Bạn đang xem bài viết Mẹ Bầu Ra Nhiều Khí Hư Có Sao Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mang thai gây ra sự thay đổi về lượng dịch âm đạo có thể khiến nhiều chị em lo lắng. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ bầu tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Ra nhiều khí hư khi mang thai có sao không?
Tất cả phụ nữ, dù có thai hay không, thì đều có dịch tiết âm đạo (khí hư), bắt đầu từ thời điểm 1 – 2 năm trước tuổi dậy thì và kết thúc khi mãn kinh.
Ở phụ nữ khỏe mạnh, khí hư có màu trong như lòng trắng trứng gà, hơi dai và dính, không mùi, lượng khí hư tiết ra chỉ khoảng 1 muỗng cà phê nhỏ mỗi ngày.
Trong một số trường hợp đặc biệt, khí hư có thể tiết ra nhiều hơn, nhưng nó hoàn toàn không phải là vấn đề bất thường. Chẳng hạn như là: thời gian rụng trứng, trước kỳ “đèn đỏ”, khi có kích thích tình dục hoặc khi phụ nữ mang thai.
Trong thời gian mang thai, khung xương chậu và thành tử cung mềm hơn lúc bình thường. Vì vậy, khí hư tiết ra nhiều hơn để tạo một hàng rào, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác từ bên ngoài.
Càng về cuối thai kỳ, bà bầu sẽ nhận thấy khí hư của họ có ra nhiều và đặc hơn, do thai nhi xoay đầu và chèn vào khung xương chậu nhiều hơn, kích thích tử cung tiết thêm dịch nhầy. Nếu bạn nhận thấy âm đạo tiết ra một dịch màu nâu hoặc màu hồng nhạt, giống như thạch, thì đây có thể là dấu hiệu sớm báo chuyển dạ, các mẹ cần hết sức chú ý.
Bà bầu ra nhiều khí hư – khi nào cần đi khám?
Mang thai là khoảng thời gian tương đối nhạy cảm, vì thế nếu như chị em không quan tâm đến vấn đề vệ sinh vùng kín, chăm sóc sức khỏe sinh sản thì rất có thể sẽ mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.
Khí hư ra nhiều như bã đậu, có mùi chua như lên men:
Đây là dấu hiệu bà bầu bị viêm âm đạo do sự phát triển quá mức của nấm men Candida.
Bên cạnh dấu hiệu bất thường về khí hư, mẹ bầu có thể thấy các triệu chứng khác như là:
Vùng kín ngứa ngáy
Niêm mạc đạo đỏ, sưng
Đau rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục
Khí hư ra nhiều, màu xám, có mùi tanh hôi:
Đây là biểu hiện của viêm âm đạo do tạp khuẩn (các loại hại khuẩn có sẵn trong niêm mạc âm đạo). Viêm âm đạo do tạp khuẩn thường xảy ra khi phụ nữ thụt rửa âm đạo, sử dụng xà phòng có tính sát khuẩn cao để vệ sinh vùng kín.
Bên cạnh dấu hiệu bất thường về khí hư, mẹ bầu có thể thấy các triệu chứng khác như là:
Vùng kín ngứa ngáy
Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
*** Lưu ý: đôi khi viêm âm đạo do tạp khuẩn không hề xuất hiện triệu chứng.
Khí hư ra nhiều, có màu xanh hoặc vàng, mùi hôi khó chịu:
Dấu hiệu cho thấy âm đạo bị viêm nhiễm do các vi khuẩn lây qua đường tình dục như là (lậu cầu, chlamydia, trùng roi….). Bên cạnh dấu hiệu bất thường về khí hư, mẹ bầu có thể thấy các triệu chứng khác như là:
Ngứa vùng kín
Niêm mạc âm đạo đỏ
Nóng rát và khó chịu khi đi tiểu
Chảy máu âm đạo bất thường
Hầu hết các trường hợp nhiễm chlamydia là không có triệu chứng
Khí hư màu nâu:
Khí hư màu nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm về các biến chứng thai kỳ như là: sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc thai ngoài tử cung.
