Xu Hướng 9/2023 # Những Bệnh Lý Thường Gặp Phụ Nữ Khi Mang Thai Cần Biết # Top 10 Xem Nhiều | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Những Bệnh Lý Thường Gặp Phụ Nữ Khi Mang Thai Cần Biết # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Bệnh Lý Thường Gặp Phụ Nữ Khi Mang Thai Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tìm hiểu những bệnh lý thường gặp phụ nữ khi mang thai cần biết

Thiếu máu

Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm nhiều sắt để phòng ngừa thiếu máu. Ảnh: Internet

Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Do lượng dinh dưỡng cung cấp không đủ, hoặc tiền sử bệnh lý về máu nên phụ nữ khi mang thai có thể bị thiếu máu. Một trong những nguyên nhân khác gây thiếu máu là do thiếu sắt. Do vậy, để phòng ngừa thiếu máu trong thời kì này, phụ nữ mang thai nên chú ý tăng cường dinh dưỡng từ bữa ăn, sữa và các loại thực phẩm bổ sung.

Cúm virus Rubella

Do sức đề kháng của thai phụ bị suy giảm nên có khả năng bị nhiễm virus cúm, đặc biệt là Rubella. Đây là loại bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Để phòng ngừa, tốt nhất là thai phụ cần tiêm phòng trước khi mang thai. Hiện có mũi 3 trong 1: Sởi – quai bị – Rubella rất tốt cho phụ nữ. Nếu chưa tiêm, thai phụ có thể tăng cường sức đề kháng bằng bách uống vitamin C, ăn nhiều tỏi, rau xanh và uống nhiều nước. Đặc biệt, không được dùng thuốc bừa bãi trong giai đoạn này

Táo bón

Hơn một nửa thai phụ có vấn đề về đường tiêu hóa, chủ yếu là táo bón. Nguyên nhân chủ yếu là do khi mang thai, chị em ít vận động, công thêm sự thay đổi nội tiết tố và thai phát triển gây chèn ép đại tràng. Thêm nữa, các thức ăn bổ dưỡng và chứa nhiều sắt sẽ gây nóng cơ thể và gây ra táo bón. Để chữa trị và phòng ngừa, cách tốt nhất là các bà bầu nên vận động nhẹ nhàng, ăn thêm nhiều chất xơ và uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả bổ sung,….

Tiểu đường thai kì

Tiểu đường thai kỳ hầu như sẽ tự khỏi sau sinh. Ảnh: Internet

Đây không phải là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng lại có tác động khá nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Để phòng ngừa, phụ nữ mang thai nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và phù hợp với cơ thể. Trong trường hợp bị bệnh, cần bình tĩnh tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ. Một điểm mừng là hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kì sẽ khỏi sau khi sinh.

Trầm cảm

Trầm cảm ở phụ nữ khi mang thai là hiếm gặp, chủ yếu ở những thai phụ có thai không mong muốn. Triệu chứng điển hình là buồn chán, mất ngủ, mất tập trung. Bệnh sẽ tác động rất lớn đến người mẹ cả trước và sau sinh. Bệnh có thể khiến cho thai nhi suy dinh dưỡng, sinh non, chậm phát triển. Đây là bệnh tâm lý nên cần được khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Viêm âm đạo do nấm

Đây là bệnh phụ khoa khá thường gặp ở phụ nữ, không chỉ là ở phụ nữ đang mang thai. Nếu thấy âm đạo ra nhiều huyết trắng, váng đục, cảm giác ngứa ngáy khó chịu hoặc đau rát, thai phụ cần đến bác sĩ phụ khoa để được khám và điều trị kịp thời. Tình trạng viêm nhiễm này có thể khiến sinh non hoặc tệ hơn là sảy thai.

Bệnh do virus HPV

Nên tiêm phòng ngừa virus HPV trước khi mang thai 6 tháng để bảo vệ tốt nhất cho mẹ và bé. Ảnh: Internet

Đây là bệnh do virus HPV gây ra. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các vết phỏng loét hoặc mụn rộp xuất hiện ở vùng mặt, miệng hoặc chân tay. Bệnh không gây tác động quá lớn đến sức khỏe người mẹ, nhưng đặc biệt nguy hiểm với thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kì, người mẹ mắc bệnh này rất dễ bị sảy thai. Trong nhiều trường hợp, thai có thể chết non, chết não, thần kinh tổn thương, mắt và da của thai nhi bị ảnh hưởng. Cách tốt nhất là tiêm phòng ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra.

