Bạn đang xem bài viết Mẹ Cần Làm Gì Khi Mang Thai Tuần 23 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sự phát triển của thai nhi tuần 23Ở tuần thứ 23, lúc này bé có cân nặng khoảng 500g với chiều dài tính từ đầu đến chân khoảng 29 cm, bé vẫn tiếp tục phát triển không ngừng và tập trung về cân nặng. Phần lông tơ dần bao phủ khắp cơ thể thai nhi nhằm bảo vệ làn da mỏng manh của bé yêu.
Lớp lông tơ có thể được nhìn rõ khi bà bầu đi siêu âm ở giai đoạn này. Ngoài ra, các mẹ còn có thể nhìn thấy tay, chân, mặt mũi của bé. Lúc này chất tạo màu trong lòng đen của mắt vẫn chưa hình thành. Tuy nhiên mắt và lỗ mũi của bé cũng đang dần hé mở.
Kích thước dây rốn của bé lúc này là 55cm được tạo nên bởi hai động mạch và một tĩnh mạch trong cơ thể. Các mạch máu trong phổi của bé cũng đang phát triển mạnh mẽ là tiền đề cho hơi thở của bé sau này.
Tuyến tụy của bé cũng đang hoàn thiện dần và những chiếc răng sữa cũng đang bắt đầu xuất hiện ở dưới lợi. Thính giác của bé cũng khá nhạy bén khi nghe những âm thanh từ phía bên ngoài.
Những hiện tượng mà bà bầu gặp phải như những cú đạp, cú thúc của bé ở giai đoạn này cũng là dấu hiệu cho thấy lúc này bé đang rất khỏe mạnh và hiếu động lắm đấy các mẹ ạ.
Sự thay đổi của mẹ như thế nào?Nếu để ý kĩ trên bụng mẹ bầu thì lúc này không chỉ bụng bầu đang dần to lên mà một đường đen hay còn gọi là đường Nigra xuất hiện dọc từ rốn đến vùng kín và đường chỉ này sẽ càng đậm nên theo theo thời gian và cơ địa của mỗi người.
Các bà bầu cũng đừng lo lắng vì đường Nigra xuất hiện là rất bình thường ở phụ nữ mang thai. Chính vì vậy đừng coi đó là điều xấu, mất thẩm mỹ mà tìm mọi cách hay dùng mỹ phẩm xóa đi, như vậy rất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất mẹ nên chờ đến sau khi sinh để đường đen ở bụng tự biến mất.
Ngoài ra, sắc mặt và mí mắt mẹ lúc này cũng bị sưng lên do cơ thể cung cấp một lượng lớn nước và một số ít tích tụ lại thành một lớp mỏng, quanh vùng mặt và mí mắt nên mới dẫn đến hiện tượng này.
Bầu ngực của mẹ lúc này đang làm nhiệm vụ tích lũy sữa cho bé. Chính vì vậy, quầng vú của mẹ rộng ra có màu sẫm và núm vú lớn hơn.
Mẹ cũng có thể cảm thấy lưng đau nhiều hơn, mắt cá chân và bàn chân cũng bắt đầu sưng lên trong tuần này và một vài tuần tới khiến bạn cảm thấy khó chịu và không được thoải mái.
Không chỉ vậy, cơ thể mẹ còn xuất hiện các cơn gò tử cung giả thường được gọi là cơn gò Braxton Hicks. Giải pháp của mẹ bầu lúc này là uống nhiều nước và đi lại nhẹ nhàng để giảm bớt cơn đau do gò tử cung đem lại.
Các hiện tượng như chảy máu chân răng, lợi sưng, dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung đang tập thể dục mẹ cũng sẽ gặp phải trong tuần này. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe của mình cũng như bé yêu trong bụng thì đây là thời gian lý tưởng để mẹ bầu thực hiện các xét nghiệm đường huyết.
Mẹ nên làm gì trong tuần này?– Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Nên đi kiểm tra bác sĩ vì đây là thời điểm vàng để kiểm tra chính xác nhất về dị tật của thai nhi, qua thời điểm này, sẽ không còn chính xác nữa.
– Mẹ bầu cần ghi nhớ lịch kiểm tra đường huyết, nên xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu tuần này để sớm phát hiện và điều trị, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
– Chuẩn bị phòng cho bé, sắp xếp các đồ vật ngăn nắp, không gian sáng sủa, sạch sẽ, lắp đặt các vật dụng mới…
– Có thể cùng người đàn ông của mình lên kế hoạch mua sắm thêm quần áo cho bà bầu và chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho bé yêu sau này.
– Mua tai nghe cho bà bầu và chọn những bản nhạc phù hợp với thai nhi.
– Mẹ cũng nên quan tâm về chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc tập thể dục không những có lợi về sức khỏe cho cả hai mẹ con mà còn giúp bà bầu dễ sinh sau này.