Nếu bạn thấy mình có những triệu chứng trên, hãy tới các cơ sở khám chữa bệnh phụ khoa để kiểm tra và điều trị, ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu đến thai kì của bạn.
Làm cách nào để phòng ngừa viêm phụ khoa trong thai kỳ?
Tình trạng của khí hư có thể cho chúng ta biết được nhiều điều về sức khỏe sinh sản của phụ nữ nói chung cũng như bà bầu nói riêng. Vì vậy, muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn rất cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh, chăm sóc vùng kín.
Điều bạn nên làm
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp từ 1 – 2 lần/ ngày.
Khi rửa vùng kín, nên rửa âm hộ trước, hậu môn sau để tránh cho vi khuẩn tràn ngược vào âm đạo gây bệnh.
Sau khi bơi, tập thể dục, nên thay đồ lót hoặc tắm rửa sạch sẽ, lau khô bộ phận sinh dục.
Khi đại tiểu tiện, nên dùng khăn sạch hoặc giấy mềm để lau từ trước ra sau.
Chọn lựa quần áo có chất liệu thoáng mỏng, co giãn, thấm hút mồ hôi tốt.
Không mặc trang phục bó chật trong thai kỳ.
Thêm sữa chua và các thực phẩm lên men khác vào chế độ ăn uống của bạn để bổ sung lợi khuẩn, giúp chống lại nhiễm trùng.
Khám thai định kỳ.
Điều bạn không nên làm
Không thụt rửa âm đạo.
Không sử dụng xà bông, sữa tắm, dầu gội để vệ sinh vùng kín.
Không nên quan hệ tình dục trong thai kỳ để tránh lây nhiễm mầm bệnh qua đường tình dục.
Không nên sử dụng nước hoa vùng kín, kem tẩy lông.
Không nên sử dụng các loại giấy vệ sinh có hương liệu nhân tạo.
***
Dạ Hương – bảo vệ mẹ bầu khỏi nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ
Hiện nay, trên thị trường có vô số dòng dung dịch vệ sinh phụ nữ khác nhau. Tuy nhiên, Dạ Hương vẫn luôn là sản phẩm được hàng triệu chị em đặt trọn niềm tin trong công cuộc “chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khu vực nhạy cảm”.
Thành phần cốt lõi của sản phẩm là các loại thảo dược thiên nhiên thuần khiết nhất từ lô hội, lá trà xanh, lá dâu tằm cho đến vitamin E, muối khoáng tinh khiết. Công thức Dạ Hương được nghiên cứu, xây dựng dưới sự tham vấn của các Bác sỹ chuyên khoa Phụ sản và các Dược sỹ chuyên ngành bào chế, với tỉ lệ nguyên liệu hoàn hảo, giúp chị em làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, loại bỏ mùi hôi, dưỡng da và góp phần ngăn ngừa viêm ngứa.
Đối với sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng hằng ngày, vì sản phẩm có độ pH ở ngưỡng lý tưởng (pH 5-6) phù hợp với sinh lý phụ nữ mang thai.
Đặc biệt, năm 2018, Dạ Hương được cải tiến tối ưu, bổ sung thêm chiết xuất Dâu tằm, Collagen và Vitamin B3 giúp dưỡng da và hỗ trợ ngăn ngừa tác động của lão hóa vùng kín từ đó giúp chăm sóc và bảo vệ vùng kín toàn diện.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương chính hãng được sản xuất và phân phối trực tiếp tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh. Từ năm 2010, Dạ Hương sử dụng công nghệ dán nhãn chai mới: Công nghệ ép nhiệt tiên tiến, tựu động giúp nhãn được dán chặt, không thể bóc bằng tay, chống hàng nhái hàng giả
Dạ Hương tin rằng, mang đến cho phụ nữ những giá trị chân thực nhất, an lành nhất bằng sự tận tâm và thấu hiểu là điều cốt lõi để vững vàng ở vị thế số 1 trên thị trường.
