Xu Hướng 5/2023 # Mới Có Thai Có Nên Siêu Âm Đầu Dò Không? # Top 8 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Mới Có Thai Có Nên Siêu Âm Đầu Dò Không? # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Mới Có Thai Có Nên Siêu Âm Đầu Dò Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bởi vậy, khi mới có thai có nên siêu âm đầu dò không? là câu hỏi được gửi về chuyên mục ” Tư vấn sức khỏe sinh sản” tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi nhiều nhất trong tuần vừa qua.

Xuân L. (24 tuổi, Nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ: “Cháu đã chậm được 10 ngày và kiểm tra bằng que thử thai, cho kết quả 2 vạch rõ nét. Giờ cháu muốn thực hiện siêu âm, để chắc chắn bào thai có thực sự khỏe mạnh, an toàn. Tuy nhiên, cháu băn khoăn mới có thai có nên siêu âm đầu dò không? vì cháu nghe nói đây là kỹ thuật siêu âm an toàn, cho kết quả thăm khám chính xác? Nhưng cũng nhiều người lại bảo siêu âm đầu dò là không tốt, và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bác sỹ sớm giải đáp và cho cháu lời khuyên. Cảm ơn bác sỹ”.Bác sỹ Phụ sản giải đáp, mới có thai có nên siêu âm đầu dò không?

Là người từng thăm khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hàng ngàn thai phụ, Bác sỹ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, siêu âm đầu dò là kỹ thuật siêu âm vùng chậu nhằm chuẩn đoán hình ảnh hiện đại và chuẩn xác nhất dành cho phụ nữ mang thai hiện nay.

– Theo đó, khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế để tiếp xúc trực tiếp vào bộ phận sinh dục, qua âm đạo tạo nên sóng âm tần cao chiếu lên phía trên tử cung để thu hình ảnh từ buồng trứng, tử cung, giúp phát hiện thể trạng thai nhi, mức độ phát triển và các vấn đề tiểm ẩn có thể xảy ra… Cụ thể:

+ Theo dõi thai nhi, xác định vị trí nằm của thai nhi, phát hiện sớm những trường hợp mang thai ngoài tử cung và áp dụng biện pháp xử lý kịp thời.

+ Đối với thai nhi lớn có thể giúp theo dõi chính xác nhịp tim và chẩn đoán sớm nguy cơ sảy thai.

– Mặt khác, bác sỹ Hương cũng cho biết với phụ nữ mang thai, trong 3 tháng đầu thai kỳ nên thực hiện siêu âm đầu dò để có kết quả theo dõi chính xác nhất, bởi khi đó phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên phương pháp này sẽ mang lại kết quả tốt hơn là siêu âm thành bụng.

– Đồng thời khi đưa thiết bị đầu dò vào âm đạo chỉ dừng lại ở phía ngoài chứ không tiến sâu vào bên trong gần với tử cung và thai nhi, do đó chị em có thể yên tâm khi áp dụng hình thức siêu âm thai này.

Siêu âm đầu dò và những điều mà thai phụ cần lưu ý!

– Khi thực hiện kỹ thuật siêu âm đầu dò, thai phụ nên hạn chế uống nước và cần đi tiểu cho hết để bàng quang rỗng, giúp kết quả thu được chính xác hơn.

– Mặc dù kết quả siêu âm đầu dò chính xác, nhưng không nhất thiết lần khám thai nào chị em cũng phải thực hiện kỹ thuật này. Khi thai nhi phát triển hơn thì chỉ nên thực hiện kỹ thuật siêu âm thành bụng.

– Đồng thời, các mẹ bầu cần chú ý chọn địa chỉ thăm khám thai uy tín, có bác sĩ thực hiện siêu âm đầu dò cũng như khám thai an toàn, giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao để đảm bảo cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Từ những phân tích và đánh giá được Bác sỹ Hương đưa ra ở trên, chính là câu trả lời cho thắc mắc của chị em về vấn đề “mới có thai có nên siêu âm đầu dò không?”. Đây thực sự là một hình thức khám thai an toàn, không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi như nhiều người lầm tưởng.

Trang Nguyễn

Mới Có Thai Có Nên Siêu Âm Đầu Dò Không ? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi ?

Mới có thai có nên siêu âm đầu dò không ? Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ? Những lo lắng dễ hiểu của các mẹ bầu.

Siêu âm đầu dò cho phụ nữ mang thai là gì ?

