Bạn đang xem bài viết Ngứa Âm Đạo Khi Mang Thai Thì Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
NGỨA ÂM ĐẠO khi mang thai thì phải LÀM SAO? Ngứa âm đạo khi mang thai là 1 căn bệnh khá nhạy cảm, đôi khi nhiều mẹ cảm thấy ngần ngại chần chừ khi được khuyên là hãy tới gặp bác sĩ, hoặc có nhiều mẹ tự tìm cách điều trị, nhưng làm không đúng làm cho bệnh tái đi tái lại nhiều lần và trở nên trầm trọng hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa âm đạo, vì vậy mẹ cần hiểu rõ tình trạng của mình để có biện pháp chữa trị kịp thời. Nguyên nhân gây ngứa âm đạo khi mang thai – Nội tiết tố tăng cao trong thời gian mang bầu làm lượng khí hư ra nhiều, độ pH trong âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển, trong đó có thể kể đến hai tác nhân chính gây ngứa và viêm nhiễm âm đạo là nấm candida, vi khuẩn chlamydia. Những thay đổi này dẫn đến việc mẹ bị viêm âm đạo, gây nên tình trạng ngứa, rát, khí hư ra nhiều và có mùi khó chịu. – Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu dễ mắc bệnh viêm nang lông trong thai kỳ gây ngứa ở vùng âm đạo. – Vào những tháng cuối sự rạn da diễn ra một cách mạnh mẽ, sự căng giãn quá mức cũng dẫn đến việc người mẹ bị ngứa âm đạo và các vùng lân cận như bẹn, mu… – Da của phụ nữ mang thai thường khá nhạy cảm do sự tăng sinh mạch máu ngoài da gây nên. Vì vậy rất dễ bị kích ứng, ngứa ngáy vùng kín khi thời tiết trở nên nóng bức, khi có sự cọ xát với quần áo…
Lynn Vo Pregnancy Vui lòng bấm ĐĂNG KÝ (SUBSCRIBE) để nhận video mới nhất của LV :
Blog :
Fanpage:
Website:
Recommended videos:
5 Cách Kiểm Tra GIỚI TÍNH Thai Nhi Tại Nhà
Liệu Siêu Âm 4D Có Thật Sự An Toàn Cho Thai Nhi
BÍ QUYẾT GIÚP MẸ VƯỢT QUA WONDER WEEKS CÙNG CON
BẬT MÍ 8 Mẹo Nhìn Sơ Một Cái Là Biết Ngay Giới Tính Thai Nhi
Bảng Cân Nặng Thai Nhi 2023; Những Gì Mẹ Cần Biết Về Tăng Cân Khi Mang Thai
Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Để Con Tăng Cân Nhanh?
Có Bầu không CHO nằm NGỬA vậy NẰM NGHIÊNG BÊN PHẢI hay NẰM NGHIÊNG BÊN TRÁI
11 Dấu Hiệu Mang Thai Sớm
Làm Sao Để Phân Biệt SỞI Và SỐT PHÁT BAN? Cái Nào Thật Sự NGUY HIỂM?
Phân Biệt Máu Báo Có Thai Và Máu Chu Kỳ Kinh Nguyệt
Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình Khó Ngủ?
Siêu Âm Đo ĐỘ MỜ DA GÁY là Gì? Độ Mờ Da Gay Bao Nhiêu Là An Toàn Cho Baby?
3 Phương Pháp Đơn Giản Thử Thai Tại Nhà
Em Bé NẤC CỤT Trong Bụng Mẹ
Nguyên Nhân Khiến Bà Bầu Bị Đau Khớp Háng? Và Cách Khắc Phục
Tuần 11- Con NẾM Biết Được Nước Ối Rồi Nè Mẹ!
Tuần 12- Mẹ Vỗ Bụng là Con Vặn Mình Đó Nha Mẹ!!