Thu Thủy
Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 23
Bạn đã được gần 6 tháng. Bụng của bạn đã tròn to lên. Bạn chắc chắn đã bắt đầu lên kế hoạch cho ngày sinh em bé và đang suy tính mình sẽ cần những gì. Nếu bạn đã từng sinh con thì điều này khá là đơn giản với bạn, nhưng nếu đây là lần đầu, có vẻ như bạn sẽ “bơi” trong hàng đống những lo lắng và những việc cần chuẩn bị.
Danh sách mua sắm của tôi ở đâu rồi?
Em bé không cần nhiều thứ mới có thể cảm thấy hạnh phúc. Được ăn no, có chỗ ngủ an toàn, ấm áp, được quan tâm chăm sóc và có tã lót sạch và khô là những điều cơ bản. Đừng lo lắng thái quá khi bạn bắt đầu chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh. Hãy nghiên cứu và cố nghĩ xem bạn sẽ cần gì dài hạn, thay vì mua những thứ đắt tiền trông đẹp đẽ, nhưng bạn chỉ dùng trong vài tháng. Hãy hỏi những ông bố bà mẹ khác về kinh nghiệm mua sắm chuẩn bị cho bé chào đời. Hãy nghĩ đến việc thêm một ít đồ dùng phòng tắm, tã lót và giấy vệ sinh cho em bé vào giỏ hàng mỗi tuần, bạn sẽ thấy dễ thở với khoản chi tiêu từ từ thay vì một khoản lớn ngay lập tức.
Thay đổi của cơ thể bạn trong tuần 23
Bạn thấy có một ít máu trên bàn chải đánh răng khi mang thai tuần 23? Lợi của bạn đang làm việc “ngoài giờ” để hỗ trợ răng và hệ xương bao quanh. Bạn cũng có thể phát hiện thấy lợi của mình bị sưng hoặc viêm. Nhớ đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần và dùng chỉ nha khoa vào ban đêm. Lợi bị chảy máu là dấu hiệu cho thấy cần phải đánh răng nhiều hơn chứ không phải ít đi. Hãy nhớ rằng bạn nên hẹn gặp nha sĩ ít nhất 2 lần trong suốt thai kỳ.
Dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung của bạn cũng đang tập thể dục! Progesterone và Relaxin, những hoóc môn quan trọng trong thai kỳ, đang phù phép bằng cách nới lỏng và làm chùng những bó xơ căng cứng. Điều này giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở, nhưng nó đi kèm với việc khiến cho mọi thứ trở nên lỏng lẻo hơn. Tắm nước ấm, xoa bóp bụng và thậm chí là vật lý trị liệu đều có thể giúp xoa dịu sự khó chịu.
Bạn thường xuyên mở tủ lạnh và cảm giác bạn không bao giờ no? Bạn luôn luôn tìm thứ gì đó để ăn? Hãy nhớ rằng bánh quy và bánh ngọt có thể hấp dẫn nhưng không tốt cho bạn hay em bé của bạn. Hãy chọn bánh mì làm từ 100% bột lúa mì nguyên hạt, bánh nướng xốp, thức uống từ sữa và ngũ cốc loại tốt nhúng trong sữa phủ thêm ít trái cây. Hãy nghĩ đến chất lượng, không phải số lượng. Không cần phải bỏ đói chính mình, nhưng nên tránh những thứ vô bổ vì chúng không giúp em bé của bạn phát triển.
Thay đổi tâm lý
Khi thai kỳ của bạn tiến triển vào giai đoạn thai nhi tuần 23, bạn có thể phát hiện thấy mình ngày càng nghĩ nhiều đến việc sinh nở. Nếu bạn từng sinh con rồi, điều này có thể không phải là một dấu hỏi quá lớn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng mỗi ca sinh nở là khác nhau, thậm chí là không thể tiên đoán được.
Bạn có thể sẽ nhận được nhiều lời khuyên lý thú những ngày này. Ai cũng là một chuyên gia về thai sản và sẽ có một vài lời khuyên thông thái mà họ muốn chia sẻ. Nếu bạn không hứng thú, hãy lịch sự xin thứ lỗi hoặc bịa ra một việc gấp nào đó cần phải làm ngay.
Càng ngày bạn càng khó có thể nhớ được lúc bạn còn chưa mang thai. Em bé đã bắt đầu trở thành một phần quan trọng của bạn và càng ngày bạn càng khó có thể chỉ nghĩ về bản thân mình như một cá thể tách biệt khỏi em bé.
Thay đổi của em bé trong tuần này
Thai nhi 23 tuần tuổi có lỗ mũi đã thông, nghĩa là chúng không còn đóng như trước đây. Có những thay đổi đang diễn ra trong phổi của em bé, giúp em bé có thể thở độc lập vào lúc sinh. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.
