Bạn đang xem bài viết Những Biểu Hiện Mang Thai Lần Đầu Tiên được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bé yêu của chúng ta thật nhỏ bé và dễ bị thương tổn chính vì thế chúng ta cần lúc nào cũng bảo vệ và che chở cho bé. Việc chăm sóc bé cần bắt đầu ngay từ những ngày đầu tiên của thai kì. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu các dấu hiệu mang thai tuần đầu như sau.
Thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung: Trong những ngày đầu mang thai, chất nhầy sẽ bị cô đặc thành nút nhầy bít chặt tại cổ tử cung. Đây là phản ứng của cơ thể mẹ nhằm ngăn cản tác động của các chất trong cơ thể mẹ cũng như các yếu tố bên ngoài âm đạo vào tử cung để bảo vệ cho bào thai. Như vậy, các mẹ sẽ cảm thấy chất nhầy trong tử cung trở nên đặc hơn.
Ngực cảm giác căng cứng, đau và nhạy cảm hơn: Dấu hiệu này của các mẹ sẽ khá giống với hiện tượng vào trước kì kinh nguyệt nhưng nặng hơn. Do đó, có rất nhiều mẹ bỏ qua hiện tượng này.
Các mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc thậm chí là ngất xỉu: Khi mang thai thời kì đầu, các mẹ cần có thêm dinh dưỡng và oxi để nuôi dưỡng bào thai. Lúc đó, lượng hormone progesterone tăng khiến cho nhiệt độ cơ thể mẹ tăng để đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim cũng sẽ tăng để cung cấp đủ oxi cho buồng trứng. Hệ thống tim mạch của các mẹ lúc này sẽ có những thay đổi khá lớn: nhịp tim tăng, tốc độ bơm máu tăng, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng 40-45%. Bởi vì là thời kì đầu của thai kì, cơ thể mẹ chưa thể thích nghi ngay được nên các mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hay ngất xỉu. Ở hiện tượng này, có nhiều mẹ sẽ tưởng mình bị ốm hay làm việc quá sức.
Tiểu tiện liên tục: Trong những ngày đầu mang thai, tử cung của các mẹ sẽ lớn ra để chuẩn bị đón nhận bé, nó sẽ đè lên bàng quang và khiến cho bạn tiểu tiện nhiều lần trong ngày.
Các mẹ sẽ có thể có cảm giác buồn nôn, nôn hay sợ các mùi lạ, mùi đặc trưng: Mang thai làm lượng estrogen ở cơ thể mẹ tăng, khiến cho các mẹ trở nên nhạy cảm với mùi. Các mẹ có thể có phản ứng buồn nôn khi ngửi thấy mùi đặc trưng hoặc tại một số thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể có phản ứng ngược lại với phản ứng này, đó là đột nhiên thèm ăn các thứ mà trước đó các mẹ có thể là chưa bao giờ thích ăn. Khi có triệu chứng này, các mẹ nên có sự tư vấn của chuyên gia để có sự chăm sóc tốt nhất cho bản thân và bé.
Cách nhận biết đã mang thai trong tuần đầu tiên
Bạn cảm thấy khó thở và thân nhiệt cao trong nhiều ngày: Ngay từ tuần đầu mang thai, cơ thể mẹ cần lượng oxi và năng lượng nhiều hơn cho bản thân và bé. Nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao để đốt cháy nhiều năng lượng hơn. Lượng hô hấp cũng cần tăng. Nhưng trong lúc nhất thời cơ thể mẹ còn chưa thích ứng kịp nên có hiện tượng khó thở và thân nhiệt cao. Có nhiều mẹ có thể nhầm bản thân mình bị ốm. Nếu hiện tượng này kéo dài hơn 2 tuần thì bạn cần đến bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Bạn có hiện tượng chảy máu hay rỉ máu: Khi bé làm tổ trên những lớp niêm mạc tử cung, điều này có thể làm một vài mảnh niêm mạc bong ra, gây ra hiện tượng chảy máu song không nhiều. Đây cũng là dấu hiệu để mẹ tự hỏi mình có phải hay không đang mang thai.