Đi tiểu nhiều lần

Hiện tượng đi tiểu nhiều lần (thường vào ban đêm), là hiện tượng sinh lý bình thường của các chị em trong 3 tháng đầu thai kì. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai bắt đầu phát triển và đè vào phía sau bàng quang gây kích thích tiểu. Bệnh lý này bình thường, nhưng có thể gây mất ngủ cho các bà bầu. Để phòng ngừa, tốt nhất là các bà bầu nên uống ít nước vào ban đêm để hạn chế đi tiểu.

Phù nề và tiền sản giật

Đây là bệnh lý thường gặp ở những phụ nữ mang thai lần đầu. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là cao huyết áp, phù chân tay, mặt, nước tiểu có nồng độ acid uric cao. Khi bị tiền sản giật, người mẹ có thể bị tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu gây băng huyết rât nguy hiểm. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nhau bong non, phù phổi, xuất huyết não, thậm chí là tử vong. Cách phòng ngừa chủ yếu là ăn uống hợp lý, tập luyện nhẹ nhàng. Khi gặp tình trạng phù nề cần cẩn thận quan sát và xử lý kịp thời.

Đó là những bệnh lý thường gặp phụ nữ mang thai cần biết. Những bệnh này có những bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, việc nắm bắt các triệu chứng cũng như cách phòng ngừa, điều trị là rất cần thiết để có một thai kì khỏe mạnh. Chúc các bà mẹ có một thai kì khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông.

10 Bệnh Lý Thường Gặp Phụ Nữ Mang Thai Cần Biết

0 lượt xem

Nội dung chính

Thiếu máu có thể do bệnh lý về máu hoặc nhiễm giun móc nhưng đối với phụ nữ mang thai chủ yếu là do thiếu sắt. Để dự phòng thiếu sắt, phụ nữ mang thai nên chú ý tăng cường sắt từ những thực phẩm có màu đỏ, cá, trứng, rau có màu xanh đậm hoặc các chế phẩm bổ sung sắt vào cơ thể.

Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm, chiếm tỉ lệ từ 6-8% số phụ nữ mang thai, phần lớn xảy ra ở phụ nữ có con so. Bệnh có biểu hiện là cao huyết áp, phù mặt, phù chân tay và nước tiểu có nhiều chất đạm. Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu khiến máu chảy không cầm được, có thể co giật trước, trong và sau khi sinh làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nhau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong (10%).

Đái tháo đường cũng là bệnh khá nghiêm trọng đối với các phụ nữ mang thai. Lúc này, cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu mà cũng có thể không thiếu insulin nhưng tế bào không sử dụng được insulin. Hơn nữa, các triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường cũng tương tự như lúc mang thai: mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần… nên rất khó khăn trong việc chẩn đoán. Bạn cần kiểm tra nước tiểu mỗi khi đi khám thai. Nếu nghi ngờ mình bị đái tháo đường, hãy gửi mẩu nước tiểu để bác sĩ kiểm tra. Trong những trường hợp nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cho kiểm tra đường huyết lúc đói và làm xét nghiệm dung nạp đường, nhất là vào thời điểm thai 24-30 tuần.

Nếu mắc bệnh đái tháo đường trong giai đoạn mang thai, phụ nữ mang thai cần được theo dõi kỹ để được hướng dẫn chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh, giảm bớt lượng đường, béo và muối. Và điều trị thuốc nếu không thể điều chỉnh đường huyết bằng chế độ ăn làm giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi.

Thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ dễ bị dị ứng với môi trường xung quanh. Do đó những bà mẹ có tiền sử hen suyễn sẽ dễ bị bộc phát, nhất là vào tuần cuối của thai kỳ. Phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc trị hen suyễn dạng khí dung, giải pháp này hầu như không ảnh hưởng gì đến thai nhi, chỉ có tác dụng đến phôit, giúp bà bầu dễ thở hơn. Nếu có tiền sử hen suyễn, trong thời gian này, phụ nữ mang thai nên mang theo ống hít để ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, các chị em nên bổ sung thêm những thực phẩm chứa nhiều vitamin E, có thể giúp em bé ngăn ngừa bệnh dị ứng từ môi trường xung quanh.