Thai nhi tuần 23 của bạn có thể nằm theo tư thế ngồi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo tử cung của bạn. Vào giai đoạn này tử cung còn nhiều không gian để đứa bé có thể khám phá và chọn cho mình một vị trí thoải mái.
Hãy nghĩ đến việc đầu tư một cuốn lịch dành cho em bé và theo dõi các thay đổi với em bé khi bạn đến gần ngày sinh. Hãy nhớ em bé của bạn là duy nhất, và cho dù nó có thể giống với nhiều em bé khác, nó vẫn là một cá thể nhỏ bé và duy nhất.
Nếu bạn có cuộc hẹn khám tiền sản vào tuần này, hãy lắng nghe tim thai. Trung bình, em bé sẽ có nhịp tim nhanh gấp đôi bà mẹ. Bạn sẽ có cảm giác vô cùng an tâm khi lắng nghe nhịp đập liên hồi đó. Một vài phụ nữ mua bộ dụng cụ nghe tim thai tại gia, để họ có thể theo dõi nhịp tim của em bé. Điều này là không cần thiết nếu thai kỳ khỏe mạnh và có nguy cơ thấp.
Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 23
Thắt dây an toàn khi ngồi trong xe. Mặc dù có thể bạn cảm thấy hơi chật, lựa chọn an toàn nhất của bạn vẫn là thắt dây an toàn mọi lúc. Một số phụ nữ mang thai bị say tàu xe khi dùng phương tiện công cộng do thiếu không khí trong lành. Hãy ngồi ở dãy ghế hai bên xe tàu xe nếu bạn cần, và tập trung nhìn về phía đường chân trời. Nhấp một ít nước lạnh có thể có ích, hoặc bạn có thể dùng vòng bấm huyệt hoặc ăn một ít thức ăn có vị gừng.
Nếu ai đó xung quanh bạn đang hút thuốc, hãy tránh đi. Hút thuốc thụ động cũng độc gần như hút thuốc chủ động, và nhau của bạn sẽ không lọc tất cả khí CO và các hóa chất khác mà bạn hít vào một cách thụ động. Nếu bạn vẫn đang hút thuốc, phải tìm mọi cách để bỏ. Hãy xem xét liệu pháp thôi miên, châm cứu hoặc tìm một nhóm hỗ trợ. Tất cả những phương pháp này đều đã được kiểm chứng giúp bạn tăng khả năng bỏ hút thuốc thành công.
Tập thói quen nằm về phía bên trái, thay vì nằm ngửa. Tử cung trĩu nặng của bạn có thể chèn ép các mạch máu quan trọng cung cấp oxi cho nhau và em bé. Bạn cũng có thể thấy choáng hoặc ngất nếu nằm thẳng trong một thời gian. Nhớ đầu tư gối chất lượng tốt và sắp xếp sao cho thoải mái nhất trên giường. Đừng quên dành chút không gian cho bạn đời của mình.
Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ những loại thức ăn bạn phải tránh. Vi khuẩn hình que hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể tìm thấy trong một số món ăn. Phó-mát mềm, xà lách trộn, pate, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thịt sống đều có thể có nguy cơ. Giữ vệ sinh cho nhà bếp và rửa tay sạch sau khi xử lý thịt sống.
Nếu bạn thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn. Một số phụ nữ dễ bị sinh non hơn, nhưng dấu hiệu bắt đầu có thể khá mơ hồ. Đừng ngại kiểm tra ngay cả khi bạn chỉ muốn biết để an tâm hơn.
Xem tiếp mang thai tuần thứ 24 hoặc Sự phát triển thai nhi theo tuần
Mang Thai Tuần Thứ 23 Và Những Điều Mẹ Cần Biết
Đến tuần thai thứ 23 này, thai nhi sẽ đạt chiều dài 30cm và nặng khoảng 600g, cỡ một quả bắp ngô lớn. Cơ thể của bé đang phát triển cân đối và bé sẽ bắt đầu đầy đặn lên. Nếu sinh non xảy ra trong tuần này, một em bé có thể sống sót với sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa. Nhưng em bé có thể có khuyết tật nặng đến nhẹ.
Tuần này lỗ mũi của em bé đã thông, nghĩa là chúng không còn đóng như trước đây. Có những thay đổi đang diễn ra trong phổi của em bé, giúp em bé có thể thở độc lập vào lúc sinh. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.
Em bé đang tiếp tục tăng cân. Lông tơ hoặc tóc mỏng bao phủ cơ thể của bé. Em bé của bạn cũng bắt đầu trông giống như lúc mới sinh ra.
Não và các gai vị giác của bé phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi của bé đang hình thành các nhánh hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant, một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Da của bé vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ sớm thay đổi.