Tuần 14- Con Biết Nhăn Mặt, Nhíu Mày Rồi Nè Mẹ ơi
Tuần Thai 27: Mỗi Ngày Có Nửa Lít Nước Ối Đi Qua Hệ Tiêu Hóa Của Bé Con
============================================= #lynnvopregnancy #ngứaâmđạo #trịngứaâmđạo #mangthai
©️ Copyright: This Video is made by Lynnvo, kindly not to re-up for any purpose, thank you!
Ngứa Âm Đạo Khi Mang Thai Phải Làm Sao?
Ngứa âm đạo khi mang thai là một hiện tượng khá phổ biến và thường gặp, nguyên nhân là do sự suy giảm sức đề kháng của thai phụ khi mang thai. Đây có thể là một triệu chứng báo hiệu một viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai nào đó, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi. Vậy ngứa âm đạo khi mang thai phải làm sao? Và chị em cần lưu ý gì về vấn đề chữa ngứa âm đạo khi mang thai?
Ngứa âm đạo sau quan hệ có sao không Ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối
Ngứa âm đạo khi mang thaiNgứa âm đạo khi mang thai là một bệnh lý khá nhạy cảm, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cụ thể khác nhau, như:
– Do sự thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo, thường xảy ra ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu;
– Do sự tăng trưởng và mở rộng kích thước của tử cung để tạo không gian cho sự phát triển của thai nhi dẫn đến rạn da, ngứa, thường xảy ra ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối;
– Do sự tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai;
– Do tình trạng viêm nang lông trong thai kỳ….
Đã có nhiều mẹ bầu ngần ngại và chần chừ việc đi khám mà tự đi tìm cách điều trị bệnh khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, gây phiền toái, thậm chí trở nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mẹ và có thể cả thai nhi.
Mang thai bị ngứa âm đạo có nguy hiểm không?Phần lớn nữ giới khi mang thai đều phải đối mặt với tình trạng ngứa âm đạo, không ít thì nhiều.
Có những trường hợp tình trạng ngứa không kèm theo bất cứ triệu chứng nào và ở mức độ nhẹ thì có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng cũng có những trường hợp cần phải đi khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Mang thai bị ngứa âm đạo có nguy hiểm không? Tình trạng này có thể gây nên những bất tiện và ảnh hưởng không chỉ cho mẹ bầu mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, cụ thể:
Gây bất tiện cho sinh hoạt và cuộc sống
Tình trạng tăng tiết mồ hôi cũng như ngứa ngáy vùng kín kéo dài có thể kiến chị em khó tập trung, mọi việc khó để diễn ra suôn sẻ, gây nhiều bất tiện trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, tâm lý cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Gây tổn thương vùng kín
Nhiều trường hợp chị em bị ngứa âm đạo khi mang thai thường dễ bị tổn thương vùng kín, thậm chí là nhiễm trùng do hoạt động cào gãi để vượt qua các cơn ngứa. Những thương tổn này chính là cơ hội để vi nấm, vi khuẩn tấn công vùng kín gây viêm nhiễm.
Tăng cao nguy cơ đối mặt với các bệnh phụ khoa
Tình trạng ngứa âm đạo có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nấm Candida do sự mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Không kịp thời điểu trị có thể gây viêm nhiễm và lây lan rộng sang những cơ quan khác, chị em phải đối mặt với nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như viêm cổ tử cung, viêm nấm âm đạo, viêm vùng chậu, rối loạn chuyển hóa…
Gây biến chứng thai kỳ
Những viêm nhiễm phụ khoa (mà biểu hiện là ngứa âm đạo) nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sảy thai, viêm màng ối, vỡ ối, nhiễm khuẩn, sinh non….
Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Tình trạng viêm ngứa âm đạo không được điều trị có thể lây nhiễm sang cho trẻ trong lúc sinh thông qua ngõ âm đạo. Vi nấm, vi khuẩn có thể dính vào miệng gây bệnh nấm niêm mạc miệng và lưỡi ở trẻ.
Chưa kể những trẻ bị sinh non, thiếu tháng, sức đề kháng cũng bị giảm và yếu hơn những trẻ đủ tháng, rất dễ nhiễm nấm hay các bệnh đường hô hấp.
