Bạn đang xem bài viết Nhận Biết Dấu Hiệu Khi Mèo Bị Thai Chết Lưu, Nguyên Nhân Từ Đâu? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhận biết dấu hiệu khi mèo bị thai chết lưu, nguyên nhân từ đâu?
Thu Hải
9 tháng trước
1023 lượt xem
Mèo bị thai chết lưu hay còn gọi là mèo con chết trong bụng mẹ không phải là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở mèo, tình trạng này ít gặp và thường do việc thay đổi nội tiết tố hay mèo mắc bệnh chịu tác động mạnh trong quá trình mang thai dẫn đến xảy thai. Bài viết này với mục đích cung cấp thông tin về mèo bị lưu thai và hiểu biết cho người đọc về cách nhận biết và xử lý mèo bị thai chết lưu.
1. Dấu hiện nhận biết mèo bị lưu thai
Mèo mèo chậm chạp, mệt mỏi và nằm ì
Nhiệt độ cơ thể tăng cao, có dấu hiệu sốt, mắt lim dim, rên rỉ thậm chí hôn mê, có dấu hiệu đau ổ bụng, bỏ ăn hoặc đi kèm nôn mửa.
Xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường, máu chảy cùng với dịch.
2. Nguyên nhân dẫn đến việc mèo bị sảy thai
Nhiễm trùng: Ví dụ như Brucellosis, herpes hoặc toxoplasmosis
Hormone: Mức Progesterone thấy hoặc rối loạn hormone trong bệnh cushing. Rối loại hormone là nguyên nhân chủ yếu gây sảy thai.
Thiếu hụt dinh dưỡng: Dinh dưỡng không đủ cung cấp, đáp ứng cho sự phát triển thai.
Dị tật thai nhi: Phối cận huyết.
Khiếm khuyết cơ quan sinh dục: Khiếm khuyết bẩm sinh.
Ảnh hưởng với thuốc: Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng trong thai kỳ, hay khi mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Parvo virus.
Ngoại cảnh, môi trường: Tác động gây chấn thương, vận động mạnh, thời tiết quá nóng bức…
3. Làm thế nào khi mèo bị sảy thai, chết lưu?
Sau khi sảy thai quá trình hồi phục và chăm sóc mèo sảy thai như thế nào?
Đối với trường hợp thai vẫn nằm trong tử cung, điều tốt nhất nên làm là cần đưa đến bác sĩ thú y loại bỏ cái thai đã chết ra ngoài.
Đối với trường hợp nhiễm trùng bạn cần can thiệp bằng kháng sinh và chăm sóc (điều này nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y nếu bạn không có chuyên môn)
Sau một sự cố nghiêm trọng bạn cần chăm sóc và gần gũi cô mèo của bạn, làm những điều tốt nhất cho cô mèo của mình. Lưu ý phải thông báo ngay khi cô mèo của bạn có những dấu hiệu khác thường không tốt cho sức khỏe để nhận được sự giúp đỡ tốt nhất từ bác sĩ thú y.
4. Chăm sóc mèo mẹ sau điều trị mèo bị lưu thai, mèo đẻ sót con
Mèo sau khi điều trị cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để có thể nhanh chóng hồi phục vì lúc này cơ thể mèo rất yếu ớt và không còn sức lực. Cần chú ý gì khi mèo đẻ sót con:
Tuân thủ theo kê đơn thuốc của bác sĩ.
Chú ý giữ ấm cho mèo, cho mèo ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh và hoàn toàn cách biệt để hồi phục về cơ thể lẫn tinh thần.
Bổ sung dinh dưỡng để tăng đề kháng và tái tạo lượng máu hao hụt: thịt, cá, trứng, sữa,…, ưu tiên nấu thành những món ăn nhẹ, có độ nhạt như cháo.
Thường xuyên rửa vết mổ và vệ sinh vùng âm đạo cho mèo bằng dung dịch y tế.
Hạn chế để mèo mẹ di chuyển, đi lại trong thời gian này.
Không tắm rửa cho mèo mẹ trong giai đoạn này, vệ sinh cơ thể bằng khăn và nước ấm.
Theo dõi thường xuyên để đảm bảo phát hiện ra bất kỳ tình trạng bất thường nào, báo ngay bác sĩ thú y nếu có biến chứng mèo đẻ sót con xảy ra để được cho lời khuyên đúng đắn nhất.
Khi mèo của bạn đang mang thai, hãy để mèo tránh xa những nguy cơ từ môi trường xung quanh như ẩm thấp, nấm mốc, không sử dụng bất kỳ loại thuốc uống nào mà không được sự cho phép của bác sĩ thú y, không để mèo của bạn chịu tác động mạnh từ môi trường hay ăn nguồn thức ăn không được sạch sẽ.
