có thể gây dị tật vĩnh viễn cho con?
1. Tránh dọn chất thải vật cưng trong nhà 2. Tránh sử dụng các loại hóa chất độc hạiNếu có ý định sơn lại nhà cửa hay tiêu diệt muỗi, côn trùng bằng các bình hóa chất, mẹ bầu nên suy nghĩ lại. Hành động này có thể ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các biện pháp tự nhiên khác như dùng chanh, sả để đuổi muỗi, dùng baking soda để lau chùi dọn dẹp nhà cửa.
3. Tránh những việc leo trèo hoặc phải đứng lên caoNhư lau màn cửa, quạt trần, dọn cửa sổ. Khi mang thai, khả năng thăng bằng của bạn thường kém hơn rất nhiều, khả năng té ngã cũng cao hơn. Không cần nói mẹ cũng có thể hình dung hậu quả nếu mình té ngã ở độ cao như vậy. Tốt nhất mẹ bầu nên nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.
Vác bụng bầu đi lại đã là một chuyện khó khăn, nhất là khi bụng càng lớn, áp lực lên vùng lưng càng nặng và bạn dễ bị tổn thương hơn. Đây là cơ hội để bạn tận dụng đặc quyền “bầu bí” của mình.
Làm đẹp khi mang thai, tránh gì? 1. Tránh xa các loại son môi chứa nhiều chìChì có tác động đến sự phát triển não của thai nhi và mẹ dễ dành hấp thụ hàm lượng chì có trong son mỗi khi ăn uống hoặc liếm môi. Để an toàn, mẹ có thể dùng các loại son có nguồn gốc tự nhiên hoặc sử dụng mật ong, sáp ong, dầu oliu để có làn môi khỏe đẹp tự nhiên.
2. Tránh mang giày quá caoKhông thể phủ định, mang giày cao gót có thể giúp dáng bạn trông đẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với khả năng giữ thăng bằng kém khi mang thai, nguy cơ té ngã của bạn cũng cao hơn. Không chỉ vậy, mang giày cao gót thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau hông và đau lưng ở phụ nữ, đặc biệt sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn mang thai. Một đôi giày búp bê hoặc sandal vẫn rất đẹp, hợp thời trang và an toàn cho mẹ bầu.
3. Tránh các sản phẩm trị mụnKhi bị mụn, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được kê toa phù hợp. Hầu hết các loại thuốc trị mụn có các thành phần gây tổn thuơng cho thai nhi: Isotretinoin (còn gọi là accutane) gây quái thai, sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc tetracyclin làm cản trở quá trình phát triển của hệ xương và răng ở thai nhi, axit salicyclic và các chất nhóm Retinoids có thể gây ra bất thường bào thai.
4. Tránh các loại sơn móng tayMarry Baby
Ra Máu Khi Mang Thai Phải Làm Gì Và Cách Xử Lý An Toàn
Ra máu khi mang thai phải làm gì? Đây là hiện tượng thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Nếu thấy ra máu đỏ tươi nhiều kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đau mỏi thắt lưng, đau bụng… Cần đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu gây thai ngoài tử cung, thai lưu, dọa sảy thai…
Ra máu khi mang thai phải làm gì? Bà bầu bị ra máu thế nào là bình thường?Ra máu khi mang thai là hiện tượng bình thường và không phải lo lắng. Thường thì tới tháng thứ 3 của thai kì, cơ thể bà bầu sẽ tiết ra một lượng nhỏ máu nhạt màu. Bởi trong thời gian này, cơ thể tiết ra một loại hormone mới khiến cho cơ thể tiết ra một ít máu để điều tiết quá trình sinh lý.
Ra máu khi mang thai thế nào là nguy hiểm?Chảy máu trong 3 tháng đầu thai kì có thể là triệu chứng của dọa sảy. Thường thì cứ 5 người sẽ có 1 người bị sảy thai trước tuần thứ 12 của thai kì. Có khoảng 50% bà bầu có hiện tượng chảy máu trong quá trình mang thai nhưng không bị sảy thai. Có một số trường hợp trứng thụ tinh và làm tổ tại thành tử cung nên gây ra hiện tượng bong tróc và chảy máu trong 1-2 tuần đầu tiên. Hiện tượng này kéo dài khoảng 1-2 ngày là hết.