Bạn có thể phát hiện thấy lợi của mình bị sưng hoặc viêm. Nhớ đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần và dùng chỉ nha khoa vào ban đêm. Lợi bị chảy máu là dấu hiệu cho thấy cần phải đánh răng nhiều hơn chứ không phải ít đi. Hãy nhớ rằng bạn nên hẹn gặp nha sĩ ít nhất 2 lần trong suốt thai kỳ.
Dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung cũng đang tập thể dục! Mẹ sẽ bị vài cơn đói hành hạ, và luôn cảm giác muốn thèm ăn gì đó. Hãy nhớ rằng bánh quy và bánh ngọt có thể hấp dẫn nhưng không tốt cho bạn hay em bé đâu. Hãy chọn bánh mì làm từ 100% bột lúa mì nguyên hạt, bánh nướng xốp, thức uống từ sữa và ngũ cốc loại tốt nhúng trong sữa phủ thêm ít trái cây. Hãy nghĩ đến chất lượng, không phải số lượng. Không cần phải bỏ đói chính mình, nhưng nên tránh những thứ vô bổ vì chúng không giúp em bé phát triển.
Mẹ sẽ bị vài cơn đói hành hạ, và luôn cảm giác muốn thèm ăn gì đó. Hãy nhớ rằng bánh quy và bánh ngọt có thể hấp dẫn nhưng không tốt cho bạn hay em bé đâu. Hãy chọn bánh mì làm từ 100% bột lúa mì nguyên hạt. Bánh nướng xốp, thức uống từ sữa và ngũ cốc loại tốt nhúng trong sữa phủ thêm ít trái cây. Hãy nghĩ đến chất lượng, không phải số lượng. Không cần phải bỏ đói chính mình, nhưng nên tránh những thứ vô bổ vì chúng không giúp em bé phát triển.
Hoàn thiện kế hoạch và thủ tục giấy tờ nghỉ thai sản là quyết định quan trọng cần thực hiện trong tuần này.
Thực hiện các kế hoạch cải thiện nhà cửa. Hãy để chồng bạn thực hiện chúng vì phụ nữ mang thai. Không nên tiếp xúc với hóa chất hoặc lên xuống cầu thang nhiều.
An toàn vẫn là việc cần thực hiện khi mẹ mang thai. Thắt dây an toàn khi ngồi trong xe. Mặc dù có thể mẹ sẽ cảm thấy hơi chật, lựa chọn an toàn nhất của mẹ vẫn là thắt dây an toàn mọi lúc. Hãy ngồi ở dãy ghế hai bên xe tàu xe, và tập trung nhìn về phía đường chân trời.
Mang thai tuần thứ 23 mẹ cần chú ýTập thói quen nằm về phía bên trái, thay vì nằm ngửa. Nhớ đầu tư gối chất lượng tốt và sắp xếp sao cho thoải mái nhất trên giường.
Hãy đảm bảo sự an toàn trong thức ăn của mẹ. Vi khuẩn hình que hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể tìm thấy trong một số món ăn. Phó-mát mềm, xà lách trộn, pate, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thịt sống đều có thể có nguy cơ. Giữ vệ sinh cho nhà bếp và rửa tay sạch sau khi xử lý thịt sống.
Nếu thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ. Một số phụ nữ dễ bị sinh non hơn, nhưng dấu hiệu bắt đầu có thể khá mơ hồ. Đừng ngại kiểm tra ngay cả khi bạn chỉ muốn biết để an tâm hơn.
Mang Thai Tuần 23: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Và Mẹ Bầu Cần Ăn Gì
Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ ở tuần 23
Khi bước sang tuần 23, bé con của mẹ đã nặng hơn 550-600g một chút và dài chừng 30cm tính từ đỉnh đầu xuống gót chân.
Đồng thời, thính lực của bé đã khá hoàn thiện rồi và bé đã có khả năng nhận ra giọng của mẹ, của bố, những tiếng động xung quanh và cả tiếng đập thình thịch của tim mẹ nữa. À bé còn nghe tiếng sôi ùng ục mỗi khi mẹ đói nữa cơ.
Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ ở tuần 23
Khi bé con của mẹ chào đời, những âm thanh ồn ào mà bé thường nghe được khi còn trong tử cung (dạ con), như tiếng chó sủa hay tiếng gầm của máy hút bụi, rất có thể sẽ chẳng làm phiền gì đến bé đâu.
Một số người tin tưởng lý thuyết cho rằng các bé thai nhi thích nghe nhạc cổ điển hơn cả. Vì vậy, trong những tháng đến, mẹ có thể bật những giai điệu nhẹ nhàng từ các bản giao hưởng của Bach hay Mozart để cùng bé thưởng thức.
Ngoài những tiến bộ về thính lực, các lá phổi của thai nhi 23 tuần tuổi cũng đang phát triển để chuẩn bị cho việc hô hấp. Và khi bé lớn hơn chút nữa, mẹ có thể nhận thấy bé con vặn mình bên dưới lớp áo của mẹ nữa, yêu lắm đúng không.
