Bạn đang xem bài viết Mẹ Mang Thai Tuần 32 Bất Ngờ Ra Máu, Đi Khám Chết Lặng Khi Nghe Kết Luận Của Bác Sĩ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mang thai ở tuần 32, chị Đ.T.L (ở Hà Nội) tự nhiên thấy máu ra. Lo sợ mình bị động thai, dọa sẩy nên chị đi khám, nhưng chị vô cùng bất ngờ trước kết luận của bác sĩ.
Tưởng chỉ động thai, hóa ra ung thư
Mang thai ở tuần 32, chị Đ.T.L (ở Hà Nội) tự nhiên thấy máu ra. Lo sợ mình bị động thai, dọa sẩy nên chị đi khám. Gia đình đưa chị nhập viện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sỹ tìm các nguyên nhân nhưng không thấy chị có vấn đề gì về thai nghén.
Sau đó có khám đường âm đạo thì thấy cổ tử cung của chị có tổ chức sùi. Lúc đầu lo sợ gây sẩy thai, chị L rất ngại khám phụ khoa và càng không muốn làm sinh thiết, xét nghiệm. Khi được bác sỹ tư vấn kỹ, chị quyết định bấm sinh thiết và kết quả cho thấy chị bị ung thư cổ tử cung giai đoạn II và buộc phải lựa chọn hoặc là tính mạng của mình hoặc là thai nhi. Cuối cùng, chị đành phải đình chỉ thai nghén ở tuần thứ 34 và tiến hành cắt cổ tử cung.
Chị em cần khám định kỳ để tầm soát ung thư cổ tử cung. Ảnh: TL
Trường hợp của chị V.T.H (23 tuổi, ở Quốc Oai, Hà Nội) cũng thật đáng tiếc khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Sau một lần quan hệ, chị thấy có những vết máu chảy ra từ bộ phận sinh dục nhưng không để ý. Thế nhưng, hiện tượng đó lại xuất hiện thêm vài lần nữa, chị mới vào viện khám để tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi khám, các bác sỹ phát hiện chị bị nhiễm virus HPV tuýp 16 và đã có tổn thương biểu mô vảy mức độ cao.
Mắc bệnh ở giai đoạn đầu, khi đó chị chưa có con nên các bác sỹ đã cân nhắc rất kỹ và quyết định cắt hết tổn thương tại chỗ đi rồi tư vấn để chị vẫn có thể mang thai. Một thời gian sau, chị có thai, các bác sỹ phải khâu vòng cổ tử cung để giữ được thai vì đã cắt cổ tử cung. Khi chia sẻ, chị H đã rất tiếc vì đã không tiêm phòng HPV sớm.
ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh – Phó Trưởng khoa Khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung một khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.
Ung thư cổ tử cung phát triển vô cùng chậm, ở giai đoạn đầu gần như bệnh nhân không có biểu hiện gì. Muộn hơn, có xuất hiện một vài triệu chứng nhưng rất mờ hồ như mệt mỏi, quan hệ tình dục ra máu, kém ăn, sụt cân nhưng nhiều người vẫn nghĩ do suy nhược cơ thể, áp lực công việc hàng ngày chứ không phải là do bệnh tật từ bên trong.
“Đa phần các trường hợp chỉ đến khi viêm nhiễm phụ khoa, ra khí hư, khó chịu mới đi khám. Sau khi khám, tư vấn làm sàng lọc… mới phát hiện ra bị ung thư cổ tử cung. Khi xuất hiện các biểu hiện như ra máu bất thường mới đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn 2 trở đi.
Chỉ tính riêng trong tháng 4 năm nay, Khoa khám chuyên sâu sản phụ khoa (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã tiếp nhận gần 500 trường hợp sàng lọc virus HPV, trong đó có 29 ca dương tính với chủng HPV tuýp nguy cơ cao, ngoài ra là các bệnh phụ khoa khác”, BS Thanh cho hay.
Ai nên đi sàng lọc ung thư?
