Xu Hướng 3/2023 # Mẹo Ngủ Ngon Với Gối Ôm Ngủ Bà Bầu Mà Các Mẹ Nên Biết # Top 6 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mẹo Ngủ Ngon Với Gối Ôm Ngủ Bà Bầu Mà Các Mẹ Nên Biết # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Mẹo Ngủ Ngon Với Gối Ôm Ngủ Bà Bầu Mà Các Mẹ Nên Biết được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mẹo ngủ ngon với gối ôm ngủ bà bầu

Ngủ nghiêng được cho là tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Hiện nay, các chuyên gia y tế khuyên bà bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái vì nằm như vậy vừa tốt cho mẹ, vừa tốt cho bé, cải thiện việc cung cấp máu và dinh dưỡng đến nhau thai. Trong giai đoạn này, các mẹ nên sử dụng thêm gối ngủ để giấc ngủ được êm ái, thoải mái hơn.

Tư thế ngủ khi mang thai là các tư thế thay đổi qua từng thời kỳ mang thai do sự phát triển của thai nhi, để giúp mẹ có thể ngon giấc hơn, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, việc sử dụng gối ngủ cũng cần có những điều chỉnh nhất định sao cho phù hợp nhất với thai kì của mẹ.

3 tháng đầu thai kì: Bà bầu có xu hướng mệt mỏi, buồn ngủ hơn do sự gia tặng liên tục của hormone progesterone. Nó khiến bà bầu ốm nghén nhiều với các triệu chứng đau ngực, đầy bụng, táo bón, đi tiểu nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bà bầu.

Các gia đoạn thai kì nên sử sụng gối ôm cho bà bầu

Nằm nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt, sử dụng thêm gối đặt dưới bụng sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

3 tháng giữa thai kì: Bà bầu đã bớt đi sự mệt mỏi, tuy nhiên vẫn có nhiều biến đổi trong giai đoạn này khiến các bà bầu khó ngủ ngon giấc. Tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế, hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn khiến bà bầu phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu hoặc xuất hiện những giấc mơ về sự phát triển của thai nhi.

Nên ngủ trong tư thế nằm nghiêng bên trái; gối đầu cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược; đặt gối dưới bụng và sau lưng để giúp giảm áp lực.

3 tháng cuối thai kì:Đây là giai đoạn khó ngủ nhất với bà bầu. Lúc này, thai nhi trong bụng hay chuyển động cộng thêm cân nặng tăng và tần suất đi tiểu quá nhiều khiến các bà bầu thường bị tỉnh ngủ vào đêm.

Tuyển chọn nguồn gốc, xuất xứ gối ôm;

Lựa chọn gối ôm phù hợp về kích thước, chất liệu, hình dáng dựa theo nhu cầu và đặc biệt là từng giai đoạn của thai kì;

Không nên nằm giường cứng, kê, gối đầu quá cao và đắp chăn được làm từ sợi nhân tạo;

Phải có màn để tránh bị muỗi đốt và lây bệnh dịch.

Gối ngủ cho bà bầu là vật hỗ trợ cho giấc ngủ của mẹ bầu. Các ông chồng còn chờ gì mà chưa đến EMVAME để chọn cho vợ bầu một chiếc gối ngủ nào! Để có thể rinh một em gối ngủ này, mẹ bầu có thể mua hàng theo cách sau đây:

Truy cập và đặt hàng trên website: https://emvame.com/

Truy cập và đặt hàng trên fanpage: https://www.facebook.com/goiombabauvaihanquoc/

Đến trực tiếp shop tại địa chỉ: Phòng 1206, Tòa HTT, số 89 Phùng Hưng, phường Phúc La, Quận Hà Đông, Tp Hà Nội ( Cạnh bệnh viện 103 )

Liên hệ qua hotline: 0981 025 294

Mẹ Bầu Mất Ngủ Phải Làm Sao? Lấy Lại Giấc Ngủ Ngon Cho Bà Bầu Với 12 Mẹo Sau

Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là gì?