Vì vậy khi bị ngứa âm đạo, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời. Đặc biệt, nếu hiện tượng ngứa đi kèm với một số triệu chứng bất thường khác thì cần đi khám ngay để xác định rõ nguyên nhân và có hướng chữa trị dứt điểm.
Ngứa âm đạo khi mang thai phải làm sao?Chị em bị ngứa âm đạo khi mang thai có thể khắc phục tình trạng ngứa bằng một số cách chữa ngứa âm đạo khi mang thai sau đây (nếu mức độ bệnh nhẹ và không kèm theo hiện tượng nào):
+ Tùy vào sự nhạy cảm nhiệt độ ở mỗi người mà tắm với nước ấm hoặc nước mát (chú ý không quá lạnh) để giảm ngứa.
Có thể nhỏ vài giọt tinh dầu trà trong nước tắm cũng có tác dụng giảm ngứa và giảm rôm sảy.
+ Nếu nguyên nhân ngứa âm đạo là do sự thay đổi độ pH trong âm đạo thì có thể khắc phục ngứa bằng cách ngâm rửa vùng sinh dục bằng các thuốc vệ sinh phụ nữ thông thường và giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng.
Lưu ý: Không dùng các dung dịch có nồng độ xút cao, nhiều bọt hay các loại xà phòng.
+ Bôi thuốc dạng kem hay lotion có chứa oxit kẽm để giúp vùng kín dịu da và giảm ngứa.
+ Sử dụng một số loại kem làm mềm, làm ẩm da tại chỗ hoặc toàn thân như aloe vera gel, dầu thầu dầu (không có Hexane)… để làm dịu và làm mềm da, giúp giảm ngứa.
Lưu ý Không sử dụng các sản phẩm có chứa dầu khoáng.
Bên cạnh đó, nên lưu ý thực hiện kết hợp những điều sau để làm giảm hiệu quả tình trạng viêm ngứa, cụ thể:
– Không mặc các loại quần áo bó sát mà nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát, bằng vải cotton (nhất là đồ lót);
– Hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng cũng như những nơi nóng bức;
– Hạn chế tối đa việc cào gãi, việc này khiến cơn ngứa tăng lên, thậm chí gây viêm nhiễm nặng nề hơn;
– Bổ sung thêm dầu oliu chưa tinh luyện và các vitamin cần thiết cho cơ thể vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày như axit Linoleic (cá mòi, dầu hạt lanh..), vitamin A (gan, trứng, dầu cá..), vitamin D (các sản phẩm từ sữa, cá biển..)…
– Uống nhiều nước và giảm các thực phẩm ngọt, nhiều đường.
Ngứa âm đạo khi mang thai – Khi nào cần đi khám?Tuy nhiên, nếu mức độ ngứa âm đạo của bạn nặng, đi kèm một số triệu chứng đặc biệt như:
– Những cơn ngứa ngày càng tăng, dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm;
– Vùng kín sưng đỏ và có cảm giác bỏng rát, nóng rát quanh âm đạo, âm hộ (có thể do nhiễm nấm Candida hoặc bệnh STDs);
– Ra nhiều khí hư có mùi hôi khó chịu, chuyển màu sang trắng đục hoặc ngả vàng;
– Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần.
– Những cơn ngứa đi kèm một số triệu chứng như sốt (có thể do nhiễm trùng), thương tổn da (có thể do bệnh ngoài da sẵn có hoặc dị ứng thuốc), hiện tượng vàng da (có thể do chứng tắc mật trong gan)….
Lúc này, thai phụ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám cũng như thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân ngứa âm đạo. Căn cứ vào kết quả thăm khám cũng như tình trạng sức khỏe của thai phụ, bác sỹ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Sự khỏe mạnh của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, chị em không được chủ quan với sức khỏe sinh sản của mình trong bất cứ trường hợp nào.
Và chị em cũng cần nhớ rằng, dù là vấn đề phụ khoa nào thì cũng cần tuần thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay tự điều trị để tránh những ảnh hưởng cho bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi.
