Xu Hướng 9/2023 # Người Mẹ Nên Đọc Tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Trong Thời Gian Mang Thai # Top 14 Xem Nhiều | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Người Mẹ Nên Đọc Tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Trong Thời Gian Mang Thai # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Người Mẹ Nên Đọc Tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Trong Thời Gian Mang Thai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người mẹ khi mang thai nên đọc tụng mỗi ngày một bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện hoặc niệm ngàn câu danh hiệu Địa tạng Vương Bồ tát. Với việc đọc tụng, lễ lạy chân thành, tha thiết như thế sẽ đem đến một hiệu quả bất khả tư nghì.

Bởi lẽ, theo quan điểm Phật giáo, mọi mối quan hệ của con người chia thành 4 loại: báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Cha mẹ, anh em, con cái trong một gia đình cũng không nằm ngoài những nhân duyên phức tạp đó. Thế nên, khi đứa trẻ đầu thai vào một gia đình nào đó, nếu nó là oan gia trái chủ của bạn, lớn lên sẽ là đứa con ngỗ nghịch, phá tán nhưng người mẹ khi còn đang mang thai thường xuyên đọc tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn nguyện thì oán kết này sẽ được hoá giải. Ngược lại, nếu đứa trẻ trong bụng người mẹ đến để báo ân thì mối nhân duyên tốt đẹp giữa đứa bé và cha mẹ chúng sẽ ngày càng sâu dày.

Phật giáo hướng dẫn chúng ta phương pháp, trong vòng bảy ngày, sớm đọc tụng bộ kinh bất khả tư nghì này.

Phật giáo hướng dẫn chúng ta phương pháp, trong vòng bảy ngày, sớm đọc tụng bộ kinh bất khả tư nghì này. Tốt nhất là đọc sớm. Khi biết có thai liền nên đọc, mỗi ngày đọc tụng một bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hoặc niệm nghìn câu danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng. Cần phải dùng tâm chân thành cung kính để tụng niệm thì phước báu sẽ vô cùng to lớn.

Đức Phật khuyên người mẹ đọc bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện trong thời gian mang thai

Nếu người mẹ chí thành, chí tâm tụng niệm quyển kinh này ngay từ khi mang thai hoặc chậm nhất là trong vòng 7 ngày trước khi sanh thì đứa bé mới chào đời, dù trai hay gái, nếu có ác báo đều có thể được giải trừ. Mỗi một con người ngay từ khi chưa chào đời đã mang trong mình nghiệp lực của đời trước và đến đời này, những nghiệp xấu ác sẽ lớn lên và buộc người kia phải chịu quả báoVì vậy thời điểm mang thai bé là lúc nghiệp chướng rất dễ tiêu trừ. Còn khi em bé lớn lên, sáng tối suốt ngày suy nghĩ lung tung, lúc đó chúng ta muốn tiêu trừ nghiệp chướng cho con cũng khó lòng giúp được. Lúc mang thai, bé hoàn toàn nghe lời, tiêu trừ nghiệp chướng nên thực hiện ngay trong thời gian này. Không những thế, khi đọc tụng kinh này, đứa trẻ còn trở nên dễ nuôi, thọ mạng được tăng trưởng. Nếu đứa bé này do thừa phước mà sanh, đến để báo hiếu cho cha mẹ hiền tiền thì việc độc tụng bộ kinh này sẽ giúp gia tăng thêm phước báu cho chúng và đem lại lợi ích càng lớn cho đứa trẻ về sau.

Nếu người mẹ chí thành, chí tâm tụng niệm quyển kinh này ngay từ khi mang thai hoặc chậm nhất là trong vòng 7 ngày trước khi sanh thì đứa bé mới chào đời, dù trai hay gái, nếu có ác báo đều có thể được giải trừ.