Mất ngủ khi mang thai thường gặp ở những mẹ bầu bị chứng rối loạn giấc ngủ “hành hạ” từng đêm. Hiện tượng này thậm chí gây “ám ảnh” đối với cả những người khỏe mạnh bình thường chứ không riêng gì bà bầu với những biểu hiện thông thường như sau:

Trằn trọc hàng đêm, mất giấc nhiều thời gian để vào giấc.

Khó duy trì giấc ngủ dài, ít khi được ngủ sâu, say giấc do bị tỉnh ngắt quãng.

Thức giấc sớm hơn bình thường, đồng thời không cảm thấy cơ thể dễ chịu, khoan khoái dù tự tỉnh giấc.

Đây là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất – khi cơ thể chứng kiến sự thay đổi rõ rệt sau khi mang thai. Ngoài ra, tình trạng mẹ bầu mất ngủ còn thường xuất hiện ở tháng cuối của thai kỳ – khi em bé trong bụng đã to và có những vận động rõ rệt. Một số ít thai phụ không may mắn còn từng bị mất ngủ suốt 9 tháng mang bầu.

Dù không gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe thai nhi nhưng việc mất ngủ triền miên có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ.

Triệu chứng bà bầu bị mất ngủ về đêm

Ngoài những biểu hiện kể trên, hiện tượng mất ngủ ở phụ nữ mang thai có thể kèm theo một số triệu chứng như sau.

Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, thiếu sức sống, khả năng tập trung kém đi,…. Nếu tình trạng mất ngủ nghiêm trọng hơn thì có thể kéo theo hiện tượng chán ăn, tâm lý không ổn định, thường xuyên bất an, cáu gắt, khó chịu,….

Giấc ngủ bị gián đoạn nửa chừng vào ban đêm

Trạng thái tinh thần diễn biến ngày càng xấu đi, tâm lý của các mẹ bầu mất ngủ sẽ dễ bị kích động và nhạy cảm hơn bình thường. Một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến trầm cảm nhẹ.

Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu như sụt cân, sức đề kháng yếu hơn – là nguyên nhân khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Mẹ bầu mất ngủ là do đâu?

Mẹ bầu mất ngủ do khó thở

Trong thời gian mang bầu, cơ thể của mẹ sẽ trải qua sự biến đổi nhất định. Các quá trình chuyển hóa thông thường của cơ thể mẹ đều tác động tới thai nhi và ngược lại, sự thay đổi của thai nhi cũng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở bởi nhịp tim bị chèn ép do thai nhi lúc này đã lớn. Khi khó thở, sự khó chịu, áp lực, tinh thần căng thẳng sẽ tìm đến. Tất cả những điều này như chất “xúc tác” khiến tình trạng mất ngủ xảy ra.

Mẹ bầu mất ngủ do nhức mỏi xương khớp

Cân nặng của thai nhi tăng lên sẽ gây áp lực cho khung xương của mẹ bầu, làm phần lưng, cột sống và xương chân bị đau nhức thường xuyên. Vào buổi tối, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn với sự xuất hiện của những cơn chuột rút đến bất ngờ, làm mẹ bầu bị tỉnh giấc nhiều và khó vào lại giấc.

Mẹ bầu mất ngủ do rối loạn tiêu hóa

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải bổ sung cho cơ thể một lượng lớn thực phẩm dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, nếu không biết cân bằng chế độ ăn thì có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu hóa, gây nên cảm giác khó chịu và mất ngủ hàng đêm.

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Mặc dù mất ngủ cũng là một trong những hiện tượng thông thường khi mang thai nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, sức khỏe thai nhi sẽ phải hứng chịu những hậu quả không mong muốn. Cụ thể:

Tình trạng mất ngủ của mẹ bầu nếu không kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi như làm giảm chức năng hệ miễn dịch, hoạt động của gan, thận và đặc biệt là trí não. Em bé có mẹ bị mất ngủ thường xuyên khi mang bầu phải chịu nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc một số bệnh lý nguy hiểm khác.

Ban đêm là thời gian hoạt động chủ yếu của hệ thống tim mạch và gan, thận. Vì thế, các mẹ bầu cần nghỉ ngơi đầy đủ thì mới đảm bảo được việc đào thải độc tố và tái tạo hồng cầu cho cơ thể. Nếu các mẹ bầu mất ngủ thường xuyên, các hoạt động này sẽ bị gián đoạn, trẻ em sinh ra có nguy cơ thiếu máu cao hơn.