Ra Nhiều Khí Hư Khi Mang Thai Có Sao Không?
Chào bác sĩ, vợ chồng tôi cưới nhau cũng được hơn 3 năm và đây là lần đầu tiên tôi mang thai nhưng lại ra nhiều khí hư một cách bất thường. Tôi đang rất lo lắng không biết hiện tượng ra nhiều khí hư khi mang thai có sao không? mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
( Mai Hương – Hà Nội )
Chào bạn Hương!
Cơ thể phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi rất lớn không chỉ về ngoại hình bên ngoài (bụng phình to, tăng cân, trên da có những đốm nhạt…) bên trong cũng có sự chuyển hóa lớn để đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng thai nhi. Khi mang thai nồng độ hocmon estrogen và progesterone sẽ có sự thay đổi lớn, mà sự thay đổi này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cả hệ thần kinh ở đại não và lượng khí hư từ âm đạo.
1. Ra nhiều khí hư khi mang thai có sao không?
Các bà mẹ tương lại thân mến, ra nhiều khí hư khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể vì:
Hoàng thể trong buồng trứng trong suốt thời kỳ thai nghén sẽ tiết và duy trì lượng hoocmon nội tiết tố nữ và hocmon thai nghén cao để giữ các nhiệm vụ quan trọng gồm: duy trì sự làm tổ và phát triển của trứng đã được thụ tinh ở buồng tử cung, ngăn chặn vi khuẩn từ âm đạo lên tử cung.
Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, vị trí đầu của thai nhi sẽ chèn ép lên phần xương chậu, tuyến dịch nhầy sẽ phải tăng cường nhiều hơn, đôi khi lượng dịch chảy ra ồ ạt giống như những cơn tiểu rắt đột ngột mà không hề báo trước. Thai phụ nên chú ý nếu ra khí hư khi mang thai có kèm theo máu ở những ngày cuối cùng thì đây là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang chuyển dạ và bạn cần phải chuẩn bị tinh thần sinh em bé bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, chị em nên đề phòng những thay đổi đột ngột của khí hư khi mang thai. Nếu khí hư chuyển sang màu xanh, vàng xám, nâu,..trong khí hư có bọt khí hoặc vón thành cục..kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, tiểu dắt, sưng tấy ở vùng kín thì đây không phải là tín hiệu tốt, vì nó cho biết bạn đang mắc phải một bệnh phụ khoa nào đó.
2. Khi có thai ra nhiều khí hư cần làm gì?
Ngoài ra, vì khí hư ra nhiều khi mang thai nên chị cần thực hiện một số chú ý nho nhỏ sau đây để tránh gặp phải những bệnh lý không đáng có do sự chủ quan của bản thân mắc phải:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng quy cách.
Mặc quần nhỏ không quá chật, chất liệu mềm, nhẹ tốt nhất chị em nên sử dụng loại vải có xuất xứ từ thiên nhiên để không tạo độ bí và giúp lưu thông khí, bạn cũng nên thay quần lót ít nhất từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Hạn chế sử dụng các chất, dung dịch xà phòng khi vệ sinh vùng kín.
Mẹ Bầu Ra Khí Hư Màu Vàng Có Sao Không?
Mẹ bầu ra khí hư màu vàng là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, nó cũng tồn ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe mà các mẹ hay bỏ qua.
Khí hư ra có màu vàng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào độ đậm nhạt, kết cấu cũng như mùi của dịch tiết ra. Loại khí hư này còn đại diện cho một vài loại bệnh khác mà chúng ta thường không để ý.
Bà bầu ra khí hư màu vàng có bình thường không?
Khi bắt đầu , bạn có thể cảm nhận rõ được những thay đổi khó chịu trong cơ thể. Một trong những thay đổi đó là dịch âm đạo được tiết ra nhiều hơn với màu sắc khác lạ. Chẳng hạn như khí hư có màu vàng.
