Bạn đang xem bài viết Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phụ nữ mang thai cần lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, vì nếu chưa có kháng thể bảo vệ, mẹ có nguy cơ mắc bệnh rất cao cũng như nguy cơ về lây nhiễm cho con. Những câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là gì?
1. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có nguy hiểm không?
Trong thời gian mang thai, ngoài việc cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học thì việc tiêm các mũi vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi cũng rất quan trọng, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh uốn ván.
Bệnh uốn ván (còn được gọi là phong đòn gánh) là chứng bệnh làm co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao (25 – 90%), đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Đối với mẹ bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ, vi khuẩn xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một nghiên cứu khoa học hay một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ.
Vắc xin phòng bệnh uốn ván an toàn cho bà bầu, tuy nhiên bà bầu cần phải được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc trước khi tiêm và tuân thủ đúng phác đồ tiêm của từng loại vắc xin.
2. Bà bầu tiêm uốn ván có bị sốt không?
Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu có thể bị đau tay, sốt nhẹ… Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin, bạn không nên quá lo lắng. Nếu bị sốt cao trên 38,5o, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường nhưng thường trường hợp sốt cao rất ít và tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
3. Bà bầu tiêm uốn ván về bị mệt phải làm sao?
Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi, dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.
Sau khi tiêm chủng, nếu sốt cao hoặc có các biểu hiện khó chịu, mệt mỏi nhiều, bà bầu nên:
Đến trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện đã tiêm phòng để bác sĩ kiểm tra;
Bổ sung dinh dưỡng, ăn đủ chất;
Uống nhiều nước, có thể uống nước cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng.
Nghỉ ngơi và theo dõi 24 giờ sau tiêm chủng.
Nếu mẹ bầu lần hai tiêm uốn ván thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, da xanh tái, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở… cần khẩn trương đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh sốc phản vệ sau khi tiêm.
4. Chích ngừa uốn ván cho bà bầu bị sưng
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bà bầu có thể gặp phải trường hợp bắp tay bị sưng, mẩn đỏ, nổi cục cứng, đau khi sờ… Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nên các mẹ không cần phải lo lắng. Thông thường, chỗ sưng tấy, đỏ, đau nhỏ sẽ kéo dài từ 6 – 8 tiếng hoặc kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày.
Việc sưng đau sẽ tự khỏi, do đó bạn không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm.
Một “thủ thuật” giúp các mẹ bớt sưng sau khi đi tiêm phòng là khi vừa tiêm xong mẹ xoa nhẹ nhàng xung quanh cho đều khoảng 20 – 30 phút để giúp máu lưu thông, hạn chế sưng tấy.
Trong trường hợp vết tiêm sưng to và kéo dài, đau rát, không có dấu hiệu thuyên giảm thì các mẹ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
5. Bà bầu tiêm phòng uốn ván phải kiêng gì?
Sau khi tiêm vắc xin, cần có thời gian từ 2 đến 4 tuần để cơ thể tạo nên kháng thể. Do đó, để vacxin tiêm ngừa đạt hiệu quả cao, bà bầu nên tránh:
Không nên dùng rượu bia, các chất kích thích;
Hạn chế vận động mạnh;
Tránh làm tổn thương hoặc nhiễm trùng vết tiêm;
Tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để bạn có được sự bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.
6. Bà bầu bị ho, cảm, cúm có tiêm phòng uốn ván được không?
Nhìn chung, bà bầu không nên tiêm vắc xin trong trường hợp có các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm.
Để tránh các phản ứng sau tiêm, bà bầu nên chọn các trung tâm tiêm chủng chất lượng, uy tín để tiêm chủng và cần được khám sàng lọc đầy đủ trước tiêm.
7. Đang mang thai 35 tuần tiêm uốn ván được không?
Tổng số mũi vắc xin phòng uốn ván bà bầu cần tiêm là 5 mũi.
Nếu chưa từng được tiêm vắc xin uốn ván trước đây, bà bầu cần hoàn thành 2 mũi tiêm trước khi sinh. Mũi 1 nên được tiến hành vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 của thai kỳ (tránh 3 tháng đầu vì giai đoạn này thai phụ hay mệt do ốm nghén). Mũi thứ 2 tiêm sau mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.
