Xu Hướng 3/2023 # Mổ Thai Ngoài Tử Cung Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Không? # Top 12 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mổ Thai Ngoài Tử Cung Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Không? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Mổ Thai Ngoài Tử Cung Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mổ thai ngoài tử cung có được hưởng chế độ thai sản không?

Cho hỏi, vợ tôi là giáo viên bị mổ thai ngoài tử cung thì có được hưởng theo chế độ thai sản không và được nghỉ bao nhiêu ngày? Số tiền được hưởng trong thời gian đó là bao nhiêu? Vợ tôi cần nộp giấy tờ gì cho trường? Trường hợp như vợ tôi thì có được hưởng tiền dưỡng sức hay không?

Thứ nhất, thời gian nghỉ thai sản khi Mổ thai ngoài tử cung theo quy định hiện hành:

Theo Công văn 2017/BHXH-CSXH về việc xác định bệnh làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH quy định như sau:

Như vậy, vợ bạn mổ thai ngoài tử cung sẽ không thuộc chế độ thai sản mà sẽ được thực hiện theo chế độ ốm đau.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 26

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

quy định như sau:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;”

Vì bạn không nêu rõ vợ bạn đóng BHXH được bao nhiêu lâu nên sẽ có các trường hợp sau:

+) Trường hợp 1, đóng BHXH dưới 15 năm thì vợ bạn sẽ được nghỉ tối đa 30 ngày làm việc.

+) Trường hợp 2, nếu vợ bạn đóng BHXH đủ từ 15 năm đến dưới 30 năm sẽ được nghỉ tối đa 40 ngày làm việc.

+) Trường hợp 3, nếu vợ bạn đóng BHXH đủ từ 30 năm trở lên sẽ được nghỉ tối đa 60 ngày làm việc.

Thứ hai, mức hưởng chế độ ốm đau khi Mổ thai ngoài tử cung

Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.”

Theo như quy định trên, chế độ ốm đau bạn được hưởng sẽ tính như sau: 

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do ốm đau : 24 ngày x 75%

Thứ ba, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:

Vì bạn không nêu rõ vợ bạn điều trị theo trường hợp nào nên căn cứ theo mục 2.1 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, vợ bạn cần chuẩn bị những giấy tờ theo các trường hợp sau:

+)Trường hợp điều trị nội trú:

-) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.

-) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

+)Trường hợp điều trị ngoại trú:

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

Thứ tư, điều kiện để hưởng tiền dưỡng sức:

Căn cứ Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Theo đó, nếu vợ bạn nghỉ hưởng chế độ ốm đau đủ trong vòng 01 năm trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì sẽ đủ điều kiện được nghỉ dưỡng sức. Và trong thời gian nghỉ dưỡng sức, vợ bạn sẽ được hỗ trợ 30% mức lương cơ sở tức bằng 447.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc về Mổ thai ngoài tử cung bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.

Lao Động Nữ Mang Thai Ngoài Tử Cung Thì Được Hưởng Chế Độ Nào?

Trong quá trình mang thai, người mẹ có thể mang thai ngoài tử cung. Vậy khi lao động nữ mang thai ngoài tử cung thì được hưởng chế độ nào?

Tại địa phương, trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản đối với người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành còn có vướng mắc về việc xác định chế độ hưởng đối với trường hợp lao động nữ thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 2017/BHXH-CSXH năm 2014 để hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Theo đó, người lao động khi mang thai ngoài tử cung sẽ được giải quyết theo chế độ ốm đau. Do đó, khi có xác nhận của cơ sở y tế về việc mang thai ngoài tử cung, người lao động có thể đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ ốm đau do điều trị dài ngày cho bản thân mình.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014, khi mang thai ngoài tử cung, người lao động sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ với thời gian hưởng như sau:

– Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

– Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ với mức hưởng là:

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo sẽ giảm dần, cụ thể:

– Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

– Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

– Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau

Theo quy định tại Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đã được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mang thai ngoài tử cung mà chưa phục hồi được sức khoẻ thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Cụ thể:

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

– Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

– Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

– Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Chế Độ Dinh Dưỡng Khi Mang Thai Ngoài Tử Cung

Phẫu thuật chữa thai ngoài tử cung không phải là quá phức tạp, vậy nhưng sau đó, cơ thể người phụ nữ rất yếu và mất nhiều máu. Chính vì vậy, chế độ ăn uống cho chị em mang thai ngoài tử cung là vô cùng quan trọng.