Trầm cảm thường xảy ra ở những thai kỳ không mong muốn. Triệu chứng như buồn chán, mất ngủ, mất năng lượng. Hậu quả cho mẹ là tăng trọng lượng kém, nghiện thuốc, nghiện rượu, có ý định tự tử. Hậu quả cho thai nhi là suy dinh dưỡng, sanh non, chậm phát triển tâm thần. Vì vậy thai phụ cần được khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Do sức đề kháng của thai phụ giảm nên dễ bị nhiễm siêu vi gây bệnh cảm cúm. Phụ nữ mang thai nếu bị cảm cúm nên ăn nhiều tỏi, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để nâng cao hệ miễn dịch. Đặc biệt không được uống thuốc cảm cúm bừa bãi mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ là do uống thuốc cảm cúm khi mang thai.

Khi có thai, phụ nữ mang thai rất dễ bị viêm âm đạo do nấm. Nếu bà bầu thấy âm đạo có nhiều huyết trắng, váng đục như sữa đông, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau rát cần đến bác sĩ để khám và điều trị ngay. Nếu kéo dài tình trạng viêm nhiễm này sẽ khiến mẹ dễ sinh non và sảy khi mang thai.

8, Mụn rộp do virus Herpes simplex

Đây là bệnh do virus xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ hổng trên da gây triệu chứng ngứa, sau đó chúng gây ra các vết phỏng loét hoặc mụn rộp thường xuất hiện ở vùng mặt và miệng. Trong 3 tháng đầu mang thai người mẹ bị mắc bệnh này thì rất dễ bị sảy thai. Nếu không ngăn chặn sớm trước thai kỳ, vi-rút sẽ lây qua bé ngay khi chưa chào đời. Trong vài trường hợp, thai có thể chết non hoặc não, thần kinh, mắt và da của bé bị ảnh hưởng. Do đó phụ nữ mang thai cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên đến các khu vực đông người để hạn chế bị lây bệnh. Ngay khi xuất hiện các dấu hiện của bệnh như kể trên nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng. Bác sĩ sẽ quyết định dùng thủ thuật mổ lấy thai ngay và cho bé uống thuốc vi-rút sau khi vừa chào đời.

9, Viêm cầu thận

Bệnh gây tổn thương đến tiểu cầu thận, diễn tiến chậm và người bệnh bị viêm cầu thận thường có biểu hiện là chân bị phù, giảm chức năng thận, huyết áp tăng cao, tiểu ra máu… Các xét nghiệm có chỉ số như albumin niệu, creatinin và ure trong máu đều cao. Khi mang thai nếu thai phụ bị viêm cầu thận ở thể nặng có thể làm cho nhau thai và cuống nhau bị teo nhỏ, sẽ gây thai suy dinh dưỡng, sẩy thai, thai chết lưu. Tuy nhiên nếu bị viêm cầu nhẹ, thai phụ vẫn có thể mang thai bình thường nhưng cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để tránh bệnh tiến triển nặng gây những biến chứng không tốt đến sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi.

10, Viêm gan siêu vi B

Đây là một trong những bệnh lây truyền từ mẹ sang con khá nguy hiểm vì nếu bị nhiễm bệnh từ mẹ, em bé sinh ra có nguy cơ 70 – 90% chuyển sang mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Do đó, cách bảo vệ tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sớm đi tiêm vaccine phòng viêm gan B để bảo vệ cho sức khoẻ bà mẹ cũng như có một thai kỳ khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu không may bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì khi có thai, tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể để bảo vệ em bé trong suốt quá trình thai kỳ và các biện pháp tiêm phòng ngay khi em bé mới được sinh ra.

Theo Dinhduongbabau.net

Hồng Ngọc

Những Bệnh Về Da Thường Gặp Ở Phụ Nữ Mang Thai

Tình trạng tăng sắc tố có thể xảy ra do sự gia tăng lượng hormone kích tạo tế bào hắc tố như oestrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai. Tăng sắc tố thường có biểu hiện là những đường đen dưới rốn, sinh dục và quầng vú.

Tàn nhang và nốt ruồi có thể đậm hơn nhưng sẽ phai dần sau khi sinh. Nám da có thể xuất hiện hoặc nặng lên trong thai kỳ.

Những biến đổi khác thường trong thai kỳ bao gồm sẩn ngứa thai kỳ, sự gia tăng rụng tóc. Ngoài ra tuyến bã cũng tăng cường hoạt động.

Những bệnh về da trong thời kỳ thai nghén

Khi bào thai phát triển, cơ thể mẹ cũng trải qua các biến đổi về miễn dịch.

Các bệnh da thường gặp trong thai kỳ

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai: là những mảng và sẩn, phù, ngứa ở người mang thai. Bệnh thường xảy ra trong lần mang thai đầu tiên và khởi phát muộn, vào 3 tháng cuối. Bệnh thường khởi phát đột ngột, ở vùng bụng chiếm 90% trường hợp, vài ngày sau có thể lan ra hai mông, cánh tay và mu bàn tay. Mặt không bị ảnh hưởng.

