Bạn đang xem bài viết Mẹ Cần Biết Về Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mẹ cần biết về nguyên nhân và cách phòng tránh thai nhi nhẹ cân
Trong quá trình mang thai, các mẹ thường đi thăm khám để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ chuẩn đoán thai nhi nhẹ cân, suy dinh dưỡng cho dù cân nặng của bạn vẫn tăng đều. Những thai nhi này sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác về thể chất lẫn trí não. Vậy nguyên nhân từ đâu, cách nhận biết suy dinh dưỡng bào thai (thai nhi nhẹ cân) và phòng tránh như thế nào?
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân:
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân, đó là: - Nhau thai kém phát triển: Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển đó cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm. Thai nhi sẽ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ dẫn đến còi cọc. - Thai nhi nhẹ cân có thể do mẹ bổ sung sớm canxi: Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau đi, giảm sự trao đổi dưỡng chất. Điều này sẽ khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi cũng có thể khiến mẹ bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận. - Thiếu sắt: Trong thai kỳ, mẹ bầu nếu không bổ sung đủ sắt qua thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả. Thai nhi sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp… - Ăn đêm: Theo các bác sĩ dinh dưỡng, ăn đêm không những chẳng cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả người mẹ. Tốt nhất là trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn có thể uống 1 cốc sữa để ngủ ngon hơn và có lợi cho sức khỏe của mình và em bé. - Nguyên nhân thai nhi bị nhẹ cân do chế độ dinh dưỡng trong ăn uống của mẹ: Nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân
2. Thai nhi bị nhẹ cân dẫn đến tình trạng gì?
Thai nhi nhẹ cân được gọi là suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Ở những trẻ này, các cơ quan như da, xương, não…. đều bị ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là khi trẻ sinh ra bị nhẹ cân. – Suy dinh dưỡng bào thai: thai có thể bị chết đột ngột do không lấy được oxy và chất dinh dưỡng. Trong 3 tháng cuối, SĐBT làm cho não bộ chậm phát triển sau này trẻ sẽ kém thông minh. – Trong lúc chuyển dạ: thai vẫn có thể chết do ngạt hay sang chấn như gẫy xương, liệt thần kinh, xuất huyết não…. Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hạ canxi máu gây co giật. – Khi trẻ ra đời: đó là bất thường về tiêu hóa, thường gặp là tình trạng bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết hay gây vàng da trong giai đoạn sơ sinh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng bào thai với các bệnh mạn tính: tim mạch, bệnh chuyển hóa, rối loạn dậy thì…. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì có đến 1/3 số trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2.500g chết trong những năm đầu đời.
3. Chỉ số phát triển của thai nhi:
Bên cạnh đó, qua mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai, mẹ cũng có thể nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Thông thường, thai phụ tăng từ 10 – 12kg: 3 tháng đầu chỉ tăng 1 kg, 3 tháng thứ 2 tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2 kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con. Những đứa trẻ khi sinh ra dưới 2500g, điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai. Và ba mẹ cần có các chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ theo kịp sự phát triển của độ tuổi.
4. Cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai:
Ngay sau khi được bác sĩ chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân, mẹ bầu cần tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé
Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống khoa học tránh thai nhi nhẹ cân
- Bổ sung sắt, axit folic và canxi đúng thời điểm: Ngay khi có kế hoạch có bầu và khi biết mình mang bầu, mẹ cần bổ sung ngay sắt, axit folic trong suốt thai kỳ để giúp bé không bị dị tật ống thần kinh cũng như tránh xa nguy cơ thấp còi. Mẹ nên tìm những sản phẩm có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm Sắt hữu cơ, đồng thời có bổ sung thêm Vitamin C, B6, B12 để tăng khả năng hấp thụ tối đa, tái tạo hồng cầu và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Đối với canxi, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sau 16 tuần tuổi . Với những sản phẩm Vitamin tổng hợp có chứa canxi nên nói không trong những tháng đầu thai kỳ. - Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý thai kỳ được kiểm soát chặt chẽ là rất cần thiết. Đồng thời, các chế độ làm việc và nghỉ ngơi cũng cần phải hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. - Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi và phòng tránh bệnh tật. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc, tránh khóc và suy ngĩ quá nhiều khiến cho thai nhi khó phát triển. Có thể dành thời gian để tập những bài thể dục, đi bộ nhẹ nhàng vào thời điểm mát mẻ trong ngày - Sinh hoạt điều độ và hợp lý: Không nên thức quá khuya mà nên đi ngủ lúc 10h đêm, thường xuyên kiểm tra cân nặng của mẹ và bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa rượu, bia và thuốc lá và những chất kích thích vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho thai nhi chậm phát triển. Nếu làm việc ở trong môi trường ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc cũng khiến thai nhi bị nhẹ cân.
Nhằm mang đến cơ hội cho thật nhiều sản phụ được trải nghiệm dịch vụ sinh con an toàn, nhẹ nhàng với chi phí vô cùng tiết kiệm, từ ngày 5/9 – 28/9, bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn dành tặng các mẹ bầu nhiều ưu đãi đặc biệt khi đăng ký dịch vụ Thai sản và sinh con trọn gói: – Giảm ngay 5 triệu đồng – Miễn phí giường gấp cho người nhà – Tặng bộ ảnh newborn cho bé – Tặng bộ quà sơ sinh giá trị – Đặc biệt, những mẹ bầu sinh mổ sẽ được tặng chi phí ăn ngủ cho người nhà trong suốt quá trình lưu viện trị giá tới 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, những khách hàng đăng ký gói dịch vụ gia tăng Thai sản Luxury trong thời gian trên còn được tặng thêm album ảnh Hành trình của bé và voucher ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tại nhà hàng Hobbit (Công viên thiên đường Bảo Sơn). Ngay từ bây giờ, các mẹ bầu có thể lựa chọn ngay cho mình gói dịch vụ chi phí sinh con an toàn, nhẹ nhàng để tận hưởng những tiện ích sang chảnh với một mức giá vô cùng hấp dẫn tại bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 siêu âm 5D là gì? nguyên nhân gây bệnh phụ khoa
Thai Nhi Nhẹ Cân So Với Tuổi, Nguyên Nhân Và Cách Tăng Cân Nhanh Cho Bé
(16/03/2017)
Em bé của bạn không phải đến khi ra đời mới bị suy dinh dưỡng mà ngay từ trong bào thai đã có thể bị nhẹ cân, phát triển chậm và điều này sẽ có tác động không nhỏ tới đà tăng trưởng của bé về sau.
Nguyên nhân thai nhi nhẹ cân hơn so với tuổi thai, suy dinh dưỡng bào thai
Chế độ ăn uống của mẹ: ít quá hoặc nhiều quá.
Thai nhi được cung cấp dinh dưỡng từ khẩu phần ăn của mẹ, kho dưỡng chất từ cơ thể mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Do đó, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi suy dinh dưỡng.
Thiếu sắt và Axit Folic không chỉ gây ra tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi mà còn có thể khiến trẻ sinh ra dễ nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp. (M ẹ có thể tham khảo loại viên sắt không gây táo bón )
Ăn đêm chỉ khiến tình trạng cân nặng của mẹ thêm nặng nề mà không có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho em bé. Để có lợi nhất cho cả mẹ và bé, mẹ bầu chỉ cần làm 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng là đủ cung cấp dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.
Không phải cái gì mẹ bầu cũng cần bổ sung sớm. Sắt và Axit Folic mẹ bầu nên uống trước và trong suốt quá trình mang bầu nhưng nếu uống canxi quá sớm lại là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Lý do là nếu sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đóng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi chất, khiến thai nhi kém phát triển và nhẹ cân. Mẹ uống nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
Nhau thai có ảnh hưởng nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quà trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ làm cho quá trình vận chuyển dưỡng chất cùng sự chuyển hóa ở bào thai suy giảm, thai nhi không hấp thụ được dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi, dẫn tới bé bị thấp còi.
