Xu Hướng 3/2023 # Những Cơ Sở Y Tế Nào Ở Nước Ta Được Thực Hiện Kỹ Thuật Mang Thai Hộ? # Top 12 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Cơ Sở Y Tế Nào Ở Nước Ta Được Thực Hiện Kỹ Thuật Mang Thai Hộ? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Những Cơ Sở Y Tế Nào Ở Nước Ta Được Thực Hiện Kỹ Thuật Mang Thai Hộ? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh viện Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh vừa được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Đây là cơ sở y tế thứ 3 tại TP.Hồ Chí Minh và là cơ sở y tế thứ 5 trên cả nước được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Trung ương Huế.

Những trường hợp nào được mang thai hộ?

Mang thai hộ được áp dụng trong các trường hợp hiếm muộn vì người phụ nữ có bệnh lý, dị tật nào đó khiến không thể tự mang đứa bé trong bụng ví dụ như tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu, rối loạn nội tiết nặng, không có tử cung vì những bệnh lý bẩm sinh hoặc tử cung hoàn toàn không có khả năng mang thai, bị cắt tử cung do ung thư hay dị dạng bất thường…

Theo quy định, trứng và tinh trùng dùng trong bước thụ tinh trong ống nghiệm phải là của chính cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Người mang thai hộ phải là chị em họ cùng hàng của người nhờ mang thai hộ.

Theo các chuyên gia việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ giúp một số bệnh nhân có hoàn cảnh  tưởng chừng như không thể thực hiện thiên chức làm mẹ có thể thực hiện được ước mơ của mình

Theo quy định của Bộ Y tế, đối tượng nhờ mang thai hộ là các cặp vợ chồng vô sinh. Trong đó, người vợ không có tử cung (do bẩm sinh hay sau phẫu thuật), có bất thường tử cung (đa u xơ tử cung, lạc tuyến trong cơ tử cung, dính buồng tử cung) và thụ tinh trong ống nghiệm thất bại nhiều chu kỳ hay có chống chỉ định mang thai hay sinh con vì các bệnh lý nội khoa.

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng từ 500-700 trường hợp có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Chi phí một lần thực hiện mang thai hộ khoảng 2.000-3.000 USD, tương đương 60-70 triệu đồng đối với các ca khó; ca bình thường thì chi phí khoảng từ 40-45 triệu đồng.

Những loại giầy tờ nào cần thiết để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ?

Để được xét duyệt thực hiện mang thai hộ, cặp vợ chồng mong con cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ được quy định theo nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015. Hồ sơ nộp về sẽ được Hội đồng thẩm định hồ sơ mang thai hộ Bệnh viện Mỹ Đức, gồm các bác sĩ cố vấn cấp cao về chuyên môn Sản phụ khoa, Hỗ trợ sinh sản và Nội khoa xét duyệt.

Theo đó, để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, các cặp vợ chồng có nhu cầu mang thai hộ cần phải chuẩn bị đầy đủ 12 loại giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo mẫu.

– Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo mẫu.

– Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào.

– Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú xác nhận.

– Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi. Người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

– Bản xác nhận của cơ sở y tế được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.

– Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

– Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa.

– Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.

– Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.

– Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định theo mẫu, phải có công chứng.

Các mẫu đơn được ban hành kèm theo trong Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Những Loại Nước Tốt Cho Bà Bầu

Những loại nước tốt cho bà bầu. Trong thời kỳ mang thai, nước là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ cần thiết đối với bà bầu, và có những loại nước nào tốt với bà bầu, vì thế hôm nay chúng tôi sẽ liệt kê ra những loại đồ uống tốt cho bà bầu hãy cùng nhau tham khảo nhé.

Sinh tố trái cây các loại

Với thành phần cơ bản là trái cây và sữa, sinh tố trái cây là một thức uống tốt cho bà bầu, nhất là trong những ngày nóng bức. Tùy theo sở thích và nhu cầu, mẹ bầu có thể chọn cho mình loại sinh tố yêu thích để uống hằng ngày hoặc có thể thường xuyên đổi món để không cảm thấy ngán. Gợi ý dành cho mẹ: Thay vì dùng sữa, mẹ bầu có thể sử dụng sữa chua. Vừa giúp món sinh tố thêm lạ miệng vừa tốt cho hê tiêu hóa của mẹ.

Phụ nữ mang thai được khuyến khích nên uống ngày 2-3 ly sữa.

Dù vậy, mẹ bầu cần lưu ý, uống nhiều nước dừa có thể gây đầy bụng. Mặt khác nước dừa còn có tính hàn nên hạn chế khi mới mang thai.