Nếu sinh con lần 2 thì chỉ cần tiêm một mũi thứ vắc xin uốn ván (mũi uốn ván thứ 3) cách mũi 2 vắc xin uốn ván của lần mang thai trước ít nhất 6 tháng.
Sau khi 2 lần sinh, bà bầu cần tiêm nhắc 2 mũi để tạo miễn dịch uốn ván tốt nhất:
Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau
Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai
TIÊM PHÒNG UỐN VÁN KHI MANG THAI
Tác giả : BS. ĐÀO XUÂN DŨNG Hỏi: Trong thời kỳ có thai, người mẹ cần tiêm phòng uốn ván vào lúc nào và tiêm mấy mũi? Lần có thai sau có thể tiêm ít đi được không?
(Thu Hà – TPHCM)
Trả lời: Phụ nữ (có thai hoặc không có thai) đang độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch với biến độc tố uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính họ và cả trẻ sơ sinh. Nói chung, tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu.
Với những phụ nữ trước đây chưa được tiêm thì thời gian biểu để tiêm 5 liều phòng uốn ván như sau:
– Liều đầu tiên biến độc tố uốn ván ở lần khám thai đầu tiên, hoặc trong khi có thai càng sớm càng tốt.
– Liều thứ 2 sau liều thứ nhất ít nhất 4 tuần.
– Liều thứ 3 ít nhất 6 tuần sau liều thứ 2.
– Hai liều cuối cùng được tiêm ít nhất một năm sau hoặc trong kỳ thai nghén sau.
Sách chuẩn quốc gia ở nước ta quy định về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ như sau:
1. Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
2. Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
3. Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
4. Thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
5. Thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêâm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
Như vậy, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.
Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra, phát triển trong mô hoại tử của những vết thương bẩn và trong dây rốn nếu như cuộc sinh không sạch. Tạo miễn dịch bằng biến độc tố uốn ván – độc tố đã bị mất hoạt lực. Mọi trẻ đều cần được tiêm biến độc tố uốn ván vào tuần thứ 6, 10 và 14 sau sinh.
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Cần Lưu Ý Những Gì?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và thai nhi là rất cao (trên 90%). Tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm trong quá trình sinh nở, gây ra uốn ván tử cung ở người mẹ và uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh. Tiêm phòng uốn ván sẽ giúp ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công thai phụ và thai nhi.
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé không?
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho mẹ. Từ đó tránh được nguy cơ lây nhiễm khi chuyển dạ. Đồng thời hỗ trợ cho cơ thể bé, hạn chế tối đa nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.
Vì vậy, tiêm uốn ván trong thai kỳ hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngược lại còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai lần đầu
– Mũi 1: Được tiêm khi thai kỳ trên 22 tuần. Không nên tiêm quá sớm vì những tuần đầu thai nhi chưa ổn định
– Mũi 2: Được tiêm sau mũi đầu ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Đối với phụ nữ đã tiêm uốn ván và mang thai từ lần hai trở lên
Với những người ở thai kỳ trước đã tiêm 2 mũi, nếu thai kỳ sau cách không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván khi thai trên 22 tuần. Mũi nhắc lại này rất quan trọng, các mẹ bầu mang thai lần hai, lần ba cần chú ý.
Một số lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý đi tiêm mà cần có lịch theo giai đoạn mang thai của mình hoặc lịch của trung tâm y tế.
Mẹ chỉ nên tiêm uốn ván khi thai nhi đã trên 22 tuần. Mũi cuối cách ngày sinh bé ít nhất 30 ngày.
Hai tuần sau tiêm phòng cơ thể mới tạo nên kháng thể. Do đó, để vắc xin đạt hiệu quả cao mẹ không nên dùng rượu bia sau khi tiêm và phải tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ.
Nếu mẹ bầu lần hai tiêm uốn ván thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, da xanh tái, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở… cần khẩn trương đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh sốc phản vệ sau khi tiêm.
Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi. Tốt nhất, mẹ chỉ nên lựa chọn một địa chỉ cố định để tiêm.
Tiêm phòng uốn ván ở đâu uy tín, chất lượng?
Mẹ bầu có thể lựa chọn tiêm phòng uốn ván tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Trung tâm Tiêm chủng BVĐK Phương Đông luôn đầy đủ vắc xin uốn ván phục vụ nhu cầu khách hàng.