Một người quyết chí đoạn trừ nghiệp chướng, khổ đau, xuất gia tu hành để tìm cầu giải thoát thì điều đó không có gì phải bàn nữa. Nhưng nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời cư sĩ, có gia đình, có con cái và tích phước, làm lành thì ai cũng mong muốn có cuộc sống bình yên, vợ chồng hạnh phúc, con cái thuận hòa, hiếu thảo. Vậy thì ngay từ khi mang thai, việc giáo dục thai nhi theo tinh thần Phật giáo là điều vô cùng quan trọng. Người phụ nữ mang thai nên thực hành theo những điều nêu trên để chào đón một đứa trẻ vừa khỏe mạnh, thông minh vừa có nhiều đức tính tốt, lớn lên sẽ là những người đệ tử Phật chân chính hoặc là những người hộ trì cho chánh pháp, xây dựng xã hội phồn vinh.

Nhuận Đoan

Người Mẹ Đang Mang Thai Nên Đọc Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện

Người mẹ khi mang thai nên đọc tụng mỗi ngày một bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện hoặc niệm ngàn câu danh hiệu Địa tạng Vương Bồ tát. Với việc đọc tụng, lễ lạy chân thành, tha thiết như thế sẽ đem đến một hiệu quả bất khả tư nghì.

Bởi lẽ, theo quan điểm Phật giáo, mọi mối quan hệ của con người chia thành 4 loại: báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Cha mẹ, anh em, con cái trong một gia đình cũng không nằm ngoài những nhân duyên phức tạp đó. Thế nên, khi đứa trẻ đầu thai vào một gia đình nào đó, nếu nó là oan gia trái chủ của bạn, lớn lên sẽ là đứa con ngỗ nghịch, phá tán nhưng người mẹ khi còn đang mang thai thường xuyên đọc tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn nguyện thì oán kết này sẽ được hoá giải. Ngược lại, nếu đứa trẻ trong bụng người mẹ đến để báo ân thì mối nhân duyên tốt đẹp giữa đứa bé và cha mẹ chúng sẽ ngày càng sâu dày.

Phật giáo hướng dẫn chúng ta phương pháp, trong vòng bảy ngày, sớm đọc tụng bộ kinh bất khả tư nghì này.

Phật giáo hướng dẫn chúng ta phương pháp, trong vòng bảy ngày, sớm đọc tụng bộ kinh bất khả tư nghì này. Tốt nhất là đọc sớm. Khi biết có thai liền nên đọc, mỗi ngày đọc tụng một bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hoặc niệm nghìn câu danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng. Cần phải dùng tâm chân thành cung kính để tụng niệm thì phước báu sẽ vô cùng to lớn.

Đức Phật khuyên người mẹ đọc bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện trong thời gian mang thai.

Nếu người mẹ chí thành, chí tâm tụng niệm quyển kinh này ngay từ khi mang thai hoặc chậm nhất là trong vòng 7 ngày trước khi sanh thì đứa bé mới chào đời, dù trai hay gái, nếu có ác báo đều có thể được giải trừ. Mỗi một con người ngay từ khi chưa chào đời đã mang trong mình nghiệp lực của đời trước và đến đời này, những nghiệp xấu ác sẽ lớn lên và buộc người kia phải chịu quả báo. Vì vậy thời điểm mang thai bé là lúc nghiệp chướng rất dễ tiêu trừ. Còn khi em bé lớn lên, sáng tối suốt ngày suy nghĩ lung tung, lúc đó chúng ta muốn tiêu trừ nghiệp chướng cho con cũng khó lòng giúp được. Lúc mang thai, bé hoàn toàn nghe lời, tiêu trừ nghiệp chướng nên thực hiện ngay trong thời gian này. Không những thế, khi đọc tụng kinh này, đứa trẻ còn trở nên dễ nuôi, thọ mạng được tăng trưởng. Nếu đứa bé này do thừa phước mà sanh, đến để báo hiếu cho cha mẹ hiền tiền thì việc độc tụng bộ kinh này sẽ giúp gia tăng thêm phước báu cho chúng và đem lại lợi ích càng lớn cho đứa trẻ về sau.

Nếu người mẹ chí thành, chí tâm tụng niệm quyển kinh này ngay từ khi mang thai hoặc chậm nhất là trong vòng 7 ngày trước khi sanh thì đứa bé mới chào đời, dù trai hay gái, nếu có ác báo đều có thể được giải trừ.