Hiện tượng mất ngủ không chỉ mang đến sự mệt mỏi, khó chịu cho người mẹ mà nó còn có thể ảnh hưởng tới trẻ em sinh ra sau này. Tinh thần của bé không được ổn định, thường xuyên cảm thấy cáu giận và quấy khóc vô cớ.

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu từ A đến Z

Khắc phục tình trạng mẹ bầu mất ngủ theo 3 giai đoạn thai kỳ

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu

Đây là khoảng thời gian mà mẹ dần quen với cảm giác mang thai. Cơ thể cũng chưa có thay đổi nhiều về mặt thể chất nhưng tinh thần của người mẹ lại chịu những tác động không nhỏ. Cảm giác hưng phấn, vui mừng và kỳ diệu khi được làm mẹ sẽ tác động tới hệ thần kinh, sản sinh ra một số hoocmon gây mệt mỏi và mất ngủ.

Vậy, nếu mẹ bầu mất ngủ trong giai đoạn này thì phải làm sao? Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày: không nên ngủ quá nhiều vào buổi sáng, thực hiện đi ngủ trước 23 giờ và tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là sắt, kẽm và các vitamin nhóm B để nuôi dưỡng hệ thần kinh, giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.

Mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy, các bà bầu cần uống ngay 1 cốc nước lọc để đào thải độc tố cho cơ thể. Cần lưu ý thêm rằng, mẹ bầu phải bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế đồ uống có ga và chất kích thích, gây ức chế thần kinh như cafe, cocacola, trà búp.

Nên dùng đèn ngủ có màu sắc trầm, ấm nóng để làm dịu mắt, giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Sử dụng gối mềm kê dưới phần bụng giúp tạo tư thế thoải mái nhất, từ đó nhanh chóng cải thiện được tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu .

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng giữa

Tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa vẫn xảy ra dù sức khỏe bà bầu ở giai đoạn này đã có chuyển biến tích cực do ốm nghén giảm thiểu. Tuy nhiên, lúc này, thai nhi đã phát triển hơn về cân nặng nên kích thước bụng mẹ sẽ lớn hơn, gây ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của xương khớp và nhịp tim. Đồng thời, những cơn chuột rút vào ban đêm bị kéo theo, gây cảm giác khó thở, chèn ép khiến mẹ bầu mất ngủ. Để giảm thiểu tình trạng này, các mẹ bầu cần lưu ý:

Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng, bổ sung đa dạng thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây xen kẽ các bữa ăn trong ngày.

Bổ sung bữa phụ và ăn bất kể lúc nào thấy đói để duy trì và bảo vệ hoạt động của dạ dày, phòng tránh chứng táo bón hiệu quả.

Kiêng ăn các loại đồ ăn chiên, rán bởi hàm lượng dinh dưỡng trong chúng đã bị chuyển hóa dưới dạng chất béo nên sẽ khiến cho dạ dày tiêu hóa lâu hơn. Từ đó gây ra chứng đầy hơi khó chịu.

Nếu người mẹ cảm thấy tình trạng tâm lý của bản thân bất ổn, thường xuyên bị căng thẳng, stress thì hãy đến thăm khám tại các bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối

Không nên uống nước trước khi đi ngủ để tránh tình trạng tiểu đêm nhiều.

Nghe nhạc nhẹ hoặc xem các video giải trí để thư giãn đầu óc, thả lỏng tinh thần giúp tâm lý được thoải mái hơn. Nhờ đó các mẹ bầu sẽ ngủ ngon giấc hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, thịt bò, rau cải xoăn, súp lơ,… để cải thiện tình trạng bà bầu bị mất ngủ tháng thứ 7 , 8, 9.

Sử dụng gối dành riêng cho bà bầu để làm đệm kê bụng, tạo cảm giác thoải mái nhất khi nằm ngủ.