Dịch tiết âm đạo là cơ chế riêng của cơ thể nhằm loại bỏ các tế bào chết, vi khuẩn giúp vùng kín được sạch sẽ và khỏe mạnh. Trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, cơ thể thường chưa tiết ra dịch màu vàng. Nhưng từ tam cá nguyệt thứ ba, hiện tượng này dần xuất hiện và điều này là điều bình thường.
Nguyên nhân khiến các mẹ bầu ra khí hư màu vàng
1. Nồng độ estrogen quá cao
Khi nồng độ estrogen tăng cao đồng nghĩa với việc lượng dịch tiết ra nhiều hơn. Có nhiều yếu tố góp phần gây ra hiện tượng tăng nồng độ estrogen. Đó có thể do mỡ thừa trong cơ thể, căng thẳng, nóng giận khi mang thai, ăn ít chất xơ hoặc hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nếu nguyên nhân gây ra khí hư là tăng nồng độ estrogen.
2. Nhiễm nấm âm đạo
Đây là hiện tượng khá phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai bởi các nội tiết tố ảnh hưởng đến mức pH của vùng âm đạo. Chính điều này đã tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển. Khiến dịch tiết ra có màu vàng và hôi, ngứa, đỏ hoặc sưng âm hộ.
Màu sắc chất nhầy tiết ra có thể khác nhau ở mỗi người. Bác sĩ sẽ loại bỏ tình trạng nhiễm trùng sớm bằng cách kê đơn thuốc. Giúp sự phát triển của em bé không bị ảnh hưởng.
3. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra khi có sự rối loạn giữa các vi khuẩn tốt và xấu. Điều này diễn ra trong môi trường âm đạo. Nhiệm vụ của vi khuẩn tốt là kiểm soát vi khuẩn xấu. Nhưng khi vi khuẩn xấu bắt đầu phát triển vượt trội về số lượng lấn áp vi khuẩn tốt. Lúc này, viêm âm đạo sẽ xuất hiện.
Đặc trưng của viêm âm đạo là có màu vàng, có mùi hơi kèm theo ngứa, sưng tấy. Viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Thậm chí, mẹ có thể bị nhiễm trùng tử cung sau khi sinh nếu không được điều trị kịp thời.
4. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (SDTs)
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng khí hư có màu và có mùi hôi. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vỡ nước ối sớm, sinh non, trẻ bị nhẹ cân là những ảnh hưởng từ các bệnh tình dục. Một số dạng chính của STDs gồm: bệnh lậu, trichomonas, nhiễm nấm chlamysdia.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là vấn đề mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần thực hiện các biện pháp tình dục an toàn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Khi nào bà bầu ra khí hư màu vàng nên lo lắng?
Ngoài những nguyên nhân đã nêu trên, khi cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh, khí hư sẫm màu, có mùi hôi, xen ít máu thì nên khám bác sĩ ngay. Có như vậy mới phát hiện được các vấn đề bất thường và chữa trị sớm.
Cách cải thiện bà bầu ra khí hư màu vàng
Để cải thiện tình trạng này, ngoài thực hiện theo chỉ định của bác sĩ bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
Tăng cường hấp thu lợi khuẩn
Sử dụng các loại quần lót làm từ chất liệu cotton
Luôn giữ âm đạo được khô thoáng
Không dùng các loại băng vệ sinh, xà phòng, giấy vệ sinh có mùi quá nồng.