BS Nguyễn Thị Minh Thanh cho biết, nguyên nhân chính gây ra bệnh là do nhiễm dai dẳng HPV (virus gây u nhú ở người). Có hơn 100 chủng HPV, trong đó chủng 16 và 18 dẫn đến 70% trường hợp ung thư cổ tử cung; chủng 6 và 11 dẫn đến 90% trường hợp mụn cóc sinh dục.
Ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa nếu chúng ta phát hiện nguy cơ bệnh sớm. Nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%.
Hiện có các phương pháp sàng lọc phát hiện bệnh gồm: Xét nghiệm tế bào cổ tử cung và Xét nghiệm cobas HPV – xét nghiệm chính ban đầu (xét nghiệm đầu tay) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV giúp bác sỹ đánh giá xem người phụ nữ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hay không, để từ đó có hướng theo dõi và xử lý thích hợp, kịp thời.
Bởi vậy, phụ nữ cần tạo thói quen đi khám sức khoẻ sản phụ khoa định kỳ hằng năm và làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP). Đây là xét nghiệm tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung, là những tế bào bắt đầu có những biến đối đầu tiên và chúng ta có thể bắt đầu tầm soát xét nghiệm này từ tuổi 21.
Ngoài xét nghiệm PAP, nên làm thêm xét nghiệm tìm virus HPV ở cổ tử cung (HPV test) vì đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm PAP bình thường, nguy cơ biến đổi tế bào để xuất hiện ung thư cổ tử cung là rất thấp. Phụ nữ từ 30 tuổi hoặc hơn nên làm thêm HPV test song song với PAP test. Nếu cả hai xét nghiệm bình thường thì chỉ cần làm lại các xét nghiệm sau mỗi 3 năm.
Hiện nhiều phụ nữ có sai lầm rằng đã nhiễm virus HPV không cần tiêm vaccine nữa. Thực tế, virus HPV có nhiều chủng nên việc tiêm vaccine vẫn rất cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi các chủng HPV khác. Tiêm vaccine phòng bệnh giúp tạo kháng thể đủ mạnh để phòng ngừa nhiễm và tái nhiễm HPV.
Ngoài ra, phụ nữ đã quan hệ tình dục hoặc đã lập gia đình vẫn nên tiêm vaccine phòng HPV để phòng tái nhiễm hoặc phòng các chủng HPV chưa bị nhiễm. Song song với việc tiêm vaccine, bạn cũng nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm PAP để tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Các chuyên gia khuyến cáo, các yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung gồm có nhiều con, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm, mắc bệnh lây lan tình dục, hệ miễn dịch yếu (HIV, AIDS), hút thuốc…
Phụ nữ trên 30 tuổi đã có vài con hoặc nhiều con nên bắt đầu biết lo ung thư cổ tử cung. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp… Việc điều trị sẽ càng khó khăn và tốn kém ở giai đoạn muộn.
ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh cho biết: Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, đối với phụ nữ khi đã quan hệ tình dục, chị em nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Nên tiêm ngừa vaccine chống ung thư cổ tử cung trong độ tuổi quy định (9-26 tuổi) và nếu có các dấu hiệu bất thường thì phải đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, xét nghiệm.
Theo Phương Thuận – Mai Thùy (Gia đình & xã hội)
Mang Thai 32 Tuần Bị Ra Máu Bất Thường, Thai Phụ Đi Khám Phát Hiện Mắc Bệnh Nguy Hiểm
Khi đang mang thai ở tuần 32, thai phụ bị ra máu bất thường, sợ động thai, nhưng khi thăm khám bác sĩ phát hiện thai phụ bị ung thư cổ tử cung.
ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh, Phó Trưởng Khoa khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, trường hợp thai phụ này được 32 tuần thai, đến bệnh viện khám vì thấy ra máu bất thường, sợ động thai nhưng khi khám, các bác sĩ không phát hiện nguy cơ nào từ thai nhi. Thai phụ rất ái ngại khi bác sĩ muốn thăm khám phụ khoa, do lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Đúng như nghi ngờ, khi khám bác sĩ phát hiện cổ tử cung của bệnh nhân có tổ chức sùi, bấm sinh thiết và cho kết quả ung thư cổ tử cung giai đoạn 2. Bệnh nhân được chỉ định chờ thai đến 34 tuần bác sĩ chủ động mổ lấy thai và can thiệp chữa trị ung thư cổ tử cung cho thai phụ.