Góc nhỏ cho mẹ mang thai tuần 23Khi mang thai tuần 23, mẹ cũng nên biết là vào thời gian này, mẹ có thể cảm thấy vụng về do trọng tâm cơ thể đã dịch chuyển.
Mẹ bầu cần bổ sung chất dinh dưỡng gì khi mang thai tuần 23?Uống nước thường xuyên là một thói quen tuyệt vời, nhất là khi mẹ đang mang thai. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể kết hợp uống các loại nước trái cây ít đường như nước dừa, nước cam hoặc bưởi ép… vừa đảm bảo đủ nước cho cơ thể, vừa cung cấp các loại vitamin và khoáng chất.
Nước cam ít đường – cung cấp nước và vitamin tuyệt vời cho cơ thể mẹ bầu
Trong tuần này, mẹ nên hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể mình. Lượng natri cao có thể làm hạn chế khả năng giải phóng nước của cơ thể, dẫn đến hiện tượng phù nề đối với các chị em đang mang thai. Do đó, mẹ nên tránh một số loại thực phẩm như muối lạc, muối vừng, xúc xích, nem chua rán, khoai tây chiên…
Đến lúc này, bé con đã lớn hơn nhiều nên có nhiều điều thú vị lắm cơ, mời ba mẹ xem video về sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi:
Cùng nghe nhạc giúp bé 23 tuần tuổi thông minh nào mẹ bầu ơi:
Chúc mẹ bầu có một thai kỳ suôn sẻ!
Mẹ Bầu Cần Làm Gì Khi Thai 37 Tuần?
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc BV Sản Nhi Quảng Ninh, bước vào tuần 37 trở đi, thai nhi có độ trưởng thành, được gọi là thai đủ tháng. Thai đủ tháng được đánh giá dựa trên siêu âm bởi các số đo đường kính trên cơ thể thai nhi phù hợp với thai nhi trưởng thành, đặc điểm của nước ối có nhiều phản âm và nhau có sự trưởng thành độ 3. Độ dài của kênh tử cung ngắn lại (bình thường chiều dài kênh tử cung chưa sinh 35mm).
Đó là thời điểm mẹ chuẩn bị cho ngày “vượt cạn”, mẹ bắt đầu lo lắng và băn khoăn. Làm thế nào mẹ có thể biết được dấu hiệu sắp sinh xảy ra như thế nào, bản thân mẹ có nhận biết được hay không? Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần bao gồm những dấu hiệu gì mẹ có thể nhận biết để yên tâm mà không phải lo lắng mất ngủ?
Trên thực tế, khi sắp sinh thường có những dấu hiệu báo trước và có những trường hợp không có dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu sắp sinh báo trước bao gồm:
Xuất hiện cơn gò tử cung: Gọi là cơn gò Braxton Hicks ngày một nhiều hơn, cảm giác của mẹ sờ trên bụng gò cứng, nhưng hoàn toàn không đau. Cơn gò này sẽ giúp cho ngôi thai bình chỉnh tốt hơn. Chính cơn gò này giúp thai nhi trong tử cung của mẹ sẽ lọt xuống tiểu khung, để trình diện eo trên của khung chậu mẹ, để có một ngôi thai thuận đó là ngôi chỏm.
Thấy bề cao tử cung nhỏ lại, không tăng. Cảm giác đầu tiên của mẹ là thấy dễ thở hơn khi nằm, vì lúc trước bụng to, khó thở khi nằm, nên lúc nào cũng ở tư thế đứng hoặc nằm kê đầu thật cao như nửa nằm nửa ngồi. Dấu hiệu này do thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ, để chuẩn bị cho việc chuyển dạ sinh. Dấu hiệu thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ khi thường gặp nhất đối với mẹ mang thai lần đầu tiên (con so). Đối với các mẹ mang thai lần thứ 2 (con rạ) trở đi, dấu hiệu này có thể gặp hoặc không gặp do thai nhi lọt xuống tiểu khung chỉ xảy ra khi bước vào chuyển dạ sinh thật sự.
Đau lưng hoặc đau trằn bụng dưới: Do nội tiết tố thai kỳ làm cho các khớp ở vùng chậu giãn, các dây chằng mềm hơn để cho các đường kính khung chậu của mẹ rộng hơn, giúp cho thai nhi lọt xuống được dễ dàng. Dấu hiệu này khá rõ khi mẹ di chuyển nhiều thì đau trằn bụng và ngồi lâu thì đau lưng.
Dấu hiệu đi tiểu nhiều lần, đi cầu nhiều hơn ngày thường: Khi thai nhi đã lọt xuống khung chậu, cụ thể ngôi thai lọt xuống tiểu khung của mẹ sẽ kích thích vào bàng quang phía trước và tạo cho mẹ có cảm giác đi tiểu thường xuyên, kích thích vào trực tràng ở phía sau nên tạo cảm giác mẹ đi cầu.