Hiện tượng đau lưng: Khi tử cung của các mẹ to ra để chuẩn bị đón bé, cơ bụng trở nên lỏng lẻo nhưng cũng đồng thời làm cho các cơ ở lưng hoạt động nặng nề bù lại. Dấu hiệu này không được rõ ràng lắm nên hay bị các mẹ bỏ qua.
Bạn bị mất kinh: Khi kinh nguyệt của các mẹ không đến đúng ngày, đặc biệt với các mẹ có kinh nguyệt đều, thì dù có phải hay không mang thai thì bạn cũng nên đi khám. Vì đây là dấu hiệu của mang thai và các bệnh phụ sản khác, bạn cần biết chính xác nguyên nhân để có thể điều trị tốt nhất.
Giúp Tôi Với. Những Biểu Hiện Nửa Tháng Đầu Tiên Khi Mang Thai?
1. Xuất hiện những đốm nhạt trên da.
2. Đi tiểu thường xuyên hơn – việc đi tiểu nhiều hơn thường lệ là một trong những dấu hiệu rất sớm của việc mang thai. Nhiều phụ nữ nghiệm thấy họ đi tiểu thường hơn nhiều ngay cả trước khi mất kinh, thường là từ 7 đến 12 ngày sau khi nhiệt độ tăng khi trứng rụng. Những sự thay đổi mức hoóc môn tạo ra bởi việc trứng bám tạo thai, đặc biệt là hoóc môn HCG (human chorionic gonadotropin) gây ra sự mắc tiểu thường xuyên hơn.
3. Thân nhiệt tăng lên – sẽ là bình thường khi thân nhiệt tăng vào lúc rụng trứng. Thân nhiệt căn bản của bạn vẫn tăng sau khi sự rụng trứng hoàn tất và tiếp tục duy trì tình trạng tăng thân nhiệt cho tới gần ngày kinh của bạn có thể là một trong những dấu hiệu rất sớm của sự thụ thai.
4. Mất kinh – mất kinh là một trong mười dấu hiệu hiển nhiên cho biết bạn đã thụ thai. Tuy nhiên, bạn có thể mất một kỳ kinh vì những lý do khác như bị bệnh, căng thẳng, mất cân bằng hoóc môn và những phản ứng với thực phẩm hay thuốc chữa bệnh. Nếu chu kỳ kinh bình thường của bạn xảy ra rất đều, thì mất kinh là một dấu hiệu.
6. Co tử cung – tử cung có thể co lại thường và đều. Chuyển động quay, thể dục và sự cực khoái có thể gây ra sự co tử cung trong thời kỳ vừa mang thai.
7. Nôn – là một trong mười dấu hiệu của người phụ nữ mang thai, nhưng chỉ chừng một nửa số phụ nữ có thai có cảm giác buồn nôn, và sự buồn nôn này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ban ngày hay ban đêm.
8. Vú và núm vú cảm giác mềm hơn bình thường.
9. Quầng và núm vú sẫm hơn – quầng vú trở nên sẫm màu hơn chỉ sau một tuần thụ thai.
10. Chứng táo bón – bạn có thể lưu ý về sự thay đổi nơi đường ruột trong thời kỳ đầu thụ thai. Chức năng ruột có thể bị suy giảm do sự thay đổi hoóc môn và là một trong mười dấu hiệu thụ thai.
Ngay khi bạn cảm thấy những dấu hiệu thụ thai sớm, hãy xác định việc mang thai bằng cách dùng một trong những test thử thai tại nhà. Có nhiều khác biệt lớn trong mức độ tin cậy của việc thử thai tại nhà. Test thử máu khi mang thai có thể chính xác 8 đến 10 ngày sau khi thụ thai. Các test thử thai không chính xác đến 100%. Nếu bạn cảm thấy bạn thụ thai nhưng test thử thai của bạn âm tính, hãy thử lại trong vòng một tuần và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ.