Mẹ sử dụng chất kích thích hoặc ở trong môi trường có khói thuốc:
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi nhẹ cân, thấp còi.
Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân khi ở trong bụng mẹ. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng hoặc bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến em bé nhẹ cân và chậm phát triển.
Mẹ cần làm gì khi thai nhi “chậm lớn”, nên ăn gì để con nhanh tăng cân
Ngay khi bác sĩ chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân, mẹ cần điều tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé:
Ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm:
Mẹ cần ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt và các loại thực phẩm giàu Protein. Mẹ có thể ăn thêm hạt Chia , đậu đen, đậu xanh. Nếu không ăn nhiều được một lúc có thể chia nhỏ thành 4-6 bữa/ ngày để đảm bảo thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng.
Thức ăn giàu đạm mẹ bầu cần phải lưu ý là tôm, cua, trứng sữa. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn nhiều những thức ăn này để đảm bảo em bé được cứng cáp, khỏe mạnh.
Thịt bò thực sự là một trong những thực đơn quan trọng hàng đầu đối với mẹ bầu. Không chỉ chứa lượng sắt lớn, thịt bò còn chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng khác và protein giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, lươn cũng là một thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu thường xuyên, nhất là với những mẹ bầu có bé nhẹ cân.
Bổ sung Sắt và Axit Folic đầy đủ, bổ sung canxi đúng thời điểm
Ngay khi có kế hoạch có bầu và khi biết mình mang bầu, mẹ cần bổ sung ngay Sắt và Axit Folic trong suốt thai kỳ để giúp bé không bị dị tật ống thần kinh cũng như tránh xa nguy cơ thấp còi. Có rất nhiều loại sắt và Axit Folic khác nhau nhưng mẹ nên tìm những sản phẩm có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm Sắt hữu cơ, đồng thời có bổ sung thêm Vitamin C, B6, B12 để tăng khả năng hấp thụ tối đa, tái tạo hồng cầu và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Đối với canxi, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sau 16 tuần và nên nói không với những sản phẩm Vitamin tổng hợp có chứa canxi trong những tháng đầu thai kỳ.
Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi và phòng tránh bệnh tật. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc, tránh khóc và suy nghĩ quá nhiều khiến thai nhi khó phát triển. Có thể dành thừi gian để tập những bài thể dục, đi bộ nhẹ nhàng vào thời điểm mát mẻ trong ngày.
Mẹ bầu không nên thức quá khuya mà nên đi ngủ lúc 10h đêm, thường xuyên kiểm tra cân nặng của cả mẹ và bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển. Ngay việc ở trong môi trường ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc cũng khiến thai nhi bị nhẹ cân.
CHELA-FERR FORTE Đưng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Bà Bầu Bị Chuột Rút, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng thường gặp vào ban đêm và những tháng cuối của thai kỳ. Hiện tượng này đến chất lượng giấc ngủ của các mẹ bị giảm. Việc di chuyển của mẹ cũng gặp bất tiện hơn nhiều. Vậy nguyên nhân bị chuột rút khi mang bầu do đâu? Mẹ cần làm gì để phòng tránh chứng chuột rút này đây?
Với những người ở thể trạng bình thường, chuột rút thường xảy ra khi vận động mạnh đột ngột. Còn với các mẹ bầu, nguyên nhân bị chuột rút thường do:
Các bắp chân của mẹ phải chịu áp lực lớn. Vì trọng lượng cơ thể mẹ lúc này ngày càng tăng, nhất là những tháng cuối thai kỳ.
Các mạch máu chính phải chịu áp lực từ tử cung: Càng về những tháng cuối, tử cung của mẹ bầu càng to ra. Lúc này, tử cung gây áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim. Đồng thời, chèn ép các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung. Khiến mẹ bầu bị chuột rút.