Một người quyết chí đoạn trừ nghiệp chướng, khổ đau, xuất gia tu hành để tìm cầu giải thoát thì điều đó không có gì phải bàn nữa. Nhưng nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời cư sĩ, có gia đình, có con cái và tích phước, làm lành thì ai cũng mong muốn có cuộc sống bình yên, vợ chồng hạnh phúc, con cái thuận hòa, hiếu thảo. Vậy thì ngay từ khi mang thai, việc giáo dục thai nhi theo tinh thần Phật giáo là điều vô cùng quan trọng. Người phụ nữ mang thai nên thực hành theo những điều nêu trên để chào đón một đứa trẻ vừa khỏe mạnh, thông minh vừa có nhiều đức tính tốt, lớn lên sẽ là những người đệ tử Phật chân chính hoặc là những người hộ trì cho chánh pháp, xây dựng xã hội phồn vinh.

Phật Giáo Việt Nam

Fanpage 1: Đồ Thờ – Đồ Lễ – Pháp Khí – Tượng Phật

Fanpage 2: Đồ chay – Nhà hàng chay.

Tags: Mẹ mang thai nên đọc kinh địa tạng

Tụng Kinh Địa Tạng Lợi Ích Thai Nhi

Trần nữ sĩ là láng giềng của tôi, vừa rồi tâm sự: Con gái tôi có thai hơn bảy tháng, gần đây thai nhi ở trong bụng thường hay tay đấm chân đá, khiến mẹ nó vô cùng đau đớn.

Tôi bảo bà, suy theo giáo lý Phật thì đứa con trong bụng là nghiệt duyên tìm tới đòi nợ hành hạ đây. Cũng có thể là do nghiệp sát sinh ăn thịt tạo thành. Tốt nhất từ hôm nay, thai phụ nên ngưng ăn thịt ( tức là ngưng ăn mặn mà ăn chay hoàn toàn) Bà bảo cháu hãy vì thai nhi tụng một bộ kinh Địa Tạng thử xem. Chỉ cần cung kính nhất tâm tụng, sẽ có hiệu quả tốt.

Tôi còn nói thêm:

– Nếu như thai phụ kiên tâm trì tụng bảy bộ kinh Địa Tạng hồi hướng cho cháu, thì sẽ giải trừ oan gia giữa hai mẹ con, còn nếu như tụng kinh Địa Tạng rồi mà không có hiệu quả, thì tôi sẽ để con gái của bà ăn thịt lại…

Tiếp đến, tôi đưa bà cuốn kinh Địa Tạng để đem về cho con gái tụng.

Hôm sau, Trần nữ sĩ vui vẻ cảm ơn tôi. Bà nói:

– Đêm qua, tôi về nhà đem lời tiên sinh kể cho cháu nghe, nó nghe xong thì lập tức tắm rửa, khởi sự tụng kinh Địa Tạng. Tụng xong thì thấy thai nhi để yên không đánh đấm nữa. Cuối cùng đêm rồi con gái tôi cũng được ngủ an giấc. Đây là kỳ tích chưa từng có được trong mấy tháng gần đây.

Đồng thời con bà cũng từ bỏ thói quen ăn mặn. Trần nữ sĩ lại tán thán nói:

– Phật pháp thật quá linh nghiệm, giá như con gái tôi được mách bảo sớm một chút, ngày thường biết tụng kinh thì đâu đến nỗi phải chịu khổ như vậy?

Không bao lâu, con gái Trần nữ sĩ sinh ra một bé trai khả ái. Lúc sinh nở hầu như không bị đau đớn. Suốt một tháng ở cữ, mỗi ngày cháu đều tụng một bộ kinh Địa Tạng. trước đây, sản phụ ưa ăn mặn, nhưng kỳ quái là bây giờ hễ nghe đến thịt là rất ghét. Trần nữ sĩ hỏi tôi nguyên nhân vì sao?

Tôi bảo nghe mùi thịt rất không ưa, đó là nhờ công đức tụng kinh nên thân tâm được tịnh hóa. Khiến Phật tính vốn có tự thân hiển lộ, không còn muốn tiếp thọ thức ăn máu thịt của chúng sinh. Con gái bà giờ chỉ cần ăn nhiều thức chay rau quả, thân thể nhất định sẽ tốt hơn trước.

