Xu Hướng 3/2023 # Nghén Ngủ Khi Mang Thai Bà Bầu Phải Làm Thế Nào? # Top 9 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nghén Ngủ Khi Mang Thai Bà Bầu Phải Làm Thế Nào? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Nghén Ngủ Khi Mang Thai Bà Bầu Phải Làm Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Không giống với các bà bầu ốm nghén thường buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn thì một số bà bầu khác lại nghén ngủ, tức là buồn ngủ 24/24. Nghén ngủ không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Phải làm gì khi bạn rơi vào tình cảnh ngáp dài ngáp ngắn bất kể ngày đêm?

Nguyên nhân bà bầu nghén ngủ

Nghén ngủ thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu bị nghén ngủ trong suốt thai kỳ. Ốm nghén là là hiện tượng mà hầu như bà bầu nào cũng bị mắc phải, nhưng biểu hiện ốm nghén ở mỗi mẹ lại khác nhau, có mẹ nôn ói liên tục, có mẹ lại mất ngủ, có mẹ bị chuột rút và buồn đi vệ sinh nhiều. Với những mẹ hay buồn ngủ, cơn buồn ngủ kéo đến bất kỳ lúc nào, bất kể khi đang làm gì và thường khiến mẹ không thể cưỡng lại.

Sở dĩ có hiện tượng nghén ngủ là do khi mang thai hormone progesterone gia tăng. Đây là loại hormone giúp điều tiết chu kỳ sinh sản của người phụ nữ, đồng thời cũng gây ra cảm giác buồn ngủ. Sự gia tăng progesterone khiến các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và ngủ là cách nghỉ ngơi, giúp hồi phục sức khỏe tuyệt vời nhất mà cơ thể mong muốn. Hormone này hoạt động rất mạnh mẽ trong những tháng đầu thai kỳ càng khiến các mẹ bầu buồn ngủ nhiều hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Càng lạ hơn, đó là lượng hormone này gia tăng lại làm cho chất lượng giấc ngủ của giấc ngủ đêm giảm xuống. Mẹ bầu sẽ không ngủ sâu giấc như trước khi mang thai. Đồng thời, việc thường xuyên cảm thấy buồn tiểu cũng khiến mẹ không ít lần phải thức giấc để chạy vào nhà vệ sinh. Hệ quả là, ban ngày các mẹ sẽ càng buồn ngủ và cảm thấy không còn sức lực để làm việc.

Chắc hẳn ai cũng biết được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe, đặc biệt là những người đang mang thai. Phần lớn hầu hết các mẹ bầu đều nhận thấy giấc ngủ của mình thường bị gián đoạn và ngủ không sâu giấc. Điều này làm mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Trong khi đó, một số mẹ bầu lại thấy rất vui mừng vì mình vẫn ngủ ngon giấc và luôn có cảm giác buồn ngủ, có thể ngủ bất cứ lúc nào. Đó là do bị nghén ngủ.

Vậy, ngủ nhiều có thật sự tốt? Thực tế, việc ngủ quá nhiều trong ngày có thể gây ra những nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

Ngủ nhiều khiến cho cơ thể mẹ phải nằm yên một chỗ, việc thiếu vận động dễ dẫn đến tình trạng cứng cơ, xương dễ gãy. Cơ thể mẹ sẽ không còn linh hoạt, tinh thần giảm sút, kém minh mẫn.

Nằm nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch. Nguy hiểm hơn khi các khối tĩnh mạch ở chân di chuyển lên đến phổi gây thuyên tắc phổi với các triệu chứng: Thở dốc, khó thở, đau khi thở, ngất xỉu, mất ý thức, tim đập nhanh, môi và các đầu ngón tay bị tím do thiếu oxy.

Lười vận động còn là nguyên nhân làm gia tăng mức đường huyết gây tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, quá trình vượt cạn của mẹ sẽ kéo dài hơn và khó khăn hơn do không đủ sức khỏe cũng như sức chịu đựng những cơn đau khi sinh thường.