Thương tổn khởi phát là những sẩn đỏ có một vòng màu tím bao quanh, thương tổn gia tăng và dính liền nhau tạo thành những mảng phù đỏ hoặc có hình bia bắn giống như hồng ban đa dạng. Đôi lúc xuất hiện những sẩn huyết thanh. Bệnh kéo dài trong vòng 6 tuần thường có ngứa vừa đến ngứa dữ dội.

Bọng nước dạng pemphigus thời kỳ mang thai: hay còn gọi là mụn rộp thời kỳ mang thai (herpes gestationis). Đây là bệnh bọng nước tự miễn xảy ra 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc sau sinh.

Bệnh da ở phụ nữ mang thai trong những trường hợp nhẹ có thể đáp ứng với corticoid bôi tại chỗ, có thể uống kháng histamine hoặc không.

Vảy nến thể mủ ở thời kì mang thai: Biểu hiện lâm sàng gần như không thể phân biệt được với vảy nến mủ của von Zumbusch. Người bệnh có thể có hoặc không có tiền sử bệnh vảy nến. Bệnh thường xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Với các dấu hiệu như dát và mảng đỏ, bờ có những mụn mủ. Thương tổn hay gặp tại nếp gấp và thân mình.

Xét nghiệm máu có bạch cầu, tốc độ lắng máu tăng cao và giảm canxi máu. Mô bệnh học như vảy nến thể mủ với sự tập trung bạch cầu trung tính ở dưới lớp sừng.

Sẩn ngứa thai kì: Hiện nay sẩn ngứa được phân vào nhóm phát ban cơ địa ở giai đoạn mang thai. Bệnh thường xảy ra ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ gồm những sẩn đỏ, những vết xước ở bụng và mặt duỗi tứ chi. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp âm tính. Thương tổn giảm sau khi sinh và không tái phát ở những lần mang thai sau.

Để cho thai kì được an vui và trọn vẹn thai phụ cần trang bị những kiến thức về biến đổi sinh lý, do vậy nếu phát hiện những bất bất thường ở da, cần đến gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để được khám, tư vấn và điều trị hợp lí, an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Những Bệnh Cần Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai Phụ Nữ Cần Biết

1. Có nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé cưng trong bụng. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

2. Các loại vắc-xin nên tiêm phòng Tiêm phòng Rubella

90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.

Tiêm phòng sởi

Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Hiên nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.

Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.

Tiêm phòng cúm

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc-xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virut đã chết nên rất an toàn với mẹ bầu. Bạn có thể yên tâm.

Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi bầu.

Viêm gan siêu vi B

MMR, vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc-xin không nên tiêm phòng khi mang thai. Về lý thuyết, vắc-xin MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…

Tuy nhiên, không ít trường hợp mẹ tiêm ngừa MMR trong khi mang thai, bé cưng sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu lỡ tiêm phòng MMR trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguy cơ dị tật có thể rất thấp. Xét nghiệm ở tuần thứ 18 của thai kỳ có thể giúp bạn xác định nguy cơ này.

Ngoài ra, bắt đầu từ giữa năm 2014, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi và Rubella (MR). Nếu cơ thể đã miễn dịch với quai bị, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng MR trước khi mang thai.

4. Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu

Trung tâm Y tế dự phòng

50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263

70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268

Viện vệ sinh dịch tễ

131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đường Nguyễn Viết Xuân (Hà Đông)

Trung tâm tiêm phòng

Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512

Ở thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Đại học Y Dược

Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.

Viện Pasteur

Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08. 38230352

Bệnh viện Từ Dũ

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08. 38391229

Các Bệnh Da Liễu Thường Gặp Ở Phụ Nữ Mang Thai Nhất

Theo ThS. BS. Lê Thái Vân Thanh (Giảng viên bộ môn Da liễu ĐH Y Dược TP.HCM ) cho biết, bệnh da chiếm tới hơn 50% các bệnh ở phụ nữ mang thai, trong đó có 11.02% thai phụ mắc cùng lúc 2 hoặc 3 bệnh da trong thai kỳ.

Theo tài liệu “Một số biến đổi ngoài da ở phụ nữ có thai” của Viện da liễu Quốc gia cho biết, nguyên nhân gây ra các biến đổi ngoài da ở phụ nữ có thai là do ảnh hưởng của hormon khi mang thai. Các thay đổi có thể là bình thường nhưng cũng có thể là bất thường liên quan đến bệnh lý.