Bị Ngứa Âm Đạo Khi Đang Mang Thai Phải Làm Sao
1.Bị ngứa âm đạo khi đang mang thai có nguy hiểm không?
Âm đạo ngứa ngáy khó chịu thường đi kèm với đó là vùng kín xuất hiện nhiều khí hư màu sắc bất thường, có mùi hôi; Âm hộ, âm đạo tấy đỏ, đau và nóng rát; Đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, tiểu buốt…
Ngứa âm đạo khi đang mang thai nếu do nguyên nhân bệnh lý nhiều nguy cơ nhiễm trùng ngược lên vùng tiết niệu, thậm chí nhiễm trùng đường huyết. Sức khỏe sinh sản của thai phụ và thai nhi bị ảnh hưởng trực tiếp, dễ sảy thai, sinh non, bé sinh ra thường nhẹ cân, còi xương, thể trạng yếu,…Điều trị ngứa âm đạo ngay khi bản thân xuất hiện triệu chứng bất thường là cách ngăn chặn những nguy hại của bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.
Ngứa âm đạo do rất nhiều nguyên nhân gây nên do đó để điều trị bệnh dứt điểm cần xác định chính xác nguyên nhân, mức độ ngứa và tình trạng thai phụ. Qua quá trình thăm khám, xét nghiệm, siêu âm, kiểm tra và có chẩn đoán cụ thể bác sĩ Đa khoa quốc tế HCM sẽ lựa chọn cho bạn biện pháp điều trị phù hợp như sau:
– Ngứa âm đạo do dị ứng với chất hóa học có trong sữa tắm, các chất khử mùi, thuốc tẩy quần áo, bao cao chúng tôi phụ nên thay đổi các sản phẩm khác sao cho phù hợp hơn
-Ngứa âm đạo do nấm (candida): Thai phụ có thể được chỉ định kết hợp thuốc bôi bên ngoài và thuốc đặt âm đạo bên trong để chống viêm nhiễm. Không dùng thuốc uống vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
-Ngứa âm đạo do trùng roi (Trichomonas): Thường bác sĩ sẽ sử dụng thuốc rửa, thuốc đặt vào sâu âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ để điều trị dứt điểm.
– Ngứa âm đạo do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Mụn rộp sinh dục, sùi mào gà… chị em sẽ được điều trị những bệnh đó để có thể chấm dứt hiện tượng ngứa âm đạo cũng như ngăn ngừa những nguy hại mà chúng có thể gây ra.
Lưu ý: Thai phụ bị ngứa âm đạo nên khám bác sĩ để được điều trị, tránh việc tự chữa. Việc điều trị khi này nhằm mục đích ổn định, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Điều trị dứt điểm chỉ nên thực hiện sau khi sinh và thôi cho con bú
3.Biện pháp phòng tránh ngứa âm đạo khi đang mang thai hiệu quả
-Về trang phục: Thai phụ nên lựa chọn cho mình những loại đồ lót có chất liệu thấm hút tốt, thoáng mát, không nên mặc đồ chật
-Về vấn đề sinh hoạt tình dục: Bạn nên chú ý quan hệ tình dục an toàn; Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ mỗi ngày cũng như trước và sau mỗi lần giao hợp, không thụt rửa âm đạo, không lạm dụng các chất tẩy rửa vùng kín
– Về vấn đề dinh dưỡng: Nên bổ sung cho cơ thể một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng. Hạn chế đồ ngọt, bổ sung men vi sinh, ăn sữa chua, tỏi thường xuyên cũng là một cách phòng tránh ngứa âm đạo hiệu quả
-Về chế độ nghỉ ngơi: Sắp xếp một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, có thể tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng
-Về mặt tâm lý: Hạn chế tối đa tình trạng stress kéo dài
Ngứa Âm Đạo Khi Mang Thai Tháng Cuối Phải Làm Sao?