Nghén ngủ thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ nhất và rồi từ từ sẽ giảm dần sau đó. Việc nghén ngủ thực tế là cách cơ thể giải quyết nhu cầu tự nhiên, giúp bà bầu tạo nhiều năng lượng, thích ứng với sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, việc ngủ nhiều khiến việc sinh hoạt, làm việc cũng ảnh hưởng vì bầu không thể tập trung do quá buồn ngủ. Điều này khiến nhiều bà bầu than vãn, không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng này.

Để khắc phục, các mẹ bầu cần sắp xếp chế độ ăn ngủ, làm việc và nghỉ ngơi thật khoa học, hợp lý để việc ngủ không làm ảnh hưởng đến công việc như buổi tối nên đi ngủ sớm, tranh thủ ngủ trưa và có thể nghỉ thêm vào giờ rảnh rỗi trong ngày. Ngoài ra, nên hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh việc phải dậy đi vệ sinh quá nhiều, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.

Để tỉnh táo hơn, các mẹ bầu nên uống các loại nước như trà gừng, nước chanh muối. Đồng thời, các mẹ đừng quên thủ sẵn một số đồ ăn vặt dễ ăn, tốt cho mẹ bầu. Việc vận động cơ miệng sẽ giúp đầu óc mẹ dễ tỉnh táo hơn.

Nếu quá buồn ngủ khi đang làm việc, bầu cũng có thể đứng dậy, thực hiện vài động tác đơn giản để lấy lại tinh thần làm việc.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như tăng sức khỏe, giảm mệt mỏi cho mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thường xuyên luyện tập thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng cường sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Chăm chút cho giấc ngủ của mẹ bầu

Mẹ bầu cần cả giấc ngủ đêm lẫn ngủ ngày thật chất lượng. Muốn như thế, mẹ nên thực hiện theo những lời khuyên sau:

Mỗi ngày, mẹ cần ngủ trưa hoặc nghỉ ngơi vào ban ngày từ 30-60 phút.

Không nên “nướng” quá nhiều trong giấc ngủ trưa vì bạn sẽ ngủ ít đi vào ban đêm

Không ngủ trưa quá trễ, vì như vậy bạn sẽ thức khuya vào buổi tối và cảm thấy mệt mỏi, đồng thời thói quen thức khuya cũng sẽ ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của bé sau khi chào đời.

Tập thể dục ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, tránh tập quá sát thời gian ngủ vì điều này có thể khiến bầu ngủ không ngon.

Marry Baby

Nghén Ngủ Khi Mang Thai Phải Làm Sao? 2

Nghén ngủ khi mang thai là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu, thay vì nôn ói hay thèm ăn các chị em lại có “sở thích” được ngủ cả ngày. Điều này mặc dù là hiện tượng rất bình thường, nhưng có nhiều người vẫn lo lắng vì cảm giác luôn mệt mỏi. Vậy nghén ngủ nhiều quá có tốt không, và làm sao để khắc phục?

Nghén ngủ là gì?

Đa phần các chị em trong giai đoạn đầu của thai kỳ thường hay xuất hiện tình trạng ốm ngén, tuy nhiên không hẳn ai mang bầu cũng đều phải có triệu chứng buồn nôn hay nôn, thèm ăn… Có những trường hợp khác mắc phải tình trạng mệt mỏi, không ngủ được hoặc là ngủ li bì.

Việc ngủ nhiều như vậy người ta gọi là hiện tượng nghén ngủ, khi đó các chị em sẽ có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ liên tục. Cơn buồn ngủ có thể đến bất cứ lúc nào, đang ăn, sau khi ăn xong, ngồi xem tivi, làm việc… Điều này khiến cho các mẹ không thể cưỡng lại được những cái ngáp ngắn, ngáp dài làm cho cuộc sống bị thay đổi rất lớn.

Cơn buồn ngủ có thể kéo đến mọi lúc mọi nơi khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi

Nguyên nhân dẫn đến nghén ngủ

Trong cơ thể người phụ nữ có một loại hormone là nguyên nhân gây ra các cơn buồn ngủ, đó là hormone progesterone. Loại hormone này giúp điều tiết chu kỳ sinh sản của người phụ nữ trong suốt thai kỳ, khi mang thai hầu hết lượng hormone này sẽ tăng. Chính vì vậy mà các chị em luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ trong khi mang thai.