Nước chanh

Cắt một nửa quả chanh, pha với nước ấm, một chút muối hoặc đường và một chút lá bạc hà sẽ là thức uống giúp mẹ bầu thanh lọc cơ thể và giải khát rất tốt.

Mẹ cũng có thể kết hợp nước chanh + nước lọc ấm + vài giọt mật ong để uống vào buổi sáng.

Những loại thức uống kể trên rất có lợi cho sức khỏe các mẹ bầu. Tuy nhiên, mỗi một loại thức uống lại chỉ tốt cho một giai đoạn thai kỳ. Vì thế, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể lựa chọn được một loại thức uống phù hợp nhất. Như, nước dừa rất tốt cho cơ thể mẹ bầu trong những tháng cuối của thai kỳ, nhưng lại được khuyến cáo không nên uống trong những tháng đầu thai kỳ.

Trà gừng

Trà gừng sẽ là đồ uống “số 1” cho những mẹ bầu bị ốm nghén. Gia vị này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm chứng buồn nôn, nôn ói, và giúp kích thích hệ tiêu hóa. Mẹ có thể uống trà gừng nóng hoặc cho thêm gia vị gừng vào các món ăn hàng ngày.

Nước lọc

Là lựa chọn cơ bản, nước lọc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nước lọc không chứa đường, năng lượng hay bất kỳ chất nào khác nên mẹ bầu có thể uống thoải mái mà không “lăn tăn” điều gì. Lượng nước lọc mẹ bầu nên “nạp” vào mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào mức độ cân nặng của bạn. Trung bình, cứ 10 kg cân nặng sẽ tương đương với 0,4 lít nước mỗi ngày.

Nước nho không được khuyến khích trong các trường hợp viêm dạ dày do tăng tiết axit, viêm tuyến tiêu hóa và các bệnh tá tràng, tiểu đường, béo phì, viêm phổi mãn tính. Nước nho cũng có thể gây rắc rối khi cơ thể mẹ nào nhạy cảm với gió.

Nước cam

Đây là loại đồ uồng dồi dào vitamin C, giúp cải thiện khả năng miễn dịch và tránh xa các bệnh viêm nhiễm trong thai kỳ. Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải độc cơ thể. Những lời khuyên về đồ uống dành cho mẹ bầu luôn luôn đặt nước cam lên “top” đầu.

Nước ép quả cherry (anh đào)

Nước ép anh đào là một trong những đồ uống tuyệt vời nhất cho những mẹ bầu bị mất ngủ. Đồ uống này sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và giúp tâm lý mẹ trở lên thoải mái hơn.

Qua bài viết những loại nước tốt cho bà bầu của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Những Thực Phẩm Bà Bầu Nên Ăn Trong Mùa Hè

Những thực phẩm bà bầu nên ăn trong mùa hè. Rau xanh và hoa quả cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu và chất xơ cần thiết để giúp cơ thể bà bầu khỏe mạnh đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Rau dền

Đây là loại rau chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong rau dền rất dồi dào, lại không chứa acid oxalic nên cơ thể mẹ bầu rất dễ hấp thu và tận dụng triệt để lượng sắt và canxi đi vào cơ thể.

Ngoài ra, rau dền còn là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp bà bầu xua tan cái oi bức, khó chịu của những ngày hè nóng nực.

Đậu

Một nguồn thực phẩm nữa rất giàu dưỡng chất quan trọng không thể bỏ qua khi mang thai đó là hạt đậu. Đậu xanh, đậu đen, đậu Hà lan… có chứa lượng vitamin K lớn rất quan trọng cho sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương, sức khỏe xương và cơ bắp của thai nhi.

Bí đỏ

Bí đỏ là một trong số nhiều thực phẩm hữu ích cho người mang thai. Bí đỏ được coi là “siêu thức ăn” cho mắt và tim vì nó là nguồn dồi dào vitamin A, E, C và B6.

Bí đỏ dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.

Bắp cải

Bắp cải được coi là một trong những thực phẩm “quyền lực” khi mang thai. Loại rau này là nguồn thực phẩm giàu vitamin A, E, K, magie và kẽm… rất tốt cho sự phát triển sức khỏe tổng thể của bé.

Bí đao

Bí đao là lựa chọn hoàn hảo cho bà bầu trong những ngày nóng nực của thời tiết mùa hè, bí đao có tính mát, giúp bà bầu thanh nhiệt cho cơ thể. Chị em có thể dùng nấu canh hoặc ép lấy nước uống đều rất tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.

