Bạn đang xem bài viết Mổ Cấp Cứu Thai Bám Vết Mổ Cũ Xuất Huyết Nặng được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
MỔ CẤP CỨU THAI BÁM VẾT MỔ CŨ XUẤT HUYẾT NẶNG
BS.CKII. Nguyễn Duy Linh
Vừa qua, một phụ nữ được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy cấp mất máu nhiều, còn người chồng vô cùng hoang mang và lo lắng cho tình trạng của vợ mình. Các bác sĩ sản khoa Phương Châu tiến hành chẩn đoán nhanh và chỉ định mổ cấp cứu xử trí thai bám vết mổ cũ bị xuất huyết nặng, đang rất nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.
Bắt đầu chạy đua với thời gian, cuộc phẫu thuật xử lý cấp cứu được khẩn trương thực hiện với phương pháp vô cảm: gây mê nội khí quản, tích cực hồi sức và truyền máu cho người bệnh.
Hội chẩn nhanh về tình trạng của thai phụ khi đã đủ số con, gần 40 tuổi, đã mổ lấy thai 2 lần (lần gần nhất cách nay 5 tháng), khối thai bám sẹo mổ lấy thai kích thước 4 x 5cm gây xuất huyết ồ ạt. Quyết định cuối cùng đã được đưa ra là thực hiện cắt tử cung toàn phần sau khi đã cân nhắc và giải thích kỹ cho gia đình thai phụ.
Trải qua khoảng 45 phút tích cực xử trí, người mẹ đã được an toàn và chuyển sang hậu phẫu để tiếp tục chăm sóc hồi phục. Vậy là cũng chẳng nhớ vạch xuất phát ở đâu trong cuộc đua cân não này, bởi quá căng thẳng và tập trung, tất cả các bác sĩ đều hướng về đích đến sau cùng là sự bình an của người bệnh.
Cách đây 5 tháng, người phụ nữ ấy vừa trải qua cuộc vượt cạn đón con chào đời bằng phương pháp sinh mổ. Do vậy mà tình trạng tiếp tục mang thai 8 tuần bám vết mổ cũ là chuyện không ngờ đối với chị ấy và cả gia đình.
Từ những trường hợp không mong muốn như thế này, các bác sĩ sản khoa Phương Châu mong muốn được chia sẻ những thông tin cần lưu ý đến quý khách hàng của mình.
* Thai bám vết mổ cũ là tình trạng túi thai nằm trong cơ tử cung tại vị trí sẹo mổ lấy thai. Đây được xem là một dạng đặc biệt của thai ngoài tử cung, với rất nhiều nguy hiểm cho thai phụ khi gặp phải. Với thực trạng, tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng gia tăng, tỉ lệ thai bám vết mổ cũ cũng theo đó mà không ngừng tăng lên.
Thai bám vết mổ cũ lấy thai có thể diễn tiến theo 2 loại khác nhau.
– Loại 1: thai có thể phát triển về phía eo và buồng tử cung, có thể tiếp tục lớn lên, đôi khi đến lúc đủ tháng. Thai bám vết mổ cũ loại 1 này thường đi kèm với nguy cơ gây xuất huyết, nhau cài răng lược, nguy cơ phải cắt tử cung và đôi khi có thể gây nguy hiểm, đe doạ tính mạng mẹ và thai nhi.
– Loại 2: phôi bám sâu vào khuyết sẹo mổ lấy thai, phát triển và xâm lấn về phía bàng quang, ổ bụng dẫn đến nguy cơ xuất huyết, vỡ tử cung sớm hơn loại 1, thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Sẹo mổ lấy thai là một vị trí không tốt để thai làm tổ trong lần mang thai tiếp theo. Chính vì vậy nên hạn chế mổ lấy thai, chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết theo chỉ định của BS.
Do vậy, bác sĩ Sản khoa có những lời khuyên sau:
Việc phát hiện thật sớm thai bám sẹo mổ cũ bằng siêu âm là điều rất quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng cho người bệnh bởi vì khi thai càng lớn thì việc điều trị sẽ càng khó khăn và có nhiều nguy cơ. Đi khám thai sớm khi có dấu hiệu trễ kinh hoặc triệu chứng nghi ngờ mang thai là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn sau sinh.
