Bạn đang xem bài viết Món Ăn Cho Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng? Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bị nhiệt miệng khi mang thai là vấn đề hầu hết các bà bầu gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng có thể kể đến là do thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, nhạy cảm với thực phẩm,… Nhiệt miệng mang đến cho mẹ bầu nhiều bất lợi trong sinh hoạt, điển hình là gặp khó khăn trong ăn uống. Không những vậy, vết thương đau nhức sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi và buồn bực cho mẹ. Vậy bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì? Món ăn cho bà bầu bị nhiệt miệng là gì? Bị nhiệt miệng khi mang thai nên ăn gì để nhanh lành?
Món ăn cho bà bầu bị nhiệt miệng: các loại đậu
Thực phẩm tốt cho bà bầu bị nhiệt miệng đó là họ đậu. Trong hạt đậu có chứa nhiều chất béo, protein, vitamin c, folate rất tốt cho phụ nữ có thai. Các loại đậu đen, đậu xanh có tính thanh nhiệt cho cơ thể, điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Khi bị nhiệt miệng, bà bầu có thể chế biến các món ăn như chè đậu, nước đậu hay cháo đậu xanh…
Các loại đậu tốt cho bà bầu:
Món ăn cho bà bầu bị nhiệt miệng: bột sắn dây
Bột sắn dây là thực phẩm phổ biến giúp hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng. Trong bột sắn dây chứa nhiều chất khoáng và vitamin tốt cho thai phụ. Các mẹ chỉ cần pha trực tiếp bột sắn với nước nóng để uống trực tiếp hoặc nấu chín rồi ăn. Đề hết nhiệt miệng nhanh chóng mẹ bầu nên uống bột sắn liên tục trong khoảng 10 – 15 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Nước cho bà bầu bị nhiệt miệng: nước dừa
Nước dừa có tác dụng giải nhiệt rất tốt và giúp cân bằng chất điện phân trong máu. Uống nước dừa khi mang thai cũng mang lại rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho bà bầu.
Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ? Bà bầu chỉ nên uống nước dừa vừa phải từ 2 – 3 ly/tuần.
Thực phẩm cho bà bầu bị nhiệt miệng: các loại dưa
Các loại dưa là món ăn tốt cho bà bầu bị nhiệt miệng. Dưa có tính mát, có vị ngọt, giàu khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Các loại dưa hấu, dưa lê, dưa gang, dưa chuột giúp bà bầu lợi tiểu, chống mất nước và thanh nhiệt hiệu quả.
Món ăn cho bà bầu bị nhiệt miệng: mật ong
Mật ong có tác dụng tiêu diêt, ức chế các loại vi khuẩn gây nhiệt miệng rất tốt.
Cách trị nhiệt miệng bằng mật ong
Súc miệng bằng nước ấm, sau đó sử dụng mật ong bôi trực tiếp lên vết thương.
Nên thực hiện và buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả cao nhất. Làm liên tục cách này 2 – 3 lần/ngày vết loét miệng sẽ nhanh chóng liền lại.
Thực phẩm cho bà bầu bị nhiệt miệng: rau xanh
Rau xanh là gợi ý tuyêt vời cho những món ăn cho bà bầu bị nhiệt miệng. Trong rau xanh chứa nhiều vitamin cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Những dưỡng chất của rau xanh cũng rất hiệu quả trong việc trị nhiệt miệng, lở loét miệng.
Những loại rau có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả:
Thực phẩm cho bà bầu bị nhiệt miệng: vitamin B
Vitamin B có công dụng trị nhiệt miệng hiệu quả, đặc biệt là vitamin B12. bổ sung vitamin B12 giúp ngăn ngừa nhiệt miệng, viêm loét miệng, lở loét nhiệt. Ngoài B12 thì vitamin B1 (thiamin) cũng rất cần thiết trong việc ngăn ngừa nhiệt miệng cho bà bầu.