Cách ngăn ngừa hiện tượng ra khí hư
Hạn chế ăn các món ngọt
Kiểm soát căng thẳng thông qua thiền định và yoga
Không lạm dụng sản phẩm làm sạch vùng kín
Giữ cho vùng sinh dục luôn khô thoáng
Tránh thụt rửa vùng kín để ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn
Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều sữa chua
Ra Khí Hư Nhiều Có Phải Có Thai Không
Câu hỏi: Thưa bác sĩ! Ra khí hư nhiều có phải có thai không ạ? Tôi chưa tới ngày hành kinh nhưng thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường, cơ thể lại mệt mỏi, cũng không thiết ăn uống gì cả. Thỉnh thoảng còn có cảm giác buồn nôn, người ớn lạnh. Không biết ra khí hư nhiều có phải dấu hiệu tôi mang thai không? Mong bác sĩ tư vấn cụ thể giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ! (Thanh Hà – Văn Quán, Hà Đông, HN)
Thân chào bạn!
Khí hư thực chất là dịch âm đạo, là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới khi bắt đầu bước sang tuổi dậy thì đến trước giai đoạn mãn kinh. Chúng có vai trò giữ ẩm cho âm đạo, là chất bôi trơn cho quá trình tinh trùng gặp trứng để thụ thai.
1. Ra khí hư nhiều có phải có thai không?
Khí hư cũng là một trong những dấu hiệu thường thấy trong thời kỳ mang thai của chị em. Mặc dù không có bằng chứng nào chứng minh ra nhiều khí hư là mang thai, tuy nhiên khi mang thai, khí hư sẽ được bài tiết nhiều hơn nhằm tạo vòng tròn bảo vệ khép kín cho vi khuẩn không thể xâm nhập gây hại cho thai nhi.
Nhưng cũng không loại trừ trường hợp khí hư ra nhiều là do mắc phải một số bệnh lý phụ khoa khác.
– Trong giai đoạn 3-5 tuần tuổi, khí hư ra nhiều kèm theo các dấu hiệu:
+ Chậm kinh hoặc không có kinh
+ Đau đầu, chóng mặt, ớn lạnh, buồn nôn
+ Có thể đau một bên bụng dưới
+ Ngực căng hơn, đầu ti to và hơi thâm
+ Mệt mỏi và trướng bụng
+ Biểu hiện của bệnh lý phụ khoa
– Khí hư có màu bất thường như vàng, xanh, vàng nâu, trắng đục
– Khí hư ra kèm theo máu, có mùi hôi khó chịu, sủi bọt
2. Ra khí hư bất thường là dấu hiệu bệnh lý
Như vậy việc ra khí hư nhiều có phải có thai không sẽ phụ thuộc vào tính chất, màu sắc của khí hư tiết ra hàng ngày. Thông thường, khí hư trong giai đoạn mang thai sẽ có tác dụng tạo vòng tròn khép kín bảo vệ, ngăn cản sự xâm nhập và gây hại tới sự phát triển của thai nhi.
Thế nhưng, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc ra khí hư quá nhiều sẽ khiến môi trường âm đạo bị ẩm ướt hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.
+ Bị nhiễm nấm Candida
Vùng kín của chị em bị nhiễm nấm candida có thể bị ra nhiều khí hư hơn bình thường, môi trường âm đạo bị mất cân bằng hoặc bị ẩm ướt. Các vi khuẩn gây bệnh sẽ gây ngứa và khí hư dính thành từng mảng như bã đậu ở phía trong 2 môi bé.
+ Bị nhiễm tạp trùng
Ra khí hư nhiều có màu vàng hoặc xám, có mùi hôi. Nhiều chị em có thể nhầm tưởng với hiện tượng thụ thai đầu tiên.
+ Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Nhiều chị em thắc mắc ra khí hư nhiều có phải mang thai không mà âm đạo xuất huyết nhẹ khi quan hệ tình dục, thậm chí còn bị dính thành từng mảng nhỏ.
+ Bệnh cổ xơ tử cung
Bệnh có những biểu hiện khiến chị em dễ nhầm tưởng với dấu hiệu mang thai như bị rối loạn kinh nguyệt… Đây là biểu hiện nguy hiểm nhất cần phải điều trị sớm. Khi bắt đầu phát hiện những bất thường trong khí hư bạn cần phải thăm khám phụ khoa ngay.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Bầu Ra Nhiều Khí Hư Có Sao Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!