Trích từ Nhân Quả Báo Ứng Tác giả: Quả Khanh Dịch Giả: Hạnh ĐoanThỉnh Kinh Địa Tạng

Thai Giáo Theo Đạo Phật: Vì Sao Nên Đọc Kinh Địa Tạng?

Trong bài viết này, Mamibabi sẽ chia sẻ với các mẹ một số quan điểm về thai giáo theo đạo Phật. Bài viết được trích đăng từ chúng tôi .

Nguyên lý thai sanh

Trong kinh, đức Phật dạy: Quan hệ gia đình vô cùng mật thiết, chắc chắn phải có nhân duyên sâu sắc. Không phải tụ chung một cách ngẫu nhiên. Đức Phật đã phân chia nhân duyên phức tạp đó thành bốn loại, đó là: Báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ, vì thế mà quy tụ thành người một gia đình. Cha con, anh chị em, không thể tách rời quan hệ này.

Ngạn ngữ thường nói: “Không phải oan gia không chung nhà”, câu nói này rất có lý. Tuy nhiên sau khi giác ngộ, cả nhà liền trở thành quyến thuộc pháp lữ, thật không gì thù thắng hơn. Còn không giác ngộ, thì gia đình sẽ liên tiếp xảy ra ân oán xen kẽ báo ứng lẫn nhau. Cả nhà chịu khổ sở không nói ra được. Dù sao, trả ơn thì hiếm, báo oán thì nhiều; trả nợ thì ít, đòi nợ thì nhiều. Cho nên cả đời làm người trên thế gian, thường xuyên thấy không hài lòng như ý.

Quả báo luôn bình đẳng, bất kể sang hèn giàu nghèo. Kinh đã ví dụ, Sát lợi là hoàng tộc của Ấn Độ xưa; Bà la môn cũng là giai cấp tôn giáo có địa vị cao trong xã hội bấy giờ; trưởng giả cư sĩ là người có nhiều phước báu; tiếp theo là tất cả mọi người và các họ tộc khác. Phạm vi bao gồm rất rộng, trong đó có đầy đủ bốn giai cấp trên.

Người Á đông thường nói “Phú quý bần tiện, bất kể thân phận thế nào, không luận địa vị ra sao, việc sinh nở cũng không thể tránh khỏi”. Hơn nữa, đau đớn trong sinh nở là hoàn toàn bình đẳng. Người giàu được chăm sóc có phần đầy đủ hơn, người nghèo khó được chăm sóc kém hơn. Nói cho cùng, đau đớn không thể nào tránh được.

Phương pháp dạy bảo thai nhi

Phật giáo hướng dẫn chúng ta phương pháp, trong vòng bảy ngày, sớm đọc tụng bộ kinh bất khả tư nghì này. Tốt nhất là đọc sớm. Khi biết có thai liền nên đọc, mỗi ngày đọc tụng một bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hoặc niệm nghìn câu danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng. Cần phải dùng tâm chân thành cung kính để tụng niệm thì phước báu sẽ vô cùng to lớn.

Cho dù đứa bé trong thai đến gia đình để báo oán, là oan gia trái chủ, nhưng vì chúng ta chăm sóc đứa bé như thế thì oan kết cũng sẽ được hóa giải. Do chúng ta có ân với nó thì nó không còn báo oán nữa mà chuyển thành báo ân.

Chuyển biến phải ngay từ thời gian đầu. Kinh nhấn mạnh, chậm nhất cũng phải vào bảy ngày trước khi sinh. Đương nhiên càng sớm càng tốt. Khi chúng ta hiểu được đạo lý này, biết được phương pháp này, tốt nhất đọc tụng ngay khi biết mình có thai, y theo phương pháp mà tu hành.

Đối với người làm mẹ, cần tâm bình khí hòa, chân thành, cung kính, thanh tịnh, bình đẳng, vì khởi tâm động niệm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này, nếu nói theo lý luận khoa học hiện đại thì càng dễ hiểu hơn. Đây thuộc về hiện tượng vận động của sóng.