Việc các chị em buồn ngủ có thể xảy ra ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, nhưng cũng có thể kéo dài trong suốt cả thai kỳ. Vấn đề ở đây là hầu hết các trường hợp nghén ngủ này đều diễn biến vào ban ngày, khi các chị em đang sinh hoạt và làm việc. Mẹ bầu sẽ không còn cảm thấy ngủ ngon giấc về đêm, và chính vì vậy càng làm cho cảm giác muốn ngủ vào ban ngày càng tăng cao.

Ngủ nhiều khi mang thai có tốt không?

Các chị em nếu như làm việc vất vả, không đủ thời gian để nghỉ ngơi thì việc ngủ nhiều trong thời gian thai kỳ là việc làm rất tốt. Đây là lúc để cho cơ thể sau một thời gian làm việc mệt mỏi được nghỉ ngơi và hồi phục lại sức khỏe.

Tuy nhiên các bà mẹ nên biết rằng, đối với một người bình thường khi không được hoạt động sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Cũng tương tự như việc ngủ quá nhiều trong lúc mang thai đồng nghĩa với việc bạn không cho phép cơ thể vận động. Điều này không những gây ra nhiều hệ quả cho mẹ mà cho cả thai nhi, vì lúc đó việc không đi lại sẽ làm cho các cơ xương bị cứng. Ngoài ra nếu thai phụ không vận động thường xuyên, là nguyên nhân chính khiến cho mức đường huyết trong cơ thể bị gia tăng. Từ đó có nguy cơ bị mắc phải bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường trong thai kỳ là rất lớn.

Ngủ nhiều dẫn đến tình trạng thiếu vận động khiến sức khỏe mẹ và con bị ảnh hưởng lớn

Cách khắc phục tình trạng nghén ngủ

Nếu như bà bầu thường xuyên bị nghén ngủ sẽ khiến cho cơ thể hình thành thói quen và không thể nào khắc phục, khi đó cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, không có tinh thần…

Vì vậy để có thể khắc phục được vấn đề này, các chị em nên rèn luyện một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Phân chia ra thời gian cụ thể rõ ràng để thực hiện nghiêm túc, từ đó sẽ có thể khắc phục được tình trạng này. Mẹ bầu nên cố gắng đi lại, vận động nhẹ nhàng. Nếu khi đang làm việc mà cơn buồn ngủ kéo đến, hãy thử đứng lên tập vài động tác. Sau đó có thể rửa mặt mũi cho thoải mái, uống một ly nước để lấy lại tinh thần.

Bên cạnh đó, tập ngủ trưa trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút. Không nên cố ngủ trưa quá nhiều, vì khi đó sẽ làm cho cơ thể càng mệt mỏi và buổi tối ngủ không được. Buổi chiều mẹ nên dành một khoảng thời gian nhỏ để tập các bài thể dục nhẹ nhàng, cũng giúp cho buổi tối dễ ngủ hơn. Tuyệt đối tránh các thức uống như chè, cà phê sẽ làm cho bạn khó ngủ hơn vào buổi tối.

Làm Thế Nào Để Không Mất Ngủ Khi Mang Thai?

Theo các bác sĩ, việc thường xuyên bị mất ngủ trong giai đoạn thai kỳ không những khiến thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Do đó, cần phải sớm có biện pháp khắc phục để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Căng thẳng, mệt mỏi với chứng mất ngủ

Hơn một tuần nay, chị Minh Nguyệt (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) đến công ty làm việc với gương mặt thất thần, người uể oải không chút sức sống. Đồng nghiệp quan tâm hỏi han mới hay rằng, chị bị chứng mất ngủ hành hạ nên hầu như đêm nào cũng phải nằm “đếm cừu” mới ngủ được khoảng 3-4 tiếng, thậm chí có hôm chỉ chợp mắt được khoảng 2 tiếng thì trời sáng.

Theo lời người phụ nữ này, trước đây, chị thuộc tuýp người khá “dễ ăn, dễ ngủ”, tức là hễ đặt mình xuống là có thể ngủ một mạch đến sáng. Tuy nhiên, từ khi mang thai, nhất là đến thời điểm hiện tại, khi thai nhi ở mốc 31 tuần tuổi, việc có một giấc ngủ ngon vào mỗi đêm lại trở nên quá xa vời đối với chị.