Thai ngoài tử cung là một biến chứng của thai kỳ trong đó phôi bám vào bên ngoài tử cung.

Các triệu chứng điển hình bao gồm đau bụng và chảy máu âm đạo, tuy nhiên có ít hơn 50% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi cả hai triệu chứng này:

Mức độ cơn đau có thể dữ dội, âm ỉ. Cơn đau cũng có thể lan đến vai nếu chảy máu vào bụng.

Chảy máu nghiêm trọng có thể dẫn đến nhịp tim nhanh , ngất hoặc sốc.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến việc mang thai ngoài tử cung bao gồm:

Bệnh viêm vùng chậu , thường là do nhiễm chlamydia

Hút thuốc lá

Đã từng phẫu thuật vòi trứng trước đó

Phụ nữ có tiền sử vô sinh, hiếm muộn và đã sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản

Tiền sử mang thai ngoài tử cung

Phụ nữ tuổi cao, mang thai sau 35 tuổi

Phương pháp phẫu thuật để điều trị mang thai ngoài tử cung ở mỗi thai phụ sẽ được chỉ định tùy vào tình hình mang thai ngoài tử cung, kích thước cũng như mức độ nguy hiểm nên mẹ bầu cần thăm khám và trao đổi với bác sĩ phương pháp nào là an toàn và phù hợp nhất.

Thực phẩm nên ăn sau khi phẫu thuật mang thai ngoài tử cung

Trong cá tươi có chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp cho việc hồi phục sức khỏe của người mới trải qua phẫu thuật, người suy nhược cơ thể.

Các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá ngừ… sẽ cung cấp các axit béo, sắt, omega-3 để tái tạo máu cho cơ thể thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể.

Thịt lợn là loại thịt lành tính và rất giàu protein, chất béo cùng các loại axit amin, vitamin, chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể như selen, kẽm, niacin, phốt pho, sắt, vitamin B12… sẽ giúp cơ thể hồi phục và vết thương mau lành hơn.

Sau mổ lấy thai sẽ khiến cơ thể phụ nữ bị suy kiệt, mệt mỏi, ngoài ra tâm lý đau buồn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ nên cần được tĩnh dưỡng. Thật phù hợp là trong thịt gà có chứa một hàm lượng axit amin tên tryptophan giống như một liều “thuốc an thần” sẽ làm dịu hệ thần kinh, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Ngoài ra trong thịt gà còn có chứa vitamin B6 sẽ thúc đẩy việc trao đổi chất trong cơ thể.

Trứng chứa hàm lượng chất béo (lecithin) giúp cơ thể điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol trong máu và thúc đẩy quá trình phân tác – đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó trứng còn chứa nhiều protein, vitamin… nên rất thích hợp là nguồn thực phẩm tốt cho chị em sau phẫu thuật.

Với người cần hồi phục thì sữa rất cần thiết, bởi lẽ trong sữa có đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, đường, vitamin, kali, vitamin A-B1-B2…

Nên uống sữa tươi tiệt trùng hàng ngày sẽ giúp chị em chống lại các nhiễm khuẩn cho vết mổ thai.

Rau xanh trái cây là thực phẩm không thể thiếu cần ăn hàng ngày, nguồn vitamin dồi dào có trong rau xanh trái cây sẽ giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, bổ sung chất xơ, chất sắt cải thiện tình trạng thiếu máu.

Thực phẩm không nên ăn sau phẫu thuật mang thai ngoài tử cung

Rau muống, đồ nếp, lòng trắng trứng gà, tôm

Đây là nhóm thực phẩm cần kiêng kị đối với trường hợp sau phẫu thuật, bởi lẽ chúng sẽ gây viêm, mưng mủ, sưng tấy, ngứa ngáy cho vết mổ đồng thời tạo sẹo loang lổ, sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Các thực phẩm tính hàn như cua, ốc, thịt trâu, baba

Khi ăn thực phẩm này sẽ gây ức chế sự ngưng tụ máu, cản trở quá trình cầm máu sau phẫu thuật, khiến vết thương khó lành hơn.