Lưu ý dinh dưỡng bà bầu bị nhiệt miệng
Bà bầu bị nhiệt miệng không nên ăn gì?
Không ăn những món quá khô, giòn hay cứng cũng sẽ khiến vết loét thêm đau. Nên ưu tiên những thực phẩm mềm và ít gia vị để ăn dễ hơn.
Tránh các loại thực phẩm và đồ uống nhiều axit. Vì tính axit có thể khiến vết loét miệng càng nặng thêm.
Kiêng thức ăn cay và mặn vì những món nhiều gia vị này có thể khiến bạn thấy khó chịu khi ăn.
Thực phẩm cay, mặn, nóng
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, rán
Thực phẩm chứa Gluten như: lúa mì, mỳ ống, bánh mì,…
Cà phê, rượu, bia, socola, nước ngọt, nước có ga,…
Không uống nước đá
Qua bài chia sẻ hôm nay mong rằng đã giúp các mẹ trả lời các câu hỏi về món ăn cho bà bầu bị nhiệt miệng là gì? Phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng nên ăn gì và những lưu ý sức khỏe.
Nguồn: Tổng hợp
Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì ? Có Sao Không Và Phải Làm Sao ?
Khi bị nhiệt miệng, điều dễ nhận thấy nhất đó là việc xuất hiện các đốm đỏ, trắng hồng trong khoang miệng, đôi khi ở phía trong của môi, má, vòm họng, bề mặt lưỡi, cổ họng… các mẹ bầu có thể bị sốt, tiêu hóa kém, ăn uống khó khăn, đau bụng, tiêu chảy.
Nguyên nhân của việc bà bầu bị nhiệt miệng:
Một số loại nhiệt miệng thường gặp:
1. Nhiệt miệng nhẹ:
Thông thường với chứng loét miệng này, bệnh sẽ tự hết trong khoảng 1 tuần, các vết loét có đường kính nhỏ, xuất hiện không nhiều, các bà bầu khi bị nhiệt miệng chỉ cần vệ sinh đúng cách mà không cần sử dụng thêm loại thuốc nào khác.
2. Nhiệt miệng sâu:
Khi mắc chứng bệnh này, bà bầu bắt đầu cảm giác rõ rệt sự đau đớn khi ăn uống, những vết loét có đường kính lớn, mọc thành từng cụm, để chữa khỏi bắt buộc phải dùng thuốc đặc trị, bệnh lâu khỏi, gây ra nhiều khó chịu cho bà bầu.
3. Nhiệt miệng do nhiễm virut:
Với chứng bệnh này, bà bầu sẽ thấy các đám mụn li ti trong khoang miệng, mất khoảng 2 tuần để các mụn này khỏi hoàn toàn.
Cách chữa trị khi bà bầu bị nhiệt miệng:
Đối với người bình thường, khi bị nhiệt miệng có thể sử dụng thuốc tây dưới dạng viên uống và mỡ để bôi. Tuy nhiên, đối với bà bầu, để đảm bảo không ảnh hưởng đến thai nhi, bà bầu nên cân nhắc và tham khảo ý kiến trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào. Một trong những cách chữa trị lành tính là sử dụng các bài thuốc dân gian và thuốc bôi.
1. Vệ sinh răng, miệng bằng nước muối sinh lý:
Đây là cách làm đơn giản, rẻ tiền mà hiệu quả. Hàng ngày, để phòng ngừa việc bà bầu bị viêm lợi, viêm chân răng, nhiệt miệng, phòng các bệnh đường hô hấp, bà bầu nên xúc miệng bằng nước muối sinh lý vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
2. Sử dụng mật ong hoặc dầu dừa:
Đây là 2 loại thuốc dân gian sử dụng từ xưa đến nay đối với một số bệnh bà bầu mắc phải, trong đó có nhiệt miệng, bà bầu khi bị nhiệt miệng chỉ cần bôi dầu dừa hoặc mật ong trực tiếp lên vết loét 3 lần một ngày là sẽ xử lý hoàn toàn được chứng bệnh này.