Vùng kín của mẹ sưng nề: Do kích thích của ngôi thai lớn, do thay đổi nội tiết tố thai kỳ, thay đổi thần kinh làm cho các mạch máu nuôi dưỡng vùng tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo dãn rộng, máu nuôi dưỡng đến nhiều hơn để cho đường kính ống âm đạo dãn nở tốt giúp cho thai nhi sổ ra dễ dàng khi vào chuyển dạ sinh.
Dấu hiệu sắp sinh không báo trước:
Đau bụng từng cơn đều đặn vùng bụng dưới: Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, với đặc tính cơn đau bụng từng cơn đều đặn, kéo dài khoàng 15 – 20 giây sau đó nghỉ hết đau khoảng 3 – 5 phút. Cơn đau bụng là do cơn gò tử cung tạo ra. Dấu hiệu này là chính thức bước vào chuyển dạ sinh, cơn đau bụng sau đó xuất hiện trở lại và cứ đều đặn như vậy thời gian về sau cơn đau bụng nhiều hơn và thời gian nghỉ ngắn hơn.
Dấu hiệu ra nhớt hồng âm đạo: Trong thời gian mang thai, cổ tử cung luôn luôn đóng kín và được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung. Chính nút nhầy cổ tử cung là cái hàng rào vững chắc ngăn cản không cho mọi tác nhân từ âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung. Khi có dấu hiệu sắp sinh, dưới tác dụng của cơn gò tử cung, nút nhầy được thoát ra, hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng.
Dấu hiệu ra nước ối: Dấu hiệu này hoàn toàn đột ngột thường xảy ra vào ban đêm, khi mẹ đang ngủ, có cảm giác ra nước ướt quần và có mùi tanh nồng của dịch ối. Đây là triệu chứng của ối vỡ sớm, báo hiệu dấu hiệu sắp sinh. Các dấu hiệu sắp sinh khác có thể có hoặc không.
Dấu hiệu phù 2 chân: Nguyên nhân do phù bởi tử cung khi mang thai lớn, nặng đè vào tĩnh mạch chủ dưới làm cho máu về tim giảm ứ trệ gây ra phù 2 chân hoặc do mẹ đứng lâu cũng gây ra phù. Trên thực tế dấu hiệu phù 2 chân có thể xảy ra cho mẹ trước đó vài tuần, rồi tự xẹp (hết phù) sau đó xuất hiện lại. Một khi xuất hiện lại phù là có dấu hiệu sắp sinh.
Dấu hiệu mất ngủ: Cảm giác của mẹ sắp đến ngày sinh tự nhiên ban đêm không ngủ được. Mặc dù đã biết trước ngày dự sinh và đã được bác sĩ tư vấn không nên lo lắng, nhưng một số mẹ vẫn ngủ không được.
Mẹ nên làm gì khi những dấu hiệu sắp sinh gây khó chịu
Mẹ nên yên tâm sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi cũng như có giấc ngủ thật thoải mái.
Nghỉ ngơi: Nên nghỉ ngơi và không làm việc nhiều ở thời điểm sắp sinh này, vẫn làm việc nhẹ nhàng như ngồi đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn và đi bộ. Không thức khuya quá 22 giờ, tránh căng thẳng, hạn chế ngồi lâu trên máy vi tính hay ngồi lâu trước màn hình ti vi trên 2 tiếng đồng hồ, tránh xem các phim bạo lực, phim tình cảm có tính chất gây buồn phiền.. Thay vào đó nên xem phim ca nhạc, phim hài mang tính chất hưng phấn, vui vẻ.
Tư thế nằm: Khi mẹ nằm nghỉ hay ngủ, nên nằm nghiêng trái, điều này sẽ tránh được tử cung lớn đè vào động mạch chủ, giúp cho máu đến nuôi dưỡng thai nhi được tốt.
Chuẩn bị đồ dùng cần cho mẹ và bé khi có dấu hiệu sắp sinh
Biết được dấu hiệu sắp sinh, mẹ sẽ có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng sinh cho bé và cho mẹ cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng các hồ sơ và giấy tờ cần thiết để đi sinh.
Đồ dùng của bé: Gồm quần áo, tã lót, khăn bông, khăn giấy, vớ, nón mũ. Bình sữa, sữa hộp dành cho bé sơ sinh.
Đồ dùng của mẹ: Quần áo, khăn, vớ chân, bình nước nguội và bình nước sôi. Trên thực tế hiện nay một số bệnh viện đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng của bé và đồ của mẹ rồi, nên khi chọn bệnh viện để sinh thì mẹ cũng cần tìm hiểu. Nếu mẹ đi sinh nơi bệnh viên có khoa sản đã cung cấp đầy đủ đồ dùng của mẹ và bé thì mẹ không cần phải mang đi.