Tương tự, chị Hồng Loan (quê ở Hà Nam) cho biết, mặc dù thai nhi mới được 22 tuần tuổi nhưng tình trạng bị chèn ép dẫn đến đau lưng, đau hông của chị khá nặng nề. Mỗi lần đặt mình xuống giường là chị bị các cơn đau hành hạ.

Cộng với việc thường xuyên đi tiểu đêm cũng khiến chị không tài nào có nổi một giấc ngủ trọn vẹn mỗi đêm. “Tôi đã thử nhiều cách để khắc phục tình trạng này nhưng hầu như vẫn chẳng “thấm” vào đâu. Còn gần nửa chặng đường nữa mới tới ngày sinh, nếu cứ thế này, chắc tôi kiệt sức mất”, chị Loan ngậm ngùi nói.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, BS sản khoa Lê Thị Kim Dung – Trung tâm Y tế lao động Thái Hà (Hà Nội) cho biết: Tình trạng mất ngủ xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển lớn khiến cơ thể người mẹ bị chèn ép dẫn đến tình trạng bị đau vùng thắt lưng hoặc đau mông.

Việc thường xuyên phải xoay người đổi tư thế nằm để hạn chế các cơn đau sẽ khiến thai phụ bị khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Mặt khác, thai nhi phát triển chèn ép vào bàng quang làm thai phụ thường phải đi tiểu đêm, điều này cũng gây ra tình trạng mất ngủ.

Bên cạnh đó, với nhiều thai phụ mang thai lần đầu, quá lo lắng căng thẳng về tình hình sức khỏe của thai nhi cũng sẽ dễ gặp phải tình trạng bị mất ngủ. Nếu để tình trạng mất ngủ trầm trọng kéo dài không những khiến thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học

Theo các bác sĩ, khi người mẹ bị rối loạn giấc ngủ kéo dài, phần nào sẽ khiến thai nhi bị ảnh hưởng theo. Đồng hồ sinh học của trẻ đa phần được thiết lập từ khi nằm trong bụng mẹ.

Do đó, nếu trong thai kỳ người mẹ bị mất ngủ vào ban đêm thì đứa trẻ khi sinh ra cũng có thể bị “dập khuôn” bằng việc hay ngủ muộn và quấy đêm. Bên cạnh đó, khi mẹ bị mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi gây nguy cơ trẻ chậm phát triển, nhẹ cân khi sinh ra.

Theo BS Kim Dung, để hạn chế tình trạng bị đau nhức cơ thể do thai nhi chèn ép, thai phụ có thể duy trì các bài tập thể dục dành cho phụ nữ mang thai; đi bộ tập thể dục từ 30 phút đến một tiếng trước khi ngủ để giúp các hệ cơ, xương được vận động nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, không nên tập sát giờ đi ngủ để tránh gây mất sức, khó ngủ. Hoặc có thể tắm nước ấm hay ngâm chân bằng nước muối trước khi ngủ để máu lưu thông tốt hơn. Những việc này không chỉ giúp thai phụ kiểm soát cân nặng tốt hơn mà nó còn là lựa chọn tối ưu để thúc đẩy lưu thông máu, giúp ngăn ngừa đau lưng, phù, táo bón và mất ngủ trong thai kỳ.

Bên cạnh đó, việc thai phụ tập thể dục đều đặn rất có lợi cho thai nhi trong bụng, giúp em bé được thư giãn, thoải mái, tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, từ đó, giúp bé lớn lên khỏe mạnh từ trong bụng mẹ.

Phòng ngủ của thai phụ nên thông thoáng, có thể mở cửa sổ vào mùa hè để gió lưu thông tự nhiên, rất hữu ích trong việc tạo không gian cho giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ có thể đọc những sách mang tính giải trí thư giãn để tạo tinh thần thoải mái trước khi đi ngủ; hạn chế ngồi máy tính hoặc tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá lâu vì sẽ gây căng thẳng, nhức mỏi, không tốt cho giấc ngủ. Trong khi ngủ, thai phụ nên nằm nghiêng về bên trái để tăng cường tuần hoàn giữa máu mẹ và thai nhi. Đặc biệt, không nên ngủ nhiều giấc ngủ dài vào ban ngày vì như vậy sẽ khó ngủ vào ban đêm.