3. Sử dụng đá lạnh:
Khi vết loét gây đau và cảm giác khó chịu, bà bầu có thể lấy một viên đá nhỏ đặt lên trên vét loét để giảm đau, tuy nhiên biện pháp này lại không chữa trị dứt điểm được nhiệt miệng ở bà bầu.
Bà bầu nên ăn gì khi bị nhiệt miệng ?
Trong một số trường hợp bà bầu bị nhiệt miệng nặng, bà bầu cần được khám và tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa để sử dụng thuốc hợp lý.
Tùy vào tình trạng bệnh có thể phải sử dụng kháng sinh để chữa trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị nhiệt miệng lâu ngày như bị viêm cấp hay áp xe miệng.
Bà Bầu Có Được Bôi Thuốc Nhiệt Miệng Không?
Nhiệt miệng khi mang thai tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng vẫn khiến mẹ bầu lo lắng. Đối với người bình thường, sử dụng thuốc bôi là cách tiện lợi và hiệu quả trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên bà bầu lại là đối tượng được khuyến cáo hạn chế sử dụng một số loại thuốc nên việc bà bầu có được bôi thuốc nhiệt miệng không cần có chỉ định của bác sĩ.
Vậy hiện nay có loại thuốc nhiệt miệng nào có thể sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai và có cách nào chữa nhiệt miệng tự nhiên mà không cần dùng thuốc không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc liên quan đến vấn đề chữa nhiệt miệng cho bà bầu nhé!
Nhiệt miệng ảnh hưởng thế nào đến bà bầu và thai nhi?
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi nhất định, nên không tránh khỏi nguy cơ gặp một số vấn đề về sức khỏe, mà cụ thể là nhiệt miệng.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu nhiệt miệng có rất nhiều, trong đó có thể kể đến như sự thay đổi nội tiết tố, thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, kẽm, ăn uống không hợp lý hoặc ăn nhiều đồ cay nóng, có tính nhiệt…
Bên cạnh đó, mẹ bầu thường xuyên bị stress, căng thẳng khiến chức năng miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại tấn công lưỡi và miệng, gây ra những vết lở nhỏ trong khoang miệng mà chúng ta thường gọi là nhiệt miệng.
Nhiệt miệng là vấn đề phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Bất kỳ mẹ bầu nào cũng có thể một hoặc vài lần bị nhiệt miệng trong suốt thai kỳ của mình. Vậy nhiệt miệng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi không?
Thực tế, nhiệt miệng thường gây ra cảm giác khó chịu, bất tiện nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, vì trong giai đoạn mang thai, các mẹ thường hạn chế sử dụng thuốc tây nên tình trạng nhiệt miệng có thể kéo dài hơn một chút, khiến mẹ bầu ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi và đau đớn.
Bà bầu có được bôi thuốc nhiệt miệng không?
Như vừa trình bày, phụ nữ mang thai thường được khuyên không nên có bất kỳ sự can thiệp nào đến cơ thể và hạn chế sử dụng một số thuốc tây, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.
Chính vì vậy, với thắc mắc ” Bà bầu có được bôi thuốc nhiệt miệng không “, chúng ta có thể hiểu rằng điều này là không nên. Vì trong thuốc chữa nhiệt miệng có thể chứa những thành phần ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ cần hạn chế sử dụng nhé.
Lúc này, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc chữa nhiệt miệng dân gian, sử dụng nguyên liệu tự nhiên, có sẵn ngay trong chính ngôi nhà của mình để xoa dịu cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây nên.
Trường hợp mẹ bầu có nhu cầu dùng thuốc để nhanh khỏi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn một số loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bà bầu an toàn. Tuyệt đối đừng tự ý mua thuốc trị nhiệt miệng mà chưa có kê đơn của bác sĩ.