Các biểu hiện có thể thay đổi trong giai đoạn mang thai hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh.

Dưới đây là các bệnh da liễu thường gặp ở phụ nữ mang thai.

7 Loại bệnh da liễu thường gặp ở phụ nữ mang thai 1. Rám má (nám má hay melasma)

Có khoảng 50% các trường hợp phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện những đám thâm ở mặt hay còn gọi là rám má (nám má). Nám có thể ở khắp mũi, má, trán. Nám sẽ rõ hơn với những phụ nữ da sáng, tiếp xúc nhều với ánh nắng. Nám da có thể giảm dần vài tháng sau sinh, nhưng cũng có khi tồn tại vĩnh viễn.

Một số các biểu hiện thay đổi sắc tố còn thường thấy như thâm đường giữa bụng, thâm quầng vú, núm vú, bộ phận sinh dục, nách và mặt trong đùi…

2. Thay đổi ở lông, tóc và móng

Khi mang thai, một số người sẽ thấy lông ở các vị trí mọc nhiều hơn, đen hơn trong khi đó tóc lại thưa đi. Hiện tượng rụng tóc sẽ kéo dài từ 1-5 tháng sau khi sinh. Ngoài ra, các móng có hiện tượng bị giòn, móng có rãnh khía hoặc tách móng.

3. Mụn trứng cá

Khi mang thai chức năng của tuyến mồ hôi tăng lên, nhưng chức năng của tuyến bã lại giảm xuống, ngoài ra các hoạt động của tuyến giáp cũng tăng lên làm tăng hoạt động của tuyến mồ hôi. Do đó phụ nữ mang thai thường bị cách bệnh ảnh hưởng của tuyến mồ hôi như:Phát ban do nóng; Tăng tiết mồ hôi; Mụn trứng cá.

Trong đó, mụn trứng cá chiếm 15% các bệnh da ở phụ nữ mang thai.

Các điều trị tại chỗ: vệ sinh da mặt đúng cách, tránh nặn bóp không đúng phương pháp và tránh lạm dụng mỹ phẩm.

4. Rạn da

Thay đổi mô liên kết và mạch máu trong thời kì mang thai biểu hiện rõ nhất là rạn da chiếm từ 50-90%. Các vết rạn da thường phát triển vào nửa sau của thai kỳ với các biểu hiện như vết đỏ màu sáng, đỏ tím. Các vị trí hầu hết là vùng bụng dưới, đùi, mông, hông, vú và cánh tay.

Các vết rạn ở khu trú không đau nhưng có thể gây cảm giác ngứa, châm chích. Về điều trị có thể bôi kem chống rạn, nứt da.

5. Thay đổi về mạch máu

Khoàng 40% phụ nữ có thai bị giãn tĩnh mạch chi dưới do các thay đổi của mạch máu, áp lực đè nén của thai nhi lên tĩnh mạch chậu. Hiện tượng này xảy ra vào khoảng 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Sự thay đổi này có thể gây hiện tượng mặt đỏ, nhợt nhạt, nóng hay lạnh, phát ban.

Phần lớn những thay đổi này không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

6. Mày đay sẩn ngứa

Đây là bệnh phát ban hay gặp nhất ở phụ nữ có thai, thường xuất hiện lần đầu tiên vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Phần lớn mày đay sẩn ngứa ở phụ nữ có thai xuất hiện đầu tiên từ các vết rạn da ở vùng bụng. Thương tổn là các ban mày đay nhỏ, màu đỏ, hơi phù nề liên kết với nhau thành đám sẩn. Đôi khi các ban có thể thấy mụn nước nhỏ. Sau vài tuần các ban sẩn có thể lan xuống đùi, mông, ngực, cánh tay. Biểu hiện rõ nhất là ngứa.

Bệnh không nguy hại cho mẹ và thai nhi, kép dài khoảng 6 tuần và tự khỏi sau sinh khoảng 1-2 tuần.

Điều trị giảm triệu chứng có thể dùng thuốc bôi mỡ hoặc kem steroide loại mạnh như Temovat (clobetason) hay Diplrolene (betametasone) từ 5 – 6 lần/ngày có thể hạn chế ngứa. Khi các dát sẩn đơn hơn có thể dùng thuốc bôi steroide nhẹ hơn.

Xem thêm: Cách trị mề đay cho bà bầu

7. Ứ mật trong gan gây ngứa và vàng da

Vàng da là hiện tượng do ứ mật trong gan ở phụ nữ có thai. Thường xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ và ở phụ nữ mang thai đôi, thai ba.