Hãy nhớ chăm sóc kỹ chính mình và cơ thể ngay cả trước khi bạn có mang. Bỏ hút thuốc và uống rượu, ăn đầy đủ và bắt đầu tập thể dục. Sức khỏe của bạn là rất quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển sức khỏe em bé. Có thai và vui vẻ với thai kỳ ổn định là một trải nghiệm phức tạp nhưng kỳ diệu. Ngoài việc biết 10 dấu hiệu mang thai sớm, hãy tìm hiểu thêm về khả năng sinh, thai kỳ và sức khỏe của bạn để bé của bạn sẽ có sự khởi đầu tốt nhất.
Mang Thai Tháng Đầu Tiên: Cơ Thể Mẹ Có Những Biểu Hiện Gì?
Với những mẹ mang thai lần đầu sẽ có vô vàn thắc mắc về cơ thể và thai nhi cũng như những điều nên và không nên làm trong tháng đầu tiên của thai kỳ.
Mang thai tuần thứ 1
Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn đang có kinh và em bé tất nhiên chưa hình thành. Có thể bạn hơi khó hiểu? Nhưng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là ngày mà các bác sỹ tính là ngày bắt đầu của thai kỳ. Sự rụng trứng sẽ không diễn ra trong vòng hai tuần lễ nữa. Vì vậy, nếu có dự dịnh sinh con, bạn cần có sự chuẩn bị tư tưởng và sức khỏe trước khi mang thai.
Tốt nhất, bạn nên có kế hoạch có con trước khi thụ thai khoảng 3 tháng. Nếu chưa biết mình sẽ phải chuẩn bị những gì, bạn có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ về những việc mẹ bầu cần làm để sinh ra những em bé thông minh, khỏe mạnh.
Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn đang có kinh và em bé tất nhiên chưa hình thành. (Ảnh minh họa).
Thay đổi của cơ thể: Nếu bạn hy vọng mang thai trong tháng này, bạn có thể bắt đầu phải tính toán chờ tới ngày rụng trứng. Tuy nhiên, ngày này chỉ gần đúng và ngay cả các bác sỹ cũng không thể khẳng định chính xác, cũng giống như thời điểm thụ thai rất khó xác định vì bạn không thể biết chính xác khi nào thì trứng và tinh trùng ‘gặp nhau’.
Mang thai tuần thứ 2
Sang tuần thứ hai, mặc dù được tính là tuần thứ 2 của thai kỳ, nhưng thực ra lúc này bạn vẫn chưa thụ thai. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 này, trứng của bạn sẽ rụng vào vòi Fallop.
Trước khi em bé thực sự bắt đầu phát triển, nó sẽ trải qua các giai đoạn: Đầu tiên là sự gia tăng lượng estrogen và progesterone chảy qua máu đến tử cung để tạo thành một lớp màng tươi tốt, giàu mô máu để hỗ trợ một trứng được thụ tinh. Đồng thời, trong buồng trứng, trứng cũng đang chín trong các túi chứa dịch, gọi là nang.
Vào đầu tuần này (thường là ngày 14 của chu kỳ 28 ngày) trứng rụng: Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và cuốn trôi từ buồng trứng của bạn vào một ống dẫn trứng.
Dù được tính là tuần thứ 2 của thai kỳ, nhưng thực ra lúc này bạn vẫn chưa thụ thai. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 này, trứng của bạn sẽ rụng vào vòi Fallop. (Ảnh minh họa).
Thay đổi của cơ thể: Tuần thứ hai, thai kỳ của bạn đã bắt đầu, nên bạn hãy nghĩ về việc mang thai. Thời điểm rụng trứng là điều quan trọng nhất bạn cần phải biết nếu mong muốn có thai.
Sự rụng trứng xảy ra khi một trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng, rơi vào trong vòi trứng và chuẩn bị thụ tinh. Lớp niêm mạc của tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ rụng đi. Trứng chưa thụ tinh rụng và niêm mạc tử cung bong ra hình thành hiện tượng kinh nguyệt.