Điều nguy hiểm là chị em thường nghĩ 40 – 50 tuổi mới có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, mọi phụ nữ đều có nguy cơ khi họ bắt đầu có quan hệ giao hợp. Đây là căn bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ Việt độ tuổi 15 – 44.
Mới đây, bệnh viện cũng tiếp nhận một bệnh nhân nữ rất trẻ, mới 23 tuổi (ở Quốc Oai, Hà Nội) bị nhiễm vi rút HPV tuýp 16 và đã có tổn thương biểu mô vảy mức độ cao.
Bệnh nhân nữ còn rất trẻ, mắc bệnh ở giai đoạn đầu, chuẩn bị cưới, chưa có con nên các bác sĩ đã phải cân nhắc khi điều trị cho bệnh nhân, để sau này bệnh nhân vẫn có thể mang thai.
May mắn là cô gái này mắc bệnh ở giai đoạn đầu, nên sau khi được xử lý tổn thương tại chỗ, cắt cổ tử cung, sau ba tháng bệnh nhân đã mang thai. Ngay khi có thai, bác sĩ đã phải khâu cổ tử cung để phòng nguy cơ sẩy thai cho bệnh nhân.
Tạo thói quen đi khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Theo bác sĩ Thanh, có một thực tế đáng buồn là rất nhiều chị em ngại đi thăm khám phụ khoa. Họ chỉ đến viện khi đã bắt đầu có dấu hiệu như ra máu khi quan hệ giao hợp, khi bị mắc bệnh lý viêm đường sinh dục dẫn đến khí hư nhiều, rong kinh… rồi “tiện thể” khám khi bác sĩ tư vấn.
Chị em không biết rằng, nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%.
Hơn nữa, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm rất mơ hồ, hầu như không có biểu hiện. Do đó, các chị em cần tạo thói quen đi khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ hằng năm và làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP).
Ngoài ra, bệnh ung thư cổ tử cung đã có thể phòng ngừa với vắc-xin phòng cả bốn tuýp nguy cơ của vi rút HPV dành cho phụ nữ từ 9 – 26 tuổi. Vì vậy, trẻ em gái từ khi chưa có quan hệ giao hợp, bắt đầu tròn 9 tuổi đã có thể tiêm để phòng nguy cơ.
Hiện nhiều chị em có suy nghĩ sai lầm rằng đã quan hệ giao hợp, hoặc đã nhiễm vi rút HPV không cần tiêm vaccine nữa. Thực tế, vi rút HPV có nhiều chủng nên việc tiêm vaccine vẫn rất cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi các chủng HPV khác.
Theo giadinhmoi
Người phụ nữ mang thai trong ổ bụng hiếm gặp Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa cấp cứu thành công sản phụ mang thai trong ổ bụng rất hiếm gặp. Bệnh nhân Trần Thị Quỳnh (đã đổi tên, sinh năm 1984 ở Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đến Bệnh viện Phụ Sản…
Lời Khuyên Của Bác Sĩ Để Quá Trình Mang Thai Tuần 32 Thuận Lợi
Cân nặng của bé khi mẹ mang thai tuần 32 là 1,8 kg, chiều dài đo từ đỉnh đầu tới gót khoảng 41 cm. Lúc này, với không gian chật hơn, bé không còn “quậy” mạnh như trước, nhưng mẹ sẽ vẫn cảm nhận được những chuyển động của cơ thể bé.
Lúc này cơ thể trẻ đã phát triển gần như đầy đủ và hoàn thiện (trừ phổi sẽ trưởng thành tầm 34 tuần) như lúc chào đời, các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng đang hoàn thiện. Tay, chân cũng như toàn bộ cơ thể thai nhi sẽ tiếp tục phát triển tương xứng với vòng đầu. Bộ xương của bé giờ đây đã hoàn chỉnh nhưng rất mềm và dễ uốn.
Thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần 32
Mang thai tuần 32 tức là tháng thứ 8 của thai kỳ, do bé đang ngày càng chiếm nhiều chỗ hơn trong bụng mẹ nên có rất nhiều thứ bắt đầu thay đổi. Nếu trước đó mẹ đi khệnh khạng thì nay có thể sẽ đi lạch bạch, lắc lư. Để có thể ngồi thoải mái – chưa nói đến tư thế ngủ – đã là cả một thách thức lớn lao.
Một vài thai phụ còn cảm thấy đau đau, thậm chí tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay. Như nhiều mô khác trong cơ thể, những mô ở cổ tay mẹ có khả năng giữ nước, làm tăng áp lực lên ống xương cổ tay.
Thời điểm này, mẹ bầu sẽ bị tăng tiết dịch âm đạo, vì vậy cần vệ sinh phụ khoa sạch sẽ. Nếu có cảm giác dịch có mùi hay ngứa cần báo bác sỹ để được kiểm tra có viêm âm đạo không để điều trị phù hợp. Vì viêm âm đạo là một trong những nguy cơ gây sinh non cao.
Bước vào kỳ mang thai tuần 32, tốc độ tăng trưởng của thai nhi sẽ phát triển rất nhanh và đây cũng là thời điểm mà mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh nhất trong suốt thai kỳ, vì vậy chế độ dinh dưỡng ở tuần này rất quan trọng,
Cung cấp đủ chất đạm
Ở tuần thứ 32 này, tốc độ tăng trưởng của thai nhi có thể lên tới mức 200g trên một ngày. Bạn cần phải cung cấp đủ chất đạm từ những nguồn thực phẩm bạn ăn hàng ngày cho thai nhi, để thai nhi có đủ chất dinh dưỡng phát triển tốt nhất. Chất đạm này thường có trong thịt, cá,… trong các loại rau củ, bơ sữa và các loại quả hạch. Theo khuyến cáo của y tế thế giới bạn cần phải bổ sung từ 75 -100gr chất đạm mỗi ngày cho thai nhi.
Chất xơ, các vitamin và khoáng chất
Thực phẩm giàu chất xơ là rất quan trọng với mẹ bầu trong giai đoạn mang thai tuần 32 để ngăn ngừa chứng táo bón. Những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có hàm lượng chất xơ cao bao gồm: ngô, đậu trắng, đậu đen, bơ, gạo lức, bánh mì, súp lơ, bông cải xanh, cần tây…
Bổ sung chất sắt
Sắt giúp sản sinh ra máu để nuôi dưỡng thai nhi. Thiếu sắt dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho thai nhi cũng như sự phát triển của thai nhi. Và đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ, bổ sung đầy đủ sắt sẽ giúp mẹ bổ sung thêm lượng máu bị “thất thoát” trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Vì thế mà các bà mẹ cần bổ sung chất sắc có nhiều trong thực phẩm như gan, tim động vật, trứng, thịt nạc, rau muống…
Cung cấp đủ lượng canxi
Thai nhi tháng thứ 8 phát triển gần như hoàn thiện, xương bé giai đoạn này cũng đang phát triển cứng hơn, vì thế mà bà bầu nên bổ sung đầy đủ canxi để giúp bé hoàn thiện xương, chống các bệnh xương khớp bé sau này.
Bạn đang trong giai đoạn mang thai tuần 32, nghĩa là còn khoảng 8 – 9 tuần nữa bạn sẽ được gặp bé yêu của mình. Hãy lưu ý một số kiến thức cơ bản trong bài viết để có thể vượt cạn thành công!