Rối loạn điện giải do mẹ dễ bị mất nước.
Cơ thể mẹ thiếu canxi: Thai nhi càng lớn, nhu cầu canxi ngày càng cao. Khi đó, nếu mẹ không nạp đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và con. Sẽ dẫn đến cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hụt canxi. Gây ra hiện tượng chuột rút.
Thiếu khoáng: Các khoáng chất Kali, Magie,.. không được cung cấp đủ qua chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu.
Việc giữ một tư thế, vị trí trong một thời gian dài cũng có thể gây ra chuột rút cho cơ bắp của mẹ.
Các dấu hiệu khi bị chuột rút
Bà bầu có thể bị chuột rút xảy ra ở chân, đùi, bụng, bắp chân, đùi,… Trong đó, vùng bắp chân, đùi là hai nơi hay xảy ra hiện tượng này nhất.
Trong trường hợp mẹ bị chuột rút ở bụng và có kèm theo cơn đau đột ngột, mẹ cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Trường hợp bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như: ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội. Lúc này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Xử trí khi bà bầu bị chuột rút và cách phòng tránh
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ bầu nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi và magie như thịt, cá, trứng, tôm, cua, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt,..
Mẹ nên tắm bằng nước ấm. Ngâm chân thường xuyên kết hợp massage nhẹ nhàng: phần bàn chân, bắp chân,.. để tăng lưu thông máu cho cơ thể mẹ.
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga, đi bộ,.. để ổn định quá trình trao đổi chất.
Không nên ngồi hoặc giữ một tư thế quá lâu.
Uống đủ lượng nước mỗi ngày, ít nhất là 1,5 lít nước. Chất lỏng (nước) sẽ giúp cơ bắp co lại, đồng thời được thư giãn, từ đó giữ cho các tế bào cơ không bị kích thích.
Nên dành thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày. Thời gian mang bầu hãy luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
Chọn giày dép phù hợp, nên chọn những loại giày chất liệu mềm, ôm chân. và tạo sự thoải mái tối đa khi đi.
Bà Bầu Bị Đau Lưng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
Đau lưng khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp, hầu như bà bầu nào cũng từng trải qua. Có thể nguy hiểm hoặc không nhưng chắc chắn sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và kích thước của thai nhi ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận động của cơ thể, gây nên hiện tượng đau lưng khi mang thai.
Vậy tình trạng bà bầu bị đau lưng có nguy hiểm không?
Nguyên nhân là gì?
Cách phòng tránh và chữa trị ra sao?
Biểu hiện đau lưng khi mang thai
Theo các chuyên gia, có từ 50 – 80% chị em bị đau lưng khi mang thai, trong đó phần lớn xuất hiện vào nửa cuối thai kỳ, khi thai nhi và bụng đã có kích thước lớn.
Trong đó các biểu hiện thường thấy của đau lưng thai kỳ là:
Đau thắt lưng (vùng ngang lưng)
Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu
Đau lưng về đêm.
Để xác định được chính xác việc đau lưng là do mang thai hay đến từ các bệnh lý khác, các mẹ bầu cần nhờ đến sự thăm khám của bác sĩ, qua đó có sự chuẩn đoán chính xác nhất.
Tại sao bà bầu hay bị đau lưng?
Hiện tượng đau lưng khi mang thai hầu hết đến từ việc thay đổi bên trong cơ thể, ngoài ra cũng có một vài nguyên nhân là do không cẩn thận trong đi đứng, sinh hoạt.
Căng cơ lưng
Khi thai nhi lớn và bụng to ra, trọng lượng của cơ thể bị dồn tới trước khiến tư thế đứng và sinh hoạt của chị em sẽ hơi cong về trước.