12 cách giúp bà bầu ngủ ngon và sâu giấc

Tập thể dục thường xuyên

Trong thời gian mang thai, các bà bầu thường chỉ để ý tới chế độ ăn uống hàng ngày sao cho đầy đủ dinh dưỡng mà quên đi việc tập thể dục để rèn luyện sức khỏe. Tập luyện thể thao nhẹ nhàng không chỉ giúp cân bằng các chỉ số cơ thể mà còn giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon và sâu hơn vào ban đêm. Các bài tập sẽ giúp các cơ hoạt động nhịp nhàng hơn, từ đó giảm thiểu tình trạng chuột rút và phù nề ở tay chân mẹ bầu.

Ngâm chân với nước ấm

Mỗi ngày, mẹ bầu cần chuẩn bị khoảng già nửa chậu nước ấm, có thể bỏ vào vài hạt muối và ít lá thảo dược, sau đó ngâm chân trong 20 phút. Trong quá trình ngâm chân, mẹ nên thực hiện massage nhẹ nhàng lòng bàn chân, cổ chân và các ngón chân để đả thông kinh lạc, giúp điều hòa khí huyết và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Xoa bóp, bấm huyệt

Đây được coi như một thủ pháp dân gian dùng để chữa bệnh và điều hòa khí huyết cho cơ thể. Các mẹ bầu mất ngủ nhiều nên thực hiện xoa bóp, bấm huyệt toàn thân với cường độ nhẹ nhàng, vừa phải để thư giãn cơ và tĩnh mạch, giúp cải thiện hoạt động của xương khớp và xua tan đi sự mệt mỏi, khó chịu. Lúc này, đầu óc sẽ được thư thái và dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Cách ăn uống cũng có ảnh hưởng nhất định tới giấc ngủ của bà bầu. Cụ thể, nếu không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết thì các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ không được đảm bảo, tác động tới thần kinh gây khó ngủ. Vậy nên, hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sắt, vitamin và canxi cho cơ thể để ngủ ngon và có sức khỏe tốt hơn.

Bổ sung các món ăn cải thiện giấc ngủ

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì có lẽ là thắc mắc chung của nhiều người. Ngoài các nhóm thực phẩm thiết yếu, bà bầu có thể thêm vào bữa ăn hàng ngày các loại thực phẩm lành mạnh để chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Ví dụ, các nhóm thực phẩm giàu vitamin B sẽ có tác dụng nuôi dưỡng và bồi bổ thần kinh, tạo giấc ngủ ngon và sâu. Một loại thực phẩm nữa đó là hạt sen với tâm sen giúp an thần dù có vị hơi đắng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tìm mua các loại hạt và ngũ cốc giàu dinh dưỡng để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Bố trí phòng ngủ hợp lý

Phòng ngủ không nên để đèn điện chiếu sáng quá mạnh gây khó ngủ và nhức mắt. Các mẹ bầu nên chọn đèn ngủ có gam màu tối để làm dịu mắt và thư giãn, chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ nên sử dụng các loại đệm và gối có tính đàn hồi cao để cơ thể được thoải mái nhất khi đi ngủ.

Duy trì mùi hương cho phòng ngủ

Việc sử dụng các loại tinh dầu thơm được ưa chuộng bởi nó không chỉ duy trì mùi hương cho căn phòng mà còn có tác dụng dưỡng thần hiệu quả. Mẹo dễ ngủ với sự “trợ giúp” từ tinh dầu sẽ làm mẹ bầu dễ chịu, thoải mái khi được hít thở không khí trong lành với hương thơm thoang thoảng thư giãn. Biện pháp này sẽ đem lại cảm giác bình yên trong giấc ngủ của mẹ bầu.

Tập thiền – cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu

Ngồi thiền là một trong những cách tĩnh tâm tốt nhất cho bà bầu. Tâm lý ổn định có được sau khi thiền sẽ xua tan đi sự mệt mỏi, uể oải, đồng thời khiến cho tinh thần được thoải mái, dễ dàng ngủ ngon giấc và không bị gián đoạn giấc ngủ nữa. Lời khuyên từ các chuyên gia cho việc ngồi thiền là, mẹ bầu nên ngồi khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất.