Phải có chế độ chăm sóc phù hợp nhất để đảm bảo chú mèo của bạn luôn khỏe mạnh và sẵn sàng chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công.
Dấu Hiệu Thai Chết Lưu 8 Tuần, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn Nhất
Theo Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thai chết lưu là thai chết trước khi ra khỏi người mẹ có trọng lượng 500g. Thai lưu được chia thành 2 nhóm:
– Thai lưu dưới 20 tuần tuổi.
– Thai lưu sau 20 tuần tuổi được chia thành 2 giai đoạn là thai lưu sớm từ 20 – 27 tuần và thai lưu muộn từ 28 – 36 tuần. Thai đủ tháng xảy ra từ tuần thứ 37.
Thai chết lưu 8 tuần được xem là hình thức thai lưu chết sớm và cần phải được xử lý kịp thời để không gây hại tới sức khỏe của mẹ.
Dấu hiệu thai chết lưu 8 tuần tuổi
Thai chết lưu 8 tuần tuổi ( thai 2 tháng tuổi) còn rất nhỏ vì vậy những dấu hiệu nhận biết vẫn chưa rõ ràng. Ở một số mẹ bầu vẫn có biểu hiện nghén như bình thường nhưng thực tế thai đã ngừng phát triển.
Sau khi thai chết lưu một thời gian mẹ sẽ thấy có những biểu hiện ra huyết, đau bụng dưới rốn. Cụ thể những dấu hiệu thai lưu 8 tuần đó là:
– Thai không còn máy: 8 tuần tuổi thai cũng có những cử động nhất định. Nhưng nếu mẹ thấy thai đã không còn máy nữa thì đó là dấu hiệu thai đã chết lưu. Khi đó bụng mẹ sẽ có cảm giác nặng, tức và nhỏ dần đi. Ở một số người mẹ khác còn có biểu hiện đau bụng và đi ngoài nhiều.
– Không nghén: Nếu trong suốt 8 tuần thai kỳ đầu tiên mẹ không có biểu hiện nghén thì đó cũng là một trong những dấu hiệu thai lưu.
– Âm đạo ra máu màu nâu hoặc đen.
– Đầu vú căng to và có sữa non tiết ra.
– Bụng không to ra nữa
– Vỡ nước ối
– Siêu âm không còn thấy tim thai
Nguyên nhân thai lưu 8 tuần tuổi
Thai chết lưu cho đến nay vẫn chưa có thể chẩn đoán được nguyên nhân chính xác. Nhưng các bác sĩ chuyên khoa đưa ra 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng thai lưu. Cụ thể là:
1. Nguyên nhân thai lưu từ phía người mẹ
– Mẹ bị bệnh cảm cúm, sốt virus, quai bị, viêm gan, giang mai, lậu, nhiễm ký sinh trùng…
– Mẹ có các bệnh lý như viêm thận, cao huyết áp, bệnh tim, phổi, suy gan…
– Mẹ bị các bệnh về nội tiết như thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, basedow…
– Mẹ có tử cung dị dạng, kém phát triển
– Mẹ mang thai khi đã ngoài 40 tuổi, lao động vất vả, thiếu dinh dưỡng
– Mẹ bị ngộ độc thai nghén khiến thai bị nhiễm độc và chết lưu.
2. Nguyên nhân từ phía thai nhi
– Thai nhi bị dị tật , dị dạng, phù nhau thai, não úng thủy…
– Rối loạn nhiễm sắc thể xuất hiện do di truyền từ bố hoặc mẹ, rối loạn khi phân chia nhiễm sắc thể hoặc do đột biến trong quá trình thụ tinh.
– Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con
– Các vấn đề về dây rốn như dây rốn quá ngắn, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, xoắn dây rốn…
Cách xử lý thai lưu 8 tuần tuổi
Khi được chẩn đoán thai lưu 8 tuần tuổi các mẹ đều rất đau lòng và bắt buộc phải loại bỏ thai ra bên ngoài. Đối với thai 8 tuần tuổi bị chết lưu sẽ được các bác sĩ thực hiện các biện pháp xử lý bằng thuốc hoặc nạo hút lấy thai. Thai lưu 8 tuần nên hút hay uống thuốc sẽ phụ thuộc vào bác sĩ khám, kiểm tra và đưa ra chỉ dẫn cụ thể. Nhưng có những cách xử lý thai lưu 8 tuần đó là:
1. Dùng thuốc đẩy thai ra ngoài
Thai 8 tuần vẫn còn nhỏ, khi được xác định chết lưu các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để đẩy thai ra ngoài. Dùng thuốc bỏ thai lưu 8 tuần là biện pháp an toàn, tránh những tổn thương tử cung cho mẹ. Các bác sĩ là người chỉ định mẹ sử dụng biện pháp này và trực tiếp theo dõi.