Biểu hiện rõ nhất là ngứa, ngứa từ lòng bàn tay, bàn chân sau đó lan ra các vùng còn lại. Khoảng 10-15% các trường hợp xuất hiện vàng da sau 2-4 tuần bị ngứa.

Bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh nhưng ảnh hưởng đến thai nhi do thiếu khả năng điều hòa mật, gan thai nhi cũng chịu ảnh hưởng do hiện tượng thừa mật. Tình trạng ứ mật trong gan có thể làm tăng nguy cơ thay đổi màu phân xu, sinh non, thai chết trong tử cung. Thai phụ có nguy cơ co dạ con trước đẻ. Vì thế cần được theo dõi thường xuyên, khám và điều trị khi xuất hiện các hiện tượng ngứa, vàng da.

Về điều trị ngoài da có thể dùng các sản phẩm làm mềm da, sữa tắm nhẹ để chống ngứa.

8. Một số bệnh khác

Những phụ nữ có trình độ văn hóa thấp, lao động chân tay dễ bị mắc các bệnh lang ben, nấm móng, ghẻ ngứa.

Ngoài ra, nếu thai phụ có tiền sử các bệnh về da khác như: Viêm da cơ địa; Vảy nến; Trứng cá; Mày đay; Liken phẳng; Hồng ban nút; Mụn cóc, Chốc … thì các biểu hiện sẽ nặng hơn trong thời kỳ mang thai. Lúc này thai phụ buộc phải dùng một số loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Cách phòng tránh các bệnh da liễu ở phụ nữ mang thai

Tự chăm sóc da từ chế đọ ăn thích hợp cho sức khỏe.

Thận trọng trong việc dùng mỹ phâm, thuốc.

Bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh như bụi bặm, ánh nắng.

Chống nắng thường xuyên.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần đi khám chuyên khoa và điều trị triệt để bệnh trước khi có thai.

Trong thời kỳ mang thai nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường nên báo cho bác sĩ để theo dõi thai nhi.

Đa số các bệnh da liễu trong thời kỳ mang thai là các bệnh có thể gặp ở bất cứ phụ nữ bình thường nào vì thế đừng xem thường, hãy đến khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu bất thường để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Mọi thông tin thắc mắc về bệnh cũng như cách chữa trị an toàn cho phụ nữ mang thai chị em có thể liên hệ để trao đổi với bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – Chuyên gia trị bệnh da liễu, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường theo hotline 024 6253 6649 hoặc 0963 302 349 để được tư vấn miễn phí.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Ở Phụ Nữ Khi Mang Thai Lần Đầu

Những câu hỏi thường gặp ở phụ nữ khi mang thai lần đầu: Em bé đạp, Đau lưng, Táo bón, Viêm bàng quang, Chóng mặt, Ợ nóng, Sẩy thai, Ốm ghén, Bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai, Tiền sản giật, Đau bầu ngực, Xuất huyết, chảy máu và ra huyết trắng khi mang thai, Đau bụng trong thời kỳ mang thai, Rạn da, Sưng phù trong thời kỳ mang thai, Nấm Candida, Cảm giác mệt mỏi trong thời kỳ mang thai 17…

Những câu hỏi thường gặp ở phụ nữ khi mang thai lần đầu: Em bé đạp, Đau lưng, Táo bón, Viêm bàng quang, Chóng mặt, Ợ nóng, Sẩy thai, Ốm ghén, Bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai, Tiền sản giật, Đau bầu ngực, Xuất huyết, chảy máu và ra huyết trắng khi mang thai, Đau bụng trong thời kỳ mang thai, Rạn da, Sưng phù trong thời kỳ mang thai, Nấm Candida, Cảm giác mệt mỏi trong thời kỳ mang thai

17 câu hỏi mà phụ nữ thường thắc mắc khi lần đầu mang thai

Em bé đạp

Đau lưng

Táo bón

Viêm bàng quang

Chóng mặt

Ợ nóng

Sẩy thai

Ốm ghén

Bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai

Tiền sản giật

Đau bầu ngực

Xuất huyết, chảy máu và ra huyết trắng khi mang thai

Đau bụng trong thời kỳ mang thai

Rạn da

Sưng phù trong thời kỳ mang thai

Nấm Candida

Cảm giác mệt mỏi trong thời kỳ mang thai

1. Em bé đạp:

Bạn nóng lòng muốn thấy bé đạp? Khi nghĩ về những chuyển động của bé, hầu hết mọi người đều tưởng tượng có một bàn chân bé nhỏ thúc vào thành bụng mẹ hoặc mường tượng ra hình ảnh em bé đang đạp. Nhưng thật ra trong thời gian đầu, bé vẫn còn rất nhỏ và có nhiều khoảng trống để di chuyển mà không phải chạm mạnh vào thành bụng của bạn. Trên thực tế, bạn thậm chí còn không cảm nhận được sự chuyển động của bé ở giai đoạn đầu của thai kỳ!