Nằm nghiêng sang phía trái

Nằm nghiêng bên trái là tư thế thích hợp để ngủ ngon được nhiều chuyên gia và bác sĩ khuyến nghị. Khi nằm như vậy, cơ thể mẹ bầu được thoải mái hơn và tạo điều kiện cho quá trình tuần hoàn diễn ra hiệu quả. Nếu mẹ bầu mất ngủ thường xuyên, hãy thực hiện nằm theo tư thế này để ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Dùng gối kê chân điều chỉnh tư thế ngủ

Mẹ bầu có thể lấy gối mềm kẹp vào giữa 2 chân để điều chỉnh tư thế ngủ và cải thiện được tình trạng chuột rút ở chân. Cách kê gối như vậy giúp phần bụng bầu sẽ được ngăn cách một khoảng, không bị tỳ đè xuống đệm, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.

Hạn chế dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Các thiết bị điện tử với tia bức xạ cao không chỉ gây hại tới sức khỏe của thai nhi mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Ánh sáng từ các thiết bị này làm mắt mỏi, nhức nhưng thần kinh lại tỉnh táo bởi các nội dung trên điện thoại, tivi,… luôn hấp dẫn và thu hút người xem. Vì thế, trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên tắt hết các thiết bị điện tử hoặc cất sang phòng khác để đầu óc được thư giãn, không bị phân tâm bởi chúng.

Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt phù hợp

Nếu ngủ quá nhiều vào buổi trưa thì cơ thể mẹ bầu sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn vào buổi tối và không thấy buồn ngủ. Chính vì thế, bà bầu cần sắp xếp giờ giấc sinh hoạt sao cho khoa học và hợp lý thì mới đảm bảo được giấc ngủ ngon vào ban đêm. Với buổi trưa, bà bầu chỉ nên ngủ từ 15 – 30 phút để cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn, không nên ngủ quá 1 tiếng vì cơ thể sẽ uể oải, đầu óc nặng nề hơn.

Những câu hỏi thường gặp xung quanh việc mất ngủ khi mang thai

Mất ngủ có phải là dấu hiệu mang thai sớm?

Mất ngủ là một trong những biểu hiện thông báo cơ thể bạn đang mang thai. Tuy nhiên, dự đoán này sẽ có tính chính xác cao hơn nếu mất ngủ kèm theo một số dấu hiệu như mệt mỏi, ngực lớn hơn, đau lưng, tăng cân, chuột rút, phù nề chân,…

Mẹ bầu mất ngủ ở những tháng cuối có phải là dấu hiệu sắp chuyển dạ?

Trong giai đoạn tam cá nguyệt cuối, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị mất ngủ do trạng thái cơ thể thay đổi, tâm lý bị ảnh hưởng bởi cảm giác bất an, sợ hãi, vui mừng đan xen. Do đó, bà bầu không cần phải lo lắng vì đây là hiện tượng rất bình thường trước khi chuyển dạ.

Thời gian ngủ lý tưởng cho bà bầu là bao nhiêu?

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi và cân bằng sức khỏe cho bản thân, mẹ bầu cần ngủ khoảng 8 tiếng mỗi đêm. Nếu thời gian ngủ quá ít sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Ngược lại, ngủ quá nhiều sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng tới thói quen ngủ của thai nhi sau này.

BÀI CÙNG QUAN TÂM

Bà Bầu Hết Đau Lưng, Chuột Rút, Mất Ngủ Với Gối Ôm Chữ U

Bà bầu hết đau lưng, chuột rút, mất ngủ với gối ôm chữ U cao cấp chính hãng. Được cung cấp tại địa chỉ:Địa chỉ: Tổ 2, Phường Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.Mã Khu Vực: 100000Hotline:093 446 24 22

Email: doxuantai.doc@gmail.com

Không còn đau mỏi lưng Các bà bầu hay phàn nàn về chứng đau lưng, nhức mỏi khiến chị em xoay phải xoay trái suốt đêm, khó ngủ, ngủ chập chờn nên người lúc nào cũng mệt mỏ, nhất là vào những tháng cuối khi bụng bầu đã nặng nề. Với gối ngủ bà bầu hình chữ U, chị em sẽ không còn lo lắng bị những cơn đau lưng hành hạ khi ngủ.