Bà Bầu Bị Sốt Khi Mang Thai: Đi Khám Bác Sĩ Càng Sớm Càng Tốt
Bạn nên đi khám ngay cả khi các cơn sốt đã có dấu hiệu hạ nhiệt hoặc biến mất hoàn toàn. Kiểm tra sức khỏe tổng thể cho cả hai mẹ con là cách hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn trong những ngày nhạy cảm này…
by Mẹ Bông422 Views
Hãy bình tĩnh,
Bước đầu tiên nếu bà bầu bị sốt là hít thở thật sâu sau đó gọi cho bác sĩ sản khoa để xem có thể dùng một liều acetaminophen để hạ sốt hay không.
Sau đó,
Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây sốt.
Sốt trong khi mang thai thường là một triệu chứng của nhiều bệnh lý mà một vài trong số đó thực sự ảnh hưởng đến bào thai trong bụng.
Khi nào thì SỐT ảnh hưởng đến con của bạn?
Nếu thân nhiệt của người mẹ lớn hơn 37 độ C, đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể của họ đang cố gắng để chống lại nhiễm trùng. Vì thế, sốt dù do bất cứ nguyên nhân nào đều cần điều trị ngay.
Nếu bạn bị sốt và sốt được xác định là triệu chứng của một dạng nhiễm trùng, nó có thể ảnh hưởng đến con của bạn.
Nếu bạn đang mang thai trong ba tháng đầu và bị sốt trên 39 độ C, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt vì nguy cơ ảnh hưởng đến em bé trong bụng là tương đối cao.
Nguyên nhân gây sốt là gì?
Các nguyên nhân phổ biến gây sốt bao gồm:
Các triệu chứng kèm theo sốt là gì?
Khi đi khám, bạn nên nói chuyện với các bác sĩ về các triệu chứng của bạn bao gồm cả sốt. Nó sẽ giúp các bác sĩ chuẩn đoán chính xác hơn về nguyên nhân.
Các triệu chứng kèm theo sốt phổ biến thường là:
Bà bầu bị sốt có phải ngộ độc thực phẩm?
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây sốt, thường là do nhiễm trùng khởi tạo bởi các loại virus hoặc vi khuẩn có trong thức ăn, đôi khi là do độc tố trong một số loại thực phẩm.
Nếu đúng như vậy, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
Tiêu chảy và nôn mửa trong khi mang thai là những triệu chứng nghiêm trọng và cần được theo dõi, chúng có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước, co thắt tử cung gây sinh non.
Trong một số trường hợp, mất nước có thể ảnh hưởng đến huyết áp, làm cho nó không ổn định và là tình trạng cần cấp cứu y tế.
Đi khám ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị sốt do ngộ độc thực phẩm.
Làm gì khi hết SỐT?
Ngay cả khi cơn sốt có dấu hiệu hạ nhiệt hoặc thậm chí là biến mất hoàn toàn, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ. Bạn đang mang thai, rất nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Các bác sĩ sẽ kiểm soát chúng và đảm bảo điều kiện tốt nhất cho bạn và em bé.
Sốt trong khi mang thai không bao giờ được coi là một vấn đề bình thường. Kiểm tra sức khỏe bởi các chuyên gia y tế LUÔN LUÔN là cần thiết.
Nếu bà bầu bị sốt do virus, bổ sung nước và các loại thuốc giảm sốt không cần kê đơn thường là tất cả những gì mà bạn cần.
Bạn cần được chỉ định thuốc kháng sinh và uống đúng liều lượng theo hướng dẫn của các bác sĩ ĐẶC BIỆT LÀ KHI BẠN ĐANG CÓ BẦU.
Nhưng nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây sốt, bạn có thể cần phải sử dụng thuốc kháng sinh.
Phụ nữ mang thai không nên dùng aspirin hoặc ibuprofen.
Thân nhiệt bao nhiêu được coi là bị sốt?
Sử dụng nhiệt kế cặp nách, và nếu thân nhiệt của bạn lớn hơn 38 độ C thì được coi là bị sốt. Tương tự, bạn cũng được coi là bị sốt nếu nhiệt kế kẹp tai hoặc trực tràng báo lớn hơn 37.8 độ C.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Mang Thai Tuần 32 Bất Ngờ Ra Máu, Đi Khám Chết Lặng Khi Nghe Kết Luận Của Bác Sĩ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!