Dấu hiệu sảy thai bà bầu cần lưu ý: Đau bụng giống như đang có kinh nguyệt. Chảy máu âm đạo, xuất hiện những giọt máu nhỏ hoặc có thể là máu cục. Có tâm trạng lo lắng, bất an. Không còn triệu chứng mang thai như buồn nôn, ngực không đau.
Cách xử lý khi bà bầu bị ra máuThống kê cho thấy có khoảng 30% trường hợp bà bầu ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm. Quan trọng, nếu bị chảy máu khi mang thai cần báo ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời. Vậy a máu khi mang thai phải làm gì? bị r
Cần theo dõi lượng máu chảy ở âm đạo thông qua băng vệ sinh để biết mình ra bao nhiêu máu khi mang thai. Và máu có màu đỏ, màu hồng, máu cục hay máu tươi.
Nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể nguyên nhân chảy máu khi mang thai là gì để có cách khắc phục kịp thời và tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Thai ngoài tử cung, sinh non, sảy thai, động thai…
Cách khắc phục bà bầu bị ra máu cần có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý: Tốt nhất bà bầu nên nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn thực phẩm lỏng, dễ tiêu và nên bổ sung món cháo cá chép hay uống nước củ gai rất tốt cho người bị động thai.
Không quan hệ tình dục trong thời gian ra máu khi mang thai.
Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ hàng ngày kể cả khi không bị ra máu nữa để tránh nguy cơ viêm nhiễm.
Cách phòng tránh bà bầu bị chảy máu hồng“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bị chảy máu khi mang thai trước tiên mẹ bầu không nên quá lo lắng và tham khảo thông tin tư vấn của bác sĩ để phòng tránh hiện tượng ra máu hồng khi mang thai hoặc bất kì triệu chứng mang thai gây nguy hiểm nào khác.
Ra máu khi mang thai phải làm gì? Mẹ bầu nên đi khám thai và siêu âm theo đúng định kì để sớm phát hiện và có cách xử lý sớm nhất khi thai nhi có bất thường nào.
Nên đi khám phụ khoa định kì trước và trong thời kì bầu bí để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa và có cách điều trị sớm nhất.
Ngay cả khi không có bất kì dấu hiệu nào chảy máu khi mang thai, bà bầu cũng nên thường xuyên chú ý vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Bà Bầu Nên Làm Gì Khi Nhà Có Tang? Những Điều Kiêng Kỵ Cần Tránh
Trong thời gian mang thai, người phụ nữ khi mang bầu thường rất nhạy cảm, bởi vậy mà trong dân gian xưa thường cấm kỵ phụ nữ mang thai không nên đi đám ma hoặc tránh gặp đám ma khi đi đường. Vậy bà bầu nên làm gì khi nhà có tang và nó có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và em bé sau này hay không. Lời giải đáp sẽ có ngay trong bài viết này của chúng mình.
Bà bầu nên làm gì khi nhà có tang? Tại sao bà bầu cần tránh đám tang?Trong quá trình mang thai, phụ nữ mang bầu thường có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường vì vậy mà những người ở thế hệ trước thường lo lắng cho con cho cháu nên đôi khi bắt ép kiêng cữ nhiều giúp mẹ bầu tránh gặp phải điều không may.
Nhà có đám tang bà bầu kiêng gì? Theo quan niệm dân gian của người xưa, trong đám tang có nhiều nguồn âm khí lạnh, việc bà bầu đi viếng đám ma có thể bị ảnh hưởng bởi sức đề kháng của bà bầu kém.
Nhiều thông tin còn cho rằng bà bầu đi đám ma có thể khiến con trong bụng bị ” ma ám” hoặc người mẹ dễ bị ốm yếu, em bé ra đời không thông minh khỏe mạnh.
Không chỉ bà bầu, những người mang bệnh hiểm nghèo hay người già, trẻ em cũng kiêng kỵ đến viếng đám ma.
Việc nhà có tang mà bà bầu là thành viên trong gia đình thì theo dân gian thì người nhà nên đốt một lò than bên trong có vỏ bưởi, bồ kết để trừ uế khí, giảm đi cái lạnh âm khí trong nhà.