Vì bộ kinh này là hiếu kinh, tinh thần của bộ kinh có thể tóm lược thành bốn chữ “Hiếu thân tôn sư”. “Hiếu thân tôn sư” là cương lĩnh dạy học của thế xuất thế gian, cũng là căn bản nền tảng.

Chúng ta tu học Phật pháp Đại thừa bắt đầu từ đâu? Chính từ Bồ Tát Địa Tạng. Địa là tâm địa, tạng là bảo tàng. Bảo tàng quý giá trong tâm địa là trí tuệ vô lượng, phước đức vô lượng và khả năng vô lượng. Bảo tàng hạt châu vốn có trong tự tánh của chúng ta, vì thế mà gọi là Địa Tạng. Bảo tàng chôn dưới lòng đất, cũng như vàng bạc, khoáng sản, nếu không biết khai thác thì vẫn nằm sâu dưới đất, tuy có nhưng không thể hưởng dùng.

Chúng ta cần phải biết khai thác bảo tàng trong tự tánh, bằng cách dùng đến tánh đức, tức là lấy đức tính làm công cụ tương ứng với bảo tàng thì mới khai thác được. Thù thắng nhất trong tánh đức chính là hiếu và kính. Cho nên khi tu học Phật pháp Đại thừa, phải bắt đầu từ Bồ tát Địa Tạng. Học hiếu đạo trước, trong hiếu xây dựng sư đạo. Phật pháp là sư đạo được xây dựng trên nền tảng hiếu đạo.

Thai giáo của thánh hiền xưa – Thai giáo trong Phật pháp nay

“Thị tân sanh tử”

Đứa bé mới chào đời, dù trai hay gái, nếu có ác báo đều có thể được giải trừ. Đời quá khứ đã gây tội nghiệp thì đời này phải đến chịu quả báo. Vì vậy thời điểm mang thai bé là lúc nghiệp chướng rất dễ tiêu trừ. Còn khi em bé lớn lên, sáng tối suốt ngày suy nghĩ lung tung, lúc đó chúng ta muốn tiêu trừ nghiệp chướng cho con cũng khó lòng giúp được. Lúc mang thai, bé hoàn toàn nghe lời, tiêu trừ nghiệp chướng nên thực hiện ngay trong thời gian này.

“An lạc dị dưỡng, thọ mạng tăng trưởng”

Nghiệp chướng đứa bé được tiêu trừ, tai nạn cũng được tiêu trừ, nó trở nên dễ nuôi, thọ mạng được tăng trưởng. Nếu đứa bé này do thừa phước mà sanh, thì phước báu chúng ta tu trong đời quá khứ, nay được đứa bé đến báo ơn cha mẹ, tạo ơn đức với cha mẹ, như vậy bản thân bé cũng tu phước.

“Chuyển tăng an lạc, cập dữ thọ mạng”

Chúng ta dạy dỗ, giúp đỡ bé, phước báu của bé càng nhiều hơn, thọ mạng càng dài hơn.

Pháp sư: HT. TỊNH KHÔNG giảng Trích lục từ Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Biên dịch: Nhạo Minh cư sĩ Biên tập: PT. Giác Minh Duyên Giảng tại Tịnh tông Học hội Singapore, tháng 05 – 1998

BÀI CÙNG QUAN TÂM

Khi Mang Thai Nên Tụng Kinh Cầu Nguyện Như Thế Nào?

Có rất nhiều bộ kinh Đức Phật đề cập đến vấn đề này. Như kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức, kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện,… bạn có thể tùy nghi chọn lựa một bộ kinh phù hợp với căn cơ.

Hỏi: Tôi hiện đang mang thai đứa con đầu lòng đã được ba tháng. Biết được sự lo lắng của tôi nên mẹ đã khuyên muốn sinh con được đẹp đẽ, thông minh và nhất là khi sanh nở được vẹn toàn, mẹ tròn con vuông thì hàng đêm phải tụng kinh cầu nguyện. Xin chỉ giúp tôi phải tụng kinh gì và cầu nguyện như thế nào để đạt được kết quả.