Đối với người có sức khỏe bình thường, đậu và các sản phẩm từ đậu sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhưng với người sau mổ, tuyệt đối không nên ăn. Vì trong đậu có chứa chất phytate sẽ gây khó khăn cho việc hấp thụ sắt cũng như quá trình tái tạo máu của cơ thể.

Trong gừng có chất gây co thắt tử cung, làm cho tử cung bị cọ xát, tổn thương và nặng hơn là xuất huyết nên chị em cần chú ý không cho loại gia vị này vào món ăn.

Gia vị cay nóng và chất kích thích

Đồ ăn cay và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.. rất có hại cho sức khỏe của mọi người nói chung và đối với sức khỏe của người sau phẫu thuật nói riêng. Chúng sẽ khiến tử cung lâu phục hồi thậm chí còn làm cho vết mổ mưng mủ, lở loét.

Chế độ sinh hoạt sau phẫu thuật mang thai ngoài tử cung

Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, chị em cũng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt, nên tránh làm những điều sau:

Hạn chế đi lại và làm việc nặng

Cơ thể sau phẫu thuật còn rất yếu và cần một thời gian hồi phục, do đó chị em nên hạn chế vận động mạnh, làm việc nặng hoặc leo cầu thang, chạy nhảy… Nên nghỉ ngơi nhẹ nhàng trong khoảng 2 tuần đầu sau phẫu thuật, tránh đi lại nhiều và tập luyện thể thao.

Tránh để cơ thể nhiễm lạnh

Việc sử dụng nước lạnh quá sớm sau mổ dễ khiến vết mổ và cơ thể nhiễm lạnh, nhiễm các bệnh như viêm nhiễm, ốm sốt… Thay vì nước lạnh hay sử dụng nước ấm để lau rửa vệ sinh thật nhẹ nhàng.

Mổ thai sẽ ảnh hưởng đến tử cung, vì vậy cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 6 tháng để hồi phục hoàn toàn vết thương. Nếu quan hệ cần sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn và chỉ nên có thai lại sau ít nhất 1 năm.

Chế Độ Thai Sản, Điều Kiện Hưởng Và Các Mức Hưởng Chế Độ Thai Sản

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;

Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Thai dưới 05 tuần tuổi: 10 ngày

Thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày

Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày

Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày

3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Trước khi sinh

Tối đa không quá 02 tháng

Sinh đôi trở lên

Tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng

Sinh con phải phẫu thuật/ sinh con dưới 32 tuần tuổi

07 ngày làm việc

Sinh đôi

10 ngày làm việc

Sinh ba trở lên

Cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày

Sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật

14 ngày làm việc

(*)– Tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày con được sinh ra. – Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội – Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với người lao động làm việc trong điều kiện trên.

Ngoài ra:

Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;

Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.

Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

4. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

6. Mức hưởng

Mức hưởng (*)

Mức hưởng một tháng (**)

bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Mức hưởng một ngày

bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày

Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (***)

tính theo mức trợ cấp tháng

(*) Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng. (**) Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. (***) Trường hợp có ngày lẻ mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Lưu ý: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn. Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ví dụ: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

=

(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)

=

5.500.000 (đồng/tháng)

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

7. Hồ sơ hưởng chế độ thai sảna. Đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con

Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh

Trường hợp con chết: Giấy chứng tử/trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

Trường hợp mẹ chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ;

Trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai

Trường hợp người mẹ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con

b. Đối với lao dộng nam có vợ sinh con

Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh

Trường hợp con chết: Giấy chứng tử/trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

Trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật: Giấy xác nhận của cơ sở y tế theo mẫu của Bộ Y Tế.

c. Đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai

Giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) đối với trường hợp Điều trị ngoại trú

d. Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi

Giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi

8. Giải quyết chế độ thai sản

Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc

Người sử dụng lao động lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động

Cơ quan BHXH giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động (*): Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

(*) Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 9. Thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên

Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật

Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác

(*) Bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Lưu ý:

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định

Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Ban tư vấn ThangLong-TDK-MB

Đánh giá nội dung bài viết

Cập nhật thông tin chi tiết về Mổ Thai Ngoài Tử Cung Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!