Siêu âm đầu dò là một phương pháp chẩn đoán xác định mang thai; phát hiện các vấn đề ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Bên cạnh đó, hình thức siêu âm vùng chậu này còn được bác sỹ chuyên khoa ứng dụng; để thăm khám và chẩn đoán những bệnh lý ở cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và âm đạo.

Tuy nhiên, với trường hợp mới có thai có nên siêu âm đầu dò không ? Có nguy hiểm gì không? Kỹ thuật siêu âm đầu dò được thực hiện như sau:

Bác sỹ sẽ đưa một ống đầu dò chuyên dụng theo đường âm đạo, vào bên trong ống âm đạo. Nhờ tác động của sóng âm tần cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo; để có thể thu thập hình ảnh chuyên sâu với độ chính xác cao nhất. Đây là một kỹ thuật được thực hiện an toàn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn được cơ sở thăm khám uy tín; cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm.

Siêu âm đầu dò được ứng dụng với những mẹ bầu mới có thai. Đây là giai đoạn phôi thai mới hình thành, thai còn quá nhỏ; nên việc siêu âm thành bụng không thể thu được kết quả chuẩn xác.

Không những thế, với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu; siêu âm thai bằng đầu dò còn giúp xác định chính xác vị trí thai. Làm tăng khả năng phát hiện sớm những trường hợp mang thai ngoài tử cung.

Việc mang thai ngoài tử cung có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm; như vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng. Chính vì vậy, thực hiện siêu âm đầu dò cho phụ nữ mang thai thực sự rất cần thiết.

Mới có thai có nên siêu âm đầu dò không ?

Việc thực hiện thăm khám bằng cách đưa ống dò qua đường âm đạo; chắc chắn sẽ khiến nhiều chị em lo lắng về độ an toàn của nó. Phụ nữ mới có thai có nên siêu âm đầu dò không ? Thủ thuật này có gây hại gì đến thai nhi và niêm mạc tử cung hay không ?

Thực hiện kỹ thuật siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng di chuyển thiết bị này quanh âm đạo; nhưng không chạm hay tác động đến cổ tử cung. Chính vì vậy, vùng tử cung hoàn toàn không xảy ra bất cứ một tổn thương nào. Điều này cũng đảm bảo thai nhi an toàn và không gặp nguy hiểm nào nếu thực hiện siêu âm đầu dò.

Siêu âm đầu dò cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn nào ?

Chúng ta đã biết mới có thai thì có thể thực hiện siêu âm đầu dò. Tuy nhiên, cụ thể trong giai đoạn nào của thai kỳ thì thực hiện phương pháp siêu âm này là phù hợp nhất. Thực tế, việc thực hiện siêu âm đầu dò quá sớm hay quá muộn cũng không tốt cho mẹ bầu.

Khi thai mới được 2 – 3 tuần tuổi có nên thực hiện siêu âm đầu dò hay không ? Thời điểm này, thai nhi đang bước vào thời kỳ làm tổ; vẫn cần thêm thời gian đến khi túi phôi đi vào trong tử cung và làm tổ. Chính vì vậy, khoảng thời gian này là quá sớm nếu bạn muốn siêu âm đầu dò. Bạn nên cố gắng đợi thêm từ 1- 2 tuần; để đảm bảo kết quả siêu âm được chính xác hơn.

Giai đoạn thai kỳ được 5 – 6 tuần, phương pháp siêu âm đầu dò đã có thể giúp chẩn đoán chính xác tình trạng mang thai. Đồng thời nhận biết được mức độ, khả năng phát triển hay những bất thường nếu có ở thai nhi.

Giai đoạn thai kỳ bước vào tuần thứ 8, thứ 9, bạn có thể thực hiện siêu âm đầu dò hoặc siêu âm thành bụng. Cả 2 phương pháp này đều cho ra kết quả chẩn đoán chính xác.

Trong một số trường hợp bạn nôn nóng muốn biết mình đã mang thai hay chưa trong những ngày đầu tiên. Thì bạn có thể tiến hành xét nghiệm máu để biết kết quả chính xác.

Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Siêu âm đầu dò cho phụ nữ mới mang thai có ảnh hưởng nào đến sự phát triển của thai nhi hay không? Nếu đang lo lắng về vấn đề này thì bạn có thể yên tâm; bởi đây là một phương pháp an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, kỹ thuật này hoàn toàn nhẹ nhàng, không đau; nên các mẹ bầu đừng quá lo lắng.

Những ưu điểm vượt trội của siêu âm đầu dò đối với quá trình khám thai bao gồm:

Nhằm xác định chính xác người phụ nữ đã mang thai hay chưa; tình trạng thai đơn hay thai đôi.