2. Hút thai lưu 8 tuần tuổi
Hút thai là biện pháp nhanh nhất đẩy thai lưu ra bên ngoài. Các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này. Đây là một thủ thuật đơn giản nhưng cũng có thể gây hại tới tử cung của người mẹ. Vì vậy, mẹ cần thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa và uy tín.
Thai chết lưu 8 tuần tuổi có tự tiêu biến không?
Thai 8 tuần đã vào tử cung nên không thể tự tiêu biến mà bắt buộc phải đẩy thai ra ngoài bằng các biện pháp bác sĩ chỉ định. Nếu không sớm lấy thai ra ngoài, thai lưu lại trong tử cung mẹ quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu, thai bị vôi hóa, hoại tử dẫn đến mẹ dễ bị nhiễm trùng và có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.
Sau khi loại bỏ thai lưu mẹ hãy nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Hãy giữ tâm lý thoải mái, không nên suy nghĩ nhiều. Mẹ cũng cần có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ. Ngoài ra, mẹ không nên có thai lại ngay, hãy tránh có thai lại sau 3 – 6 tháng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và những lần có thai sau.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/dau-hieu-thai-chet-luu-8-tuan-nguyen-nhan-va-cach-xu-…
Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Đâu Là Dấu Hiệu Thai Nhi Bị Dị Tật Và Nguyên Nhân Từ Phía Mẹ Là Gì?
Dấu hiệu thai nhi bị dị tật thường khá rõ ràng. Nhờ khoa học tiên tiến, các ông bố, bà mẹ có thể phát hiện ra điều bất thường từ rất sớm.
Là cha, là mẹ, ai chẳng mong muốn con mình đẻ ra lành lặn và khỏe mạnh. Được nghe tiếng con khóc, con cười là hạnh phúc của rất nhiều cặp vợ chồng. Nhưng không phải gia đình nào cũng được như thế. Có những người mong muốn lắm lắm… Nhưng họ không thể có con.
Dấu hiệu thai nhi bị dị tật
Thời nay khác xa thời xưa. Khi công nghệ chưa phát triển, việc bị dị tật của thai nhi chỉ được phát hiện khi em bé đã chào đời. Còn bây giờ, bố mẹ hoàn toàn có thể chủ động phát hiện sớm dấu hiệu thai nhi bị dị tật. Có thể thông qua sự bất thường của nhiễm sắc thể. Thông qua dấu vết từ hệ thần kinh. Hoặc là từ tim mạch của con.
Dị tật do bất thường nhiễm sắc thể
Đây là các hội chứng di truyền xuất hiện do sự bất thường nhiễm sắc thể trong quá trình di truyền. Tùy theo từng thay đổi, có thể dẫn tới hội chứng Down, Patau,…Đây là những dị tật không thể chữa khỏi và trẻ sẽ phải sống cả đời cùng căn bệnh này. Nỗi đau di truyền sẽ kéo dài theo ngày tháng.
Dấu hiệu thai nhi bị dị tật về tim
Đây thường là các dị tật có tính chất di truyền từ thành viên trong gia đình. Do đó, nếu gia đình bạn có người mắc bệnh tim, bạn cần chú ý sàng lọc sớm trong thời kỳ mang thai. Siêu âm 4D hoàn toàn có thể giúp bạn điều này.
Dị tật về hệ thần kinh
Thực tế, có nhiều dị tật thần kinh có thể phát hiện sớm thông qua siêu âm 4D tuần thứ 12 trở đi như vô sọ,…Ngoài ra, các dị tật về cấu trúc não cũng có thể phát hiện ra trong kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải chú ý tới việc điều hòa cân nặng, huyết áp sao cho phù hợp. Khi bạn đi khám thường xuyên, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm chuyên sâu cần thiết khác khi xuất hiện dấu hiệu cảnh báo rủi ro thai nhi.
Những nguyên nhân và dấu hiệu thai nhi bị dị tật mẹ phải biết
Theo thống kê của ngành Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.400 – 1.800 trẻ mắc hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể 21); 1.000 – 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh và 2.200 trẻ mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Những con số như một hồi chuông cảnh báo về tình trạng bệnh này.