Gối chữ U được thiết kế dáng dài với những đường lượn phù hợp với cơ thể bà bầu, từ đó giúp hỗ trợ đồng thời phần đầu, vai, lưng, hông, bụng và chân. Mẹ bầu tha hồ nằm thẳng, nằm ngửa thoải mái với chiếc gối này. Khi chồng vắng nhà, gối ngủ bà bầu sẽ làm thay công việc mát xa của ông xã, giúp chị em thoát khỏi cảm giác đau lưng, nhức mỏi cơ thể để tận hưởng giấc ngủ trọn vẹn.

Tránh hiện tượng chuột rút Chuột rút là hiện tượng khá phổ biến ở bà bầu, khiến chị em rất khó chịu hoặc hay thức giấc giữa đêm. Đặc biệt, vào 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu rất dễ bị phù chân, chuột rút tấn công. Vì thế, các bác sĩ khuyên chị em nên kê cao chân khi nằm nghỉ ngơi, nằm ngủ để tránh hiện tượng chuột rút.

Gối ngủ bà bầu sẽ giúp ngăn ngừa chuột rút hiệu quả, để mẹ bầu không phải thức giấc giữa đêm vì cơn chuột rút nhói đau. Với chiếc gối này, bạn có thể kê cao chân khi ngủ, giúp lưu thông máu tốt, ngăn ngừa chuột rút và hiện tượng phù nề hiệu quả.

Mẹ bầu ngủ ngon suốt đêm Gối ngủ bà bầu chữ U sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời của chị em bầu. Sử dụng gối chữ U giúp bà bầu ngăn ngừa hiện tượng đau lưng, đau nhức, mỏi cơ, chuột rút, để tận hưởng giấc ngủ ngon trọn vẹn. Gối nâng đỡ toàn bộ cơ thể bạn nhất là chiếc bụng bầu nặng nề, đem tới cảm giác thư giãn tuyệt đối cho cơ thể khi ngủ.

Gối chữ U có vỏ mềm mịn cùng phần lõi bông êm ái, độ phồng tốt, giúp bạn thoải mái xoay trở người, cử động thoải mái nhất. Gối cho bà bầu giúp chị em đi vào giấc ngủ dễ hơn, ngủ ngon hơn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bà bầu có thể dùng gối làm nệm, tựa lưng khi ngồi xem ti vi, đọc sách, ôm gối khi đi ngủ cực kỳ thoải mái. Một lợi ích khác của gối bà bầu đó là chị em vẫn có thể sử dụng gối sau khi sinh rất tiện lợi. Chị em có thể dùng gối khi ngủ để giảm đau lưng, nệm ngồi và đỡ tay khi bế ẵm trẻ hoặc cho trẻ bú, cho trẻ nằm chơi hay dùng được cho cả các ông bố.

Mất Ngủ Khi Mang Thai: Các Cách Giúp Bà Bầu Ngủ Ngon Giấc

Bà bầu bị mất ngủ khi mang thai thường do các nguyên nhân sau:

Những lo lắng về tình trạng phát triển của thai nhi, về tình hình tài chính gia đình, các khó khăn trong công việc hay các mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng không như mong muốn… đều khiến mẹ bầu mất ngủ.

Thai nhi càng lớn càng ép vào dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày trào ngược vào thực quản. Đồng thời, hệ tiêu hóa trong giai đoạn mang thai cũng hoạt động kém và yếu đi gây chứng khó tiêu, ợ nóng và táo bón.

Những tháng cuối thai kỳ, việc bổ sung nhiều dưỡng chất cộng với những thay đổi hormone trong cơ thể sẽ làm bạn khó tìm đến giấc ngủ, ngủ không sâu và mất ngủ.

3. Thai nhi ngày một lớn hơn

Bụng bạn ngày càng to và khó tìm một tư thế ngủ thích hợp để cảm thấy thư giãn, thoải mái.

Nhịp tim của bạn sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Tim bạn phải làm việc mệt nhọc hơn bình thường rất nhiều.