Biết được chính xác vị trí thai nhi, xác định xem thai đã vào tử cung chưa; liệu có tình trạng mang thai ngoài tử cung hay không.

Theo dõi và quan sát được sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn mang thai đầu tiên.

Kiểm tra được tình trạng tử cung và ống dẫn trứng của mẹ bầu; chẩn đoán nếu có những biểu hiện bất thường.

Phát hiện sớm những bất thường nếu có của thai nhi: Thai ngoài tử cung để tránh được những biến chứng về sau.

Những lưu ý khi thực hiện siêu âm đầu dò

Qua tìm hiểu thông tin, bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “mới có thai có siêu âm đầu dò được không ?”. Tuy nhiên, khi lựa chọn tiến hành siêu âm đầu dò; bạn vẫn cần ghi nhớ một số lưu ý cần thiết để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

Trước khi làm siêu âm, thai phụ phải làm cho bàng quang rỗng; để không cản trở quá trình siêu âm và ảnh hưởng đến kết quả. Cách tốt nhất là bạn nên hạn chế uống nước và đi tiểu trước khi thực hiện;

Tránh áp lực, căng thẳng, hãy thư giãn và thoải mái trong quá trình thực hiện; để tạo thuận lợi cho bác sĩ khi tiến hành thủ thuật;

Mặc đồ thoải mái, rộng rãi khi đi làm siêu âm;

Thực hiện siêu âm đầu dò vào thời điểm thích hợp nhất;

Lựa chọn cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao để tiến hành làm siêu âm đầu dò.

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,… Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

Có Nên Siêu Âm Đầu Dò Thai 5 Tuần Tuổi Hay Không?

Câu hỏi: Xin chào các bác sỹ, cháu có thắc mắc này mong được các bác sỹ tư vấn. Hiện cháu đang mang thai được khoảng 5 tuần tuổi. Và Cháu đang có ý định đi siêu âm để chắc chắn việc mang thai cũng như để các bác sỹ kiểm tra tình trạng sức khỏe thai. Có người khuyên cháu đi siêu âm đầu dò. Nhưng cháu sợ việc đưa đầu dò vào trong âm đạo có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy có nên siêu âm đầu dò thai 5 tuần tuổi hay không ạ?

Trần Thị Hồng Anh (Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội) Trả lời:

Chào bạn!

Thai 5 tuần tuổi có nên siêu âm đầu dò không?

Trước khi trả lời câu hỏi trên, chúng tôi cũng muốn chia sẻ qua một chút với bạn về siêu âm đầu dò thai 5 tuần tuổi và siêu âm ổ bụng. Mặc dù cả 2 phương pháp đều sử dụng sóng âm tần số cao để tái hiện hình ảnh, với siêu âm đầu dò, các bác sỹ cần phải đưa đầu dò vào trong âm đạo để ghi lại hình ảnh ở tử cung trong khi với siêu âm ổ bụng, các bác sỹ chỉ cần đặt đầu dò di chuyển xung quanh thành bụng.

Phương pháp siêu âm ổ bụng và siêu âm đầu dò ở tuần tuổi thứ 5

Ở trường hợp của bạn, thai nhi đang ở trong giai đoạn 5 tuần tuổi, nếu siêu âm ổ bụng thường thì sẽ không thấy hình ảnh bào thai bởi kích thước của thai lúc này quá bé.

Nhưng khi áp dụng siêu âm đầu dò, do đầu dò được đưa trực tiếp vào trong âm đạo nên hình ảnh ghi lại được một cách rõ nét, các bác sỹ có thể nhận diện một cách chính xác vị trí thai cũng như kiểm tra được sự phát triển của bào thai. Đây là điều mà ở giai đoạn mang thai sớm, siêu âm ổ bụng khó có thể làm được.

Siêu âm đầu dò ở tuần thứ 5 có ảnh hưởng gì không?

Trên thực tế, không chỉ bạn mà rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai đều lo ngại việc thực hiện siêu âm đầu dò bởi khi đưa đầu dò vào trong âm đạo, chị em lo lắng việc nó có thể tác động không tốt tới thai nhi, gây động thai và thậm chí là sảy thai. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Cần biết rằng, đầu dò có kích thước khá nhỏ và các bác sỹ cũng không cần đưa đầu dò chạm tới tử cung để có thể ghi lại hình ảnh hiển thị trên màn hình. Điều này tức, chị em phụ nữ sẽ không cảm thấy đau cũng như thiết bị sẽ không thể tác động xấu tới thai nhi được.