3 cách giảm sưng đau hiệu quả khi bị nhiệt miệng
Vết nhiệt miệng khiến bà bầu cảm thấy đau mỗi khi ăn uống hay đánh răng. Vì vậy việc giảm sưng đau do các vết lở loét là cần thiết, giúp bà bầu dễ chịu và thoải mái hơn.
Khi bị nhiệt miệng, chị em có thể pha nước muối loãng để súc miệng nhiều lần trong ngày, hoặc tiện lợi hơn bạn có thể mua 1 chai nước muối sinh lý chuyên dùng để súc miệng tại các hiệu thuốc.
Muối có khả năng sát trùng tốt sẽ giúp tiêu diệt bớt những vi khuẩn có hại xung quanh vết lở, giảm sưng đau hiệu quả.
Giấc ngủ rất quan trọng với mẹ bầu, nếu thiếu ngủ, sức khỏe sẽ giảm sút, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng nhiệt miệng khiến tình trạng thêm nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu nhớ ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi trong bụng phát triển khỏe mạnh nhé.
Để cơ thể không bị mất nước, không bị nóng trong người, cách làm đơn giản nhất là uống thật nhiều nước mỗi ngày. Ngoài ra, uống đủ nước cũng sẽ giúp bạn giảm đi phần nào cảm giác sưng đau mỗi khi ăn uống, đánh răng.
2 cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu không cần dùng thuốc
Chữa nhiệt miệng bằng phương pháp dân gian sẽ giúp mẹ bầu yên tâm hơn vì các cách làm này rất an toàn và hiệu quả trong việc tiêu viêm, giảm sưng đau tương tự như một số loại thuốc tây.
Đối với phụ nữ mang thai, dầu dừa quả thật là một vị “cứu tinh” vì vừa chống rạn da, vừa chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Bạn hãy lấy một chút dầu dừa và chấm vào vết nhiệt miệng, hoặc trộn cùng sáp ong theo tỉ lệ 2 dầu dừa – 1 sáp ong để tránh dầu dừa bị trôi đi. Áp dụng cách này 2 – 3 lần/ngày và vùng nhiệt miệng sẽ dần biến mất.
Mật ong cũng vừa là một loại thực phẩm quen thuộc, vừa là vị thuốc tự nhiên giúp điều trị hiệu quả một số bệnh thường gặp. Với mẹ bầu, mật ong tương đối an toàn, nên mẹ có thể yên tâm sử dụng để trị nhiệt miệng.
Trước khi sử dụng mật ong bạn cần súc miệng sạch sẽ bằng nước ấm, sau đó bôi trực tiếp mật ong lên vết lở. Cứ thế áp dụng trong 2 – 3 ngày, mỗi ngày vài lần để vết lở nhanh chóng lành miệng.
Với những cách đơn giản như trên, mẹ bầu có thể yên tâm “xử lý” nhiệt miệng một cách an toàn và hiệu quả, không lo ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng. Ngoài những cách chữa nhiệt miệng kể trên, các bà mẹ có thể tham khảo bài viết Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì để vết thương mau lành nhất.
Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý, nếu tình trạng nhiệt miệng xuất hiện trên 2 tuần nhưng không khỏi dù đã áp dụng nhiều cách chữa trị, lúc này mẹ bầu nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và điều trị.
Các mẹ bầu thân mến! Mang thai là giai đoạn quan trọng, tuy vất vả nhưng vô cùng hạnh phúc. Vì vậy khi mang thai, các mẹ cần chăm lo hơn đến sức khỏe của bản thân, đặc biệt là sức khỏe răng miệng để đảm bảo bé yêu phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện.
Nếu đang gặp phải bất kỳ vấn đề nào về răng miệng, mẹ bầu nên chủ động đến nha khoa để được thăm khám và hỗ trợ nhé.
Bà Bầu Bị Nhiệt Nên Chú Ý Gì Khi Ăn Uống?