Những rung động đầu tiên: Khi lần đầu tiên bạn cảm nhận được chuyển động của bé, thường vào khoảng từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20, bạn sẽ thấy vô cùng phấn khích – đây là bằng chứng cho thấy bé thực sự đang nằm trong bụng bạn và phát triển khỏe mạnh. Dĩ nhiên, mỗi trường hợp mang thai lại một khác, nên sự phát triển thai nhi của bạn sẽ không hoàn toàn theo đúng một lịch trình chính xác, nhưng bạn sẽ có thể cảm nhận được chu kỳ chuyển động của bé vào những khoảng thời gian nhất định.

Những chuyển động của bé ở những tuần sau

Từ tuần 24 – 28: Sẽ không có gì bất thường nếu bạn cảm thấy bé nấc cục và mặc dù tiếng động lớn bên ngoài không gây hại cho bé nhưng có thể làm bé “giật nảy” lên!

Khoảng tuần thứ 29: Tử cung của bạn bắt đầu trở nên chật chội hơn nên bé sẽ chuyển động ít hơn nhưng bạn sẽ cảm nhận được những chuyển động đó rõ hơn.

Khoảng tuần thứ 32: Bé thậm chí sẽ cử động nhiều hơn trước khi thu mình vào vị trí cuối cùng (hy vọng là ngôi đầu) vào khoảng tuần thứ 36. Vì không gian chật chội hơn và bé đã khỏe hơn, những chuyển động của bé có thể làm bạn thấy không được thoải mái – đặc biệt là khi bé thúc vào mạng sườn bạn!

Từ tuần 36 – 40: Thông thường bé đạp ít hơn vào cuối thai kỳ nên bạn đừng lo lắng khi thấy bé cử động ít đi. Nhưng hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn vẫn thấy bé đạp – khoảng 10 lần đạp trong vòng 24 giờ được coi là bình thường.

Bs. Nhật Khanh, Bác sĩ tư vấn: Không có gì là bất thường nếu bạn thấy đau lưng đôi chút trong thời kỳ mang thai, rốt cuộc thì bạn đã phải mang bầu trong suốt 9 tháng trời! Nhưng có nhiều thứ bạn có thể làm để phòng và chữa căn bệnh này, như là thay đổi dáng đi đứng, thay đổi tư thế ngủ hoặc dùng đến liệu pháp mát-xa. Nếu cơn đau quá nặng, hãy tham vấn bác sĩ của bạn hoặc liên hệ với các chuyên viên tư vấn của chúng tôi!

Nguyên nhân đau lưng khi mang thai: Rất nhiều phụ nữ bị đau lưng khi mang thai, đặc biệt là ở vào ba tháng cuối của thai kỳ. Thông thường, nguyên nhân là do sức nặng của bụng bầu kéo dãn các cơ ở phần thắt lưng ra phía trước. Cũng có thể là do cơ thể bạn đang chuẩn bị cho ngày lâm bồn, nên các dây chằng trở nên mềm hơn bình thường, khiến bạn thấy đau ở phần khung xương chậu, hoặc đau ở phần xương cụt.

Ngăn ngừa đau lưng khi mang thai

Tư thế: Tư thế của bạn rất quan trọng và có thể làm nên sự khác biệt. Khi đứng bạn hãy tưởng tượng có sợi dây buộc phía trên đầu bạn và kéo bạn thẳng người lên, cố gắng giữ cho bụng và mông thẳng.

Ngồi: Tư thế ngồi và nằm cũng rất quan trọng; cố gắng đừng khom người xuống khi ngồi. Kê một tấm nệm sau lưng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.

Ngủ: Khi ngủ đêm hãy nằm nghiêng và kê một chiếc gối vào giữa hai đầu gối để giữ người ở đúng vị trí. Ngoài ra, hãy đặt hai tay ra phía trước để nâng người lên và đỡ cho bụng bầu, thao tác này sẽ thuyên giảm sự căng cứng ở lưng bạn và giúp chứng đau lưng đỡ đi.