Một lưu ý nữa cho phụ nữ sau sinh, đặc biệt sanh mổ, các chị, em nên tuân thủ tái khám 4 tháng sau sinh (hoặc sớm hơn nếu không cho bú mẹ hoàn toàn và có quan hệ sớm) để được các BS khám và tư vấn các biện pháp ngừa thai hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng có thai lại sớm khi bé còn quá nhỏ cũng như vết mổ cũ còn quá mới, hạn chế những nguy cơ đáng tiếc xảy ra.
Cứu Sống Sản Phụ Bị Sốt Xuất Huyết Nặng
(QBĐT) – Ngày 6-10, các bác sỹ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết, đã cứu sống sản phụ T.T.K.Y (27 tuổi, ở xã Quảng Minh, TX. Ba Đồn) mang thai 35 tuần bị sốt xuất huyết rất nặng.
Trước đó, rạng sáng 3-10, sản phụ được bệnh viện tuyến dưới chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới được chẩn đoán thai con so 35 tuần, ối vỡ giờ thứ 2, sốt xuất huyết ngày thứ 6, giảm tiểu cầu, chảy máu chân răng. Qua làm xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu của bệnh nhân giảm rất nặng 20.000/ mm3 (số lượng tiểu cầu bình thường 150.000 -300.000/mm3).
Nhận định đây là ca cấp cứu rất nặng, các bác sỹ đã tiến hành hội chẩn và quyết định truyền cấp cứu 2 đơn vị tiểu cầu gạn tách. Nhưng sản phụ lại có nhóm máu AB Rh (+) – nhóm máu hiếm chỉ chiếm 3,4% dân số, trong khi ngân hàng máu của bệnh viện lại không có sẵn.
Bác sỹ Nguyễn Thắng hiến những giọt máu quý hiếm của mình cho bệnh nhân.
Nhận được thông tin, dù là ngày nghỉ nhưng bác sỹ Nguyễn Thắng, Khoa Ngoại tổng hợp và kỹ thuật viên Nguyễn Văn Hậu, Khoa Sinh hóa – Huyết học – Truyền máu của bệnh viện đã kịp thời hiến những giọt máu quý hiếm của mình cho bệnh nhân. Hơn 5 tiếng sau khi truyền tiểu cầu, sản phụ chuyển dạ và sinh thường được 1 bé gái, cân nặng 2,3 kg. Hiện tại, sức khỏe của sản phụ đã ổn định và qua cơn nguy kịch.
Các bác sỹ cho biết, bệnh sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ có thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con. Thai phụ khi mắc sốt xuất huyết Dengue rất đáng lo ngại vì vi rút Dengue sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của người mẹ và thai nhi gây rối loạn đông máu, điển hình nhất là làm giảm số lượng tiểu cầu. Nếu thai phụ chuyển dạ trong khi bị sốt xuất huyết, nhất là ở ngày thứ 3 và thứ 5 của sốt thì rất dễ bị băng huyết. Sốt xuất huyết Dengue còn có thể gây suy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu.
Đau Ngứa Vết Mổ Cũ Khi Mang Thai Lần 2: Mẹ Bầu Nên Làm Gì?
Singlemum – Ngứa, nhói đau vết mổ khi mang thai lần 2 là một hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu sinh mổ. Khi thai nhi lớn lên, tử cung phát triển kéo theo đó là sự giãn ra của vết mổ khiến mẹ cảm thấy nó bị nhói đau và ngứa ngáy. Vậy trong trường hợp này, mẹ cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi?
Hiện tượng đau vết mổ khi mang thai lần 2
Lúc sinh mổ, bác sĩ thường rạch một đường ở bụng dưới, ngang xương mu tạo thành một vết mổ kéo dài cả ở bên ngoài và bên trong tử cung. Khi mẹ mang thai lần 2, sự phát triển của thai nhi sẽ khiến tử cung lớn lên làm cho vết mổ bị giãn ra gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau âm ỉ hoặc đau nhói nếu ấn tay vào.
Những mẹ bầu bị đau vết mổ cũ sẽ có nguy cơ bị xuất huyết, nứt vết mổ, nghiêm trọng hơn là bục vỡ tử cung do vết mổ giãn quá căng không chịu được sức ép từ thai nhi.