Mang thai tuần thứ 3
Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển từ âm đạo vào vòi trứng, nơi trứng của bạn đang chờ. Bắt đầu tuần thứ 3 này, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi, là một chỗ hõm có chứa dịch lỏng.
Lúc này, phôi bám vào thành tử cung, còn gọi là niêm mạc tử cung. Nếu phôi dâu bám thành công thì thai nhi sẽ bắt đầu phát triển và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ chỗ bám này. Tại vị trí mà phôi dâu bám vào niêm mạc tử cung sẽ phát triển thành nhau thai (còn gọi là rau hoặc nhau thai).
Hành trình của tinh trùng đến trứng để thực hiện quá trình thụ thai là cả một chặng đường đầy thử thách
Thay đổi của cơ thể: Sang tuần thứ 3, phôi dâu sẽ bắt đầu tiết ra hoóc môn để cơ thể bạn không giải phóng tế bào niêm mạc và các mô trong tử cung của bạn, khiến cho bạn không thấy kinh nguyệt nữa. Trong tuần thứ 3 của thai kỳ, bạn sẽ không thấy cơ thể mình có sự thay đổi nhiều, thậm chí nhiều phụ nữ còn chưa biết mình đã mang thai.
Mang thai tuần thứ 4
Ở tuần thứ tư, tế bào hợp tử hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai.
Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hormone quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.
Ở tuần thứ 4 của tháng đầu tiên mang thai, Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt.
Thay đổi cơ thể: Ở tuần thứ 4 của thai kỳ, bạn có thể có những triệu chứng đầu thai kỳ như căng ở hai bầu vú, nhức đầu, đau lưng hoặc một vài biểu hiện khác. Bạn nên biết rằng những triệu chứng này tương tự như những triệu chứng mà bạn có thể có trước kì kinh. Những người phụ nữ khác thì chẳng có triệu chứng nào cả ngoại trừ trễ kinh hoặc kinh nguyệt bất thường. Nếu bạn mất kinh, hãy dùng que thử thai. Đây là cách phát hiện thai sớm nhất tại nhà.
Mang thai tháng đầu tiên nên và không nên ăn gì?
Axit folic là dưỡng chất cần được bổ sung ngay từ khi mẹ mang thai tháng thứ 1 và trong suốt 3 tháng đầu để ngăn ngừa dị tật thai nhi.
Mẹ bầu nên cẩn trọng với những thực phẩm gây co thắt tử cung, hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao, thực phẩm đóng gói sẵn và các chất kích thích.
Tin Liên Quan
Những Biểu Hiện Khi Mang Thai Tuần Đầu Tiên Mà Bạn Cần Chú Ý!
Buồn nôn, mệt mỏi, thường xuyên buồn tiểu… đây là những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ có thể đã thụ thai. Nếu chị em đang trải qua tất cả nững dấu hiệu này, rất có thể tin vui đã đến với vợ chồng bạn. Tuy nhiên, bạn nên nắm được 6 biểu hiện dưới đây để không phải lo lắng khi mang thai.
6 biểu hiện khi mang thai tuần đầu tiên mà bạn cần chú ý!
Hãy dành chút thời gian để “soi” những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên của cơ thể để biết mình đã “dính” bầu hay chưa một cách sớm nhất nhé.
+ Ra máu nhẹ: Sau khi thụ thai từ 6-8 ngày, rất có thể chị em sẽ nhận thấy hiện tượng ra máu nhẹ, là những đốm máu nhỏ màu đen hoặc hồng nhạt. Đây là dấu hiệu trứng đã thụ tinh cấy vào thành tử cung – là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ đã thụ thai. Sau khi thụ thai từ 6-8 ngày, rất có thể chị em sẽ nhận thấy hiện tượng ra máu nhẹ.