Ngoài ra, bà bầu thường hay bị phù nề, đặc biệt là ở chân khiến mẹ bầu thường có cảm giác nặng nề và khó chịu. Khi ấy, dùng bí đao nấu cùng cá chép thành món canh thơm ngon cũng giúp giảm nhẹ chứng sưng phù chân ở bà bầu.

Súp lơ xanh

Theo Khám phá, súp lơ xanh là nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi và folate – rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé, giúp ngăn ngừa những khuyết tật có thể xảy ra với thai nhi như tật nứt đốt sống cổ. Mẹ nên bổ sung loại rau xanh này vào chế độ ăn uống hàng tuần.

Cà chua

Lycopene là thành phần có đặc tính chống ung thư hiệu quả và chất chống oxy hóa này lại có rất nhiều trong cà chua. Khi mang thai, lycopene có tác dụng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và còn ảnh hưởng đến cả khả năng miễn dịch, chống chọi bệnh tật của bé sau khi chào đời. Vì vậy mẹ chớ bỏ qua thực phẩm màu đỏ tuyệt vời này.

Rau cần

Trong rau cần có chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Ngoài ra, rau cần có vị ngọt mặn, tính hàn, là loại rau lý tưởng trong mùa hè đối với bà bầu, không chỉ có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, mà còn có thể giúp bà bầu giảm thấp huyết áp, có tác dụng trị liệu đối với các chứng tổng hợp cao huyết áp do mang thai và thiếu máu do thiếu sắt gây ra bộc phát bệnh tiền sản giật.

Củ cải đường

Củ cải đường rất giàu sắt và axit folic – tốt cho sự phát triển não bộ thai nhi cũng như cung cấp lượng sắt lớn cho mẹ bầu. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa vitamin A, C – rất cần thiết cho thai kỳ. Mẹ có thể dễ dàng chế biến củ cải đường thành nhiều món ngon để thưởng thức suốt thai kỳ.

Qua bài viết những thực phẩm bà bầu nên ăn trong mùa hè của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Nước Yến Sào Có Công Dụng Xuất Sắc Như Thế Nào Đối Với Bà Bầu

Hướng dẫn cách dùng yến sào cho bà bầu

Nước yến sao cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu

Người mẹ mang thai không chỉ hạnh phúc mà còn cả một quá trình. Quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhất của biết bao bà mẹ, càng tuyệt vời hơn khi thấy con mình sau này sinh ra được khỏe mạnh và thông minh như bao đứa bé khác. Vậy nên việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết ngay từ thời kì mang thai là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh việc bổ sung cho mình những khoáng chất cho cơ thể thì các bà mẹ còn phải bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi ngay từ những tháng đầu mang thai. Trong những tháng đầu mang thai các bà mẹ thường rất khó ăn hay nói cách khác là ốm nghén nên việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho thai nhi là rất khó.

Trải qua 3 tháng đầu hầu như các bà mẹ đều buồn nôn, ăn không ngon miệng, thì chỉ có cách là dùng sữa hay thực phẩm chức năng để bổ sung thêm một số dưỡng chất cho cơ thể như: sắt, chất đạm, canxi, Acid folic, Vitamin D, Vitamin C………….

Vậy từ tháng thứ 3 trở đi thì sau? Bước vào tháng thứ 3 bà mẹ sẽ nhẹ nhàng hơn trong việc ăn uống chỉ với một thực phẩm duy nhất vừa được xem như một thực phẩm chức năng hay một món ăn cho ngon,… nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi và cả người mẹ. Đó chín là yến sào.

Trong yến chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình như các loại protein, axit amin, và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Càng tuyệt vời hơn yến sào còn được làm với dạng nước giải khát rất tiện lợi trong việc sử dụng hàng ngày.

Bạn có biết nước yến sào và yến sào khác nhau như thế nào không?

So về chất lượng nước yến sào không khác gì so với yến sào thô cả, tuyệt vời hơn thế nữa quý khách hàng có thể yên tâm hơn khi sử dụng nước yến sào vì trong yến không hề có chất bảo quản. Đặc biệt hơn trong một ngày mỗi bà bầu chỉ dùng tối đa một chai yến là đủ.

Trong mỗi chai nước yến sào chứa sắt giúp các bà mẹ tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu cung cấp không đủ máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ.