Thai phụ bỏ qua sàng lọc dị tật trước sinh
Nhiều thai phụ chủ quan nghĩ sức khỏe mình tốt. Họ không khám sàng lọc tiền hôn nhân. Không sàng lọc dị tật trước sinh và có hậu quả đáng tiếc. Việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp phát hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi mà còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi. Vì vậy, đây là việc làm cần thực hiện trước sinh giúp các mẹ phát hiện được các bệnh lý, sinh con khỏe mạnh.
Dấu hiệu thai nhi bị dị tật dễ nhận thấy nếu thai phụ lớn tuổi (ngoài 35 tuổi)
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi và người bố từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi. Đối với người bố, từ 50 tuổi trở lên mặc dù vẫn còn khả năng sản sinh tinh trùng. Song ở độ tuổi này, tinh trùng dễ bị lỗi. Có thể bị yếu, không có đuôi, dị dạng. Từ đó, dẫn đến những bất thườngcho thai nhi. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ được sinh ra khi người bố từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ bị suy yếu não, chỉ số IQ thấp,…gấp 6 lần so với những người bố sinh con trong độ tuổi 30.
Bố mẹ mắc bệnh di truyền hoặc tiền sử sinh con bị dị tật
Có thể do bố mẹ mắc bệnh di truyền. Hoặc bố mẹ khỏe mạnh nhưng trong gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh. Cũng có thể mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non. Khả năng cao những bệnh di truyền đó gặp ở thai nhi.
Cũng tùy vào những bất thường di truyền của bố mẹ mà xác định được xác suất thai nhi có thể mắc phải trước những hội chứng di truyền đó. Điều này có thể gây sảy thai, lưu thai. Đôi khi, thai nhi sinh ra sẽ có nguy cơ mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh khi sinh ra.
Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai
Khi mang thai mẹ có thể nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo. Nếu đó là 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ rất nguy hiểm. Điều đó khiến trẻ dễ mắc các dị tật. Đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.
Thai phụ tiếp xúc với chất phóng xạ, chất độc hại khi mang thai
Việc mẹ bầu tiếp xúc với một số loại thuốc và các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, rượu, thuốc lá và chất phóng xạ…) trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng và mắc dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, làm việc hoặc sống gần các khu vực chất thải, lò luyện kim hoặc hầm mỏ cũng có thể là một rủi ro lớn.
Đặc biệt, mẹ bầu không biết mình mang thai mà vô tình chụp X – quang. Tia X được xác định có thể gây dị tật thai nhi nghiêm trọng. Tại các phòng chụp X – quang thường có khuyến cáo rất rõ ràng. Người đang mang thai không được vào phòng chụp.
Tự ý uống thuốc khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ
Đây là nguyên nhân các mẹ bầu thường gặp nhất. Khi ốm thường tự uống thuốc theo kinh nghiệm. Đó là sai lầm lớn. Khi nào có những dấu hiệu bị ho, viêm họng, cảm cúm hay sốt khi đang mang thai thì mẹ bầu đều nên đi thăm khám để được điều trị và uống thuốc an toàn. Uống thuốc không chỉ định của bác sĩ có thể tác động rất xấu đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý uống thuốc trong thai kỳ mà không được sự cho phép của bác sĩ.
Lời kết
Có nhiều dấu hiệu thai cho thấy thai nhi bị dị tật. Muốn như vậy, khi đến các mốc thời gian quan trọng, mẹ bầu cần làm xét nghiệm. Giá cả của các xét nghiệm này cũng không quá cao. Song kết quả nó mang lại rất chính xác.
Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo Đã Mang Thai Là Gì?
Dấu hiệu nhận biết mèo mang thai
Mèo cái khi bắt đầu mang thai sẽ có những thay đổi khác bình thường về cả tập tính, hành vi và cơ thể. Đây là căn cứ giúp bạn có thể phán đoán được liệu rằng chú mèo của mình có đang mang thai hay không. Tuy nhiên, để chính xác nhất thì các bạn nên đưa chúng đi kiểm tra tại cơ sở thú y.
Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhất là chu kỳ động dục kết thúc. Mèo không còn kêu meo meo nhiều, quấn người, không có những biểu hiện như lăn qua lăn lại, phần hông nhổm cao, hai chân sau khụy xuống, đuôi để sang một bên…
Phần đầu núm vú của mèo sẽ hồng hơn, căng, to ra, thậm chí có thể tiết ra sữa (sau 15 – 18 ngày từ khi trứng được thụ tinh thành công)
Mèo ăn nhiều hơn bình thường. Các bạn nên tăng khẩu phần mỗi bữa ăn của mèo lên nhưng hạn chế chất béo hay lượng thức ăn quá nhiều vì nó sẽ khiến mèo bị béo phì, mèo con trong bụng to, gây khó khăn khi sinh cho mèo mẹ.