+ Buồn nôn: Bạn đã dành 8 giờ mỗi ngày để ngủ và thậm chí ngủ trưa đầy đủ nhưng vẫn cảm thấy cơ thể mệt mỏi mặc dù không hề có lý do gì khác nữa, rất có thể đây là dấu hiệu sớm báo bạn đã có bầu. Trong thời gian đầu mang bầu, hormone progesterone tăng cao khiến chị em thường có cảm giác mệt mỏi. Thêm nữa, những triệu chứng như lượng đường trong máu thấp, giảm huyết áp, tăng lượng máu trong cơ thể cũng khiến các mẹ bị hao tổn sức lực.
+ Thay đổi tâm trạng: Bạn hay cáu gắt, cảm thấy mọi thức đều không thuận mắt mình hay bỗng ghét cay ghét đắng ai đó… việc thay đổi tâm trạng trong giai đoạn đầu thai kỳ cũng là dấu hiệu khá phổ biến. Nguyên nhân được giải thích là do sự thay đổi các kích thích tố trong cơ thể làm cho cảm xúc mẹ bầu cũng dễ thay đổi và thường có chiều hướng nhạy cảm hơn.
+ Ngực nhạy cảm: Đây là dấu hiệu giống với trước mỗi kỳ kinh nguyệt của chị em nhưng thường nặng nề hơn. Mẹ sẽ có cảm giác đau nhức núi đôi, nặng nề và nhạy cảm hơn nhiều so với bình thường. Dấu hiệu này thường xảy ra sau khi thụ thai 1-2 tuần. Tuy nhiên theo các chuyên gia, không phải mẹ bầu nào cũng trải qua sự thay đổi này.
Khi mới mang thai, mẹ sẽ có cảm giác đau nhức núi đôi, nặng nề và nhạy cảm hơn nhiều so với bình thường.
+ Thèm ăn: Nếu một ngày mẹ bỗng có cảm giác thèm ăn những món không phải sở thích của mình hay ghét ăn những đồ ăn từng khiến bạn bị “nghiện” thì rất có thể bạn đã thụ thai. Nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Cảm giác thèm ăn hầu như sẽ theo mẹ bầu trong suốt 9 tháng mang thai để cơ thể có thể hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.
+ Nhiệt độ cơ thể tăng: Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể, mẹ sẽ thấy những ngày này nhiệt độ cơ thể chị em sẽ tăng từ 0,3-0,3 độ C. Nếu triệu chứng này đi kèm với những dấu hiệu trên thì rất có thể mẹ đã có “tin vui”.
Nhật ký 7 ngày đầu tiên của thai nhi
+ Ngày đầu tiên: Ngày này, một trong hàng trăm triệu tinh trùng đã chiến thắng trong cuộc đua thụ tinh cho trứng và hình thành tế bào đơn nhất (hợp tử) sẽ phát triển thành em bé. Màu tóc, màu da, màu mắt và các đặc điểm tính cách của bé sau này được thiết lập khi nhiễm sắc thể số 23 của mẹ kết hợp với nhiễm sắc thể số 23 của người cha.
+ Ngày thứ 2: Hợp tử có sự biến chuyển phức tạp hơn đôi chút và tách thành 2 tế bào (nguyên phôi bào). Những tế bào này sẽ tiếp tục phân chia khoảng một lần mỗi 24 giờ cho đến khi tạo thành tất cả các bộ phận phức tạp của cơ thể đứa trẻ.
+ Ngày thứ 3: Kích thước trứng thụ tinh không thay đổi trong ngày này nhưng phân chia thành nhiều tế bào hơn và đã bắt đầu di chuyển chầm chậm xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Trứng sẽ bám rễ và lưu lại đây trong suốt thai kỳ.
+ Ngày thứ 4: Lúc này, trứng thụ tinh đã gồm khoảng 16 tế bào và đã bắt đầu tiến vào tử cung.