Dưỡng chất protein có trong yến sào cực cao với (45% – 55) giúp phát triển các tế bào mô của thai nhi, giúp mô tử cung và tuyến vú của mẹ phát triển suốt thai kỳ.

Trong nước yến sào cũng chứa nhiều canxi giúp cho hệ thần kinh và quá trình đông máu diễn ra bình thường cho mẹ, đồng thời hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé, tránh được nguy cơ thiếu canxi dẫn đến mẹ bị vọp bẻ, đau nhức xương, và bé có thể bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ.

Ngoài ra nước yến sào cho bà bầu có chứa vitamin và các axit béo giúp bạn tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ làn da. Đặc biệt, trong yến có chất Trytophan giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Bà mẹ sử dụng nước yến thường xuyên cũng giúp con sau này sinh ra được khỏe mạnh, mặt hồng hào, đồng thời người mẹ cũng nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai luôn cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để mẹ khỏe bé thông minh. Tuy nhiên trong giai đoạn này các bà bầu thường có khẩu vị ăn uống rất phức tạp, dễ bị nôn, chán ăn, táo bón…, việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Được biết yến sào là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt chứa nhiều đa vi lượng rất tốt cho cơ thể, nhưng với khẩu vị ăn uống phức tạp thì bà bầu ăn yến sào có tốt không? đây là câu hỏi đang cần được giải đáp.

Trong Yến sào Khánh hòa có chứa nhiều protein và 18 loại axit amin, cùng với khoáng chất Magie, Sắt, Kẽm… cần thiết cho sức khỏe bà bầu, chất Axit amin Tryptophan giúp người mẹ giảm căng thẳng mệt mỏi, đồng thời giúp trẻ tăng trưởng tốt đồng thời cân bằng nitrogen ở người mẹ. Chất axit amin Glycine giúp giảm nguy cơ tiền kinh giật ở người mẹ và giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Nâng cao sức đề kháng cho mẹ và bé:Giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, chống lại các virut gây bệnh và các tác động của môi trường…không tốt cho bà bầu.

Giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả: trong quá trình mang thai cơ thể phải trải qua sự thay đổi nhiều về hooc môn dẫn đến triệu chứng ốm nghén, nôn, sợ mùi thức ăn. Ăn yến sào sẽ giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ 1 lượng vi chất cần thiết từ đó tăng cường sức đề kháng cho bạn cảm giác ăn ngon ngủ sâu hơn, làm cho cơ thể khỏe mạnh, taam trạng thoải mái sẽ dễ dàng vượt qua những cơn nghén.

Giúp xương cốt thai nhi phát triển khỏe mạnh ngay từ tháng đầu tiên: cung cấp các khoáng chất và vi chất, canxi, kẽm…vô cùng cần thiết với sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi

Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu: trong yến sào có chứa nhiều protein, axit amin và các khoáng chất cần thiết giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết khi không thể ăn uống đầy đủ. Hơn nữa việc sử dụng yến sào thường xuyên giúp giảm các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt của bà bầu

Trả lại vóc dáng ngay sau sinh: Chất threonine trong yến sào giúp hình thành elastin và collagen giúp ngăn chặn sệ da, rạn da ở bụng, đùi, tay và mông, làn da căng tươi sáng hơn. Nếu sử dụng hàng ngày giúp bạn chống lão hóa hiệu quả đồng thời cho da khỏe và bớt nếp nhăn rõ rệt.

Bà bầu ở thai kỳ từu 1-3 tháng tuổi không nên sử dụng yến sào vì đây là lúc thai nhi đang phát triển các cơ quan nội tạng chưa cần bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng.

Giai đoạn ở tháng từ 3 đến tháng thứ 7 nên dùng 7g yến sào ~ 100gr yến/ 1 tháng.

Giai đoạn từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 9 chỉ dùng lượng nhỏ là 4g/ngày.

Liều lượng sử dụng yến được thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng, nếu sở trường hợp các bà bầu không bị ốm nghén chỉ cần ăn yến sào 3 lần/ tuần , mỗi lần từ 1 -3g có thể thay đổi khẩu vị bằng nhiều cách chế biến khác nhau.

Với trường hợp các bà bầu thường xuyên bị ốm nghén có thể áp dụng ăn yến hằng ngày với lượng từ 1-3g yến sào khô ~1/4 -1/2 chén/lần. Nên ăn yến khi bụng đói vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ, ăn lúc nóng để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Cơ Sở Y Tế Nào Ở Nước Ta Được Thực Hiện Kỹ Thuật Mang Thai Hộ? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!