Bà bầu bị nhiệt nên chú ý gì trong ăn uống hàng ngày?
Không phải cứ uống nhiều nước là tốt
Sau khi cơ thể bị nhiệt, mẹ bầu có thể uống thêm nhiều nước nhưng cần có nguyên tắc đặc thù hơn bình thường. Các chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Meishichina cho biết: Tốt nhất bà bầu bị nhiệt nên chia ra nhiều lần uống nước trong ngày và mỗi lần chỉ uống một lượng ít, không quá 300ml là được.
Mỗi lần uống nước “ừng ực” không kiểm soát tốt lượng nước không chỉ làm loãng dịch vị mà còn ảnh hưởng đến cả chức năng tiêu hóa của mẹ bầu. Cơ thể bị nhiệt vốn dĩ đã ít nhiều khiến hệ tiêu hóa gặp trở ngại, vì vậy uống quá nhiều nước cùng một lúc sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
Thực tế, đồ ăn hay thức uống lạnh có thể giảm bớt cảm giác viêm nóng khi cơ thể bị nhiệt. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng và chức năng dạ dà, đường ruột. Bà bầu tốt nhất nên hạn chế ăn uống đồ lạnh.
Hạn chế trái cây có tính nhiệt
Trái cây là loại thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin vô cùng phong phú cho cơ thể. Đồng thời trái cây còn bổ sung một lượng nước, đường và khoáng chất cho cơ thể.
Tuy vậy, bà bầu bị nhiệt cần chú ý không nên ăn quá nhiều các loại trái cây có tính nhiệt, điển hình như xoài, quýt, cherry, ổi v.v… Bản thân nhóm trái cây này dễ khiến tình trạng bị nhiệt của bà bầu nghiêm trọng hơn, khiến cơ thể càng cảm giác khó chịu.
Hạt vỏ cứng tuy tốt nhưng cũng dễ sinh nhiệt
Cẩn thận với thức ăn dầu mỡ
Đa số thức ăn nhiều dầu mỡ đều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, dễ sinh ra cảm giác chướng bụng, ăn uống mất ngon miệng, cơ thể luôn uể oải và đặc biệt là cứ thấy “nóng trong người”. Do đó, bà bầu bị nhiệt tốt nhất vẫn nên ăn uống thanh đạm một chút, quan trọng vẫn là thực đơn đa dạng hóa và khoa học để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.
Những loại rau củ đặc biệt phù hợp cho bà bầu bị nhiệt
Khổ qua
Theo Đông y, khổ qua là thực vật tuyệt vời giúp cơ thể thanh nhiệt, trừ đi “nội hỏa”. Một số phương pháp chế biến quen thuộc như gỏi, xào, hầm với nguyên liệu từ khổ qua đều thích hợp cho bà bầu. Khi nấu, nhớ đừng làm mất đi màu xanh vốn có của khổ qua để giữ lại được công hiệu tốt nhất.
Nếu như hỏi bà bầu bị nhiệt nên ăn gì thì đậu nành chính là một “ứng cử” tốt. Song song với công hiệu ích âm trừ hỏa trong cơ thể thì đậu nành còn giúp mẹ bầu bổ sung protein, Isoflavone, Oligosaccharide, Saponin, Phospholipid, nucleic acids v.v… Ngoài ra, chất xơ dung giải trong đậu nành còn giúp thải độc, thông đại tiện.
Rau cần
Đây cũng là loại rau có tính hàn, có công hiệu bình ổn cho gan, trừ khử hỏa tính trong cơ thể, giúp an thần, lợi tiểu, tiêu phù, bổ huyết v.v… Không những vậy, rau cần còn chứa nhiều chất xơ thô, có thể kích thích nhu động dạ dày và đường ruột, có lợi cho việc thải độc cơ thể, lưu thông đại tiện cho bà bầu bị nhiệt.
Nguồn:
https://www.meishichina.com/Health/Baby/201904/222145.html
Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn Cho Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng? Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!