Giấy tờ và hồ sơ theo dõi quá trình thai nghén: Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.
Thai Nhi 23 Tuần
Thai nhi 23 tuẩn tuổi gần giống như một đứa trẻ sơ sinh nhưng có kích thước nhỏ hơn và lớp da mỏng hơn. Vì bất kì lý do gì, nếu thai nhi chào đời ở thời điểm này, cơ hội sống sót của trẻ với sự can thiệp của các bác sĩ và nhân viên y tế khác là 25 – 35%.
Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi
Kích thước của thai nhi
Thai nhi 23 tuần tuổi dài khoảng 28 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Trọng lượng cơ thể khoảng 500 gram và sẽ tăng nhanh sau đó.
Ở giai đoạn này, thai nhi đã có thể nghe thấy tim mẹ đập nhẹ nhàng, giọng nói và các âm thanh khác qua đôi tai nhỏ bé của mình.
Cơ thể thai nhi thay đổi như thế nào?
Hệ tiền đình nằm giữa cầu não bắt đầu thực hiện chức năng là cảm nhận được những chuyển động
Phổi của thai nhi cũng sẵn sàng hoạt động, chuẩn bị đem lại cho bé một bầu không khí trong lành lúc bé chào đời. Phổi tiết ra một chất hoạt động bề mặt sẽ cho phép phổi phồng lên và xẹp lại do bé có khả năng hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, các nang phế quản không bị dính lại gây mất cấu trúc phối
Thai nhi 23 tuần có khả năng nuốt nước ối và đi tiểu một cách dễ dàng trong dịch nước ối bao xung quanh. Nước ối có khả năng tự làm sạch 6-7 lần một ngày. Như vậy, bạn không phải quá lo lắng về những chất dịch chảy qua miệng của bé.
Bé biết mở và nhắm mắt
Khi quan sát, da bé có màu đỏ do các động mạch và tĩnh mạch mà mẹ có thể nhìn thấy qua lớp da mỏng của bé
Cân nặng của bé tăng lên và có thể tăng gấp đôi trong 4 tuần tới
Lớp da nhăn nheo bao phủ cơ thể thai nhi dần căng ra bởi lớp mỡ bên trong cơ thể bắt đầu được tích tụ
Tất cả các cơ quan nội tạng đều phát triển và trưởng thành tốt.
Thai nhi 23 tuẩn tuổi gần giống như một đứa trẻ sơ sinh nhưng có kích thước nhỏ hơn và lớp da mỏng hơn. Vì bất kì lý do gì, nếu thai nhi chào đời, cơ hội sống sót của trẻ với sự can thiệp của các bác sĩ và nhân viên y tế khác là 25 – 35%. Tỷ lệ sống sót tăng lên sau mỗi tuần và đạt 90% nếu trẻ sinh ra trong tuần thứ 26 hoặc 27.
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Ở giai đoạn mang thai tuần 23 này, mỗi bà mẹ lại có những sự thay đổi về cơ thể khác nhau, vì thế nên bạn hãy lựa chọn cho mình lối sống, chế độ ăn, luyện tập phù hợp nhất với bản thân. Về cơ thể: Tình trạng phù (Giữ nước ở chân) vẫn tiếp tục nặng hơn mỗi ngày. Trung bình bạn sẽ tăng thêm khoảng 5-7 kg trong giai đoạn này.
1. Sự tăng trưởng của tử cung
Khi thai nhi 23 tuần, tử cung trong bụng mẹ tiếp tục lớn lên và đẩy lên phần rốn khoảng 3-4 cm. Do bàng quang (nơi chứa nước tiều) nằm ngay dưới tử cung nên khi tử cung mở rộng có thể gây chèn ép bàng quang dẫn tới tiểu rắt khi mang thai. Đồng thời, bạn cần thường xuyên theo dõi cơ thể hàng ngày để phát hiện bất thường nếu nước ối bị rò rỉ. Nước ối là chất lỏng, không mùi, là môi trường tồn tại và phát triển của thai nhi. (Phân biệt nước ối và nước tiểu). Nếu nước ối chảy rò rỉ liên tục trong một thời gian dài, bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
2. Tăng lưu lượng máu
Sự thay đổi lượng máu về phần dưới cơ thể tăng lên khiến bạn muốn đi tiểu thường xuyên hơn, tăng tiết dịch âm đạo. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi thai nhi 23 tuần. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bất ổn thì ngay lập tức hãy liên hệ tới bác sĩ của bạn.
3. Mơ nhiều hơn
Mang thai tuần 23, bạn có thể nằm mơ thường xuyên hơn. Bạn không nên cố giải thích các giấc mơ. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên mà bạn không phải lo lắng. Trong giấc mơ, hình ảnh thai nhi có thể xuất hiện hoặc không, và giấc mơ cũng rất gần gũi với đời sống hàng ngày của bạn. Lý do là khi mang thai, não hoạt động nhiều hơn có thể khiến bạn thường xuyên ngủ mơ hơn.