1. Nguyên nhân gây đến việc ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối
– Sự rạn da do căng giãn quá mức (xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ). Tình trạng này gây ngứa (mảng và sẩn mề đay) ở 20% thai phụ. Nguyên nhân dẫn đến thai phụ bị ngứa cơ quan sinh dục này thường bị ngứa ở vùng háng và vùng mu. Bên cạnh đó thai phụ có thể bị ngứa ở vùng bụng, ngực, chân, tay, mông, đùi…
– Tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Những thay đổi này cũng làm các sản phụ tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài (thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có…). thường gây ngứa ở vùng bẹn và vùng mu.
– Mẹ bầu bị đổ mồ hôi nhiều: việc ra mồ hổi nhiều sẽ làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới háng, môi lớn…
– Thay đổi độ pH vùng âm hộ – âm đạo: Vùng này thường trở nên quá kiềm khi mang thai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
– Bị viêm nang lông trong thai kỳ (không do vi trùng): hiện tượng này sẽ xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông ở bộ phận sinh dục.
– Bị trĩ khi mang thai: Gây ngứa vùng hậu môn.
2. Ngứa âm đạo khi mang thai tháng cuối phải làm sao?Chị em lúc mang thai tháng cuối bị ngứa vùng kín tuyệt đối không được gãi hoặc chà sát mạnh. Vì tam giác mật là vùng nhạy cảm, vì thế nếu tác động mạnh đến nó sẽ dễ gây trầy xước, gây nhiễm trùng. Để hạn chế triệu chứng khó chịu trên chị em có thể làm theo những lời khuyên sau:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽKhi tắm, không tắm nước quá nóng, không dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín. Đặc biệt chị em không nên tự ý làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
Chị em nên vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh hoặc lá trầu không rửa sạch, đun kĩ. Thông thường những loại lá này có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều…
Chọn quần áoNên mặc quần áo rộng rãi với chất liệu vải cotton (kể cả đồ lót).b Không được mặc quần áo bó sát.
Về ăn uốngChế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng…), vitamin D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…), axit Linoleic (dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi…). Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày). Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt.
Sử dụng kem dưỡng da cho bà bầuDùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc, chẳng hạn như dầu thầu dầu (không có Hexane), dầu ôliu, aloe vera gel… Việc bôi thuốc dạng kem hay lotion chứa ôxit kẽm lên vùng da bị ngứa hay bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa.
Không mặc quần áo ẩm ướtKhông nên đi ra ngoài trong thời tiết nắng nóng và đặc biệt không để cơ thể ra mồ hôi nhiều. Điều bạn cần nhớ nhất đó là tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm ướt đặc biệt là quần lót.
Lưu ý: Nếu đã thực hiện tất cả các nguyên tắc trên mà vùng kín của bạn vẫn bị ngứa kèm dấu hiệu nặng hơn, hãy đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và kịp thời điều trị.
3. Điều trị ngứa âm đạoKhi có biểu hiện bất thường về dịch tiết âm đạo, bạn nên đi khám chuyên khoa để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt tránh điều trị nấm bằng các loại thuốc uống vì thuốc rất có thể có hại cho thai nhi.
Trong thời gian tháng cuối của thai kỳ khi các bộ phận bên trong của thai đã phát triển tương đối hoàn thiện thì bạn có thể dùng các biện pháp điều trị tự nhiên.
Hiện nay, có một vài loại thuốc viên đặt âm đạo đã được nghiên cứu và được Tổ chức Y tế thế giới xác định rằng không gây tác hại lên thai nhi nên sử dụng được trong thai kỳ. Bạn cần nhớ rằng, khi đặt thuốc vào trong âm đạo khi đang mang thai có thể gây chảy máu do chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và cổ tử cung. Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết, bác sĩ mới cho toa mua thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng để không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
Quan trọng hơn nữa trong việc sử dụng thuốc là, phụ nữ mang thai phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Bạn có thể vệ sinh âm đạo bằng nước lá chè xanh đun sôi để nguội làm vệ sinh âm đạo, không dùng lá trầu không như bạn hỏi trong thư.
Mỗi lần đi khám thai, mẹ bầu nên đề nghị bác sĩ khám cả phụ khoa để thăm dò bệnh và điều trị (nếu có) dứt trước khi bé ra đời.