Mèo thường chọn khu vực yên tĩnh, riêng tư để ngủ. Thời kỳ này mèo ngủ khá nhiều.
Mèo có thể buồn nôn và nôn, tuy nhiên nếu chúng nôn nhiều quá, bỏ ăn, nôn, tiêu chảy, co giật thì nên đưa đến bác sỹ thú y để kiểm tra.
Khi mèo mang thai được khoảng một tháng, những thay đổi trên cơ thể, tập tính trở nên rõ ràng hơn.
2 thành bụng cứng, dưới đầu ti có bánh sữa.
Phần lưng cong xuống giống dáng con lừa.
Bụng to tròn lên, tuy nhiên nếu mèo nhà bạn tăng kích thước toàn bộ cơ thể như chân, cổ, mông… thì đó là do chúng bị tăng cân chứ không phải đang mang thai.
Mèo trở nên thân thiện, quấn chủ, thích được vuốt ve.
Khi mèo sắp chuyển dạ (tầm 2 tuần trước khi sinh), mèo mẹ sẽ đi kiếm những khu vực kín đáo, tối như gầm giường, tủ đồ,… rồi tha vải đến để làm ổ. Thời điểm này bạn nên sắm một cái ổ ấm áp để chào đón những chú mèo con sắp chào đời.
Kích thước ổ phải đủ rộng với sức chứa khoảng 6 con cả mẹ và con, có vải lót bên dưới, diệt bọ, diệt khuẩn cho mèo (bằng phun thuốc, phơi nắng ổ…). Vị trí ổ phải kín đáo, khô ráo, thoáng mát, tránh xa trẻ em, chò mèo lạ để đảm bảo an toàn cho mèo con.
Chăm sóc mèo mẹ trong thời gian mang thai
Nếu nghi ngờ mèo mang thai bạn nên đưa đến bác sỹ thú y để thăm khám và xin chỉ định chăm sóc, tránh đụng vào chúng vì như vậy có thể khiến thai bị sẩy. Sau 17 – 25 ngày, một bác sỹ nếu có kinh nghiệm có thể phán đoán được sự hình thành, phát triển của phôi thai.
Đưa mèo mẹ đi siêu âm nếu có thể để biết tình trạng sức khỏe của mèo mẹ, mèo con, số lượng mèo con trong bụng…
Sau 20 ngày có thể phát hiện nhịp tim.
Sau 45 ngày, bộ xương mèo con bắt đầu được hình thành có thể thấy được. Đây là căn cứ rõ ràng để biết được có bao nhiêu mèo con trong bụng mẹ.
Để phát hiện các dị tật bẩm sinh, bác sỹ thường chụp phim 2 lần. Tia X không ảnh hưởng đến cả mèo mẹ lẫn mèo con.
Trong suốt thai kỳ, tuyệt đối không được tiêm vắc xin hoặc tùy ý sử dụng các loại thuốc cho mèo. Nếu thật sự cần dùng thuốc, các bạn phải hỏi ý kiến của bác sỹ.
Cung cấp đầy đủ thức ăn, dưỡng chất bữa ăn để mèo mẹ nuôi con, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì mèo con trong bụng luôn phát triển rất nhanh trong thời điểm này.
Những lưu ý trong thời kỳ động dục và mang thai
Một vài trường hợp, dù mới được 4 tháng tuổi nhưng mèo cái đã động dục và có khả năng sinh con.
Nếu mèo cái là con lai của mèo lông ngắn và lông dài thì thời gian động dục có thể diễn ra sớm hơn mèo thuần chủng.
Mèo hoang động dục sớm hơn mèo nhà.
Mèo mang thai bị nôn.
Âm đạo mèo cái tiết ra dịch là điều bình thường nhưng nếu dịch có máu hoặc màu xanh vàng thì cần đưa đến các phòng khám thú y để kiểm tra.
Nếu các bạn không muốn mèo sinh nở, nên đưa chúng đi triệt sản.
Tránh nuôi mèo cùng huyết thống với nhau, phòng trường hợp chúng giao phối với nhau gây lai đồng huyết.
Không nên để mèo mang thai khi chúng được 6 – 8 tuổi vì lúc này cơ thể mèo mẹ bị lão hóa, sữa không đủ dưỡng chất, vụng nuôi con.
5
/
5
(
1
vote
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhận Biết Dấu Hiệu Khi Mèo Bị Thai Chết Lưu, Nguyên Nhân Từ Đâu? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!