Lúc này cơ lưng sẽ phải hoạt động nhiều hơn, kéo cơ thể về phía sau để giữ được thăng bằng cơ thể, từ đó dẫn tới tình trạng căng cơ lưng và gây nhức mỏi.
Khi đau lưng do căng cơ, thai nhi càng lớn thì cơ càng phải hoạt động nhiều, do đó sẽ đau nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn tới đau lưng khi mang thai.
Yếu cơ bụng
Tương tự nhu cơ lưng, khi thai nhi và bụng to ra thì các cơ ở vùng bụng sẽ bị căng ra và yếu đi.
Cơ bụng lại là bộ phận hỗ trợ không thể thiếu trong hoạt động của cột sống và vùng lưng.
Bởi vậy, khi cơ bụng yếu và phải hoạt động nhiều thì bà bầu rất dễ bị đau lưng.
Sự thay đổi hormone
Trong suốt thời gian thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu sẽ liên tục sản sinh ra các hormone để hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng thai nhi và sinh nở.
Trong đó có một loại hormone giúp các dây chẳng ở khớp xương chậu được nới lỏng, giúp xương chậu mở lớn để quá trình sinh dễ dàng hơn.
Tuy vậy, việc nới lỏng dây chằng này lại khiến các khớp xương lỏng lẻo và dễ gây hiện tượng đau lưng
Vận động, sinh hoạt sai tư thế
Trong quá trình sinh hoạt, vận động quá mạnh, không đúng tư thế, nhất là tư thế ngủ cũng khiến mẹ bầu dễ bị đau lưng.
Không chỉ vậy, việc chọn lựa trang phục như giày cao hót, ngủ trên nền cứng, ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động cũng là các nguyên nhân phổ biến gây đau lưng khi mang thai.
Phòng tránh hiện tượng đau lưng khi mang thai
Là hiện tượng khó tránh khỏi, nhưng mẹ bầu vẫn có thể hạn chế việc đau lưng khi mang thai chỉ với một chút thay đổi trong lối sống, sinh hoạt.
Những thói quen sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ bầu:
Chọn nệm nằm: thời gian nghỉ ngơi rất quan trọng với mẹ bầu, do đó hãy cố gắng tạo một cảm giác thoải mái nhất. Hãy lựa chọn một tấm nệm phù hợp, không quá mềm cũng không quá cứng, hãy đảm bảo cảm giác thoải mái nhất khi bạn nằm nghỉ ngơi.
Không cúi người quá thấp: nếu muốn nhặt đồ gì đó, hãy ngồi xuống và giữ cột sống thẳng. Việc bạn cúi xuống quá phần thắt lưng có thể khiến cơ lưng và cơ bụng bị căng quá nhiều, gây đau lưng.
Ghế và tư thế ngồi: khi nghỉ ngơi hay làm việc, bà bầu không nên ngồi một tư thế quá lâu, thi thoảng hãy đứng lên đi lại để các cơ được co duỗi. Ngoài ra, hãy chọn loại ghế có phần tựa lưng uốn cong, mềm mại để lưng không bị khó chịu, nếu được hãy đặt một chiếc gối nhỏ phía sau.
Tư thế ngủ: mẹ bầu hãy cố gắng nằm nghiêng bên trái khi ngủ, thi thoảng nếu quá mỏi có thể đổi bên một lát. Tốt nhất là hãy dùng gối ôm bà bầu, gối kẹp giữa 2 chân, gối kê bụng để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ, không ảnh hưởng đến cột sống.
Chọn đúng loại giày: hãy chú ý đến loại giày bạn đi, tốt nhất là hãy chọn loại giày hơi nâng đế một chút. Bởi loại đế bằng thì thường không đảm bảo cân bằng, còn cao gót thì lại dễ gây tai nạn, té ngã, rất nguy hiểm trong thời gian mang thai.
Tập thể dục: hãy tập thể dục đều đặn, áp dụng các bài tập lưng hay yoga nhẹ nhàng, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, sẽ hạn chế tình trạng đau lưng khi mang thai rất nhiều.