Do tác động của hormone khi mang thai, hơi thở của mẹ chậm và sâu, cảm giác hít thở khó khăn. Càng về sau càng khó thở hơn khi dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành.

Mức carbon dioxyde thấp trong máu làm tăng thở nông khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cả chất lượng nghỉ ngơi và giấc ngủ.

6. Tiểu đêm và tăng lượng urê

Cơn chuột rút thường diễn ra đột ngột ở đùi, bắp chân, sau đó là cơn đau tại chỗ chuột rút làm bà bầu phải thức giấc vì đau.

Lúc này, lưng và chân ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé nên thai phụ dễ gặp phải chứng đau vùng lưng. Đây là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với bà bầu

1. Giúp mẹ bầu phục hồi năng lượng

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu phải trải qua các áp lực lớn như: Tim làm việc gấp 5 lần bình thường, thận tăng tốc hết sức để thích ứng với sự gia tăng của lưu lượng máu, các khớp chịu trọng lượng ngày càng tăng, cơ da bị giãn nở mạnh theo sự tăng dần của cân nặng và sự phát triển của thai nhi theo từng ngày.

Tất cả những điều này đều khiến cơ thể mệt mỏi và dễ bị tổn thương. Giấc ngủ tốt mỗi đêm có thể giúp xoa dịu não bộ, điều hòa tâm trí và mang đến cảm giác dễ chịu cho bà bầu.

2. Tác hại khi thai phụ bị mất ngủ

Nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ sinh mổ cao hơn 4,5 lần và thời gian chuyển dạ cũng kéo dài hơn so với các mẹ bầu ngủ từ 7 tiếng trở lên mỗi đêm.

Ngoài ra, việc ngủ ít, ngủ không sâu giấc, mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu như:

Tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Bé chậm phát triển, thấp bé nhẹ cân, hay quấy khóc, mắc bệnh vặt, khó nuôi

Trẻ sinh non

Mẹ dễ mắc trầm cảm

Làm tăng nguy cơ hậu sản ở bà đẻ

Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai

1. Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp bà bầu có một giấc ngủ đêm sâu hơn. Điều này là do cơ thể vận động, khí huyết sẽ được lưu thông, giúp bà bầu giảm được chứng đau nhức chân tay và cải thiện chứng khó thở, từ đó ngủ ngon hơn.

2. Khắc phục các triệu chứng buồn nôn

Triệu chứng nôn và buồn nôn khiến bà bầu ngủ không ngon giấc. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng một số các đơn giản như thêm bánh ăn vặt. Bánh quy làm từ bột lúa mạch thường có hương kem thơm nhẹ và vị ngọt thanh nên có thể giúp bạn bớt nhạt miệng, nôn ói.

Hơn lúc nào hết, mang thai là thời gian phụ nữ cần được chăm sóc nhất vì vậy bạn đừng ngại nhờ chồng giúp massage để thư giãn và đi vào giấc ngủ ngon hơn. Việc này không chỉ giúp giảm tình trạng đau nhức mà còn như một liều thuốc an thần mang đến cảm giác dễ chịu cho bà bầu. Chắc chắn người phụ nữ nào cũng cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc khi được chồng chăm sóc đúng không nào?

Những tuần đầu của thai kỳ, bà bầu thường bị chuột rút ở vùng bụng, từ tháng thứ 3 bà bầu bị chuột rút ở bắp chân. Các triệu chứng này ngày càng gia tăng theo sự lớn lên của em bé trong bụng mẹ và khiến bà bầu mất ngủ.

Để khắc phục, bạn không nên ngồi một chỗ quá lâu. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu magiê vào chế độ ăn uống. Một số thực phẩm giàu magiê tốt cho thai kỳ bà bầu có thể bổ sung bao gồm:

Các loại đậu

Các loại hạt, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt

Các loại cá giàu axit omega-3

Chứng ợ nóng cũng là thủ phạm quen thuộc gây ra chứng mất ngủ trong thai kỳ. Để giảm chứng ợ nóng, mẹ bầu cố gắng không ăn gần giờ đi ngủ để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi, không làm phiền bạn vào ban đêm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và một số thói quen hàng ngày bao gồm:

– Không ăn các thức ăn kích thích tiết dịch vị dạ dày bao gồm:

Thực phẩm đóng hộp

Đồ ăn chua, cay, nóng

Nước ngọt có gas

Đồ uống chứa cồn

Đồ ăn để qua ngày

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

– Uống nhiều nước vào ban ngày

– Tích cực ăn các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa bao gồm:

Sữa chua

Rau xanh và trái cây

Uống hỗn hợp mật ong và giấm táo với liều lượng 1 thìa cà phê mật ong/1 thìa cà phê giấm táo/1 cốc nước ấm

Tư thế nằm nghiêng bên trái rất tốt cho bà bầu vì máu lưu thông tốt hơn nên giúp bạn ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng gối cho bà bầu để hỗ trợ nâng bụng, giảm áp lực của thai nhi để mang đến cảm giác dễ chịu khi trên giường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chèn gối ở sau lưng, cuộn chăn để bên dưới bụng bầu và kéo về phía bên phải hoặc kẹp một chiếc gối ở giữa đầu gối để tìm cảm giác dễ chịu nhất.

9. Không xem sách bào, điện thoại lúc sắp đi ngủ

Việc đọc sách, báo, lướt điện thoại lúc chuẩn bị lên giường sẽ khiến đầu óc tỉnh táo, từ đó làm bạn không còn buồn ngủ nữa. Thay vào đó, bà bầu có thể ngồi thiền 5 phút hoặc nghe nhạc nhẹ để thư giãn đầu óc, từ đó dễ đi vào giấc ngủ.

10. Uống một số đồ uống giúp ngủ ngon giấc

Sữa ấm

Trà gừng

Trà hoa cúc

11. Dùng tinh dầu

Tinh dầu được chứng minh là có tác dụng giúp an thần, mang đến cảm giác thư giãn, dễ chịu để ngủ ngon giấc hơn. Vì thế khi khó ngủ, bà bầu có thể sử dụng liệu pháp tinh dầu để cải thiện giấc ngủ. Theo đó, mẹ bầu có thể dùng tinh dầu dưới dạng:

Nến thơm

Nước xịt phòng tinh dầu

Máy xông tinh dầu

12. Bữa tối không nên ăn quá no

Ăn quá no khiến dạ dày của bạn phải tăng công suất hoạt động vào cuối ngày khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, dẫn đến tình trạng bụng khó chịu và ngủ không ngon giấc.

13. Ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ

14. Không ngủ nhiều vào ban ngày

15. Luôn đi ngủ và thức dậy đúng giờ

Thiết lập các thói quen này để rèn luyện cho đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động đúng cách, giúp bạn dễ dàng ngủ ngon giấc hơn ngay cả khi thay đổi về môi trường sống.

Bà bầu mắc triệu chứng mất ngủ khi mang thai có nên dùng thuốc ngủ?

Theo danh sách phân loại về độ an toàn của thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công bố thì hầu như không có loại thuốc ngủ nào hiện nay được xếp vào hạng A. Thuốc hạng A là thuốc đã được kiểm nghiệm và có bằng chứng đáng tin cậy không gây hại cho thai nhi.

Phần lớn các loại thuốc ngủ đều được xếp hạng B và hạng C. Thuốc hạng B là thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai, dựa trên các nghiên cứu trên động vật. Thuốc loại C là thuốc có tác dụng phụ trên động vật hoặc chưa có bằng chứng chắc chắn về những tác hại đến sức khỏe mẹ bầu.

Cùng chính vì lý do này, các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng thuốc ngủ để điều trị chứng mất ngủ. Trong trường hợp đặc biệt, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng thuốc ngủ.

Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu sử dụng thuốc ngủ có thể gây ra các hậu quả sau:

Có thể gây nghiện cho thai nhi và dẫn đến chứng nghiện thuốc ở trẻ sơ sinh

Ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa bilirubin của trẻ sau khi sinh, gây ra bệnh vàng da

Gây tổn thương não trẻ nhỏ

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹo Ngủ Ngon Với Gối Ôm Ngủ Bà Bầu Mà Các Mẹ Nên Biết trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!