XEM THÊM:
➽ Những loại vắc xin cần tiêm phòng khi mang thai mẹ bầu cần biết
➽ Tăng huyết áp thai kỳ và những điều mẹ bầu cần biết
➽ An tâm trọn thai kỳ với 5 mũi tiêm phòng trước khi mang thai
➽ Da kề da sau sinh mang lại muôn vàn lợi ích cho mẹ và bé
Để đặt lịch tiêm và nhận tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 19001806 hoặc inbox TẠI ĐÂY.
Bà Bầu Mấy Tháng Nên Tiêm Phòng Uốn Ván?
Tại sao bà bầu tiêm phòng uốn ván lại cần thiết?
Tác nhân gây bệnh uốn ván do trực khuẩn Clostridium tetan. Trực khuẩn này có mặt ở khắp mọi nơi, không bị tiêu diệt khi đun sôi trong thời gian dài. Tỉ lệ tử vong khi mắc uốn ván rất cao, có thể lên tới 90%. Đặc biệt uốn ván rốn trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong lên đến 95%.
Clostridium tetan xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở ngoài da. Thai phụ có thể bị uốn ván trong quá trình chuyển dạ, trực khuẩn xâm nhập qua đường sinh dục dẫn đến uốn ván tử cung. Clostridium tetan tấn công vào cơ thể trẻ sơ sinh theo đường cắt dây rốn.
Phác đồ tiêm phòng uốn ván chung
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ (không chỉ riêng phụ nữ có thai) đang trong độ tuổi sinh đẻ (18-35 tuổi) đều cần được tiêm phòng uốn ván.
Tổng số mũi tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ là 5 mũi, trong đó bà bầu tiêm phòng uốn ván lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào các khoảng thời gian sau:
– Mũi thứ nhất: Tiêm ngay trong thời gian có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
– Mũi thứ hai: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
– Mũi thứ ba: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau
– Mũi thứ tư: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
– Mũi thứ năm: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau
– Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
Với những phụ nữ mang thai lần đầu và trước đó chưa tiêm phòng uốn ván, thai phụ cần được tiêm phòng 2 mũi: Mũi đầu tiên ngay khi biết tin có thai, mũi thứ hai trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Theo lý thuyết là vậy, tuy nhiên trên thực tế, mũi tiêm đầu tiên thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai (vào ba tháng giữa thai kì) thay vì tam cá nguyệt thứ nhất (ba tháng đầu thai kì) – ngay khi biết tin có thai. Điều này được giải thích là do: Trong tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi chưa ổn định dễ dẫn đến sảy thai do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể bị hiểu lầm do vaccin gây ra.
Hầu hết các cơ sở y tế đều thực hiện mũi uốn ván đầu tiên vào ba tháng giữa thai kỳ và mũi thứ hai được tiêm đúng như lý thuyết: Sau mũi đầu tiên ít nhất 30 ngày và trước khi sinh ít nhất một tháng.
Trường hợp thai phụ đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván trước khi mang thai và mũi cuối cùng cách thời gian mang thai không quá 10 năm, khi đó thai phụ không cần tiêm phòng lại. Vì cơ thể đã có sẵn miễn dịch 95% trực khuẩn uốn ván. Trường hợp thời gian tiêm mũi cuối cùng quá 10 năm, bà bầu cần phải tiêm mũi nhắc lại.
Bà bầu tiêm phòng uốn ván ở đâu?
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể thực hiện ở các địa điểm như: Trung tâm Y tế dự phòng hoặc trạm Y tế các xã/phường/quận/huyện, các bệnh viện Sản khoa hoặc bệnh viện Đa khoa, các Trung tâm tiêm chủng.
Thai phụ nên lựa chọn các cơ sở uy tín, được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong thao tác và chất lượng của vaccin. Trung bình giá vaccin tiêm phòng uốn ván dành cho bà bầu dao động từ 30.000-100.000 đồng/mũi.
Hiểu rõ các kiến thức về sản khoa cũng như bà bầu mấy tháng tiêm phòng uốn ván là việc làm rất có ý nghĩa trong công tác phòng bệnh cho bản thân và cả cộng đồng
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!