Cũng theo BS Kim Dung, chế độ ăn uống góp phần khá quan trọng đối với giấc ngủ của phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, vì nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng, cơ thể người mẹ sẽ luôn cảm thấy khó chịu, không đủ năng lượng cho các hoạt động, từ đó sinh ra mệt mỏi và chất lượng giấc ngủ kém đi.

Để có giấc ngủ ngon hơn, thai phụ có thể uống một cốc sữa ấm trước khi lên giường đi ngủ. Tuy nhiên cần lưu ý, không ăn/uống quá no sau đó đi ngủ luôn, tốt nhất nên ăn tối trước lúc đi ngủ từ 2 giờ trở lên để cơ thể có thời gian tiêu hóa hết phần thức ăn, tránh gây cảm giác đầy bụng. Mặt khác, không dùng các đồ uống gây kích thích như cà phê, rượu, bia để tránh gây khó ngủ, mất ngủ.

Không dùng thuốc ngủ khi mang thai

Nhiều phụ nữ mang thai vì quá lo lắng về tình trạng mất ngủ nên đã tìm đến sự hỗ trợ của các loại thuốc giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, theo BS Lê Thị Kim Dung, thai phụ tuyệt đối không được tùy tiện dùng thuốc ngủ để tránh gây hại cho cả mẹ và bé.

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, thai phụ nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được khám, tư vấn và chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ thường xuyên sử dụng các loại thuốc an thần như thuốc ngủ có thể khiến đứa trẻ bị vàng da, tổn thương não khi sinh ra và có chỉ số IQ thấp hơn so với những trẻ khác.

Mai Thùy

Tăng Cân Ít Khi Mang Thai Phải Làm Thế Nào?

Tăng cân khi mang thai thế nào là hợp lý? Nguyên nhân tăng cân ít khi mang thai? Làm thế nào khi tăng cân ít khi mang thai.

Mức tăng cân hợp lý theo chỉ số cân nặng cơ thể:

Tăng cân hợp lý theo BMI

BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m²).

– Nhẹ cân: BMI dưới 19,8; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.

– Cân nặng bình thường: BMI từ 19,8 đến 26; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 11-14kg.

– Thừa cân: BMI từ 26 đến 29; mức tăng cân hợp lý từ 8-11kg.

– Béo phì: BMI trên 29; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 8kg.

Ước lượng tăng cân của người mẹ

Cơ thể thai phụ tăng 50% thể tích máu khi mang bầu, tương đương khối lượng máu tăng thêm là 900g. Ngoài ra, cân nặng của thai phụ còn có sự góp mặt của các yếu tố sau:

– Khối lượng thai: khoảng 3kg.

– Nhau thai: khoảng 450g.

– Dạ con: 900g.

– Nước ối: 900g.

– Ngực: 400g.

– Mô mỡ: 2,3kg.

– Khối lượng chất lỏng tăng thêm khác: 2,7kg

Tổng cộng: khoảng 12kg.

Tăng cân ít khi mang thai:

Tăng cân ít khi mang thai chính là khi các chỉ số của bạn không đạt mức quy định như trên. Lúc này bạn cần phải có những biện pháp cần thiết để đảm bảo mức cân nặng đạt yêu cầu.

Biện pháp để bạn tăng đủ cân khi mang thai

Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.

Để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.

Do đó người mẹ nên tăng cân theo mức sau:

Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 – 16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 – 1,8kg.

Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 – 0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lươn g estrogen băt đâu tăng. Chât naỳ tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như đất, vữa tường, quả chua…

Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên phải chú ý chế độ ăn cho bà mẹ có thai. Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000kcal tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285kcal. Vì vậy phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứ không nên chỉ ăn quà vặt hoặc nước giải khát không có năng lượng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghén Ngủ Khi Mang Thai Bà Bầu Phải Làm Thế Nào? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!