Đáp: Chúng tôi rất hiểu và cảm thông với những nỗi lo lắng của bạn. Đây là giai đoạn chuyển tiếp cực kỳ quan trọng và khó khăn của đời người phụ nữ. Không riêng gì bạn, người phụ nữ nào cũng thế, lần đầu tiên mang thai đều rất lo âu và sợ hãi, lo cho mình, lo cho thai nhi. Bởi người phụ nữ khi mang thai là đang mang trên mình một sứ mạng lớn lao, mang trong mình một mầm sống mới, một tương lai mới, ai mà không băn khoăn, lo lắng. Thành tâm cầu nguyện hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể gia đình của bạn được hạnh phúc yên vui, sức khỏe dồi dào. Nhất là bạn và thai nhi luôn được bình an mạnh khỏe, khi sanh nở thì được mẹ tròn con vuông.

Bạn cứ yên tâm, mọi việc rồi cũng sẽ qua và chúng tôi tin tưởng rằng rồi đây chắc chắn bạn sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì, đối với người phụ nữ không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc được làm mẹ. “Có vàng vàng chẳng hay phô/Có con con nói trầm trồ mẹ nghe”. Bạn không nghe dân gian vẫn thường ca tụng làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ đó sao? Cho nên chúng tôi khuyên bạn hãy vững tâm, đừng quá lo lắng. Vì nếu bạn lo lắng một cách thái quá, mất tự tin, thì kết quả sẽ dẫn đến một nỗi sợ hãi mơ hồ, luôn thường trực trong lòng bạn. Mà điều này hoàn toàn bất lợi cho thai nhi và cả cho sức khỏe của bạn nữa.

Riêng vấn đề bạn hỏi, chúng tôi xin được trao đổi cùng bạn như sau. Có rất nhiều bộ kinh Đức Phật đề cập đến vấn đề này. Như kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức, kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, kinh Diệu Pháp Liên Hoa… bạn có thể tùy nghi chọn lựa một bộ kinh phù hợp với căn cơ và trình độ hiểu biết của mình để hành trì. Nhưng theo chúng tôi thì bạn nên chọn nghi Cầu an trong cuốn Nghi Thức Tụng Niệm Hàng Ngày (kinh Nhật tụng) để trì tụng là tốt nhất, vừa ngắn gọn lại vừa súc tích, rất phù hợp với điều kiện như bạn hiện nay. Đặc biệt trong đó đã hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết, từ cách cầu nguyện cho đến các bước thực hành một thời tụng kinh.

Nói là hàng đêm tụng kinh cầu nguyện nhưng không đòi hỏi nhất thiết phải như thế, bạn có thể tự chọn cho mình một thời gian thích hợp: sáng, tối hoặc khuya. Lưu ý trước khi tụng kinh cần phải sạch sẽ, quần áo chỉnh tề, nhất là phải giữ cho tâm hồn thật yên lặng, thoải mái. Lúc cầu nguyện phải tha thiết, khi tụng kinh phải chí thành, biết lắng nghe và áp dụng những lời dạy của Đức Phật vào trong cuộc sống. Nếu như bạn chưa quen với việc trì tụng kinh Phật một mình thì có thể trì niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm. Bởi công hạnh của Bồ tát là xem xét thế gian, nếu ai gặp khó khăn, hoạn nạn và khổ đau mà niệm danh hiệu Ngài thì ngay lập tức thị hiện cứu độ. Bạn có thể đến một ngôi chùa nào đó gần nhà có thờ tôn tượng Bồ tát lộ thiên để chiêm bái hoặc treo một tờ lịch tường (lịch Phật) có hình tượng Bồ tát ở nơi dễ nhìn thấy nhất trong nhà để thường được chiêm ngưỡng Ngài.