Người trong nhà cần cảm thông với phụ nữ mang thai, tránh để họ phải ngồi cạnh quan tài, nên để họ lánh lên lầu, tránh để họ tâm trạng quá u buồn sẽ ảnh hưởng đến con trong bụng.
Âm khí trong nhà có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy ngột ngạt, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu.
Bà bầu có nên để tang? Việc nhà có đám là điều không ai mong muốn xảy ra, vậy nên nếu thực sự bà bầu phải làm để tang thì cần mặc quần áo dài tay kín đáo, đi tất để tránh bị cảm lạnh.
Ngoài ra, luôn cần có người thân bên cạnh để giúp đỡ bà bầu khi cần khi lúc này tâm lý của người mang thai không được ổn định.
Bà bầu Nên và Không nên làm gì khi nhà có đám?Theo các chuyên gia chưa có một minh chứng nào việc bà bầu đi đám ma con trong bụng bị ma ám, đây đều là những điều không có căn cứ. Tuy nhiên việc bà bầu tránh đi viếng đám ma hoặc tiếp xúc gần nhà có đám bởi theo các chuyên gia thì hơi lạnh ở đây có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.
Trên thực tế hơi lạnh là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Từ thi thể người chết thường bốc lên một loại hàn khí rất dễ gây cảm lạnh. Vì vậy, bà bầu nên lưu ý điều này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, đặc biệt là trong ba tháng đầu và ba tháng cuối mang thai.
Bên cạnh việc nhiễm lạnh, phụ nữ mang thai cũng không nên dự đám tang vì khi đi đám tang, thai phụ phải chứng kiến sự đau thương, mất mát… Đó có thể là cú sốc lớn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bà bầu nên làm gì khi nhà có tang? Việc nhà có đám là điều khó tránh khỏi, chính vì thế bà bầu cần phải chủ động tự bảo vệ bản thân, giữ ấm cho cơ thể tránh bị cảm lạnh khi nhà đang có việc như vậy.
Ngoài ra, vợ có bầu chồng có nên đi đám ma không chỉ có bà bầu mà người thân cân như chồng đi đám ma cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với vợ bởi người chồng có thể mang trên người vi khuẩn gây bệnh cho mẹ bầu.
Trong nhà có tang thì nghĩa tử là nghĩa tận, vì thế bà bầu nên chọn thời gian thích hợp như 3 ngày, 49 ngày để viếng…Trong trường hợp bạn không thể vắng mặt được ở đám tang, bạn có thể ngậm gừng sống, uống rượu tỏi hoặc nước lá nhót trước và sau khi tới nhà tang lễ.
Đây cũng là những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho bà bầu tăng cường sức khỏe sức đề kháng, chống lại cái lạnh.
Những lưu ý cho bà bầu khi nhà có đám
Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma? Vợ bạn mang bầu mà bạn phải đi đám ma thì nên thăm viếng lúc người mất vừa mất hoặc trước cũng như sau khâm liệm 6 giờ. Những khoảng thời gian sau bạn không nên tới bởi thời điểm này khí lạnh, vi khuẩn của người chết có thể ám lên người của bạn.
Bà bầu nên làm gì khi nhà có tang? Bà bầu cần tránh xúc động quá mức để không ảnh hưởng tới thai nhi.
Bà bầu không nên ở lại đám quá lâu, tranh nơi tập trung đông người gây ngột ngạt, bí bách.
Khi về hoặc sau khi rời khỏi đám ma, bà bầu cũng như người thân cận khác cần phải vệ sinh tay chân, rửa mặt bằng nước lá bưởi hoặc dung dịch cồn rửa tay để loại bỏ mầu mống gây bệnh. Cần đốt chậu lửa trước khi vào nhà hơ nóng tay chân quần áo, tắm rửa sạch sẽ mới được tới gần bà bầu.
Qua những thông tin mà mình chia sẻ việc bà bầu nên làm gì khi nhà có tang? các mẹ bầu có thể biết được việc mình có thể đi viếng đám ma được hay không. Tuy là vẫn có thể đi xong bà bầu cũng cần lưu ý những điều mà chúng mình tập hợp trên để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình mang thai của bản thân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Kiêng Làm Gì Và 20 Điều Khi Mang Thai Phải Biết Để Tránh Khó Xử trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!