Tháng cuối của thai nhi rất là quan trọng vì thế các mẹ cần phải cận thận trong việc vệ sinh vùng kín để không bị ngứa và cào xước tử cung. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thực hiện các biện pháp vệ sinh hay uống thuốc. Lily & WeCare đã cung cấp cho các mẹ những thông tin về việc điều trị bệnh ngứa vùng tử cung để giúp các mẹ có biện pháp vệ sinh, điều trị phù hợp nhất.
Ngứa Âm Đạo Khi Mang Thai Phải Làm Gì?
Trong thời kỳ mang thai rất nhiều chị em có hiện tương ngứa âm đạo, âm hộ, gây cảm giác khó chịu, phiền toái làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Hiện tượng ngứa âm đạo khi mang thaiNgứa âm đạo khi mang thai là một hiện tượng khá nhạy cảm của chị em, do ở thời kỳ mang thai có sự thay đổi độ PH trong môi trường âm đạo, sự tăng trưởng và mở rộng kích thước của tử cung để tạo không gian cho sự phát triển của thai nhi gây ra tình trạng ngứa âm đạo trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, khi mặc đồ lót quá chật, đồ lót không thấm hút đc mồ hôi cũng có thể gây ra viêm nhiễm, ngứa ngáy cho “cô bé”.
Đã có nhiều chị em khi mang thai chần chừ việc đi khám mà tự tìm cách điều trị khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, gây ra nhiều phiền toái, thậm chí trở nên nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.
Ngứa âm đạo khi mang thai phải làm sao?Khi bị ngứa âm đạo trong trong thời gian mang thai chị em cần chú ý:
1. Xác định nguyên nhân gây bệnh ngứa âm đạo– Do sự tăng trưởng trưởng của tử cung, việc mở rộng kích thước của tử cung để tạo thành diện tích cho thai nhi lớn dần dễ khiến cho da bị dạn và khô từ đó dễ dẫn đến cảm giác ngứa ngáy âm đạo.
– Do sự gia tăng hormone trong thời kỳ mang thai.
– Gia tăng tuyến mồi hôi: phụ nữ khi mang thai thường ra nhiều mồ hôi gây rôm xảy, ngứa ngáy những vùng kẽ, dưới háng và môi lớn.
– Do thay đổi độ pH trong môi trường âm đạo trong thời kỳ mang thai: vùng âm đạo – âm hộ thường nhiều kiềm dễ dẫn đến viêm nhiễm.
– Viêm nang lông: từ tháng thứ 4 trở đi rất nhiều chị em bị tình trạng viêm nang lông (không do vi trùng) gây ngứa ở nhữ vùng có lông ở “cô bé”.
– Bị trĩ khi mang thai: khi bị bệnh trĩ, chị em sẽ có cảm giác ngứa ngáy vùng hậu môn.
2. Nhận biết tình trạng viêm nhiễmTrường hợp bị ngứa âm đạo kèm theo những triệu chứng sau đây thì chị em nên sớm gặp bác sĩ để có hướng điều trị sớm:
– Khí hư ra nhiều, hơi vàng vàng hoặc có màu trắng đục có mùi hôi khó chịu
– “Cô bé” sưng đỏ, ngứa ngáy, rát có thể nổi các mụn li ti.
– Cảm giác ngứa ngáy ngày càng tăng.
– Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đau, tiểu buốt.
3. Đi khám bác sĩ phụ khoaNếu chị em không đủ căn cứ để chuẩn đoán chính xác về bệnh thì nên đi khám phụ khoa là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Khi mang thai bạn vẫn có thể sử dụng thuốc trị viêm nhiễm dành riêng cho bà bầu, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để điều trị để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra với thai nhi.
4. Giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễmNgoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, chị em cần chú ý những điều sau để làm giảm nguy cơ viêm nhiễm hiệu quả bằng việc hạn chế mặc đồ chật và bó sát, nên thay đồ lót ít nhất 2 lần/ ngày, tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, không thụt rửa sâu vào âm đạo.