Hàng ngày, bạn thầm niệm danh hiệu: Nam mô Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ tát. Trong lúc niệm thì hãy cố gắng liên tưởng đến hình tượng của Ngài; Bồ tát đứng trên tòa sen, khuôn mặt hiền từ nhân hậu, tay cầm nhành dương liễu với bình nước cam lồ, luôn ban vui, cứu khổ cho chúng sanh. Nếu trì niệm siêng năng, bạn có thể tiếp nhận được sự giao cảm và nhận được sự gia hộ của Ngài, nhờ Ngài che chở mà mẹ con bạn sẽ bình an, khỏe mạnh.Nếu làm được như thế, chúng tôi tin rằng tha lực gia hộ của mười phương chư Phật, chư Đại Bồ tát sẽ giúp bạn chế ngự được phần nào nỗi lo lắng và sợ hãi hay những hiện tượng tâm lý khác thường mà người phụ nữ khi mang thai thường gặp phải.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong đợi, bên cạnh việc đặt niềm tin trọn vẹn vào Tam bảo, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa sản kiểm tra định kì, để các bác sĩ chuyên khoa theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời nếu có vấn đề gì trở ngại. Đồng thời bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên bổ ích khác về sức khỏe sinh sản của những nhà chuyên môn. Mặt khác, bạn phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn uống đầy đủ những tố chất cần thiết giúp cho thai nhi phát triển tốt.

Thai Phụ Muốn Sinh Con Khoẻ Mạnh Hết Nghiệp Chướng Hãy Tụng Kinh Địa Tạng

Tôi bảo cô mỗi ngày tụng một bộ kinh Địa Tạng, như thế liên tục suốt 7 ngày, vừa có thể giúp tiêu trừ nghiệp chướng đời trước, vừa giúp bình ổn nhân duyên oan nghiệt đời trước giữa hai mẹ con.

Bốn năm trước, tôi quen một cô gái tên Hải Ba, là sinh viên, tính điềm đạm, xinh đẹp, rất thông minh. Cô nguyên quán ở Đông Bắc, sinh ra trong một gia đình Phật tử.

Đầu năm nay, Hải Ba có thai được bảy tháng, cô kể tôi nghe đứa con trong bụng cứ chòi đạp tứ tung làm cô đau đớn, và hỏi tôi có cách gì giúp cô không?

Các bà mẹ mang thai nên tụng Kinh Địa tạng vương Bồ tát

Tôi bảo cô mỗi ngày tụng một bộ kinh Địa Tạng, như thế liên tục suốt 7 ngày, vừa có thể giúp tiêu trừ nghiệp chướng đời trước, vừa giúp bình ổn nhân duyên oan nghiệt đời trước giữa hai mẹ con. Ngoài ra, làm như vậy lúc cô sinh nở sẽ dễ dàng, không bị thống khổ mà đứa con sinh ra cũng được an lạc dễ nuôi. Cho dù có lúc phát bệnh thì cũng sẽ mạnh lành. Nếu như bây giờ cô có thể bắt đầu ăn chay, thì sẽ càng tốt hơn nữa!

Hải Ba hỏi lại tôi trứng gà ăn được không? Tôi nói trên thị trường hiện nay chuyên nuôi gà đẻ trứng. Nếu là trứng không trống thì cô có thể ăn.

Hai tháng sau, Hải Ba gọi điện cảm ơn tôi và khoe là mới từ sản viện về nhà. Tất cả đều thuận lợi.

Cô còn vui vẻ báo tin, lúc tôi đề nghị cô tụng bảy bộ kinh Địa Tạng, trong lòng cô thầm phát nguyện tụng 49 bộ. Thật may, nghĩa là tụng xong 49 bộ, thì cô nhập viện, hôm sau thì sinh con.

Lúc sinh, bác sĩ kêu cô ráng sức, lúc đó cô muốn niệm danh Quán Thế Âm Bồ-tát, nhưng cô vừa mới nghĩ như vậy thì đã nghe bác sĩ nói:

– Thấy đầu hài nhi rồi.

Khi bác sĩ bảo là bé trai sinh ra mũm mỉm khỏe mạnh, cô mừng phát khóc luôn.

Cô nằm viện bốn ngày, thấy các sản phụ khác đều phải sinh mổ, chỉ có mình cô là sinh dễ.