Như vậy, có nên siêu âm thai đầu dò 5 tuần tuổi hay không. Câu trả lời là có. Tuy nhiên, có một số vấn đề bạn cần lưu ý khi tiến hành đến siêu âm đầu dò. Hãy lựa chọn trang phục thoải mái khi đi siêu âm đầu dò, tốt nhất là bạn nên mặc váy để thuận tiện nhất cho việc siêu âm. Trước khi đi siêu âm đầu dò khoảng 1 tiếng, bạn nên uống nhiều nước, nhịn tiểu để bàng quang căng đầy, điều này có thể giúp hình ảnh siêu âm khu vực tử cung được rõ nét hơn.

Địa chỉ siêu âm đầu dò 5 tuần tuổi uy tín tại Hà Nội

Việc lựa chọn cơ sở y tế uới Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, trực tiếp siêu âm đầu dò cho chị em phụ nữ là các bác sỹ trình độ y tín tương đối quan trọng để có được kết quả siêu âm đầu dò tốt nhất. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm chẩn đoán dựa trên hình ảnh siêu âm. Đặc biệt, thiết bị siêu âm đầu dò của phòng khám được đầu tư hiện đại, tân tiến, có khả năng ghi lại hình ảnh một cách chân thực, tạo điều kiện tốt nhất cho các bác sỹ phát hiện, theo dõi sự phát triển của bào thai.

Địa chỉ phòng khám: Số 52 Nguyễn Trãi – Q. Thanh Xuân – TP. Hà Nội.

Thời gian làm việc: Từ 7h30 – 20h tất cả các ngày trong tuần.

Siêu âm đầu dò thai 5 tuần, thai 5 tuần tuổi có nên siêu âm đầu dò.

Siêu Âm Đầu Dò Có Hại Không, Có Ảnh Hưởng Đến Thai

10/03/2020 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Đàm Mai Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 1.845 lượt xem

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm được tiến hành ở vùng kín của nữ giới. Chính vì thế nhiều chị em mới mang thai thường băn khoăn siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

1. Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật siêu âm các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đầu dò siêu âm đưa vào trong âm đạo để kiểm tra các cơ quan sinh dục bên trong của phụ nữ như tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung, âm đạo, độ dày mỏng của lớp niêm mạc trong tử cung… Đây là phương pháp có độ chính xác cao, qua đó tình trạng sức khỏe của các cơ quan bên trong sẽ được xác định và chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.

2. Siêu âm đầu dò có hại không?

Việc đưa một thiết bị y tế vào âm đạo như vậy nên nhiều mẹ bầu sẽ lo lắng rằng siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Theo các bác sĩ Sản khoa, khi thực hiện siêu âm đầu dò, thiết bị siêu âm sẽ chỉ di chuyển xung quanh vùng âm đạo chứ không hề chạm vào cổ tử cung, tử cung, do đó sẽ không gây bất kỳ tổn thương nào cho cổ tử cung – tử cung. Chính vì vậy các mẹ bầu yên tâm rằng siêu âm đầu dò sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Hơn thế nữa, với những chị em mang thai ở giai đoạn đầu, thực hiện siêu âm đầu dò sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác vị trí của thai nhi nhằm phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm vì nếu không được phát hiện sớm thì sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ túi thai, vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng… khiến mẹ bầu bị mất máu nghiêm trọng và nguy hiểm tới tính mạng. Ngoài ra trong một số trường hợp bác sĩ vẫn có thể cho mẹ bầu thực hiện siêu âm đầu dò kể cả khi thai nhi đã phát triển to như khi cần kiểm tra cổ tử cung hay nghi ngờ nhau tiền đạo.

3. Những lưu ý khi siêu âm đầu dò

Tương tự như siêu âm ổ bụng, khi thực hiện siêu âm đầu dò chị em không cần chuẩn bị nhiều, chỉ cần lưu ý:

– Hạn chế uống nước và đi tiểu hết trước khi thực hiện siêu âm để bàng quang rỗng, giúp siêu âm thuận lợi hơn, kết quả thu được chính xác hơn.

– Giữ tâm lý và tinh thần thoải mái, không gồng, căng cứng sẽ gây cản trở tới thao tác của bác sĩ.

– Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi khi đi siêu âm đầu dò.

– Lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn để đảm bảo an toàn và cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mới Có Thai Có Nên Siêu Âm Đầu Dò Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!