4. Thay đổi hoạt động hệ thần kinh
Khi thai nhi 23 tuần, sẽ có những lúc, bạn cảm thấy tinh thần rất bất ổn. Bạn phải đối phó với những thay đổi về cả tinh thần, tình cảm, hormone, quan hệ và thể chất trong thời kì mang thai. Dường như bạn đột ngột trở thành một người khác. Bên cạnh trách nhiệm lớn lao bảo vệ sự an toàn cho thai nhi, bạn sẽ cảm thấy cực kì lo lắng. Bạn cần hít thở thật sâu và thư giãn. Điều này rồi sẽ dần đi qua.
5. Đau xương sườn
Giai đoạn mang thai tuần 23, các bà mẹ thường bắt đầu bị đau sườn, nguyên nhân có thể do thai nhi đạp mạnh vào khu vực xương sườn và cơ quan nội tạng của mẹ (hoặc bào thai cần không gian để di chuyển vào, chèn ép lên xương lồng ngực khiến xương sườn của bạn bị sưng và đau nhức)
6. Nguy cơ sinh non
Nếu có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ đừng hoảng sợ, hãy thư giãn, uống 1 chút nước và nghỉ ngơi 1 chút cho đến khi những dấu hiệu này qua đi. Bạn cũng có thể nằm xuống gường, nâng phần dưới cơ thể cao hơn để giảm nguy cơ sinh non. Nếu các dấu hiệu dọa sinh non vẫn tiếp diễn, bạn hãy liên lạc ngay với bác sĩ và các nhân viên y tế để được chăm sóc tại bệnh viện và giữ an toàn cho thai nhi. Khi thai nhi 23 tuần, những thay đổi cơ thể của bạn mà có thể dễ dàng quan sát:
Chân và tay phù do giữ nước. Kích thước cơ thể bạn lớn hơn, có thể dễ dàng nhận ra kể cả từ những người lạ. Hãy cứ tự tin và thoải mái về điều này
Đi tiểu thường xuyên để làm trống bàng quang, làm giảm áp lực cho bàng quang.
Tăng sự thèm ăn. Chứng thèm ăn có thể kéo dài đến giai đoạn bạn cho con bú
Dễ dàng nhận thấy tóc và móng tay dày và dài nhanh
Não mất sự tập trung hoặc ngừng phản ứng với những yêu cầu tại 1 thời điểm
Bạn có giảm giác như bị ghim châm trong tay.
Bàn tay, bàn chân bị đau và tê
Táo bón
Trào ngược acid dạ dày
Nhức đầu
Tâm trạng thường xuyên ngay đổi, ngay cả khi cơ thể bạn hoàn toàn ổn định
Chảy máu nướu răng
Cơn co thắt Braxton Hicks (hay còn gọi là cơn gò sinh lý) có tần suất ngày càng tăng
Chảy nước mũi
Tăng dịch tiết âm đạo
Lời khuyên cho những ông bố khi mẹ bầu mang thai 23 tuần tuổi
Bạn cần dành thời gian rảnh rỗi để trò chuyện với vợ mang thai và thai nhi. Khi này, bạn cũng nên sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho thời gian sắp chào đời của con, lên kế hoạch chăm sóc con sau khi vợ sinh. Nếu vợ bạn vẫn đang trong thời gian đi làm, bạn và vợ mình hãy lên kế hoạch nghỉ sinh.
Những lưu ý cuối cùng cho những bà mẹ mang bầu 23 tuần
Mang thai có thể đang là những khó khăn với bạn ở thời điểm hiện tại nhưng niềm vui làm cha, làm mẹ chắc chắn là những giá trị cao cả và rất ý nghĩa đối với bạn.
► Xem tiếp: Thai nhi 24 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Mang thai tuần 23, tâm trí bạn trở nên mơ hồ và bạn có thể sẽ hay quên, vì vậy, bạn cần ghi lại các và kiểm tra lại các công việc mình cần lưu tâm. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hành yoga. Yoga cho phụ nữ có thai không chỉ giúp bạn khỏe mạnh về thể chất mà còn giúp bạn cân bằng về tinh thần. Và bạn đừng ngại ngần khi tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc các nhân viên y tế khác khi bị ngã. Dinh dưỡng thích hợp và uống nhiều nước là điều cần thiết. Nước trái cây và súp rau là lựa chọn lành mạnh cho bạn. Hãy tránh dùng soda, cà phê và trà.Mang thai có thể đang là những khó khăn với bạn ở thời điểm hiện tại nhưng niềm vui làm cha, làm mẹ chắc chắn là những giá trị cao cả và rất ý nghĩa đối với bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Cần Làm Gì Khi Mang Thai Tuần 23 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!