+ Ngày thứ 5: Em bé của mẹ vẫn còn rất nhỏ để có thể thấy được bằng mắt thường, nhưng bé sẽ lớn rất nhanh thôi. Từ ngày thứ 5, trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ ở lớp nội mạc tử cung.
+ Ngày thứ 6: Chùm tế bào mới trong tử cung sẽ phân chia thành hai phần riêng biệt trong ngày này. Phần nằm bên trong sẽ phát triển thành em bé trong khi phần bên ngoài sẽ tách ra để tạo thành hệ thống hỗ trợ cho thai nhi.
+ Ngày thứ 7: Những phụ nữ dưới 35 tuổi có nhiều cơ hội thụ thai hai bé song sinh khác trứng hơn. Nếu mẹ đang mang song thai khác trứng, vào ngày thứ 7 của thai kỳ, hai túi phôi nhỏ xíu này sẽ bám vào tử cung.
Lỡ ăn nhãn khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Mẹ mang thai 3 tháng đầu có ăn được cháo thịt ếch không?
Bà bầu thích ăn ngọt thai nhi dễ bị cận thị, dị tật & chết lưu?
Mang thai tuần 28 có dấu hiệu thai nhi quay đầu chưa?
Mang thai tháng cuối tăng bao nhiêu Kg?
Nhật ký thai nhi tuần thứ 2 mẹ nên biết!
Đây chính là thời gian làm tổ. Trong tuần này, phôi thai, lúc này được gọi là túi phôi, đang di chuyển vào trong tử cung và tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong suốt 38 tuần tới. Sự kiện làm tổ này thường xảy ra vào khoảng thời gian bạn có chu kỳ hàng tháng, do vậy, nhiều phụ nữ không thấy ngạc nhiên khi họ bị ra máu nhẹ trong tuần thứ 2 này. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đó chỉ là rò rỉ máu rất ít thì nó có thể là do túi phôi đang làm tổ ở thành tử cung, chứ không phải là máu kinh bình thường. Vì ở giai đoạn này, thành tử cung đang căng lên với rất nhiều máu nên khi túi phôi gắn vào nó thì có thể sẽ gây ra chảy máu nhẹ. Một số phụ nữ cho rằng họ có thể thực sự cảm nhận được thời điểm mà túi phôi làm tổ, và ai có thể nói rằng họ sai? Dưới đây là một số thay đổi về thể trạng khi mang thai tuần thứ 2:
+ Bạn có thể cảm thấy như bị chuột rút và cảm giác “căng cứng” ở vùng dưới xương chậu. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, hoặc trung tiện nhiều hơn bình thường.
+ Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chút buồn nôn, hoặc ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng. Mùi thức ăn, hoặc thậm chí chỉ cần nghĩ về nó, cho dù đó từng là món khoái khẩu của bạn, cũng có thể làm bạn thấy nhờn nhợn. Cà phê, cá, thịt đỏ, hay thậm chí thức ăn của thú cưng trong nhà cũng đủ để làm cho bạn cảm thấy muốn ói.
+ Bạn cảm thấy ngực bị cương lên và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn. Ngực trông có thể đầy và tròn hơn, đặc biệt trong trường hợp bình thường bạn vốn có một bộ ngực hơi nhỏ.
+ Bạn có thể muốn đi tiểu thường hơn. Và mặc dù mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ, nhưng có vẻ như bạn không thể chịu nhịn được lâu như trước đây bạn đã từng.
+ Điều này là do sự gia tăng khối lượng máu và áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.
+ Bạn có thể bị rò rỉ chút máu do quá trình túi phôi làm tổ ở thành tử cung.
Kết: Tuần đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Bởi vì ngày dự sinh của Bạn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ mang thai của Bạn (còn gọi là thai kỳ) cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ. Chúc bạn sớm đón tin vui từ những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên đã được chuyên mục Mang thai chia sẻ trên đây, đừng quên truy cập Dichvuhay.vn để cập nhật thêm các kiến thức mang thai khác nhé!
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Biểu Hiện Mang Thai Lần Đầu Tiên trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!