Tham khảo ý kiến bác sĩ: hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có sự chẩn bị tốt nhất trong suốt thai kỳ.
Các bài tập giảm đau lưng khi mang thai
Đứng thẳng
Đứng thẳng người sẽ giúp các cơ được kéo dãn tự nhiên, qua đó hạn chế tình trạng căng cơ gây đau lưng, bài tập này khá đơn giản.
Chị em đứng với tư thế gập vai lại, nâng lồng ngực lên, đầu giữ thẳng sao cho tai thẳng hàng với vai.
Bắt đầu co cơ bụng lại và đứng sao cho lưng giữ thẳng.
Thực hiện vài nhịp rồi nghỉ ngơi là được.
Duỗi thẳng vùng lưng dưới
Với phương pháp này, các cơ lưng sẽ được tăng cường, giúp chị em làm việc nặng một chút mà không gặp vấn đề gì.
Tiếp đó, chị em co cơ bụng lại đồng thời duỗi tay phải ra phía trước, duỗi chân trái ra phía sau.
Giữ nguyên trong vòng 5 giây sau đó thực hiện tương tự với tay trái và chân phải.
Lặp lại 10 – 20 lần.
Bài tập nghiêng vùng khung chậu
Bài tập nghiêng khung chậu sẽ giúp các cơ bụng khỏe khoắn hơn, giảm đau lưng hiệu quả.
Lót thảm và quỳ bằng cả tay và chân, khuỷu tay giữ hơi cong, lưng giữ thẳng.
Bắt đầu co cơ bụng và xoay vùng khung chậu sao cho xương cụt của bạn hướng về phía sàn nhà.
Giữ trong vòng 5 giây rồi thả ra, lặp lại 10 – 20 lần.
Rất đơn giản đúng không nào.
Bài tập căng cơ lưng dưới
Bài tập căng cơ lưng dưới tập luyện cho phần cơ lưng dẻo dai, từ đó tránh hiện tượng căng cơ, nhất là khi chị em phải hoạt động mạnh.
Quỳ trên thảm với tư thế cả tay và chân sao cho đầu gối và 2 tay vuông góc với sàn nhà. Đầu, vai và lưng thẳng hàng.
Thả lỏng đầu cho cúi xuống đồng thời hóp bụng và cong nhẹ lưng lên phía trên.
Giữ tư thế trong khoảng 5 giây rồi thả lỏng, thực hiện lặp lại từ 10 – 20 lần.
Các bài tập giảm đau mỏi lưng cho bà bầu:
Châm cứu hoặc nắn khớp xương
Theo nhiều nghiên cứu thì việc châm cứu và nắn khớp xương có thể làm giảm hiện tượng đau lưng khi mang thai.
Tuy nhiên các phương pháp trên đòi hỏi trình độ của người châm cứu khá cao, do vậy mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng, dùng thuốc giảm đau không?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc chuyện đau lưng có nên đấm lưng hay không.
Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho biết đấm lưng có tác động mạnh và không khuyến cáo cho người mang thai, nhất là 3 tháng đầu. Thay vào đó mẹ bầu có thể chọn các phương pháp như chườm nóng, massage, thoa dầu để giảm sự khó chịu.
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường vẫn có các loại thuốc giảm đau phù hợp với mẹ bầu bị đau lưng như Paracetamol, Efferagan hoặc các loại cao dán như Salonpas… tuy nhiên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Khi nào cơn đau lưng trở nên nguy hiểm?
Nếu hiện tượng bà bầu bị đau lưng chỉ diễn ra với tần suất ít, đau nhẹ thì không có gì phải lo lắng, chỉ cần thực hiện các hướng dẫn phía trên là được.
Cơn đau càng lúc càng tăng
Đau lưng liên tục không có dấu hiệu chấm dứt
Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.
Đau lưng kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo, co thắt mạnh…
Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Cần Biết Về Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!