Chị em cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, không nên tự chuẩn đoán và tự ý mua thuốc để điều trị cho mình. Vì trong quá trình mang thai tất cả các loại thuốc đều phải có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cách phòng tránh ngứa âm đạo khi mang thaiĐể giữ cho mình một sức khỏe ổn định thì chị em cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:
– Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhẹ nhàng.
– Vệ sinh vùng kín theo chiều từ trước ra sau.
– Mặc quần lót rộng và chất liệu từ cotton. Cần giặt và thay quần lót thường xuyên.
– Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo.
– Quan hệ tình dục an toàn, nhẹ nhàng.
– Sau khi đi vệ sinh cần vệ sinh trước sau, tránh làm ngược lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ở hậu môn lây nhiễm len vùng kín.
Lời khuyên của các chuyên gia: Ngứa âm đạo khi mang thai là một trong những vấn đề thường gặp ở chị em, ngứa âm đạo sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Vậy nên, ngay khi có những dấu hiệu ngứa âm đạo chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Mẹ Bầu Bị Ngứa Âm Đạo Khi Mang Thai Tháng Đầu Phải Làm Sao?
Khoảng thời gian mang thai chính là lúc chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn nhất, cơ thể rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài.
Những sự thay đổi về nội tiết tố của cơ thể đã khiến cho các bà bầu dễ mắc phải những vấn đề về vùng kín như ngứa âm đạo hay viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt ngứa âm đạo không chỉ xảy ra ở những tháng đầu mà còn gặp ở những tháng cuối, hay còn được gọi là ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối.
Có thai bị ngứa âm đạo là tình trạng không ít chị em gặp phải, để điều trị ngứa âm đạo khi mang thai cần phải xác định đúng nguyên nhân, mức độ bệnh mới đưa ra được pháp pháp điều trị thích hợp nhất.
Nguyên nhân bị ngứa âm đạo khi mang thaiNgứa âm đạo là một trong những hiện tượng rất nhiều chị em mắc phải và đối tượng rất dễ mắc phải đó chính là phụ nữ mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, cụ thể:
+ Do chị em vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ, thụt rửa âm đạo quá sâu sẽ khiến những vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
+ Khi mang thai chị em sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp gây dị ứng sau khi sử dụng.
+ Hormone trong cơ thể bị mất cân bằng hoặc nội tiết tố rối loạn cũng là những tác nhân gây ngứa âm đạo khi mang thai tháng đầu.
+ Do bị nhiễm trùng âm đạo hoặc bà bầu bị các bệnh xã hội như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,…
Bị ngứa âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ. Tình trạng ngứa ngáy khó chịu sẽ khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, thậm chí bị stress và không thể tập trung cho công việc.
Bị ngứa âm đạo khi mang thai tháng đầu phải làm sao?Ngứa âm đạo là hiện tượng tưởng chừng vô hại nhưng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Và với bà bầu thì việc làm này lại càng trở nên cần thiết hơn. Vậy nên nếu bị ngứa âm đạo khi mang thai tháng đầu chị em nên áp dụng những phương pháp sau:
– Hãy kiểm tra lại cách vệ sinh vùng kín của mình đã đúng và khoa học chưa. Ngoài việc sử dụng nước mát hoặc nước ấm các bà bầu có thể sử dụng nước lá trầu không, nước lá chè xanh, lá ngải cứu để vệ sinh vùng kín.
– Khi bị ngứa âm đạo ở phụ nữ mang thai chị em cần hạn chế sử dụng những dung dịch vệ sinh có chứa chất tạo màu, tạo mùi hay có tính tẩy rửa mạnh, không được thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
– Ngứa âm đạo khi mang thai tháng đầu để tránh làm tổn thương vùng kín, bề mặt âm đạo chị em không được gãi hay sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi. Từ đó khắc phục cũng như hỗ trợ điều trị ngứa âm đạo một cách hiệu quả.
– Có thể sử dụng những loại kem bôi có tác dụng dưỡng ẩm dành riêng cho bà bầu để làm dịu cơn ngứa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngứa Âm Đạo Khi Mang Thai Thì Phải Làm Sao? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!