Tụng 7 bộ kinh Địa tạng và niệm hồng danh Địa tạng vương Bồ tát, Quan Thế Âm Bồ tát.

Mười ngày sau, Hải Ba gọi điện tới kể là hôm xuất viện về nhà, đứa bé không hề khóc dù một chút. Nhưng ba ngày sau thì lại khóc, liên tục cả tuần nay, bú sữa cũng khóc. Gì cũng không chịu. Bé còn phát sốt nữa, chẳng biết là nguyên nhân gì?

Tôi hỏi:

– Cô có ăn thức gì khác hay không?

Cô giải thích do mẹ chồng từ quê lên, thấy cô ăn chay không ăn thịt, nên rất tức giận. Bà khăng khăng bắt cô phải ăn cá trích để tẩm bổ thân thể. Vì vậy cô phải miễn cưỡng ăn để cho bà vui. Rồi cô than:

– Mẹ chồng con đòi giết gà mái hầm cho tôi ăn. Phải làm sao bây giờ?

Tôi bảo:

– Cháu bé sở dĩ khóc lóc ầm ĩ, là do từ lúc cô tụng cho nó 49 bộ kinh Địa Tạng, thì nó đã tiêu nghiệp, lại tăng thêm huệ căn. Cho nên nó không muốn bú sữa có đồ mặn. Nếu như cô không ăn thịt cá, chắc chắn bé sẽ không khóc.

Hải Ba nói:

– Mẹ chồng tôi ngày mai sẽ giết gà, vậy phải ứng phó ra sao đây?

Tôi nói:

– Để không làm tổn thương tình cảm mẹ chồng, có thể nhượng bộ ăn chút gà, cá, nhưng tuyệt đối không nên giết sống, mà hãy mua đồ bán sẵn ở ngoài chợ. Dù vậy, bản thân cô hằng ngày đếu phải vì gà và cá đó trì chú vãng sinh, hồi hướng công đức cho nó, làm giảm đi tâm oán hận vì bị tàn hại giết ăn.

Hải Ba bèn thương lượng cùng mẹ chồng. Lúc đứa bé bú sữa nó vẫn khóc, nhưng bú xong thì im lặng ngủ.

Hải Ba nghĩ thầm: “Thằng bé xem ra cũng biết thông cảm cho tình cảnh khó xử của mẹ nó!”

Thân mẫu Hải Ba vốn là người ăn chay niệm Phật thuần thành, mấy ngày sau bà từ Đông Bắc lên thăm cháu ngoại. Hải Ba kể, thằng bé vừa thấy bà ngoại đã cười, nhưng hễ thấy bà nội đòi bồng là khóc, còn bà ngoại đưa tay bồng thì không khóc, khiến bà nội nó không hiểu tại sao?

Đứa bé ngày càng lanh lợi thông minh

Mẹ ruột Hải Ba biết nguyên nhân đứa bé bú sữa khóc, nên chẳng muốn Hải Ba tiếp tục bị ép ăn mặn, thế là bà viện cớ nơi đây phòng ốc không rộng rãi, xin phép mẹ chồng để đem Hải Ba và cháu ngoại về Đông Bắc nuôi.

Đến nay, nhìn thấy thằng bé lanh lẹ khả ái, ngày một lớn khỏe, cả nhà ai cũng mừng.

GIẢI THÍCH:

Trong kinh Địa Tạng phẩm thứ sáu, Phật dạy: “Về sau, nơi cõi Ta-bà này, nếu có người nào mới sinh con trai hay gái, nội trong bảy ngày, sớm vì đứa trẻ mới sinh ra mà tụng kinh Địa Tạng và niệm danh hiệu của Bồ-tát Địa tạng đủ một ngàn biến, thì đứa trẻ mới sinh ra đó được thoát khỏi tội đời trước nó từng gây ra và sẽ được an ổn, vui vẻ dễ nuôi và sống lâu.

Còn nếu đứa bé ấy đã có sẵn nhiều phước rồi thì phúc thọ càng tăng hơn nữa.”

(Trích Báo Ứng Hiện Đời)

Cập nhật thông tin chi tiết về Người Mẹ Nên Đọc Tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Trong Thời Gian Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!