Giày dép: Giày dép thoải mái cũng đóng vai trò quan trọng. Một số phụ nữ thích đi giày bệt trong khi các phụ nữ khác lại muốn đi giày có đế cao một chút. Hãy chọn loại giày mà bạn thấy thoải mái nhất.

Luyện tập nhẹ nhàng vừa giúp bạn giữ cho cơ thể cân đối vừa giúp giảm nhẹ chứng đau lưng lúc mang thai. Hãy thu xếp tham gia các lớp tập thể dục tiền sản gần nơi bạn ở, chẳng hạn như lớp tập bơi hoặc tập Yoga tiền sản. Thậm chí cả việc bơi lội nhẹ nhàng thông thường và hoạt động đi bộ cũng giúp ích cho bạn.

Tránh nâng các vật nặng: Bạn đang phải mang một em bé lớn lên từng ngày trong bụng. Do đó, việc mang vác thêm bất cứ vật gì nặng cũng khiến cơ thể bạn phải gồng lên. Nếu như bạn nhất thiết phải nâng vật gì lên, hãy luôn nhớ bạn phải chùng đầu gối xuống chứ không được cúi gập lưng, và phải dùng lực của hai đùi để đẩy người đứng lên.

Chữa trị đau lưng khi mang thai

Nâng đỡ bụng: Giảm bớt áp lực lên vùng lưng bằng cách nằm ngủ nghiêng về một bên và chèn một chiếc gối hình nêm phía dưới bụng. Nếu bạn bị đau nặng, hãy thử đeo dây lưng hỗ trợ đặc biệt trong suốt cả ngày và tham vấn bác sĩ của bạn.

Thư giãn bằng nước nóng hoặc nước lạnh: Tắm nước ấm hoặc chườm bằng chai nước nóng cũng có thể giúp làm dịu cơn đau lưng, mặc dù một số phụ nữ thích biện pháp thư giãn bằng cách chườm túi nước đá (hoặc túi đậu đông lạnh).

Mát-xa: Nhẹ nhàng mát-xa có thể làm nên điều kỳ diệu, giúp xoa dịu các cơ bị đau, nhưng những loại dầu mát-xa thông thường có thể không thích hợp cho thai phụ. Vì vậy, trước khi dùng dầu mát-xa, hãy tham vấn chuyên gia mát-xa hoặc bác sĩ của bạn trước.

3. Táo bón

Bs. Kiều Thu, Chuyên Khoa I – Y Học Gia Đình: Khi các bà mẹ Dumex chia sẻ về việc mang thai của mình, họ thường đề cập đến chứng táo bón. Rất nhiều bà mẹ mà chúng tôi tiếp chuyện gặp phải hiện tượng này, nhưng không phải tất cả đều mắc phải. Có thể bạn đã biết tin vui này ở đâu đó, rằng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa chứng bệnh này, hãy tiếp tục đọc phần bên dưới để có thêm thông tin. Và đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn nhận được những lời khuyên hữu ích về vấn đề sức khỏe của bạn trong thời kỳ mang thai!

4. Viêm bàng quang

Bs. Kiều Thu, Chuyên Khoa I – Y Học Gia Đình Việc bị nhiễm trùng bàng quang, chẳng hạn như viêm bàng quang là một chứng bệnh thường gặp khác ở thai phụ. Còn được gọi là chứng nhiễm trùng đường tiểu (Urinary Tract Infection- UTI), viêm bàng quang có thể gây đau cho bạn và bạn cần điều trị dứt bệnh trước khi sinh. Việc thực hiện các biện pháp đơn giản như mặc đồ lót bằng cotton, giữ gìn cơ thể thật sạch sẽ cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng bệnh này. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng gì về vấn đề sức khỏe khi mang thai, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên viên tư vấn của chúng tôi!

Chứng viêm bàng quang là gì? Viêm bàng quang là sự nhiễm trùng bàng quang, gây cảm giác bỏng rát khi đi tiểu. Thông thường nước tiểu tự nhiên đã được vô trùng, nhưng trong thời gian mang thai đường tiểu của bạn trở nên mềm hơn và giãn nở hơn, làm tăng nguy cơ bị vi trùng xâm nhập, có nghĩa là bạn dễ bị mắc chứng viêm bàng quang hơn.

Triệu chứng viêm bàng quang: Đau, rát hoặc buốt khi đi tiểu, Muốn đi tiểu thường xuyên và thấy rất buồn tiểu nhưng lại chỉ đi tiểu rắt (đái rắt)

Còn tiếp ….

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bệnh Lý Thường Gặp Phụ Nữ Khi Mang Thai Cần Biết trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!