Ngoài một số mẹ bầu sinh mổ, những mẹ khác cũng bị nguy cơ tương tự nếu đã từng phẫu thuật trên tử cung do nạo phá thai, bị u xơ tử cung,….
Mẹ chỉ cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng điều độ, tránh tăng cân quá nhiều. Có thể vận động nhẹ nhàng nhưng cần tránh các động tác gây ảnh hưởng cho vùng bụng như cúi gập người, với tay lên cao hay các môn thể thao mạnh như chạy, nhảy, …
Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho thai nhi, đề phòng trường hợp sinh non, thai nhi có nguy cơ suy hô hấp khi chưa tự thở được. Tốt nhất, mẹ nên nhập viện trước ngày dự sinh 2 tuần để thực hiện các xét nghiệm đánh giá khả năng sinh thường hay phải tiếp tục sinh mổ.
Trong một số trường hợp, vết mổ có nguy cơ bục cao, mẹ có khả năng sẽ được chỉ định đẻ mổ luôn để tránh nguy cơ bị vỡ tử cung.
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu có thai, mẹ cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa sản để khám và kiểm tra thai nhi cũng như tình hình vết mổ. Tại đây, mẹ hãy cho bác sĩ biết các thông tin về thời gian sinh mổ, số ngày nằm viện, nguyên nhân sinh mổ hay những biến chứng mà mẹ gặp phải trong lần mang thai và sinh đẻ trước,… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp mẹ chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng lịch trình khám thai của bác sĩ. Có như vậy, mẹ mới nắm được mức độ căng giãn của vết mổ. Từ đó, đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp trước khi vết mổ bục ra.
Một lưu ý nữa là mẹ nên thực hiện một chế độ kiểm soát cân nặng bằng dinh dưỡng và các bài tập thể dục. Tránh để bản thân mẹ tăng cân quá nhiều hoặc thai nhi quá to.
Singlemum tổng hợp
Bác Sĩ Hiến Máu Cứu Sản Phụ Mang Thai 35 Tuần Bị Sốt Xuất Huyết Nặng
Ngày 6/10, thông tin từ bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, bệnh viện vừa cứu sống một sản phụ mang thai 35 tuần bị sốt xuất huyết rất nặng.
Trước đó, rạng sáng 3/10, sản phụ T.T.K.Y (27 tuổi), ở xã Quảng Minh, chúng tôi Đồn, được bệnh viện tuyến dưới chuyển lên cấp cứu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng sốt xuất huyết ngày thứ 6, giảm tiểu cầu, chảy máu chân răng. Thời điểm này, sản phụ mang thai 35 tuần, ối vỡ giờ thứ 2.
Qua làm xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu của bệnh nhân giảm rất nặng 20.000/ mm3 (số lượng tiểu cầu bình thường 150.000 -300.000/mm3).
Nhận định đây là ca cấp cứu rất nặng, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định truyền cấp cứu 2 đơn vị tiểu cầu gạn tách. Nhưng sản phụ lại có nhóm máu AB Rh (+) – nhóm máu hiếm chỉ chiếm 3,4% dân số, trong khi ngân hàng máu của bệnh viện lại không có sẵn.
Nhận được thông tin, bác sĩ Nguyễn Thắng, khoa Ngoại tổng hợp và kỹ thuật viên Nguyễn Văn Hậu, khoa Sinh hóa – Huyết học – Truyền máu của bệnh viện, đã kịp thời hiến máu cho bệnh nhân.
Hơn 5 tiếng sau khi truyền tiểu cầu, sản phụ chuyển dạ và sinh thường được 1 bé gái, cân nặng 2,3 kg.
Hiện tại, sức khỏe của sản phụ đã ổn định và qua cơn nguy kịch.
Các bác sĩ cho biết, bệnh sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ có thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con. Thai phụ khi mắc sốt xuất huyết Dengue rất đáng lo ngại vì vi rút Dengue sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của người mẹ và thai nhi gây rối loạn đông máu, điển hình nhất là làm giảm số lượng tiểu cầu.
Nếu thai phụ chuyển dạ trong khi bị sốt xuất huyết, nhất là ở ngày thứ 3 và thứ 5 của sốt thì rất dễ bị băng huyết. Sốt xuất huyết Dengue còn có thể gây suy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mổ Cấp Cứu Thai Bám Vết Mổ Cũ Xuất Huyết Nặng trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!